1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thuật ngữ trong thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi loa_ken_den_si, 09/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Cũng không nên chệch vấn đề quá xa. Tôi chỉ nói thêm cho bác thiênthầnviệt: "còn có tên...."thế thôi.
    Những đoạn bác duongphuongbay nói riêng với tôi trong bài viết, tôi sẽ ghi nhớ những thông tin đó nếu tôi có dịp vào Nam. Cảm ơn bác.
    Những thắc mắc về thuật ngữ thư pháp xin mời quý hữu tiếp tục post lên để chúng ta cùng giải đáp.
  2. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Vâng ! cám ơn các bác ạ .
    Liễn rồi .... cũng bồi biểu ạ ...ok rồi !
    Hôm nay cho xin hỏi : Giấy Long đằng là gì , sử dụng làm gì ạ ?
    Mà bác Chém cho xin khoảng từ 3 đến 5 câu đối nhé ( bác bớt chút T nhé )
  4. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Giấy Long Đằng, về xuất phát tên gọi thì chưa rõ ràng, có thể là lấy từ tên làng thủ công làm ra nó. Đặc điểm của giấy Long Đằng là rất dài, rất lớn, không hiểu người ta dùng khuôn gì để ép loại giấy đó. (Nhà bác tôi ở làng Yên Thái xưa, tôi đã từng xem họ làm giấy, nhưng khuôn giấy lớn nhất cỡ cũng chỉ bằng một tờ A3 ngày nay, dài nhất cũng chỉ độ 50 cm, tráng qua tráng lại các thứ nước, xong rồi ra một thứ giấy rất đen, hoặc rất vàng, và dễ mục). Giấy Long Đằng, một mặt hoặc cả hai mặt có hoa văn ngoằn ngoèo tinh xảo. Giấy rất dai và bền, người xưa dùng nó để làm giấy ghi các văn bản chính thức của nhà nước, ví dụ như sắc phong, nên còn gọi là giấy sắc. Ngoài tên Long Đằng, có các tên khác như giấy Kim Tiền, Long Ngâm, Sách Phong, Sắc Phong, Sắc Vàng. Làng Nghĩa Đô - Từ Liêm hiện nay còn người làm giấy này.
    Được alex_fsvn sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 22/11/2004

Chia sẻ trang này