1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tin tức, các sự kiện, sự thật kỳ quặc và các thông tin khác trong tuần và kỷ lục Guiness sự kiện

Chủ đề trong 'Huế' bởi ansoxvn, 29/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Các tin tức, các sự kiện, sự thật kỳ quặc và các thông tin khác trong tuần và kỷ lục Guiness sự kiện trong tuần ( được

    Lối sống ​


    Chuyện ngược đời tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh): Trò "dạy" cho thầy... bài học (VDC/ATT -18/3/2003)

    Những kẻ hành hung thầy giáo đều là con của những cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

    Trưa ngày 6/3, tại cổng Trường PTCS thị trấn Quảng Hà (huyện Hải Hà) 2 thanh niên, nguyên là học sinh Trường THPT Quảng Hà (đã thôi học), tên là Đinh Trung Kiên và Nguyễn Như Chiến, đều sinh năm 1982, đã hành hung thầy giáo Phạm Văn Chánh (giáo viên Trường THPT Quảng Hà) một cách hung hãn. Chúng đã khai nhận trước cơ quan điều tra đánh thầy giáo Chánh là để "dạy cho thầy một bài học" vì đã... kỷ luật bạn của chúng.

    Sáng thứ nZm, ngày 6/3, thầy giáo Phạm VZn Chánh đang giảng bài tại lớp 12G thì hai học sinh là Nguyễn VZn Hùng (sinh nZm 1984) và Vũ Xuân Dũng (sinh nZm 1985) nghịch đồng hồ điện tử, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các bạn trong lớp. Thầy Chánh đã 3 lần nhắc nhở nhưng hai học sinh vẫn không chấp hành. Thậm chí, thầy Chánh đã yêu cầu 2 học sinh ra khỏi lớp nhưng cả hai vẫn không chịu ra, cũng không chịu cho thầy thu giữ chiếc đồng hồ... Cuối giờ học, thầy Chánh yêu cầu Hùng và Dũng làm bản kiểm điểm, nếu không thầy sẽ không cho tiếp tục học giờ của thầy...

    Tan học, cả hai về nhà Nguyễn Như Chiến, một học sinh của trường đã bỏ học, để bàn bạc cách "xử lý"... thầy giáo. Tại đây, cả ba đã thống nhất là cử Chiến đến xin thầy bỏ việc kỷ luật Hùng và Dũng, nếu không sẽ "dạy cho thầy một bài học về lễ độ". Chiến đến trường tìm thầy Chánh đề nghị không kỷ luật Hùng và Dũng nhưng không được. Nguyễn Như Chiến đe doạ: "Nếu thầy không giải quyết, thầy sẽ gặp rắc rối...". Sau đó Chiến đi gọi Hùng và Kiên. Cả ba quyết định sẽ "cho thầy một trận...". Bọn chúng lên xe đi về Trường THPT Hải Hà để đón đợi thầy Chánh. Chiến cầm mũ cối đập thẳng vào mặt thầy. Thầy Chánh đỡ được nhưng cả người và xe ngã xuống. Kiên và Chiến xông vào đấm, đá túi bụi. Thầy Chánh vùng lên chạy vào trong trường. Cả hai nhặt gạch, đá ném theo. Một hòn đá to bằng nửa viên gạch trúng vào mạng sườn thầy Chánh khiến thầy ngã sấp xuống... Lúc đó trong trường đã có khá nhiều học sinh đến và các em xúm lại, la lên rất to, nhưng những kẻ hành hung vẫn không chùn tay. Chỉ đến khi thầy Chánh ngất đi bên bậc thềm, bọn chúng mới lên xe bỏ đi. Trước khi đi, hai tên còn lấy áo che biển số xe lại... Thầy Chánh được mọi người đưa đi cấp cứu. Trung tâm Y tế huyện Hải Hà đã có kết luận bước đầu: Do bị trúng nhiều đá vào thắt lưng, thầy Chánh có các triệu chứng như đi tiểu ra máu, vùng hố chậu sưng nề, ấn đau, đau nhiều vùng thắt lưng, đi lại khó khZn...

    Sau sự việc xảy ra, cơ quan Công an huyện Hải Hà đã bắt giữ các đối tượng có liên quan. Trước cơ quan điều tra, bọn chúng đã thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, sau đó, bọn chúng đã được thả và hiện tại vẫn nhở nhơ như không có việc gì xảy ra. Được biết, Nguyễn Trung Kiên là con trai của ông Viện trưởng Viện KSND huyện Hải Hà; Hùng, Chiến cũng đều là con, cháu của những cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật... Theo đồng chí Phạm VZn Tiến - Phó trưởng Công an huyện Hải Hà, cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ để "xử lý thật nghiêm theo pháp luật"...




    ANSOXVN

    Được ansoxvn sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 29/04/2003

    Được ansoxvn sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 04/05/2003

    Được ansoxvn sửa chữa / chuyển vào 13:47 ngày 07/05/2003
  2. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2

