1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thuật ngữ trong nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 08/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Đối với thể loại Intermezzo trong opera thì có thể hiểu như sau: Nếu bạn xem Opera trực tiếp ở nhà hát hoặc đĩa hình thì rất dễ nhận biết. Khi dàn nhạc bắt đầu chơi Prelude thì khi đó tấm màn sân khấu vẫn khép (tức là chưa có sự tham gia của các ca sỹ), còn khi chơi Intermezzo thì sân khấu vẫn mở bình thường(có sự tham gia của các ca sỹ mặc dù họ không hát). Nếu như aria là sự diễn tả nội tâm nhân vật thông qua giọng hát thì Intermezzo là sự biểu hiện tâm lý của nhân vật được nhạc sỹ thể hiện rất khéo léo bằng dàn nhạc. Một trong những tuyệt tác của thể loại này là đoạn Intermezzo trong vở Opera "Cavalleria Rusticana" (dịch tạm: mối thù nông dân) của Pietro Mascagni. Đoạn nhạc diễn tả tâm trạng của cô gái Santuzza trên đường đi từ nhà đến nhà thờ khi biết chồng mình hẹn tình nhân ở đó.
  2. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hic!!!
    Bạn Tao_lao ơi! Bạn làm gì mà dã man dzậy??? Nhiều câu bạn hỏi thì đến bố giáo sư về nhạc cổ điển chắc cũng chịu. Nhưng theo mình thì những thuật ngữ đó không rỗng tuếch đâu. Đằng sau đó là cả một đại dương bao la bát ngát đấy, chúng ta mới chỉ chạm được đến vỏ ngoài của nó mà thôi. Còn những khúc mắc của bạn thì nhiều cái theo mình ranh giới của nó rất mong manh, khó mà nhận biết được.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn cobeo đã giảng giải thêm về intermezzo trong opera. Về opera chắc phải nhờ bạn với yes_i_am_here giảng giải thêm cho nhiều (sang chủ để opera và ''tìm hiểu về các thể loại liên quan đến hát hò'' hén).
    Những câu hỏi mà tôi đưa ra thật ra tui nghĩ là nó cũng tương đối phổ thông thôi bởi vì thực tế thì chúng ta sẽ khá thường xuyên nghe nhắc đến những thể loại, phong cách như thế. Chẳng hạn khi so sánh violin concerto của Bach với Vivaldi, nhiều khi người ta trích một đoạn ngắn rùi phán ''đoạn này rất đặc trưng cho phong cách Đức'', ''khác với phong cách Ý của Vivaldi'' . Thế thì phong cách concerto Đức đương thời đó là sao, Ý là thế nào? Dấu ấn của Bach hay Vivaldi là chỗ mô? Người ta trích đoạn nhạc hẳn hoi nhưng vì nghe chưa đủ nhiều (những nhạc sĩ khác thời đó) nên cũng khó hiểu những gì người ta nói.
    Hoặc là có khi người ta nói đến phong cách cổ điển Mozart, Haydn rùi thêm vào thời kỳ thứ 1 của Beethoven chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 người này (lí thuyết 3 thời kỳ về Beethoven rất là phổ biến). Vậy thì phong cách đó nó như thế nào? Rùi về sau Beethoven ông ấy thoát ra làm sao? Vấn đề này có lẽ sẽ có nhiều người biết nhưng sẽ khó trình bày. Vì nhất định nó sẽ đụng đến rất nhiều thuật ngữ âm nhạc, và quan trọng nhất là music score (có thấy cái score thì hoạ may dễ hiểu hơn, nhưng diễn đàn mình thì sẽ rất phiền phức để trình bày cái đó).
    Nếu ngại có ít người hiểu (tốn nhiều công mà không hiệu quả) thì chúng ta còn rất nhiều cái mà thật ra không cần đụng nhiều đến chuyên môn. Lấy ví dụ đơn giản, chẳng hạn như nói symphony có 4 chương: nhanh-chậm-nhảy-kết viết cho dàn nhạc, ra đời từ thời cổ điển (1750-1820). Cụ thể hơn là ''nhiệm vụ'' từng chương một cách nôm na :chương 1 viết theo thể sonata, chương 2 chậm thường mang tính trữ tình để cho mấy nhạc cụ biểu diễn (xả hơi), rùi chương 3 thường là một điểu nhảy truyền thống là minuet, hay scherzo, chương 4 thường nhanh kết thúc...Nói vậy thì chắc là ai cũng hiểu (cùng lắm là vướng mắc minuet hay scherzo là gì)...Concerto, sonata, string quartet,piano trio...đều có thể trình bày theo cách như vậy và ai cũng có thể hiểu được cả.
