1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thuật ngữ trong nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 08/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    "Quan trọng không phải là nói những gì mình biết mà là biết những gì mình nói" anh bạn ạ.Chốn này còn amateur nên có lẽ không đáp ứng được nhu cầu của anh rồi.Tuy nhiên ngày 30/1 này box có buổi Offline,nếu anh ở HN hy vọng được anh hạ cố đến tham gia cho chúng tớ được mở rộng tầm mắt.
    Tớ yêu cầu mọi người không đi lạc chủ đề nữa.Không trang luận những gì không liên quan.
    Cám ơn mọi người
  2. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn minhflamenco nhé! Hãy chú ý đến ngôn từ một chút. Tuy tôi chưa biết bạn là ai, nhưng nhì vào nick của bạn thì biết, những người yêu âm nhạc cổ điển thật sự thì không ai khoái flamenco đâu.
  3. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin khẳng định Quartet for Strings no 10 in E flat major, Op. 74 "Harp" của Ludwig van Beethoven chỉ có một Viola thôi, không có 2 Viola đâu. Và tất nhiên là tứ tấu thì chỉ có 4 người chơi thôi. Chỉ có Quintet for Strings thì mới gồm 5 đàn: 2 Violin, 2 Viola, 1 Cello. Còn ***tet for Strings thì gồm 6 đàn 2 Violin, 2 Viola, 2 Cello. Có một bản rất nổi tiếng là ***tet for Strings in D major, Op. 70 "Souvenir de Florence" của Peter Ilyich Tchaikovsky.
  4. lieutuonglien

    lieutuonglien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Vô đây thấy topic này hay quá, cảm ơn các chú các bác đã cho tôi mở rộng tầm mắt nhiều về nhạc cổ điển. XIn cho hỏi một chút. Có bác nào có thể giải thích cặn kẽ về các thể loại như etude, overture, và polonaise không ạ? Làm sao khi nghe chúng ta có thể phân biệt được chúng (trừ cách nghe quen)
    Cảm ơn nhiều
  5. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Giải thích một cách đơn giản:
    Etude: Là bài luyện, dùng để tập đàn (có thể là violin, piano). Thường thì Etude là những bài luyện ngón, luyện kỹ thuật. Nhưng Chopin đã nâng cấp Etude lên thành một tác phẩm độc lập. Chopin có 2 tập Etude rất nổi tiếng Op10 & 25. Ngoài ra Liszt cũng có một tập Etude rất hay.
    Overture: Là đoạn nhạc mở đầu một vở opera(hoặc kịch). Nội dung chủ yếu là tập trung những chủ đề chính của vở opera đó. Tuy nhiên sau này, Overture trở thành một tác phẩm độc lập. Ví dụ như Overture"1812" của Tchaikovsky.
    Polonaise: Nếu bạn để ý sẽ thấy trong từ Polonaise có từ Polo. Đây chính là xuất xứ của thể loại này, đất nước Ba Lan.Thật ra thì cũng không có nhiều người viết Polonaise, theo mình thì nổi tiếng có Chopin, Wieniawski và một vài nhạc sỹ khác.
    Polonaise thường có âm hưởng hào hùng, bi tráng. Điển hình cho thể loại này là Polonaise for Piano in A flat major, "Heroic" của Chopin. Etude thường có nhiều hợp âm rải, mang nhiều yếu tố kỹ thuật. Còn Overture là do cả dàn nhạc chơi có nhiều chủ đề đan xen nhau. Nói chung muốn phân biệt các thể loại này thì cần phải nghe nhiều, nhưng nhiều khi cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi.
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Thấy cái câu hỏi này định vô trả lời, ai dè chạy vô đã thấy bạn cobeo đã trả lời trước một cách khúc chiết như vậy. Nghĩ là nó cũng liên quan đến chuyện thuật ngữ nên tui cũng ráng trình bày thêm vài ý liên quan.