    Người chết đi..... sống lại​

    Anh Hải đang ở tại nhà

    Một thanh niên 22 tuổi, bị tai nạn giao thông phải cấp cứu. Gia đình đến bệnh viện nhận xác con, chôn cất đã gần 2 tháng. Sáng ngày 6/2, cả nhà đều kinh ngạc khi người thanh niên đột ngột trở về.
    Một thanh niên 22 tuổi, bị tai nạn giao thông phải cấp cứu. Gia đình đến bệnh viện nhận xác con, chôn cất đã gần 2 tháng. Sáng ngày 6/2, cả nhà đều kinh ngạc khi người thanh niên đột ngột trở về.
    Đêm 14/12/2002, anh Huỳnh Thanh Hải, ngụ số 12/11 đường Trần Não, phường Bình An, quận 2 đi dự đám cưới ở quận 9, bị tai nạn giao thông nhưng gia đình không hề hay biết. Lúc này anh Hải đang ở với bên vợ tại phường Bình Trưng Tây, quận 2. Đến sáng hôm sau, gia đình vợ vẫn chưa thấy anh Hải trở về nên gọi điện đến nhà ba mẹ ruột. Đến bấy giờ cả hai bên đều nhớn nhác lo sợ, chia nhau đi khắp các bệnh viện tìm kiếm. Ông Huỳnh VZn Sang, ba ruột anh Hải đến Công an quận 9, thấy xe con mình bị tai nạn còn tạm giữ tại đây. Ông Sang hỏi ra mới biết anh Hải đã được đưa đi Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Lúc ông Sang từ CA quận 9 về nhà thì một người chị họ của Hải cũng đến báo là đã tìm được Hải đang nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
    Các y bác sĩ đưa ông Sang vào phòng sZn sóc đặc biệt để nhận dạng một thanh niên đang mê man, không biết họ tên, đưa từ quận 9 lên. "Lúc đó tôi nhận ngay là con mình, bởi vì mặt mũi người thanh niên đó rất giống thằng Hải, ngay cả vết thẹo trên ngực cũng giống. Tôi liền xin làm thủ tục nhận con và chZm lo thuốc thang" - ông Sang cho biết. Mấy hôm sau, ngày 16/12, người thanh niên đó qua đời tại bệnh viện. Gia đình ông Sang rơi vào cảnh đau thương tang tóc. Vợ Hải lúc này mới sinh con 1 tháng, khóc hết nước mắt. Ông Sang đưa xác về làm đám tang, chôn tại nghĩa trang Ngọc Lũ, phường Bình Trưng Đông.
    Sau gần 2 tháng, gia đình Hải đã quen dần với sự mất mát thì bỗng nhiên ngày 6/2 Hải trở về. Theo lời kể của ông Sang thì cậu ruột của Hải làm nghề Honda ôm, thường đậu xe trước Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình. Sáng ngày 6/2, ông bỗng thấy một thanh niên xanh xao, gầy ốm, mặc quần áo bệnh nhân, đến vỗ vai gọi bằng cậu, nhưng ông làm ngơ. Sau đó người thanh niên gọi tên ông và bảo "con là Tâm đây" (tên thường dùng của Hải ở nhà), ông mới giật mình hỏi lại mấy câu và cậu cháu nhận ra nhau. Gia đình được tin đến đưa Hải về nhà. Hiện nay Hải đã có trí nhớ nhưng có vẻ chưa tỉnh táo hẳn, sức khoẻ kém. Hải không nhớ mình đã nằm ở bệnh viện nào, chỉ nhớ là có một bác sĩ cho 30.000đ, một lao công cho 20.000đ rồi ra về. "Tôi đi bộ xa lắm, chân tay, thân mình giờ còn đau lắm". Thấy bệnh nhân yếu và nói nZng khó khZn, chúng tôi và gia đình ông Sang không tiện hỏi nhiều. Cả nhà rất vui mừng gặp lại đứa con tưởng đã chết, nhưng ông hơi lo lắng: "Tôi đã khai tử nó, bây giờ nó lại về, trong trường hợp này không biết phải làm như thế nào"? Khi có thông tin mới, chúng tôi sẽ chuyển tới bạn đọc.
    Nạn nhân đã chết thật là ai?
    Sáng 7/2, ông Sang đã đưa con đến Công an quận 9, nơi lập hồ sơ vụ tai nạn và tham gia giám định pháp y, để khai báo lại những nhầm lẫn đã xảy ra. Theo lời ông Sang kể lại thì các anh CA quận 9 cũng rất ngạc nhiên. Sau khi tai nạn xảy ra, CA đến hiện trường thì những người chạy Honda ôm đã đưa Hải đi cấp cứu, không biết ở bệnh viện nào, trên người Hải lại không có giấy tờ tuỳ thân. Về phần Lê Thanh Hải, anh có vẻ khoẻ và tỉnh táo hơn nhưng vẫn chưa nhớ đã nằm bệnh viện nào. Hải chỉ nhớ là hộ lý bệnh viện mặc áo màu hồng, trước sân có một hồ nuôi cá. Có lần Hải nhìn thấy anh Tốt, một người hàng xóm vào bệnh viện, gọi nhưng không nghe. Anh Tốt xác nhận rằng có lần vào thZm nuôi vợ tại Bệnh viện nhân dân Gia Định nên ông Sang muốn chở Hải đến đó tìm hồ sơ bệnh án để điều trị tiếp, trả viện phí và cảm ơn các y bác sĩ. Nghe nói đến bệnh viện, Hải lắc đầu quầy quậy, có vẻ sợ hãi.
    Tại Bệnh viện Chợ Rẫy với sự giúp đỡ của các bác sĩ ở đây, hồ sơ bệnh án của Huỳnh VZn Hải đã được tìm ra. Bác sĩ Tề VZn Tiếng, Phó phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Sau khi báo đZng, các y bác sĩ điều trị cho Hải đã nhận diện được ngay. Hồ sơ của Hải ghi là bệnh nhân vô danh, khoảng 25 tuổi, chuyển từ Bệnh viện Thủ Đức đến Bệnh viện Chợ Rẫy lúc 20h55 ngày 14/12/2002 do tai nạn giao thông tại phường Long Trường, quận 9. Nhân viên Bệnh viện Chợ Rẫy đã từng gọi ĐT đến CA phường Long Trường nhờ tìm thân nhân nhưng bị từ chối.
    Hải được đưa vào khoa sZn sóc đặc biệt, sau đó chuyển sang khu 3B3. Sáng ngày 7/2 các y bác sĩ ghi nhận Hải vắng mặt nhưng chưa làm hồ sơ xuất viện, tức là tự ý bỏ về nhà. Tài sản bệnh nhân còn giữ tại bệnh viện gồm 1 nhẫn kim loại màu vàng khắc chữ Tân và 51.000đ.
    Cũng theo bác sĩ Tề VZn Tiếng thì người bị gia đình ông Huỳnh VZn Sang nhận nhầm, đã đưa về chôn cất cũng là nạn nhân tai nạn giao thông. Hồ sơ cấp cứu số 85334 ghi bệnh nhân khoảng 40 tuổi, nhập viện lúc 11h13 ngày 13/12/2002 do Bệnh viện Quân đoàn 4 (ở huyện Dĩ An - Bình Dương) chuyển đến. Bác sĩ ký giấy chuyển viện là Trần Quang Động. Bệnh nhân chết ngày 17.12.2002. Tuy nhiên, hồ sơ không ghi rõ nơi xảy ra tai nạn. Tuổi tác giữa Huỳnh Thanh Hải và người bị nhận nhầm chênh lệch khá lớn, nhưng có lẽ do hoàn cảnh bối rối nên gia đình ông Sang không phân biệt được. Ông Sang rất mong mỏi tìm được gia đình nạn nhân. Mặc dù nhà nghèo nhưng ông rất khẳng khái: "Tôi chỉ muốn giao lại phần mộ người xấu số cho gia đình thờ cúng. Còn các chi phí bệnh viện, mai táng tôi xin chịu".
    ANSOXVN
    Được ansoxvn sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 04/05/2003
  3. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    U Minh Hạ - hai ngày trong lửa...
