1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thuật ngữ trong nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 08/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Quả thật khâm phục trình độ hiểu biết của Tao_Lao, nhưng toocky càng không hiểu vấn đề bạn muốn hỏi là ở đâu, vì kiến thức của bạn đã rộng ntn rồi? Bạn muốn biết rõ hơn về thuật ngữ chỉ thủ pháp sáng tác của Debussy ( và các nhạc sĩ trường phái ấn tượng nói chung ) thì sao không hạn chế câu hỏi lại, vì hỏi rộng như vậy rất khó trả lời...
    Whole-tone scale: gam mà mỗi nốt cách nhau đúng 1 cung ( vd: nếu bắt đầu từ Đồ thì tiếp theo sẽ là Rê, Mi, Fa#, Sol#, La #, Xi# ( Đô) ..etc )
    < với mình thì gam này luôn luôn tạo ra cảm giác lạnh sởn gai ốc như trong truyện cổ tích gặp phải mụ phù thuỷ>
    Pentatonic : Gam 5 nốt ( dễ thấy nhất là 5 nốt đen liên tiếp trên đàn piano ) . Theo mình nghĩ nó đến từ Trung Quốc ( âm nhạc dân gian ). Còn Javanese( hay là Japanese???) thì mình không chắc lắm. Bạn nào cứ thử đánh 5 nốt đen lên là thấy giống nhạc truyền thống TQ ngay ý mà
    Về vấn đề nghe nhạc 20th cent. thì mình đồng ý 2 tay với bạn, mình cũng rất ít khi nghe nhạc những năm này, ( trừ Debussy Piano music và một chút Stravinsky, Shostakovich ) Riêng John Cage mình mới chỉ được nghe trích đoạn ( và có lẽ chưa có...đủ hiểu biết và kiên nhẫn để nghe toàn bộ độ dài) tác phẩm dài 639 năm ( theo tớ biết nó đã được bắt đầu chơi vào ngày thứ 4 , 5/2/2003 tại một nhà thờ ở Đức ) có tên là As Slow As Possible. MÌnh sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về âm nhạc thế kỷ 20 này, mong bạn giúp đỡ với nhé
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Javanese , chắc bạn toocky thấy chữ Java của Indonesia. Về thuật ngữ ở đây thì có lẽ cậu Kan muốn giúp 1 số bạn chưa quen thuộc có thể làm quen với các thuật ngữ ( mà tl nghĩ nếu không biết thì có lẽ là không biết hỏi gì),tl cũng chỉ tiện thể hỏi giùm vậy thôi.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bạn Toocky nhắc đến John Cage, người thường người ta liên tưởng khi nhắc đến nhạc thí nghiệm, tối thiểu hay nhạc hậu hiện đại (nhưng chắc cái vụ hậu hiện đại này dây nhợ hơi nhiều ). Xin hỏi tiếp:
    1) Thế nào là nhạc thí nghiệm (experimental music) hay Chance music? Soạn giả và một số tác phẩm ví dụ. Những chủ trương của họ?
    2) Thế nào là nhạc tối thiểu (minimalism)? Soạn giả và một số tác phẩm ví dụ. Những chủ trương của họ?
    (hình như là số câu hỏi tồn động hơi bị nhiều, tl hỏi tiết mỏi tay luôn rùi, bà con thương tình giải quyết hộ)
  4. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Nhà soạn nhạc trong trường phái Minimalism mà tooky biết là Steve Reich và La Monte Young , đều là người Mĩ
    Với La Monte Yong mình biết có Octet for Brass. Thủ pháp sáng tác là việc ngân thật dai` các âm thanh ( cái này nghe thử thì biết ngay chứ giải thích thì khó lắm )
    La Monte Young
    [​IMG]
    Còn Steve Reich thì có background là học Jazz, Drums của African Music. Mình được biết bản Phase Patterns ( cho organ ) mà chỉ gồm những nhịp ( giống như nhịp trống ) của 2 nốt trên phím đàn
    Steve Reich
    [​IMG]
    À, còn một người nữa là Terry Riley ( không biết viết có chính xác không ) mình được nghe trích đoạn trong bản " Đô trưởng" , gồm hợp âm Đô trưởng ( đô-mi-sol ) có 53 motives lặp đi lặp lại
    Terry Riley
    [​IMG]
    Còn 1 nguời tên là Philph Glass nhưng toocky chưa được nghe bản nào nên thôi nhờ các bạn giúp vậy
    THeo mình thủ pháp chủ yếu của minimalism là lặp đi lặp lại các nốt-motif-idea, với những thay đổi về tốc độ và 1 vài thay đổi nhỏ khác như độ to nhỏ vv.... tác dụng của nó là khiến cho cái subject này rất được tập trung và khiến khán giả nhớ mãi không quên.