    ''Dài lời'' thiển ý. Hi vọng là các bạn sẽ đóng góp nhiệt tình để ''box nhạc cổ điển ngày càng tốt đẹp hơn''.
  4. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bạn Tao_lao à, mấy câu hỏi của bạn thì chỉ có những người nghiên cứu sâu về âm nhạc mới trả lời được cho bạn, mà nếu trả lời thì chưa chắc bạn đã hiểu vì nói liên quan đến nhiều thứ khác và nhạc lý. Mà nói chung bạn là người nghe nhạc thì cũng không cần quan tâm nhiều đến những cái đấy, chỉ cần nắm được những khái niệm cơ bản là được rồi, với những gì bạn đã biết là có thể đủ khả năng để nghe nhạc cổ điển. Cái quan trọng là sự cảm thụ của bạn chứ không phải khả năng nhạc lý của bạn đâu.
    Làm sao để phân biệt các bài tập etude, invention, toccata hay các bài thuộc thể loại tự do?
    Cái này theo mình là không quan trọng lắm, không hỗ trợ nhiều cho mình khi nghe nhạc, mặc dù nếu bạn học về nhạc lý thì mỗi cái trên đều có tính chất riêng của nó. Các thể loại khác thì ranh giới cũng không rõ ràng lắm, đôi khi là do nhạc sĩ thích gọi nó thế nào thì gọi thôi
    Với một bản concerto grosso thời Baroque và bản concerto thời cổ điển thì nếu nghe quen bạn có thể nhận ra ngay. Một bản concerto thời cổ điển thường chỉ viết cho một nhạc cụ, khi nghe bạn có thể phân biệt ngay được với concerto viết cho 2, 3 nhạc cụ thời baroque. Ngay cả phong cách sáng tác cũng khác nhau nên nếu nghe bạn cũng nhận ngay ra được. Style của hai thời này đều có nét đặc trưng riêng. Nếu bạn là người nghe nhiều thì cũng có thể phân biệt được concerto thời lãng mạn và thời cổ điển. Còn phân biệt của mấy ông nhạc sĩ với nhau thì chịu, riêng Beethoven thì có thể phân biệt được, ông ấy chỉ có mấy bản thôi, nghe hết là biết được ngay .
  5. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Các bạn trong này hiểu biết thật rộng. Nói thật có những điểm mà nói ra thì mới biết là mình còn hiểu rất nông cạn về nó, điển hình là về những " từ chuyên môn" . Mình còn phải học hỏi nhiều, thanks các bạn.
    ----------------------
    Còn về vấn đề mà tao_lao đặt ra quả thực là rất khó để phân biệt. Nếu một ai đó có kiến thức uyên thâm, nghe, và biết rất nhiều tác phẩm thì không nói, nhưng với những người mới với nhạc cổ điển như mình thì lại càng khó hơn
    Toocky thì nghĩ là, nếu chịu khó nghe nhiều và đọc nhiều, mình sẽ tự tìm ra đặc điểm nhận biết của các tác giả.
    Không dám nói đã tìm hiểu về Beethoven, nhưng mình cũng mạn phép các cao nhân viết ra vài điều nhé: ( sẽ cố dùng càng ít từ chuyên môn càng tốt :D )
    1: Các nhà phân tích và phê bình, lý luận âm nhạc phần lớn đều công nhận chia phong cách sáng tác của Beethoven ra làm 3 thời kỳ. Thời kỳ mà bạn đề cập đến ( thời kỳ 1) khi Beethoven còn rất trẻ, Beethoven cũng như những đứa trẻ khác, được đào tạo theo trường phái cổ điển ( Haydn Mozart ), vì thế những tác phẩm đầu tay của ông mang ảnh hưởng của họ là điều dễ hiểu.Ông sống và làm việc ở Bonn trong thời gian cuối thế kỷ 18, đầu 19, và theo học Haydn, Phần lớn các tác phẩm đầu tay được viết tại ây.