    * Sau hơn 10 giờ vẫn chưa khống chế được đám cháy
    * 500 người tham gia chữa cháy rừng
    Khoảng 12 giờ 10 ngày 11/3/2003, đội tuần tra rừng đã phát hiện đám cháy dữ dội bốc lên tại khu vực rừng của hộ ông Khởi thuộc tiểu khu 043, lâm ngư trường U Minh I (huyện U Minh). Đây là diện rừng trồng, tái sinh, đã tỉa thưa một vài nZm trước. Đám cháy xảy ra giữa trưa nắng nóng, gió mạnh nên lan nhanh thành vệt chạy dài xuống tuyến kênh cản lửa.
    Điểm cháy nằm sâu trong rừng nên việc tiếp cận gặp khó khZn vì đường xa và kênh mương gần cạn khô. Hạt Kiểm lâm U Minh, đội chữa cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm đã điều đến bốn tổ máy, nâng tổng số máy bơm chữa cháy rừng lên đến 14 tổ máy chuyên dùng chữa cháy. Các lâm ngư trường xung quanh huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu. Lực lượng tham gia chữa cháy đã lên đến 500 người (gồm công an, bộ đội, lực lượng chữa cháy của các lâm ngư trường và 200 phạm nhân trại giam Cái Tàu), nhưng do khu vực này có lượng than bùn khá sâu, có nơi đến 0,5m, nên đến chiều ngày 12/3, đám cháy ở lâm ngư trường U Minh I vẫn chưa được dập tắt.
    Sau khi đám cháy đã được khống chế, khoanh vùng, từ trại giam Cái Tàu nhìn về phía rừng U Minh Hạ những cuộn khói trắng xóa bốc lên, phía chân trời là một màu mây trắng xóa. Ghé trụ sở tiểu khu 044, chúng tôi thấy cửa đóng im lìm, không một bóng người. Anh Nguyễn VZn Chức, một người dân cặp tiểu khu, giải thích cán bộ đi chữa cháy hết rồi. Dân cũng vậy.
    Ai cũng tích cực ngZn chặn giặc lửa. Riêng anh Chức đi không được do bị bệnh, còn vợ anh vào rừng lo chuyện "hậu cần". Dọc quanh xóm, chúng tôi tìm chiếc xuồng để được tiếp cận với đám cháy thì hầu như nhà nào cũng vắng người. Đến cZn nhà đối diện với tiểu khu 044 chúng tôi gặp ông NZm Làng đang lúi cúi dọn nhà. Biết được ý định của chúng tôi, ông bảo: "Chú lấy xuồng máy mà đi vô trỏng coi chữa cháy". Tôi hỏi ông, rừng cháy sao ông không chữa mà lại dọn nhà. Ông đáp: "NZm nào mà rừng không cháy, chú. Cháy rồi chữa, chữa rồi cháy mà. Tôi sống ở đây 52 nZm, điệp khúc cháy rồi chữa tôi đã chứng kiến gần chục nZm rồi".
    Tất cả các con kênh sẽ bị cạn kiệt
    Chiếc xuồng ì ạch của ông NZm Làng đưa chúng tôi đến được chốt quản lý bảo vệ rừng 96 - 31 (Lâm ngư trường U Minh). Từng tốp người ngồi bàn bạc với nhau. Anh Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, anh Nguyễn Thành Vinh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, anh Vũ - Giám đốc Lâm ngư trường U Minh, xem bản đồ khu cháy và liên lạc máy bộ đàm. Phía đối diện, anh NZm Rí, Trưởng Công an huyện, cũng đang "khoanh vùng" đối tượng gây ra thảm họa trên.
    Anh Phan VZn Công, Tổ trưởng Tổ máy 3 - phòng chống cháy rừng, kể lại cháy tiểu khu 043 khoảng 15 phút là lực lượng chữa cháy đã có mặt. Nhưng nắng gắt, gió mạnh nên đám cháy lan ra thật nhanh. Các anh chọn phương pháp cắt tuyến là đào một con mương chạy dài 2.500 m, chiều ngang khiêm tốn chỉ 0,8 m để bảo vệ khu rừng lân cận khoảng 100 ha. Bằng mọi cách ngZn chặn lửa không cho cháy lan. Anh Việt phân trần: "Thiệt hại không đáng kể, khoảng 15 ha".
    Niềm vui sau khi khống chế được đám cháy hiện rõ trên khuôn mặt các anh nhưng tất cả đều không giấu được nỗi lo âu khi mà cái nắng như thiêu, như đốt vào mùa khô cùng cơn gió mạnh, chỉ cần sơ suất, ngọn lửa sẽ phát nhanh, lúc đó vô phương chữa nổi.
    Chúng tôi lại dọc quanh các chốt trong Lâm ngư trường U Minh Hạ đều gặp cảnh khẩn trương túc trực của các anh. Máy bơm nước đã sẵn sàng hoạt động bất cứ lúc nào. Tại chốt 93 - 033, hàng chục lực lượng mắt đZm đZm nhìn theo hướng khói mà theo dõi diễn biến của đám cháy hòng không cho ngọn lửa cháy sang địa phận mình đang canh giữ. Vì chỉ một sơ suất nhỏ thôi là 100 ha rừng "chưa khai thác" sẽ bị "bà hỏa" nuốt chửng. Anh Nguyễn Minh Hoàng, phòng quản lý bảo vệ rừng, nói như hét trong máy bộ đàm: "Phải mở rộng tuyến cắt lửa, nếu không chúng tôi không bảo đảm". Anh Ngô Công Thắng, Phó Giám đốc Lâm ngư trường U Minh trấn an: "Chúng tôi sẽ đưa lực lượng mở rộng tuyến cắt lửa". Về lại chốt 96 - 31, chúng tôi đem những thắc mắc của mình cùng với các anh trong ban chữa cháy là liệu tuyến cắt lửa như vậy có ngZn được hay không. Anh Việt cười: "Một con kinh rộng mấy mét còn không chặn nổi huống hồ gì 8 tấc. Vẫn còn 2 tháng mùa khô cuối cùng trong nZm, rừng U Minh Hạ đang bị thách thức. Hai tháng nữa thôi những con kinh có thể sẽ cạn nước". Điều này quả thực có thể xảy ra bởi theo thử nghiệm gần đây nhất, lượng bốc hơi nước trong rừng U Minh Hạ từ 6 - 8 mm nghĩa là chỉ trong một tháng lượng nước bị bốc hơi 0,3 m. Với lượng bốc hơi trên thì 2 tháng cuối cùng mùa khô trong nZm, tất cả con kinh đều... bị cạn.
    Cái lý của ông NZm Làng
    Trở lại tiểu khu 044, chúng tôi trả lại chiếc xuồng cho ông NZm Làng. Ông NZm Làng hỏi: "Lửa được khống chế rồi phải không? Cháy rừng là do Zn ong phải không?". Chúng tôi gật đầu bởi thông tin ban đầu được khẳng định cháy cách con kinh khoảng 100 m. Thường thì vào mùa này, cặp bờ kinh là nơi làm mật của ong. Dân Zn ong vô tình để xảy ra đám cháy. Ông NZm Làng nói tiếp: "Tôi sống ở đây gần cả cuộc đời nếu nói rừng U Minh Hạ cháy là do Zn ong thì tôi hỏi anh mấy chục nZm trước cũng Zn ong sao rừng không cháy?". Tôi thắc mắc, theo chú thì nguyên nhân do đâu. Ông nói một câu chắc nịch: "Do phòng chống cháy. Chú nghĩ coi, ở rừng U Minh Hạ bây giờ biết bao nhiêu con kinh mới được đào chứ. Sao người ta lại không nghĩ rằng càng đào kinh để lấy nước chữa cháy thì chân rừng sẽ bị khô vì đơn giản nước rút xuống kinh hết. Chân rừng không còn độ ẩm nữa làm gì mà không dễ cháy. Sống ở rừng mấy chục nZm nay không giúp gì được cho rừng tôi phải dời nhà đi nơi khác thôi".