    Overture ngoài dùng để mở đầu 1 vở opera nó còn được dùng để mở đầu những tác phẩm hơi ''''lơn lớn'''' như suite, hay là symphony. Chẳng hạn như bạn thấy mấy bản tổ khúc (suite) của Bach mà bạn Apomethe post lên có đoạn mở đầu là overture. Mấy bản đó viết theo kiểu French suite, thường bắt đầu bằng một overture, như bạn cobeo nói, tóm tắt lại các nhạc liệu (material như theme, motif) của toàn bài. Tất cả các đoạn (chương) trong bài suite đều là những điệu nhảy, trừ đoạn overture. Khi nghe nếu chúng ta ''''nhớ'''' đoạn overture thì nhất định khi nghe các đoạn khác chúng ta sẽ thấy ''''quen quen'''' vì là những cái ''''tinh hoa'''' của mấy đoạn kia thường được trích ra để gom, tóm tắt cả vào đoạn overture.
    Ngoài ra thì overture còn được mở đầu cho bản symphony. Điều này thì tui hổng có chắc lắm. Cái truyền thống này nghe đâu thường xuất hiện hồi đầu thời cổ điển, nhưng về sau thì không còn nữa. Cái này thì nhờ mấy bạn am hiểu kiếm tra giùm.
    Trong các khúc mở đầu ngoài overture còn có prelude. Tuy nhiên prelude thường ngắn hơn vì nó không có làm cái việc tóm tắt dài lòng thòng và nhạc liệu nhiều khi cũng không nhất định liên quan nhiều đến những cái theo sau nó (trong bản suite và opera đều có cái vụ prelude này). Và prelude cũng như overture, chúng ta cũng thấy về sau này nó cũng xuất hiện như những tác phẩm độc lập.
    Còn Polonaise thì bạn cobeo đã nói rất là kỹ rồi. Cái vụ Polonaise liên quan đến Poland, Polish hay Ba lan thì tui cũng mới biết gần đây khi tìm hiểu về tính dance trong nhạc của Bach. Cũng bổ sung thêm, Polonaisecòn là tên một điệu nhảy của dân Ba Lan , cho nên trong các bản tổ khúc các bạn cũng thường xuyên gặp khúc polonaise này.
    Vài lời cùng các bạn và cobeo cho vui.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 21:03 ngày 17/01/2005
  7. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện bác Tao_lao nói về Prelude, em cũng ké mấy lời. Prelude cũng dùng để làm bản nhạc mở đầu cho các màn của vở Opera. Điển hình là trong Carmen và các Opera của Wagner.
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn cobeo. Nhân tiện bạn nhắc chuyện khúc mở (đầu), xin hỏi các bạn về cái thuật ngữ Intermezzo không biết có phải là khúc chuyển hay không. Trong mấy tác phẩm (độc lập) của Brahms hay các chương số 2 của các bản concerto ( thời lãng mạn) thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp cái thuật ngữ này. Thường thì chúng khá ngắn. Nhưng không biết đặc điểm chung của mấy khúc Intermezzo này là gì, nhờ các bạn giải thích hộ. Nếu được thì các bạn có thể bổ sung thêm là khi nào thì người ta dùng mấy cái khúc này.Vì tui cũng ít có nghe opera nên không biết là có phải giữa 2 màn người ta sử dụng cái intermezzo này không? Cảm ơn nhiều.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 17/01/2005
  9. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Intermezzo (đọc là Anh-téc-mézzo) là đoạn nối, khúc nhạc chuyển tiếp, thường là một chương (II hoặc III) trong các bản sonata hoặc giao hưởng 4 chương.
    Overture thì mình cũng từng nói khá rõ ở đây nên cũng không muốn post lại.
