1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thuật ngữ trong nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 08/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu lưỡng nghi gồm âm (vạch đứt) và dương (vạch liền). Ta lấy âm dương chồng lên nhau thì được tứ tượng: thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm. Trong thiên văn học tứ tượng là nhật, nguyệt, tinh, thần (mặt trời, mặt trăng, định tinh, hành tinh)
    Chúng ta lấy dương và âm chồng lên tứ tượng thì lại được bát quái: Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài. Ta lại lấy quẻ này chồng lên quẻ kia thì thu được 64 quẻ mới, được coi là mẫu hình nguyên thủy của vũ trụ. 64 quẻ này đại diện cho cấu trúc của Đạo, sinh ra thông qua sự tương tác động của âm - dương, và được cho là đủ để phản ánh các tình huống trong vũ trụ và con người. John Cage đã sử dụng các quẻ này để lựa chọn tình huống trong sáng tác. Tuy nhiên những tình huống này không được xem là tĩnh, mà là một giai đoạn trong dòng chảy liên tục và biến động. Đây là tư tưởng cơ bản của Kinh dịch. Do sự thay đổi liên tục biến hóa không ngừng, tiếng trình này được gọi là "biến dịch" và được coi là mấu chốt giải thích mọi hiện tượng thiên nhiên. Trong Kinh dịch sự biến hóa khôn lường của các quẻ mà trong đó bắt đầu với 8 quẻ này biến hóa thành quẻ kia, hiện tượng này chuyển thành hiện tượng khác, liên tục trong vũ trụ.
    Mọi vật trong vũ trụ bắt đầu từ Hư vô, rồi Hư vô sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Cụ thể là: bắt đầu từ Hư vô (0), rồi có Thái cực (1 = 2^0 , Tách thành Lưỡng Nghi: Âm và Dương ( 2 = 2^1) chuyển thành Tứ tượng (4 = 2^2) sinh ra Bát quái (8 = 2^3) chồng thành các quẻ Kinh Dịch (64 quẻ = 2^6) từ đó biến hoá không cùng (nhưng không phải biến hoá vô kỉ luật mà luôn theo nguyên lý 2^n với n đến vô cùng). Có lẽ John Cage muốn sử dụng sự biến hóa khôn lường đó để miêu tả về vạn vật và vũ trụ. Tất cả sự biến chuyển của vũ trụ đều có thể giải thích thông qua 64 quẻ trên (còn gọi là trùng quái hay quẻ trùng để phân biệt với tám quẻ nguyên thủy gọi là đơn quái hay quẻ đơn).
    Tôi nói hơi nhiều ở phần này là để muốn kết thúc vấn đề này tại đây. Hiện nay sách triết học và kinh dịch được bày bán khá phổ biến ở Việt Nam cho nên mọi người dễ dàng tìm đọc và cũng xuất hiện một số người thích nói chữ hay thêm triết học và những thứ cao siêu với người khác (không có ý nói bạn Tao_lao). Bạn nào thích tìm hiểu Kinh dịch có thể sang box Học thuật hoặc tìm bác Chitto mà đàm đạo (thỉnh thoảng cũng thấy bác ấy vào trong này) tránh xa rời chủ đề đang thảo luận. Vì Kinh dịch không liên quan đến nhạc cổ điển cũng như John Cage không phải là một nhà soạn nhạc cổ điển. Ông là một nhà soạn nhạc tiêu biểu của âm nhạc đương đại với các tính chất hiện đại (modern), hậu hiện đại (postmodern), hay tiền phong (avantgarde),... Ông cũng mở ra một loại hình âm nhạc gọi là âm nhạc biểu hiện hay âm nhạc trình diễn (performance). Xuất hiện cùng với nghệ thuật sắp đặt (installation art) và nghệ thuật ý niệm (conceptual art),... nghệ thuật trình diễn (performance art) thuộc trào lưu thuộc chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism). Âm nhạc này bao gồm sự ngẫu nhiên(chance), sự cố (happening), antiform, ... trái ngược với nềm âm nhạc cổ điện và hiện đại như: hình thái (form), đối tượng (object)... Ở Việt Nam cũng có một số nghệ sĩ biểu diễn loại hình âm nhạc này http://24h.com.vn/news.php/129/46097
    Quay lại với John Cage và bản nhạc 4''''''''''''''''3". Những giây phút câm lặng trong toàn bộ tác phẩm 4?T33"gợi lên trí tưởng tượng và khai triển những hình trong trí óc của chúng ta. Ông muốn nói là âm nhạc thực sự nằm trong bản thân con người, của một trái tim giàu cảm xúc và một trí óc giàu tưởng tượng. John Cage là một người có hiểu biết sâu rộng và vốn trí thức nhiều ngành khác nhau. Âm nhạc của ông mang nhiều tính ẩn dụ cao và thực sự kén người nghe (hơn cả nhạc cổ điển). Bạn Tao_lao có thể tham khảo thêm về John Cage qua một số link sau và sách của ông:
    http://www.lichtensteiger.de/cage01.html
    http://www.lichtensteiger.de/cage02.html
    http://www.lichtensteiger.de/cage03.html
    Indeterminacy-Writings.pdf
    Một số bản nhạc của John Cage:
    socrate: Portrait of socrates
    4''''''''''''''''33"
    Dream
    Suite for toy piano
    Prelude For Me***ation
    Music for marcel duchamp
    Ocean of sound
    Nếu Tao_lao thích tìm hiểu về sự ảnh hưởng của phương Đông vào âm nhạc phương Tây có thể tìm đọc cuốn Orientalism của Edward Said (chưa đọc nhưng được nghe Daniel Barenbolm giới thiệu http://www.guardian.co.uk/arts/features/story/0,11710,1335260,00.html )
    Chúng ta hãy quay lại với chủ đề về nhạc cổ điển.
    Apomethe.
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 05:22 ngày 26/02/2005
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 05:22 ngày 26/02/2005
  2. babegirl20