    Câu chuyện của tôi và ông bỗng dứt khi mà thằng Tràm (Nguyễn VZn Tràm), con út ông, ra nZn nỉ: "Ba ơi cho con vô chỗ rừng cháy đi!". "Chỗ cháy mà mày vô đó làm gì?". Thằng Tràm đáp tỉnh queo: "Con vô lượm lon bò cụng, chai nước suối bán ve chai, lông vịt". Nghe con đáp, ông NZm Làng cằn nhằn chửi thầm thằng Tràm, rồi tiếp tục công việc dỡ nhà sang xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, lập nghiệp.
    Nghe chuyện của cha con ông NZm Làng và nhiều nZm liền chứng kiến cảnh cháy rừng U Minh Hạ, tôi ngẫm nghĩ lời của ông NZm Làng không phải là không có lý khi mà độ ẩm dưới chân rừng tràm ngày càng khô cằn và đất nứt nẻ!
    ANSOXVN
  4. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Hà Nội: Thị trường gương chiếu hậu - "Cung - Cầu" bằng nhau ​
    Ngay sau Nghị định số 13/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/02/2003 về các giải pháp kiềm chế gia tZng và tiến tới giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông; Nghị định số... về việc quy định người sở hữu xe mô tô phải lắp gương chiếu hậu, thị trường đồ cũ ở Phố Huế, chợ Giời những ngày này tấp nập người vào, ra. Chúng tôi đã đi một vòng quanh các chợ trong thành phố để tìm hiểu về sự việc này.
    Bất kể bạn là người tiêu dùng hay là dân buôn chính hiệu chỉ cần rà xe lại gần những "tự điểm" bán phụ tùng xe máy dọc phố Tuệ Tĩnh, phố Huế là lập tức nhận được những câu mời chào níu chân khách. Còn đang "tìm kiếm" xem mình nên mua loại gương nào trong một loạt gương trên tay cậu bé mời khách chừng 20 tuổi, thôi thì đủ loại gương từ sản xuất ở Thái, Nhật Bản, Hàn Quốc đến đồ made in... Việt Nam, tôi gặp một người quen cũng đang "dò la" tìm kiếm như mình. Anh Đạt - tên người bạn - cho biết: Nghe phong phanh có việc quy định bắt phải lắp gương chiếu hậu, tôi đã đi mua mấy lần, nhưng chưa đước. Lần thì do đông quá không len vào chọn được; lần thì chọn được trả tiền theo giá đồ Thái Lan bước ra cửa nhìn lại hóa ra là đồ của Trung Quốc - giá còn rẻ hơn; lần khác chấp nhận mua gương là hàng Trung Quốc thì chưa lắp vào đã nứt. Mà quy định lắp gương lần này phải là toàn gương không vết, sứt mẻ hay vỡ, mờ là phạt hết. Anh bạn tôi còn đang thao thao, thì người chủ hàng, anh Hoan ở Tuệ Tĩnh tiếp lời: "Người mua hàng phải chọn chứ, chúng tôi có ép khách bao giờ. Vả lại giá cả cũng rất phải chZng". Quả đúng như lời người bán hàng bộc bạch, gương xe Dream giá ngày thường 20.000 đồng/đôi, thì những ngày này cũng chỉ nhích lên chút ít: 25.000, 30.000 và thập chí cũng xấp xỉ 40.000 đồng.
    Việc quy định các xe máy phải có gương chiếu hậu làm kéo theo một "thói quen" mới của dân quen "chôm đồ" là lấy cắp gương. Chỉ hai tuần sau khi Nghị định số... chính thức có hiệu lực, các nạn nhân mất gương đã xuất hiện khá nhiều. Anh Cam Ngọc Long ở Mai Hắc Đế - Hà Nội là một nạn nhân như thế. Tôi gặp anh Long trong phố Chợ Giời. Con phố ngày thường đã chật vì hàng hóa bầy sát nhau, những ngày này càng chật hơn do số lượng người đến chỉ để mua gương là chính. Anh Long cho biết: "Lúc để xe trong khu tập thể Vĩnh Hồ, thấy một kẻ trông lơ láo động vào xe anh đã sinh nghi chạy ra kiểm tra không thấy mất gì. Cứ nghĩ mình cảnh giác thế thì không sợ, nhưng dến lúc ra về anh Long mới biết xe mình bị thiếu gương. Vừa tranh thủ kể chuyện anh Long vừa chọn gương. Lần này như để cảnh giác với trộm, anh Long chỉ mua gương Trung Quốc với gia cũng không mềm là mấy 30.000 đồng/đôi."
    Mặc dù công an chưa tiến hành kiểm tra bắt hay phạt những xe máy chưa lắp gương chiếu hậu nhưng nạn bắt chẹt người mua, "cò" gương cũng đã có dấu hiệu manh nha. Tại một điểm bán gương trên đường phố Huế, khi tôi vừa gượm hỏi "Có gương không?" với chị Hằng (chị ta tự xưng tên như thế), chưa kịp nghe chị trả lời, một cậu bé tuổi chỉ chừng 15-16 dằng xe của tôi, nói: "Để em dắt lên đây cho gọn" rồi nhanh nhẹn dắt xe, dựng chân chống khóa cẩn thận, rồi kéo tay tôi về phía người thanh niên chừng 25-27 tuổi. Một cuộc tranh giành khác nổ ra mà không cần biết người mua - là tôi - có nhu cầu thực về gương hay không.
    Phố Huế - nơi tập trung bán các hàng phụ tùng xe máy. Giá kính chiếu hậu tZng từng giờ, dao động chẳng khác gì thời điểm vàng lên giá. Người bán cứ nhè vào người mua mà hét giá. Giá tZng gấp ba, gấp bốn lần. Giống hệt như mấy cửa hàng xZng trong mấy ngày "sốt", thấy lượng khách đến mua nhiều, có cửa hàng cũng treo tấm bảng: "Hết kính chiếu hậu". Một chị bán hàng còn mắng tôi: "Đi mua muộn thế. Nhiều người họ đi mua mấy ngày hôm nay rồi, cô thông cảm hàng nhập ít nên giá có cao". Tôi đi từ đầu phố đến cuối phố, vào cả chợ Giời nữa mà cũng chẳng thấy bóng một anh quản lý thị trường nào cả. Vắng bóng anh này thì khó mà giữ được sự bình ổn về giá. Tôi tự hỏi hay họ đang chờ điện khẩn của cấp trên để vào cuộc như cơn sốt xZng dầu vừa qua (?!). Cả Hà Nội lại nóng lên bởi cơn sốt kính chiếu hậu, có vẻ "cZng" hơn cả thời "mũ bảo hiểm".
    ANSOXVN
  5. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Đi tìm một Toà nhà Quốc hội - tinh hoa của dân tộc Việt ​
    * Toà nhà Quốc hội khởi công xây dựng vào cuối nZm 2003 và hoàn thành vào cuối nZm 2005
    * Sẽ đặt tên Hội trường lớn là "Cung Diên Hồng"?
    Trụ sở Quốc hội không thuần tuý chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là một công trình mang ý nghĩa lịch sử, vZn hóa rất sâu sắc và có thể trường tồn theo thời gian. Do tính chất hết sức quan trọng, phương án thiết kế công trình mang tầm vóc quốc gia này được trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ (từ 22/2 đến 10/3) để trưng cầu ý kiến rộng rãi của đông đảo chuyên gia và các tầng lớp nhân dân. Bất kỳ người dân nào cũng có thể bày tỏ quan điểm riêng về 25 phương án thiết kế xuất sắc nhất, đặc biệt là 3 phương án giới thiệu dưới đây được Hội đồng giám khảo chấm giải A.