    2 :Không chỉ của Haydn, và Mozart mà còn cả Clementi và Dussek vv ( các nhạc sĩ cổ điển ) nữa. Điển hình là bộ ba sonata Op 2 cho Piano. Symphony số 1 giọng Đô trưởng ( viết năm 1800 ) hay piano quartet đâu tiêng ( cũng Đô trưởng ). Khi nghe những tác phẩm này, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những điểm " nghe giống giống" với nhạc của Haydn, Mozart , Dussek: Bài sáng tác phần lớn mang hơi hướng vui, nhanh , ( trừ các chương 2, nhưng ngay cả chương 2 của những sonata đầu tiên đều không bi luỵ hoặc quá nhiều hợp âm " tối " như bạn có thể tìm thấy ở Beethoven sau này ); dùng nhiều kỹ thuật tay trái cổ điển ( vd: bạn nào đã chơi chắc biết kiểu đánh: đồ són mi són liên tục ở tay trái, đệm cho giai điệu tay phải ) Mình có thể viết kỹ hơn về 3 sonata này, đặc biệt là sonata số 3 Đô trưởng nếu các bạn có hứng thú, nhưng làm theo quan điểm của tao_lao, tạm thời không dùng quá nhiều thuật ngữ. "Music for every Man"
    3. Theo mình, bắt đầu từ tác phẩm Symphony No 3, phong cách của beethoven đã hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của các nhạc sĩ cổ điển vĩ đại. ( Symphony no 2 in D vẫn rất còn nhiều hơi hướng và tư tưởng cổ điểm ). Thời kỳ này beethoven cũng bắt đầu phải đấu tranh với bệnh tật của mình. Có lẽ đây cũng là một trong những tác động khiền Beethoven thay đổi phong cách viết của mình
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Hôm trước mạng bị down nên đành qua chỗ yeuamnhạc trả lời bạn toocky về thể và bản giao hưởng số 3 của Beethoven, giờ post lại thì sợ chiếm chỗ không đáng (tao_lao=tensor).
    Nhân chuyện anh Milou post cái requiem của Mozart, tao_lao nhờ mấy bạn giải thích hộ:
    1) Thế nào là một bản mass? Sự khác nhau giữa Proper mass và Ordinary mass?
    2) Sự khác nhau giữa Mass và Requiem?
    Và thêm về suite và concero:
    3) Thế nào là 1 bản Italian concerto?
    4) Sự khác nhau giữa các bản Suite: English suite, French suite, các bản suite dành cho nhạc cụ (như cello suite hay lute suite của Bach)?
    Cảm ơn.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nhân chuyện Kan upload Debussy, Ravel của phái Ấn tượng và Stravinsky của phái Tân cổ điển, hỏi tiếp mấy câu nữa há:
    1) Đặc điểm của phái Ấn tượng là gì hay những thủ pháp mà họ hay sử dụng? Những nhà soạn nhạc tiêu biểu của phái này?
    2) Chủ trương của phái Tân cổ điển? Những nhà soạn nhạc tiêu biểu?
    3) Những nét cơ bản trong lí thuyết atonalism (serialism)của Schoenberg? Những nhà soạn nhạc tiêu biểu của phái biểu hiện?
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 18:13 ngày 08/03/2005
  8. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Hic.Anh Tào đợi em đi tham khảo ý kiến chuyên gia đã nha.Chứ trả lời không chính xác thì mất hết khách[​IMG]
  9. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Không biết tao_lao mong muốn một câu trả lời ntn , mình thì biết tới đâu nói tới đó thôi nhé
    Đặc điểm và cả thủ pháp của trường phái Ấn tượng là gây SHOCK cho khán giả, thường bằng việc phá bỏ các quy chuẩn cũ thường thấy : không giải quyết các hợp âm nghịch, thay đổi musical form... các thủ pháp khách thuộc về lĩnh vực sáng tác nên tớ không dám nói vì chưa hiểu rõ lắm. Theo tớ nhà soạn nhạc tiêu biểu mà tớ luôn nghĩ đến khi nhắc tới trường phái ấn tượng là Schoenberg và Stravinsky và Debussy ( nhưng mà tớ không chắc cùng ý kiến với những người khác hoặc với textbook)
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    hì hì...đúng là bạn chỗ toocky nói rất khác với chỗ biết của tl.