    babegirl20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    977
    Đã được thích:
    0
    Ở đây có bạn nào biết các từ như : pitch,dynamics,range,vocal,special affect,rhythm,tempo,texture,tone color...là gì không?đó toàn là các phần mình đang học .Học lịch sử của Western music, classical music, loại nhạc cổ điển, có cách nào nghe để phân biệt đâu là pitch,tempo,meter,dynamics không?mấy từ này nó giải thích bằng tiếng anh khó hiểu quá, trong khi ở VN mình chưa học mấy từ này bao giờ.
  3. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Pitch là cao độ của nốt , hay là tên nốt đó thôi. Ví dụ như là "Pitch notation" thì là "ghi âm": có nghĩa là ghi chép lại cao độ các nốt trong bản nhạc đó. ( nôm na la đồ rê mi fa sol la xi thăng giáng ...vv )
    Dynamics là khái niệm về cường độ...nói nôm na là độ to nhỏ của một đoạn nhạc : vd: forte ( f ) là to, piano ( p) là nhỏ , pianissimo (pp) rất nhỏ, vvv, gồm cả các từ chỉ việc tăng, giảm âm như cress.( to dần lên ) dim. ( nhỏ dần đi ) vv và vv
    Vocal là giọng thôi, không phải giọng trong "giọng trưởng thứ," mà là giọng trong "giọng hát". Cái này thì mình nghĩ là khái niệm về các loại giọng: soprano, alto, mezzo soprano, tenor, baritone, bass, etc...
    Special affect: các hiệu ứng đặc biệt, cái này phải đặt vào hoàn cảnh của bài nào thì mới có thể nói được, chứ nó chỉ là khái niệm chung về việc tác giả/ nhạc công sử dụng kỹ thuật đánh/viết tạo ra hiệu quả đặc biệt.
    Range: chắc cái này là tính từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất trong bản nhạc đó bạn ah...mình không chắc đâu, mình chỉ hiểu nôm na thế, bạn xem lại từ điển tiếng anh cho âm nhạc nhé.
    Rhythm: nhịp phách
    Tempo: tốc độ
    Texture: có thể nói là cấu trúc nằm dọc của tác phẩm : vd: trong một bản choral thì có bao nhiêu bè, dày hay mỏng? trong một bản nhạc thì có giai điệu chính và bè đệm? vvv: những thứ như homophonic, polyphonic, monophonic , heterophonic đều là tên của những loại texture trong âm nhạc
    Tone colour ( timbre ): cái này hơi khó giải thích nhưng mà tone là âm ( hoặc nốt ) colour là màu sắc, nôm na là....thứ giúp bạn phân biệt tiếng piano và tiếng violin, phân biệt tiếng cello nào hay và ấm hơn tiếng cello kia ấy
  4. babegirl20

    babegirl20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    977
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, cám ơn bạn nhiều lắm,kiến thức về nhạc cổ điển của bạn phong phú quá, có điều lúc ở Việtnam mình chưa bao giờ học 1 lớp nhạc nào,thậm chí vẽ nốt nhạc còn chưa biết nữa, thành ra đọc mấy phần giải thích của bạn thấy hay quá mà cũng thấy tá hỏa luôn vì nhiều quá,hên mà có bạn giải thích , chứ phần giải thích tiếng anh trong sách đọc gần 10 lần mà chẳng hiểu gì cả.
  5. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Range: Âm vực, thường chỉ khả năng biểu diễn được giữa các not cao nhất và thấp nhất của 1 nhạc cụ hoặc giọng hát, ví dụ 1 giọg nữ cao màu sắc-coloratura sopran có âm vực khoẳng 2 quãng rưỡi (thường có khả năng xuống dến B3 và lên đến F6), hay đàn piano - có âm vực rất rộng khoảng hơn 7 quãng 8, nếu trong bản nhạc có ghi range :E4-E6, bạn có thể hiểu như tooky có nghĩa là bản nhạc đó được viết đến nốt E4 và và nốt cao nhất là E6 (aria bellsong - lakme)
  6. babegirl20