    Phương án mã số 04 dự kiến chiều cao toà nhà là 21,6m theo mặt đường Bắc Sơn. Nhà QH có sức chứa 1.100 chỗ được bố trí hướng Tây Nam của khu đất cũng là nơi gần LZng Hồ Chủ tịch nhất. Công trình được thiết kế theo khối thể tích hình nón có mái hơi nghiêng về phía LZng tượng trưng cho sự tôn kính. Đáy của hình nón có đường kính 46m; ý tưởng của tác giả muốn xây dựng toà nhà mang biểu tượng bông sen trên hồ nước. Theo tính toán, Nhà QH có phòng họp chính 700 chỗ dành cho đại biểu chính thức và 400 chỗ cho khách mời, tổng diện tích 1.500 m2. Toàn bộ 700 ghế đều hướng tập trung vào hàng ghế Chủ toạ theo hình bán nguyệt. Hội trường Ba Đình mới có phòng họp chính tối thiểu 3.000 chỗ (4.000 m2) thiết kế hình chữ nhật 80m x 55m đặt trong một khối hoành tráng. Dự kiến sẽ dựng bia danh dự cho các đại biểu QH và nhiều hạng mục khác.
    Phương án mã số 13 diễn giải mặt bằng tổng thể công trình hình vuông và khối tròn của khu nhà tượng trưng cho mặt đất và bầu trời. Phòng họp QH mới đặt đối diện với nhà QH hiện nay ở tầng trệt của phòng họp các đại biểu có thể đi dạo, gặp gỡ ở sảnh bán nguyệt có kính bao quanh, gắn điều hoà nhiệt độ và nhìn ra hồ nước. Hội trường Ba Đình mới thiết kế 3.000 chỗ ngồi được bố trí trong không gian giản đơn; khán đài nằm thoai thoải với một độ dốc nhẹ và nằm độc lập với sân tầng trệt tạo ra một lối đi thông suốt từ đường Hoàng Diệu tới đường nội bộ. Phía dưới khán đài là nơi làm việc của phóng viên và họp báo. Nằm trên tầng kỹ thuật là phòng Zn cho 1.000 người và 4 phòng họp 4.000 chỗ ngồi, không gian thiết kế thông tầng và mang tính đa nZng trong sử dụng. Tổng dự toán của phương án là 148 triệu USD.
    Nhiều người đánh giá cao về tính khả thi của phương án mã số 17. Cũng dựa trên ý tưởng về sự vuông tròn viên mãn của trời đất, song thiết kế cụ thể phương án này khá ấn tượng bởi những đường nét hiện đại sang trọng mà cũng rất gần gũi. Phòng họp thiết kế hình tròn, nổi bật, được bao bọc bởi 1 sảnh lớn thoáng đãng trông ra Quảng trường và LZng Bác. Giống như một chiếc vương miện quý giá, phòng họp hình thành từ 8 tấm tường tạo nên một không gian sang trọng. Phần kia của quần thể là Hội trường-nơi hội họp và gặp gỡ nhân dân. Hội trường nổi lên như là một hình lập phương không chỉ về hình khối mà cả về cảm nhận vì trong suốt từ ngoài vào trong. Nhà QH và Hội trường nằm quay lưng vào nhau nhưng vẫn liên kết thành một khối thống nhất. Khái toán thiết kế khoảng 139,3 triệu Euro.
    Theo KTS Hoàng Bích Mạc-phó Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng Nhà QH và Hội trường Ba Đình mới, phương án được lựa chọn phải đảm bảo tính trang trọng, hiện đại, dân tộc và là một biểu tượng về kiến trúc Việt Nam. Nhìn từ giác độ của một nhà Sử học, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam Dương Trung Quốc cũng là một đại biểu QH cho rằng đó mới chỉ là bước đầu. Vì đây là một công trình mang tính biểu tượng rất cao, không chỉ có ý nghĩa về kiến trúc mà cả về lịch sử, vZn hóa nên cần phải lắng nghe và tiếp thu những ý kiến tâm huyết, có giá trị.
    Theo ông Quốc, công trình đồ sộ này được xây dựng trên di tích thành ThZng Long cổ xưa do đó phải làm tốt công tác khảo cổ trước khi tiến hành xây dựng. Đồng thời nên dành không gian bảo tồn một phần di tích này như là một chứng tích lịch sử, vZn hóa chứ không nên khai quật tất cả lên rồi đưa vào bảo tàng. Điều này rất quan trọng và nhiều quốc gia đã làm như thế.
    Về phương diện kiến trúc, ông Quốc lưu ý công trình phải bảo đảm cả tính dân tộc và hiện đại tuy nhiên điều đó phải được thể hiện không chỉ ở vẻ ngoài. Không phải cứ mái đầu đao cong cong mới là dân tộc và phải biết chắt lọc những tinh họa của thế giới vào nét hiện đại. Dân tộc tính còn nằm trong khía cạnh tinh thần và ông mong muốn phòng họp chính, nơi quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia sẽ được mang tên "Cung Diên Hồng". Mặt khác ông Dương Trung Quốc khẳng định bản thân khu Hội trường Ba Đình cũng là một di tích lịch sử. Ông Hoàng Bích Mạc cho biết ngay sau khi kết thúc việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, Hội đồng giám khảo sẽ chọn một phương án kiến trúc, bổ sung hoàn thiện, lập báo cáo khả thi thiết kế và đấu thầu xây dựng. Hiện các công việc chuẩn bị cho việc khởi công xây dựng đang được xúc tiến khẩn trương. Dự kiến đến hết tháng 6/2003, phải thực hiện xong GPMB, cuối nZm 2003 khởi công xây dựng; hoàn thành vào cuối nZm 2005 và phấn đấu nZm 2006 đưa vào sử dụng, kịp thời phục vụ Đại hội Đảng lần thứ X.
    ANSOXVN
  6. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    "Năm Cam và đồng bọn" trong phòng xử án ​
    Đúng 8 giờ 30 phút, phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án Trương VZn Cam và đồng bọn đã chính thức khai mạc. Ông Bùi Hoàng Danh, Phó Chánh án TAND TP HCM, Chủ toạ phiên toà xét xử vụ án Trương VZn Cam và đồng bọn thay mặt Hội đồng xét xử công bố Quyết định đưa vụ án ra xét xử. 155 bị cáo đã có mặt đầy đủ cùng 80 người bào chữa và gần 200 bị hại, nhân chứng, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến vụ án.
    Trước cửa phòng xử án
    Từ 4h30' sáng, lực lượng cảnh sát TP. HCM đã triển khai tại khắp 4 tuyến đường bao quanh tòa án TP: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Lê Thánh Tôn nhằm duy trì sự thông thoáng, an toàn của khu vực trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, đồng thời vẫn đảm bảo bình thường mọi hoạt động giao thông trước khu vực tòa án.