    Prelude là khúc dạo đầu, chỉ đơn thuần là bản nhạc nhỏ mang những ý tưởng gợi mở hay là một đoạn đưa giọng cho hợp xướng, ban đầu prelude là một bản mở đầu cho một tác phẩm có tác dụng cho nhạc công luyện ngón khi bắt đầu biểu diễn trước khi bước vào nội dung chính của tác phẩm (cho nên những tác phẩm thời Baroque hay thấy prelude ở ngay chương I)
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Apomethe. Hi vọng là những trả lời của các bạn sẽ giúp cho bạn lieutuonglien phần nào. Nói là phần nào bởi vì tui nghĩ là những thông tin này nằm ngoài lề hơn là chính bản thân bản nhạc để giúp bạn phân biệt các khúc nhạc mà bạn thắc mắc. Lí do thì cũng là vì nhửng khúc này thuộc thuộc thể tự do, tức là không viết theo một kiểu mẫu khuôn phép nhất định. Một số thể loại khác cũng thuộc loại tự do như là toccata, invention, fantasia...
    Vấn đề bạn thắc mắc gợi ra vấn đề lớn hơn: làm sao để phân biệt cái này với cái kia trong nhạc cổ điển? Thứ nhất là thể. Làm sao để nhận biết một bản symphony, conerto, sonata, string quartet, string quintet, string ***tet...Quá dễ (dám nói là nghe người ta nói qua 1 lần là biết). Làm sao để phân biệt 1 bản solo concerto với 1 bản concerto grosso. Bây giờ thì khó hơn 1 tẹo rồi (nhưng cũng dễ). Làm sao để phân biệt các bài tập etude, invention, toccata hay các bài thuộc thể loại tự do? Cái này thì tui hổng dám nói là dễ (bởi vì theo tôi biết thì không có 1 phương pháp hiểu quả, nếu ai biết chỉ tui giùm tui cám ơn)....Nói về thể không thôi, nó đã trang giang đại hải. Và box mình chưa có 1 chủ để thật sự hệ thống nói về thể dù là trước đầy tôi mở liên tiếp 3-4 chủ đề nhằm chỉ để phân loại và nói về thể nhưng sau đó thì không thành.
    Nếu nói phân biệt thể khó 1 thì phân biệt phong cách khó tới 1.5. Làm sao để phân biệt 1 bản concerto grosso thời baroque với 1 bản concerto thời cổ điển. Có lẽ không khó. Làm sao phân biệt 1 bản concerto cổ điển với 1 bản concerto lãng mạn? Hổng khó lắm. Làm sao để phân biệt 1 bản concerto thời đầu lãng mạn và cuối lãng mạn? Hơi bị hổng có dễ rồi. Làm sao để phân biệt 1 bản concerto của Mozart với Haydn hay Beethoven? Khó hơn rồi. Làm sao để phân biệt phong cách Mozart với phong cách Beethoven?
    Làm sao để phân biệt được mấy trường phái lãng mạn, ấn tượng, biểu hiện, tân cổ điển? Lại phải nói về style và orchatration. Hổng có dễ chút nào....Và box mình thì dù đã có chủ đề về composer nhưng chỉ mang tính tập hợp, cắt dán từ những chổ khác nên thiếu tính hệ thống, đôi khi thiếu chi tiết và sâu sắc...cần thiết về mấy ổng.
    Nói lên đây những cái lằng nhằng tùm lum tá lả. Các bạn mới chắc là sẽ thấy ...tùm lum, nhưng chỉ hi vọng 1 phần là các bạn và tui nghe mấy cái thuật ngữ rỗng tuếch này cho vui thui, có thắc mắc gì thì từ từ mấy vị cao thủ như là cobeo, Apomethe,milou, altus, Kankuli,yes_i_am_here (nhiều quá tui kể hổng hết hơn nữa tôi tin là còn nhiều người trong box am hiểu rất sâu sắc vì tui còn chưa được biết vì tại họ hổng có lên tiếng thui)... giải thích cho mấy bạn với tui.

Chia sẻ trang này