1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tiêu chí sau VÀNG để bạn biết cách chọn bộ lưu điện theo

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi kietlac94, 10/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kietlac94

    kietlac94 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2016
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bộ lưu điện Ups là thiết bị rất cần thiết luôn luôn đi kèm với các thiết bị sử dụng điện khác như máy tính, server, máy phân tích,hệ thống camera, máy xét nghiệm, màn hình cũng như là các thiết bị quan trọng khác. Ngoài mục đích chính là lưu điện, thì Ups còn cung cấp thêm cả nguồn điện ổn định với các tính năng nổi bật khác như như chống xung lọc nhiễu, chống sét lan truyền, ổn áp, ổn tần tự động nhằm mục đích bảo vệ thiết bị tải được tốt nhất.
    [​IMG]
    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp Ups như Santak, APC, Eaton, Powerware, Socomex, Emerson,Sunpact…. Tuy nhiên cách chọn bộ lưu điện phù hợp với thiết bị để vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo đảm đúng yêu cầu sử dụng thì không đơn giản tí nào.
    >>>thiết bị lưu điện apc
    Trung tâm UPS số 1 xin đưa ra cách chọn bộ lưu điện theo các tiêu chí sau
    1. Bộ lưu điện được dùng khi nào?

    Thông thường khi thiết bị được nối trực tiếp đến nguồn điện, khi các sự cố nguồn điện xảy ra như mất điện đột ngột thì thiết bị sẽ bị tắt. Nếu là máy tính thì sẽ mất dữ liệu, nếu là máy công nghiệp sẽ làm gián đoạn dây chuyền sản xuất, nếu là máy phân tích xét nghiệm thì hư mẫu. Ngoài ra có thể làm hư bộ nguồn của thiết bị. Do vậy nếu các bạn muốn bảo vệ thiết bị tải, sau khi cúp điện có nguồn lưu dự phòng thì nên dùng Bộ lưu điện

    2. Thời gian lưu điện cần đáp ứng sau khi mất điện là bao lâu?

    Tùy theo yêu cầu của bạn cũng như thiết bị tải, ví dụ như một tiệm nét sử dụng Ups Santak TG500 để lưu cho máy tính tiền. Như vậy nhu cầu ở đây khoảng 5 – 10 phút. Ngoài ra tùy theo thiết bị đó dùng làm gì, quan trọng không, thì tương ứng sẽ có thời gian lưu điện phù hợp

    3. Nên dùng bộ lưu điện đúng công suất, không nên cắm tất cả thiết bị vào Ups

    Bình thường ngõ ra output của ups sẽ để nhiều lỗ cắm, do vậy mà nhiều bạn cứ có bao nhiêu thiết bị đều cắm vào hết. kết quả là Ups quá tải, mà nhiều lần như vậy dẫn đến Ups hư hỏng. Do vậy tuyệt đối không được cắm bừa bãi thiết bị vào ups, mà chỉ cắm thiết bị có công suất nhỏ hơn ups.

    4. Công suất bộ lưu điện được tính như thế nào để phù hợp với chi phí

    Để chọn công suất bộ lưu điện, các bạn nên tính tổng công suất tất cả thiết bị ra W, rồi sau đó mới chọn ups. Ví dụ nếu muốn lưu điện cho hệ thống máy tính gồm 5 cái, thì nên chọn ups công suất bao nhiêu. Mỗi máy tính cho công suất khoảng 200w thì 200w x 5 = 1000W. Như vậy công suất tải là 1000W, bạn phải chọn bộ lưu điện nào có công suất lớn hơn 1000W (Nhớ là lớn hơn 1000W) chứ không phải VA nhé. Có thể chọn bộ lưu điện Ups Santak C2K (2KVA/1,4KW) là phù hợp nếu thời gian lưu điện không quá nhiều. Ngoài ra tùy theo thời gian lưu điện mà sẽ chọn bộ lưu điện có ắc quy ngoài hay không
    >>>bộ lưu điện Emerson
    5. Lựa chọn Ups theo công nghệ nào là phù hợp?

    Có ba dòng sản phẩm UPS chính dựa trên công nghệ chế tạo và nguyên tắc hoạt động của chúng. Bạn nên ưu tiên chọn lựa theo thứ tự như sau:

    Dòng UPS online: Các sản phẩm thuộc loại này chỉ dùng nguồn điện nhà cho việc sạc bình ắc-quy của nó mà thôi. Nguồn điện cấp ra cho thiết bị được chuyển từ nguồn điện một chiều của bình ắc-quy thành nguồn điện xoay chiều thông qua một mạch chuyển. Loại UPS này có độ ổn định cao nhất, nhưng giá thành lại cao hơn các dòng khác đến bốn lần.

    Dòng UPS offline Line interactive: Loại UPS này sử dụng một bộ cảm biến nằm giữa nguồn vào và nguồn ra, cho phép hiệu chỉnh công suất tải phù hợp với thiết bị. Khi nguồn điện vào bị mất, mạch chuyển sẽ tự động chuyển sang chế độ dùng điện từ bình ắc-quy. Dòng UPS Offline Line-Interactive này rất cần thiết khi bạn sử dụng máy tính trong khu vực có nguồn điện nhà chập chờn.

    Dòng UPS offline: Đây là dòng sản phẩm UPS rẻ tiền nhất, vì nó chỉ hoạt động theo nguyên tắc cơ bản nhất của bộ lưu điện dự phòng (Standby Power System – SPS). Khi nguồn điện nhà đang hoạt động, nó sẽ được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng. Khi nguồn cấp điện bị mất, một mạch chuyển tức thời sẽ chuyển sang chế độ dùng bình ắc quy. Điểm yếu của cách hoạt động này, là có một độ trễ trong thao tác chuyển từ nguồn điện nhà sang bình ắc-quy và gây sụt áp trong một vài miligiây. Nên những thiết bị hay máy tính quá nhạy cảm với sự thay đổi điện áp sẽ không phù hợp với loại UPS này.
    >>>bộ lưu điện Cyber
    6. Cách sử dụng và bảo quản Ups

    – Đặt bộ lưu điện ở nơi thoáng mát và khô ráo.

    – Định kỳ hãy kiểm tra bình ắc-quy, là bộ phận chính trong việc cung cấp nguồn điện dự phòng. Nếu bình điện bị phù, nghĩa là nó bị hỏng. Hãy thay thế ngay để đảm bảo thời lượng mà UPS hoạt động khi nguồn điện nhà bị cúp.

    – Nếu không cần thiết, đừng dùng máy in khi UPS đang hoạt động. Việc in ấn tốc độ cao sẽ tiêu thụ một lượng điện lớn trong một thời gian ngắn, có thể gây quá tải và làm hỏng bộ lưu điện.

    – Không lạm dụng khả năng lưu điện của UPS cho đến khi cạn kiệt nguồn ắc-quy, để làm việc, chơi game hay lướt web, mà cần tranh thủ sao lưu tài liệu và tiến hành tắt máy. Vì khi bị sử dụng đến cạn kiệt, bộ ắc-quy bên trong UPS sẽ rất mau hỏng.

Chia sẻ trang này