    Khoảng 5h30', một đoàn 24 xe đã nối đuôi nhau qua cổng tòa án phía trên có treo cờ đỏ sao vàng, tiến vào trong khuôn viên Tòa án. Tổng số xe chở bị can, bị cáo là 14 chiếc, trong đó xe chuyên dụng chở phạm nhân là 3 chiếc, còn lại là xe hộ tống cuả cảnh sát. Sau khi đoàn xe dừng lại ở sân tòa án, các bị can, bị cáo được đưa xuống xếp hàng dọc, áp giải mỗi bị can, bị cáo là một chiến sĩ cảnh sát. Các bị can, bị cáo được đưa ngay vào phòng chờ. Riêng "nhân vật chính" của vụ án - Trương VZn Cam được hai chiến sỹ cảnh sát dẫn giải riêng một mình chứ không đi lẫn trong đoàn bị can, bị cáo này. Có thể thấy tất cả các bị can, bị cáo dường như đã được chuẩn bị tâm lý rất tốt cho phiên toà ngày hôm nay. Tất cả trông đều khỏe mạnh, bình tĩnh, không hề có biểu hiện lo âu, hốt hoảng. Trong số các bị can, bị cáo có thể dễ dàng nhận ra "cô nàng" Lê Thị Kim Anh (chủ quán bar Hoàng Hôn, người tình của NZm Cam, từng bị gán cho Nguyễn Mạnh Trung), mặc dù mặc quần áo phạm nhân song vẫn đi giày cao gót, trang điểm nhẹ, tóc uốn quZn điệu đà, lộ ra vẻ quyến rũ của một người đàn bà từng gối ấp tay kề với NZm Cam và đốn gục một chiến sĩ cảnh sát nhân dân.
    Các bị can được tại ngoại và nhân chứng, người có liên quan được mời đến phiên toà vào lúc 7h sáng.
    Trước vành móng ngựa
    Trong ngày đầu tiên (25/2) của phiên toà xét xử "NZm Cam và đồng bọn" TAND TP đã triệu tập đủ 155 bị cáo. 80 trong tổng số 81 người tham gia bào chữa cho các bị can (79 luật sư và 2 luật gia) trong vụ án này cũng đã có mặt (1 người vắng mặt có lý do). Thông tin từ TAND TP cho biết, tổng số người bị hại trong vụ án này là 40 người (có mặt 24, vắng 16, 5 người có lý do); số người làm chứng là 40 người; 127/324 người liên quan vắng mặt, trong đó 41 người có lý do; 18/30 nhân chứng vắng mặt, 6 người có lý do. Trương VZn Cam là người đầu tiên trả lời thẩm tra ý lịch của Hội đồng xét xử (HĐXX). Các bị cáo Trần Mai Hạnh, Bùi Quốc Huy, Dương Minh Ngọc, Trần VZn Thuyết, Nguyễn Thập Nhất, Nguyễn Bá Phong, Châu Phát Lai Em cũng đã lần lượt ra trước vành móng ngựa trả lời các câu hỏi thẩm tra lý lịch của toà.
    Liên quan đến phần xét hỏi cZn cước, bị cáo Trần VZn Thuyết cho rằng, lần đầu tiên Thuyết nghe đến bí danh Thuyết buôn vua, Thuyết trZm voi kể từ khi bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam. Trước đó, Thuyết không có bí danh này. Bị cáo Dương Minh Ngọc (1952), nguyên Trưởng phòng cảnh sát điều tra CA TP.HCM khẳng định trước toà, bị cáo chưa hề nhận được quyết định tước danh hiệu Công an Nhân dân từ phía cơ quan chức nZng. Thẩm phán Bùi Hoàng Danh khẳng định: Theo cáo trạng, Dương Minh Ngọc đã bị tước danh hiệu CAND, đồng thời ông cũng lưu ý cơ quan điều tra lưu ý xác minh điểm này.
    Ngoài Trương VZn Cam ra toà cùng vợ là Phan Thị Trúc (Trúc "mẫu hậu") và người tình là Lê Thị Kim Anh, còn có cặp vợ chồng Đỗ Thị Phương Nga, Trương VZn Được, hai mẹ con bị cáo Nguyễn Thị Phương Hải... Riêng trường hợp của bị cáo Hải (SN 1925) khai trước toà nghề nghiệp "ở nhà trông cháu cho con". Đối với các bị cáo phạm tội giết người, cố ý gây thương tích, tổ chức đánh bạc và đánh bạc đều có từ 2-3 tiền sự trở lên, nhiều bị cáo điềm nhiên khai trước toà không biết chữ hay thậm chí "không nhớ hết" có bao nhiêu tiền sự. Điển hình như bị cáo Hồ VZn Minh khai "bị cáo không biết chữ", "có một vợ nhưng đã bỏ đi", "có con nhưng con người ta ẵm đi rồi không biết"... Còn Châu Phát Em - một đối tượng đã có nhiều tiền án tiền sự - rất ngô nghê khi khai nhận trước toà mình đã từng bị kết án về tội "chết người" khiến Chủ toạ phiên toà phải nhắc nhở bị cáo trong Bộ luật Hình sự chỉ có tội "giết người".
    Hoàn toàn đối lập với nhóm bị cáo trên là sự bình tĩnh, cách trả lời mạch lạc, khúc triết và rõ ràng của các bị cáo Trần Mai Hạnh, Bùi Quốc Huy, Phạm Sỹ Chiến, Dương Minh Ngọc, Nguyễn Thập Nhất. Không như phỏng đoán ban đầu của nhiều người, các bị cáo Chiến, Hạnh và Huy tỏ ra khá điềm tĩnh trong lần đầu tiên đứng trước vành móng ngựa. Trong các bộ quần áo thường phục vì các bị cáo này đều đươc tại ngoại, các bị cáo này vẫn còn giữ được chút tự tin.
    Ngược lại với thái độ này, bị cáo Dương Minh Ngọc, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, CA TPHCM, tỏ ra khá bạc nhược. Riêng bị cáo Nguyễn Mạnh Trung thắc mắc vì đã bị bắt giữ bằng một lệnh bắt phôtô chứ không có dấu đỏ.
    Hai "nhà báo" Võ Quang Thắng và Hoàng Linh cũng khá bình tĩnh khi Chủ toạ gọi lên thẩm tra.
    Sau phần xét hỏi cZn cước các bị cáo, toà đã tiếp tục phần thẩm tra lý lịch những người bị hại, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến phiên toà.
    Trong ngày xét xử thứ ba, toà án đã triệu tập toàn bộ 155 bị cáo, 40 bị hại, các nhân chứng và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới để toà phổ biến quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Ngay sau đó, bản cáo trạng của vụ án NZm Cam và đồng phạm dày tới 600 trang được đại diện Viện Kiểm sát tuyên đọc trong thời gian 5 ngày.
    Ông Phan Xuân Biên, Phó ban thường trực Ban Tư tưởng- VZn hoá Thành uỷ, tổ trưởng Tổ chỉ đạo thông tin phiên toà xét xử vụ án "Trương VZn Cam và đồng bọn" cho biết, phiên toà diễn ra đúng như kế hoạch ban đầu đề ra từ công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong và ngoài phiên toà, công tác điều khiển phiên toà và tiến hành các thủ tục đúng trình tự và quy định pháp luật. Ông đánh giá cao vai trò tác nghiệp và tinh thần làm việc của các phóng viên báo chí tham dự tại toà trong ngày khai mạc. Tuy nhiên, ông cũng nhắc nhở thêm các phóng viên phải thực hiện đúng quy định và hợp tác tốt cùng cơ quan chức nZng để phiên toà diễn ra thuận lợi và đúng kế hoạch đã định.