    babegirl20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    977
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi thêm mấy từ này nữa nhé:
    - syncopation??
    -Melody ??
    -Harmony??
    -Monophony??
    -Heterophony??
    -Homophony??
    -Polyphony??
    -Tonality??
    -Modality??
    -Imitation??
    -Plainchant??
    Bạn nói tiếng sáo nghe tiếng hơi nó nhiều nên dễ nhận ra nhưng mà piccico tiếng hơi nó cũng nhiều như tiếng sáo vậy đó.
  7. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Nhiều quá mà cái nào cũng khó giải thích quá...
    Syncopation: đảo phách. (Nhấn vào những phách nhẹ thay vì vào những phách mạnh )
    vd: ( khó tả quá )
    Thông thường:
    Trong 1 ô nhịp 2/4 có 2 nốt đen, phách mạnh sẽ rơi vào nốt đen đầu tiên.
    Đảo phách : trong một ô nhịp 2/4 có theo thứ tự: 1 nốt đơn, 1 nốt đen, 1 nốt đơn. ( cộng lại là đủ 2 phách )
    Nhấn vào nốt đen ( trên thực tế là phách yếu )
    Melody: giai điệu
    Harmony : hoà thanh
    vd: trong một bài hát, người hát solo là người hát phần giai điệu, còn piano hay dàn nhạc chỉ là đệm thôi, và chúng đóng vai trò tạo ra các hoà thanh mà tác giả chỉ định
    Monophony: mono= 1
    Đây là một dạng trong các texture, khi bản nhạc chỉ có một dòng giai điệu, loại texture này thường được thấy ở âm nhạc thế kỷ 15,16, hoặc các nhạc hát truyền thống ( tra***ional music )
    Heterophony: Dạng này cũng là một trong các texture, khá đơn giản, thuờng gồm 2 dòng giai điệu ( melodic line), hoặc 2 bè, độc lập với nhau, gần như giống nhau , chỉ khác nhau ở vài điểm nhỏ ( và điểm trang trí ), hoặc giống hệt nhau về nốt nhưng bè vào trước, bè vào sau ( như hát đuổi hoặc trong fugue ấy)
    Homophony: Dạng phức tạp hơn mono và hetero, thường gồm nhiều bè ( vd: 4 bè ), độc lập với nhau nhưng di chuyển cùng nhau ( cùng rhythm ), tạo thành những hợp âm di chuyển song song ( khó diễn tả quá đi mất ), tuy nhiên người nghe thường nghe thấy bè cao nhất rõ nhất nên đôi khi cũng có thể chỉ nhạc với 1 melody line và các bè đệm ( thấy rõ nhất trong các CHOIR : bạn có đi nhà thờ không, luôn có một dàn đồng ca hay hái nhạc này đấy)
    Polyphony: Dạng thường gặp nhất, gồm nhiều bè, nhưng khác với homophony, các bè này rất độc lập về rhythm, và cả về giai điệu.
    Tonality: Chỉ tính chất của một tác phẩm sử dụng các giọng dựa vào hệ thống gam 7 nốt, có một giọng chủ, dấu hoá nhất định ( vd: đô trưởng không có dấu hoá, sol trưỏng có 1 dấu fa thăng )
    Modality: Chỉ tính chất của một tác phẩm ko dựa vào hệ thống gam thông thường mà dựa vào các " mode" , ( vd: aeolian, lydian...etc )
    Imitation: sự lặp lại của rhythm hoặc giai điệu
    Plainchant: một thể loại nhạc cổ xưa, sử dụng monophony, dựa vào các mode
  8. babegirl20

    babegirl20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    977
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn tooky rất nhiều
  9. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Âm thanh của Piccolo hoàn toàn giống với Flute chỉ có điều âm vực cao hơn mà thôi. Điều này cũng xảy ra với oboe và kèn cor ăng lê, Clarinet với Bass Clarinet (hình như có cả Piccolo Clarinet nữa thì phải, trong Bolero của Ravel có nhạc cụ này), Trombone với Bass Trombone, fagotte với Contre fagotte.
  10. sinhi

    sinhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    lôi cái này lên vì có rất nhiều thứ em không hiểu, các bác cho em hỏi từ từ nhé. Trong đĩa nhạc bác Kan up len:
    32.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: I. Allemande
    33.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: II. Courante
    34.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: III. Sarabande
    35.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: IV. Gavotte
    36.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: V. Polonaise
    37.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: VI. Menuet
    38.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: VII. Bourree
    39.French Suite No. 6 in E Major, BWV 817: VIII. Gigue
    Sarabande Menuet Bourree Gigue là gì ạ? em thấy nó lặp đi lặp lại nhiều lần trong French Suite chắc cũng là thuật ngữ, trong các suite khác có dùng tên các chương như thế ko?
    thanks

Chia sẻ trang này