    1) Phái ấn tượng: Impressionism
    Khởi xuất từ hội hoạ Pháp bằng cuộc triển lãm lịch sử 1874 bởi Monnet và bàn bè ông. Ấn tượng là từ ban đầu dùng để chế giễu của các phê bình gia. Các hoạ phẩm chỉ mag tính ''ấn tượng'', điểm xuyết , dở dang, gợi hơn là tả. Màu sắc thì cứ như nhoè lên nhau. Cùng thời gian đó thì trong thơ Pháp có thi phái tượng trưng (symbolism) cũng có nét tương đồng với hội hoạ ấn tượng. Ở Vn mình, về thi pháp tượng trưng (nhấn ở tính hình ảnh) xa có Hàn Mặc Tử, gần có Thanh Tâm Tuyền.
    Nhạc ấn tượng có lẽ đến sau với 2 lãnh vực kia ( mốc 1894 thì phải) nên người ta thường bảo Debussy (với tác phẩm lừng danh Khúc dạo đầu về buổi trưa của thần đồng áng) là người theo đuôi. Nhưng ông Debussy thì nằng nặc bảo đó là sáng tạo riêng của ổng. Bên cạnh Debussy thì người ta còn nhắc đến đồng hương mà cũng là hậu bối Ravel (cho nên mấy album mà cậu Kan up lên các bạn thấy 2 cha nội này hay đi chung).
    Sự khu biệt cách tân của phái ấn tượng thể hiện rõ nhất ở âm sắc của dàn nhạc. Từ đó trở về trước thì trong dàn nhạc bộ dây giữ vai trò bá chủ, địa vị này nhường lại cho bộ gỗ trong âm nhạc ấn tượng.
    2 thủ pháp mà Debussy hay dùng là whole-tone scale, và pentatonic (đến từ nhạc Javanese). Hỏi câu hỏi về ấn tượng thật ra là tui muốn hỏi về vấn đề này.
    2. Phái biểu hiện và tân cổ điển
    Phái biểu hiện thì thống soái là Schoenberg với lí thuyết 12 cung phát triển ở những năm 20, còn gọi là serialism. Nếu các bạn quen thuộc với các dòng nghệ thuật của thế kỷ 20 thì ắt là còn nhớ đến phong trào Dada, trường phài biểu hiện (hoạ phẩm nhìn vô thấy xanh mặt của Picasso). Phá này đánh mạnh vào subconsicous hay phái chống mọi qui luật (vể đẹp) của mĩ học cổ điển.
    Stravinsky thì lại theo 1 phái hoàn toàn khác , muốn phát dương quang đại các lí thuyết, thể thức cổ điển (đối xứng, gọn nhẹ) sau sự khai triển mà tui cho là quá lố của phái hậu lãng mạn (dàn nhạc thì cả mấy trăm người, bản nhạc thì cả tiếng nghe oải bà cố). Cho nên chúng ta thấy nhiều tác phẩm ''be bé'' , ngay cả các lí thuyểt soạn nhạc Phục hưng (cái này tui nghe sách nói chứ lí thuyết phục hưng thì mù). Về sau thì ông này nghe nói là chuyển sang phái biểu hiện của Schoenberg (hay còn gọi là phài serialism vì họ soạn theo lí thuyết serial của ổng).
    Nhạc của 3 phái này khác nhau như trời với vực, không thể nào lầm lẫn được. Nhưng nếu nói chung 3 cha đó thì thường người ta nói đến New music (hay tân nhạc) để khu biệt với old music của truyền thống lãng mạn).
    Còn chuyện gây shock thì có lẽ cả 3 phái nhạc mới đều gây shock (hồi mới ra, như rite of spring lúc mới công diễn cha stravinsky phải chạy mất dép luôn, còn bản khúc dạo đầu cũng thuộc loại vô cùng shock hàng hồi đó). Nhưng nói shock thì người ta nói đến phái biểu hiện nhiều hơn (mà bạn nào quen với phái biểu hiện của hội hoạ chắc biết).
    Tiếc là box mình có vẻ chỉ nghe nhạc old music ( mới thì chỉ thấy vài tác phẩm của Debussy và Ravel), mà hình như đó cũng là tình hình chung vì có lẽ đa số quen thuộc hơn với truyền thống cổ điển-lãng mạn (hỏi Baroque mà tiền và trung thời Baroque cũng thấy ít người nghe rùi). Những người lừng lẫy như Schoenberg, Stravinsky, John Cage... chưa được nhắc tới thì có lẽ cũng thấy buồn cho mấy chả.

Chia sẻ trang này