    Dư luận TP.HCM tỏ ra khá quan tâm đến phiên toà xét xử "ông trùm" khá nổi tiếng này. Liên tục trong những ngày diễn ra phiên toà, hàng trZm người dân tập trung trong khuôn viên của Toà án Nhân dân TP. HCM để theo dõi phiên toà qua loa phóng thanh. Trước cổng Toà án, trên đường Nam kỳ Khởi nghĩa, một nhóm sinh viên tình nguyện đã tổ chức bán báo Tin chiều tờ báo duy nhất phát hành vào buổi chiều tại TP. Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Ninh, đại diện thường trú của TTXVN tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, ban biên tập đã cố gắng làm việc với cường độ cao nhất để báo ra sớm hơn mọi ngày 2 tiếng, kịp phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân thành phố.
    Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm: ông Bùi Hoàng Danh, Phó Chánh án TAND TP HCM, chủ tọa phiên tòa; ông Phạm Lương Toản, thẩm phán; 3 hội thẩm nhân dân gồm các ông bà Phạm Thị Hồng Phượng (nguyên cán bộ Sở Thương mại thành phố), Trần VZn Sự (Phó Giám đốc Công ty kỹ thuật xây dựng quận Phú Nhuận) và Nguyễn Thiện Thành (cán bộ Sở Địa chính Nhà đất). Hai thẩm phán dự khuyết là ông Phan Bá và bà Lê Thị Minh Ngọc. Hội thẩm nhân dân dự khuyết gồm ông Lê Thanh Thế (nguyên cán bộ Sở Xây dựng thành phố), ông Nguyễn Danh (cán bộ Sở Y tế thành phố). Thư ký phiên toà gồm ông Vũ Thanh Lâm và ông Lê Nam Hải. Thư ký dự khuyết là bà Hồ Thị Lệ Thanh. Viện KSND tối cao uỷ quyền cho VKSND TP HCM thực hành quyền công tố tại phiên toà gồm ông Trịnh Minh Tân (Trưởng phòng kiểm sát xét xử án hình sự) và ông Lê Anh Minh. Kiểm sát viên dự khuyết gồm bà Huỳnh Ngọc Hạnh (Phó phòng kiểm sát xét xử án hình sự) và ông Nguyễn VZn Nê (kiểm sát viên), ông Đoàn Thanh Khiết (kiểm sát viên).
    Phiên tòa sẽ kéo dài 55 ngày không kể thứ bảy và chủ nhật với thời gian làm việc từ 8h đến 17h hằng ngày. Cuối mỗi buổi chiều, HĐXX sẽ hội ý. Hằng ngày, luật sư và thân chủ có 15 phút (7h30-7h45) gặp gỡ. Trong giờ giải lao, bị cáo bị cách ly.
    Phiên tòa được tiến hành lần lượt theo 12 vụ án nhỏ trong chuyên án NZm Cam và đồng bọn:
    1. Vụ giết Võ Hoàng Dung (Dung Hà);
    2. Vụ cố ý gây thương tích Vũ Hoàng Lâm (Lâm Chín Ngón );
    3. Vụ án đánh bạc tại quận 3, 5, 8;
    4. Vụ đưa và nhận hối lộ tại quận 8;
    5. Vụ đánh bạc của Trương Hiền Bảo (con trai NZm Cam);
    6. Các vụ đánh bạc, cá độ bóng đá khác;
    7. Vụ đưa và nhận hối lộ nZm 1995 và 2001;
    8. Vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
    9. Vụ án giết người, cố ý gây thương tích của Châu Phát Lai Em, Châu Phát Lai út; 10. Các vụ án cưỡng đoạt tài sản;
    11. các vụ án cho vay lãi nặng;
    12.vụ án giết Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng.
    Về trình tự xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi trước, sau đó thành viên HĐXX, đại diện VKS hỏi từng bị cáo, người làm chứng, bị hại... Luật sư, người bào chữa tham gia xét hỏi riêng từng vụ án. Kết thúc xét hỏi vụ án này sẽ chuyển sang vụ án sau.
    Về thủ tục tranh luận, đầu tiên VKS đọc luận tội, người bào chữa đọc lời bào chữa, bị hại, người liên quan trình bày ý kiến của mình. Sau đó cả VKS, luật sư, bị cáo, bị hại... cùng tham gia tranh luận. Mỗi người chỉ được đối đáp một lần, về 1 vấn đề được nêu ra ra tranh luận.
    ANSOXVN
  7. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Khi quản giáo chở phạm nhân đi mua ma tuý?​
    Vụ một cán bộ quản giáo nhà tạm giữ Công an quận Gò Vấp, TP.HCM chở phạm nhân ra ngoài mua ma tíu đã gây nhiều phản ứng trong các cơ quan tố tụng đến nay vẫn chưa được xử lý thoả đáng. Mới đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật cấp trên tiếp tục yêu cầu Công an quận Gò Vấp làm rõ sự việc.
    Ngày 3/8/2002, cán bộ quản giáo nhà tạm giữ Công an quận Gò Vấp, TP.HCM là Nguyễn Thanh Tịnh, đã đưa phạm nhân đang cải tạo là Hồ Đức Dũng khỏi nhà giam nhưng không có lệnh.
    Sau đó Tịnh chở Dũng đi mua ma tuý và bị Công an phường 5, quận Gò Vấp kiểm tra bắt giữ. Công an phường 5 chuyển giao cơ quan điều tra Công an quận Gò Vấp xử lý nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
    Thời gian gần đây, dư luận đã lên tiếng cảnh báo tình trạng buôn bán ma tuý bắt đầu tấn công cả vào những trung tâm cai nghiện. Hiện nay, các cơ quan chức nZng đang ráo riết thưực hiện mọi biện pháp ngZn chặn phạm vi hoành hành của bọn buôn bán ma tuý, thì việc một cán bộ quản giáo trở phạm nhân đi mua ma tuý là hành động đi ngược lại với các chính sách của Đảng, Nhà nước. Đáng lẽ ra, người cán bộ quản giáo phải là người thực hiện nghiêm chỉnh nhất các qui định đã được đề ra và hành động của quản giáo Thịnh thật đáng lên án.
    ANSOXVN
    Được ansoxvn sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 04/05/2003
  8. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Trộm vịt của vợ mang cho người tình​
    Chuyện cũng khó có thể tin, ông chồng yêu quý hàng đêm được vợ cắt cử đi canh đàn vịt đẻ lại chính là thủ phạm của những vụ trộm cắp đàn vịt của nhà mình. Ông chồng yêu quý lấy trộm vịt nhà mang cho người tình, bị vợ phát hiện xảy ra xô xát. Kết cục bà vợ đang chờ ngày ra toà, tình nhân bị thương tích vì bỏng.
    Nhà bà Lê Thị Ngọ (xã Cam Hải Bắc, thị trấn Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) nuôi một bầy vịt đẻ, liên tiếp bị mất trộm. Ông Phạm Đấu, chồng bà, đêm nào cũng siêng nZng ra chòi vịt canh giữ nhưng rồi vịt cũng bị bắt mất, mỗi lần mất không phải một con mà là cả cặp. Tính ra, gia đình bà Ngọ đã bị mất trộm vịt trên mười lần, tổng số vịt bị mất là 26 con mà toàn là vịt mái đang đẻ. Vợ chồng bà Ngọ thức suốt đêm canh giữ mấy đêm nhưng tên trộm khôn ngoan lại không mò tới chuồng vịt. Nhanh trí, bà Ngọ nghĩ ra một hướng khác: truy tìm... lông vịt dễ hơn truy tìm tên trộm vịt.
    Tiếng đồn trong xóm cho biết nhà chị Hoàng Thị Chín, một phụ nữ độc thân, chịu chơi, không hiểu làm sao mà cứ vài ba ngày lại bán lông vịt một lần. Bà Ngọ nghe được nguồn tin ấy, xác lập hiềm nghi, bàn với hai cậu em ruột để ý bắt quả tang tận tay kẻ cắp vịt.