    Minimalism có lẽ bắt đầu phát triển mạnh lên từ những năm 1960, đi ngược lại với modern music ( như là serial music chẳng hạn )
  5. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Với mình thì nhà soạn nhạc tiêu biểu của trường phái này luôn luôn là John Cage. Nó cũng đối nghịch lại Serial Music như một trường phái cùng thời là Minimalism.
    [​IMG]
    Như cái tên " chance music" việc sáng tác vẫn dựa vào những ý tưởng của tác giả nhưng quả thực nó cũng dựa vào "chance" nữa, nghe những tác phẩm này, có cảm giác như tác giả không có sự kiểm soát nào với những gì đang diễn ra trong bản nhạc ( cứ như là bất ngờ mà viết ra) Ôi khó giải thích điều mình hiểu quá
    Các bạn cứ nghe thử là biết ngay
    Tác phẩm thích nhất của John Cage: 4''33'''' ( không cần tập luyện gì cả )
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bản 4 phút 33 giây của John Cage quả thực là 1 tác phẩm shock hàng. Làm người ta phải chiêm nghiệm lại giữa âm và vô âm (silence). Nghe đâu Jogn Cage còn vận dụng Kinh dịch (I Ching or the book of change) trong sáng tác của ông, xin hỏi tiếp:
    1) Sự vận dụng Kinh dịch trong sáng tác của Jogn Cage?
    Nhắc đến âm nhạc thế kỷ 20, chúng ta sẽ gặp vô số -ism, TL nghĩ là nên phân thành Chủ nghĩa hiện đại và Tiền vệ (avant garde, chỉ 1 số phe trong tiền vệ có thể sếp vào Hậu hiện đại). Hiện đại thì có 4 phái lớn Ấn tượng (impressionism), Biểu hiện (expressionism, hay serialism), Tân cổ điển ( Neoclassism), Tân lãng mạn (Neoromanticim). Sự ảnh hưởng của Jazz cũng là 1 trào lưu lớn khác.
    Tiền vệ thì có vô số phái ism, cũng như chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ giỏi ở mặt sản sinh ra lí thuyết, nghe tới mà nhức đầu. Âm nhạc của phái tiền vệ tl nghe nói nhiều hơn là nghe, nếu mà anh chị em nào có upload lên diễn đàn thì hay quá. Có 1 vấn đề tl nghe và thấy thấy rất là thú vị định đem ra hỏi. Đó là sự cách tân , mà đúng hơn là tái dụng lí thuyết Đối âm (antiphonal) của Giovanni Gabrieli (1553 - 1612) thời Phục hưng. Đối âm không chỉ trong thời gian (âm sắc của nhac cụ, counterpoint của nguyên tắc dệt âm texture) mà cỏn ở không gian (ở các vị tri khác nhau sẽ nghe khác nhau). Âm nhạc không chỉ là nghệ thuật về thời gian mà còn là nghệ thuật về không gian. Quả là tân kỳ.
    Trong thực tế thì các nhạc sĩ phái tiền vệ đã có áp dụng nguyên lí đối âm này từ những thập niên 60-70. Một cách là họ phân nhóm lại các bộ nhạc cụ ( Vd như chia đôi nhạc công bộ dây, nữa ngồi bên phải, nữa ngồi bên trái chẳng hạn). Một điều hiển nhiên là nó chỉ có tác dụng khi chúng ta nghe ''''live''''.
    Đó cũng chỉ là tl nghe nói sơ xài như vậy. Ạnh chị nào biết trình bày thêm chỉ giúp.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 19:46 ngày 23/02/2005
  7. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Câu này rất khó trả lời
    1 vì rất ít người hiểu Kinh Dịch ( thậm chí chưa từng đọc qua)
    2 vì cũng rất ít người hiểu John Cage ( thật ra chưa có ai dám đứng ra nhận là mình hiểu hết những tư duy của JOhn Cage )
    Thôi thì đành biết đâu nói đó, có gì sai anh em sửa cho nhau, thế mới học hỏi được
    Theo mình, thì kể từ những năm thập niêb 1950s, John Cage quan tâm khá nhiều tới âm nhạc cũng như các tư tưởng phương Đông. Trong đó đặc biệt có Kinh Dịch ( I Ching ) . Ông có viết một quyển sách có tên là " Silence" ( mình chưa được đọc, chỉ biết tóm tắt trong đó có chỗ nói về Mục đích cao nhất của âm nhạc là ...Không có Mục Đích nào cả ; và những câu như : điểm quan trọng nhất không phải là tạo ra âm nhạc mà là sự "lắng nghe" ) . Sau những nghiên cứu này ông viết rất nhiều nhạc dựa chủ yếu vào tư tưởng " Chance Music " ( vd: 4''''33'''''''' và Music of Changes cho piano). Như vậy cũng có thể nói là ý tưởng về âm nhạc mà tác giả không có khả năng điều khiển, hoàn toàn dựa vào ngẫu nhiên đã ra đời từ Kinh Dịch và nền văn hoá ,tư tưởng phương Đông
    Một thủ pháp của John Cage đó là ông chọn ra những khả năng có thể xảy ra trong các sáng tác của ông rồi sử dụng sự NGẪu Nhiên để chọn ra một khả năng duy nhất , số lượng các khả năng sẽ có liên quan tới 64 phân đoạn ( cái này mình không hiểu KINH DỊCH nên không biết giải thích ntn ),
    Ví dụ: John Cage có thể chọn một nốt nhạc từ 3 khả năng
    Khả năng A có thể liên quan đến Kinh Dịch số 1-24, B ( 25- 48) và C ( 49-64).
    Việc chọn lựa số nào trong Kinh Dịch, có thể là dùng lắc đồng xu, hay chọn random = máy tính. Việc chọn lựa này trong tiếng anh được Cage gọi là " CHANCE OPERATION"
    Tở chỉ hiểu được tới đó...
    Music of Changes là một tác phẩm piano dài hơn 40 phút , chủ yếu thể hiện các âm thanh khi nào thì nên vang lên, nên ngân dài bao nhiêu ( rất khó giải thích, nếu có nhạc nghe thì đỡ quá...tiếc là tớ lại không có đĩa để up lên )
    Một tác phẩm tiêu biẻu khác là Imaginary Landscape Số 4 trong đó thu âm 12 đài radio. Mỗi chiếc đài radio có 2 sự điều khiển : 1 : độ to nhỏ, 2: tần số sóng của đài. Ông viết rất chi tiết về việc biểu diễn tác phẩm này vd: khi nào chỉnh sóng nào, khi nào để to, nhỏ, nhưng ông không thể điều khiển việc 12 đài RADIO đang phát thanh những gì, đây chính là đặc điểm đặc trưng của CHANCE MUSIC, dựa vào sự ngẫu nhiên.
    Hy vọng có cao nhân chỉ giáo giùm
    Được toocky sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 24/02/2005
  8. Zengar_Zombolt

    Zengar_Zombolt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Lol,nói vậy chứ không dễ đâu. Hình như bản đó chia làm 3-4 phần, mỗi phần có phần 30s có phần 1 phút mấy.Canh làm sao đúng 4''33s cho cả bài và đúng từng giây cho mỗi phần 0 dùng đồng hồ cũng là nghệ thuật đấy.
  9. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    ui nhưng mà tớ đã được đọc score, trong đó John Cage có ghi rõ ràng: Cho bất kỳ nhạc cụ nào, và các chương có thể kéo dài tuỳ ý Đúng là cao thâm sâu xa khó hiểu vô cùng
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    64 quẻ trong Kich dịch (nói nôm na, hi sinh tính khúc chiết):
    Kinh dịch (Chu dịch) gồm 2 phần Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch kinh là quyển sách bỏi, có 64 quẻ mỗi quẻ có 6 vạch xuất phát từ 8 quẻ bát quái .
    Dùng đồng tiền mà gieo: sấp thì kẻ vạch liền (hào dương), ngữa thì kẻ vạch đứt ( hào âm) ( một vạch gọi là hào). Kẻ xong 3 vạch thì được 1 quẻ, gọi là tiểu thành quái. Bát quái chính là tám ''tiểu thành quái''. 2 tiểu thành quái (6 vạch) thì ra 1 ''đại thành quái'', hay 1 quẻ của Kinh dịch.
    Số tiểu thành quái = 2 mũ 3= 8 (mỗi vạch có 2 khả năng)
    Số đại thành quái = số tiểu thành quái bình phương =8 x 8= 64.
    Cách gieo thật ra tuân theo 1 nghi thức nghiệm ngặt và quá trình bói khá phức tạp. Mục đích khúc trên chỉ là giải thích vì sao mà có 64 quẻ Kich dịch. Về kinh dịch, các bạn có thể tham khảo quyển Kinh dịch- Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê. Bản này là bản rút gọn những phần tinh yếu của Chu dịch từ bản dịch của Ngô Tất Tố (bớt tiền cho dân nghèo mê sách, tấm lòng của Nguyễn tiên sinh thiệt là đáng kính trọng).
    Các bạn có thể tham khảo thêm bài tổng luận Chu dịch của GS Cao Xuân Huy trong quyển Tư tưởng phương Đông gợi nhửng điểm nhìn tham chiếu. Cao tiên sinh (thân phụ của ông Cao Xuân Hạo) theo chỗ tui biết là cao thủ số 1 về triết học phương Đông trong 100 năm trở lại đây ở VN, trình bày nhiều điểm về Kinh dịch rất tinh tuý.

Chia sẻ trang này