    Đêm 2/6/2002, mặc dù ông Đấu canh giữ cẩn thận nhưng chuồng vịt vẫn bị mất thêm hai con vịt mái đẻ. Rạng sáng hôm sau, bà Ngọ dẫn hai người em, cầm theo cây gậy, quyết đến nhà chị Chín "Zn thua". Đến nơi, bà nhìn vào nhà thì quả nhiên thấy chị Chín đã cắt tiết xong hai con vịt. Bà Ngọ và hai cậu em xông vào nhà.
    Thấy bị phát hiện, chị Chín bỏ chạy ra cửa sau. Bà Ngọ lẹ tay chụp ngay hai quai nắm của xoong nước sôi mà chị Chín định làm lông vịt "đánh" theo. Chỗ nước sôi tạt trúng lưng, mông và đùi sau chị Chín, tỷ lệ thương tích lên đến 35%.
    Công an Cam Ranh khởi tố, điều tra vụ án cố ý gây thương tích. Hóa ra chị Chín không phải là người trộm cắp vịt, thủ phạm chính trộm cắp 28 con vịt đẻ của bà Ngọ chính là... ông Đấu, chồng bà.
    Vốn dĩ giữa ông Đấu và chị Chín đã phát sinh một đoạn tình sử mà chỉ có họ mới biết. Đêm đêm, nhận nhiệm vụ đi canh bầy vịt đẻ do vợ phân công. Ông Đấu cứ túm một cặp đem đến cho chị Chín để cùng nhau liên hoan, Zn tiết thịt vịt, chị Chín ngán ngược nhưng phải Zn mà không dám đem bán. Nhưng bộ lông vịt cũng có tiền vậy, chẳng lẽ đem chôn? Chị Chín đành bán lông vịt và cái lông vịt đã gây ra cái vạ vịt cho chị.
    Bà Ngọ bị khởi tố với tội danh cố ý gây thương tích, đang chờ ngày ra tòa. Riêng chị Chín chưa lành vết bỏng, suốt ba tháng qua phải nằm sấp trên giường bệnh. Riêng ông Đấu thì hết sức khổ tâm khi nhìn bầy vịt đẻ. Nếu biết sự việc xẩy ra như vậy thì thà đừng nuôi vịt đẻ cho xong.
    ANSOXVN
  9. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Đổi vợ ... lấy bò
    Anh Đinh Văn Hia (sinh năm 1970) ở xã Sơn Tịnh, huyện Sơn Tây, quen và yêu chị Đinh Thị Phố (sinh nZm 1976) xóm Làng Nưa, thôn Làng Nưa, xã Sơn Thượng. NZm 1992 họ tổ chức đám cưới sinh sống ở quê vợ (thôn Làng Nưa, Sơn Thượng, Sơn Hà). Những nZm đầu, họ sống hạnh phúc, lần lượt 3 đứa con (2 trai, 1 gái ra đời). Đứa con trai đầu nZm nay đã lên 10 tuổi. Do điều kiện kinh tế gia đình, anh Hia thường xuyên phải đi làm Zn xa, cứ ngỡ chí thú làm Zn, vợ anh sẽ ở nhà chZm lo con cái. Nào ngờ, chị Phố trong những lúc vắng chồng đã lén lút quan hệ với một người đàn ông khác cùng xóm là Đinh VZn Nhẫn (sinh nZm 1970). Trong lúc Nhân đã có vợ là Đinh Thị Nụ và một đứa con trai 5 tuổi...
    Chuyện vợ Hia ngoại tình đã đôi lần Hia nghe nói, nhưng vì quá tin vào tình yêu của mình đối vơi vợ và cho rằng vợ anh không thể nhẫn tâm phản bội hạnh phúc gia đình... Khoảng trung tuần tháng 7/2001, anh Hia về nhà, thì không thấy vợ đâu hỏi ra mới biết vợ anh đang ở nhà Đinh VZn Nhẫn và đã sống với Nhẫn như vợ chồng kể từ khi anh lên đường đi đập đá thuê được vài ngày. Mệt mỏi sau gần chục cây số đi bộ, lại nghe câu chuyện động trời, vợ mình bỏ nhà theo người khác, anh đến nhà cha mẹ vợ hỏi rõ nguồn cơn, thì được nghe cha vợ nói: "Con Phố nó không thương mày nữa thì thôi, mày đi tìm vợ khác có gì phải buồn rầu"... Nghe cha vợ nói vậy Hia về nhà uống rượu, sau đó đến nhà Nhẫn bảo vợ quay về. Chị Phố chẳng những không chịu về mà con dùng những lời lẽ khiêu khích, làm Hia giận, xông vào gây sự với Nhẫn và Phố. Nhẫn và Phố sợ quá trốn sang nhà hàng xóm.
    Biết hạnh phúc của mình đang bên bờ vực thẳm, Hia làm đơn nhờ Ban dân chính, thôn Làng Nưa giải quyết. Ngày 30/12/2001 chính quyền thôn đã mời những người có liên quan đến hoà giải. Mặc dù, anh Hia mong muốn vợ quay về, sẵn sàng tha thư mọi lỗi lầm của vợ, nhưng Phố và Nhẫn cương quyết không nghe. Nghĩ rằng Phố không còn nghĩa tình xưa cũ, Hia chấp nhận chia tay vợ mình với điều kiện là Phố phải đền cho Hia một con bò. Thấy Hia đòi bò, vợ Nhẫn - chị Đinh Thị Nụ cũng đòi Nhẫn đền một con bò đền bù. Đôi bên không chịu, nên các cuộc hoà giải đều bất thành... Hia tiếp tục làm đơn nhờ chính quyền xã Sơn Thượng giải quyết, khi thụ lý hồ sơ và trực tiếp làm việc với các đương sự mới hay các cặp vợ chồng này khi lấy nhau đều không làm giấy đZng ký kết hôn, địa phương cố gắng thuyết phục để họ trở về sống với nhau, nhưng vẫn bất thành. Hia tiếp tục đòi Phố trả cho mình một con bò và chị Nụ vợ Nhẫn vẫn giữ ý định cũ. Ban Công an và Tư pháp xã Sơn Thượng đang hoàn tất thủ tục để gửi lên Toà án huyện Sơn Hà giải quyết. Đến giữa tháng 8/2002 mà thủ tục gửi về huyện cũng chưa xong, địa phương đang chờ đơn xin giải quyết của Hia, còn Hia thì sợ lên huyện sẽ bị phạt do kết hôn không đZng ký.
    Câu chuyện " đổi vợ... lấy bò" vẫn còn dở dang. Do kém hiểu biết về pháp luật, các cặp vợ chông trẻ người dân tộc H'rê này đã không giữ được hạnh phúc, vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, làm ảnh hưởng đến nét đẹp vZn hoá và thuần phong mỹ tục Việt Nam. Giờ đây họ chỉ nghĩ đến những mưu toan cho cuộc sống riêng tư, chỉ tội cho con cái của họ phải sống trong khó khZn và phải chứng kiến những trò phù thủy của người lớn, không được sự cưu mang chZm sóc của cha và mẹ.
    ANSOXVN
  10. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Một sản phụ sau ca mổ đã phải mang "án tử hình" ​
    Một câu chuyện không ai có thể tưởng tượng được đã xảy ra tại Trung tâm Y tế Lý Nhân (Hà Nam). Sản phụ Phạm Thị Hường nhập viện trong tình trạng đẻ khó, bệnh viện phải can thiệp bằng phẫu thuật. Thế rồi cùng với việc mổ đẻ, các bác sĩ của Trung tâm đã quá tay "xẻo" luôn vào đường ống dẫn nước tiểu của chị Hường. Máu ra quá nhiều, phải truyền máu. Và thật bất ngờ. Gần bốn tháng sau, người ta đã phát hiện chị Hường bị nhiễm HIV sau lần mổ đẻ.
    Vì đâu nên nỗi!
    CZn nhà của cặp vợ chồng Trần VZn Thuỷ (32 tuổi) và Phạm Thị Hường (29 tuổi) nằm chênh vênh ven bìa làng thuộc đội 21, xã Chính Lý (Lý Nhân, Hà Nam). Sự chơ vơ, lạnh lẽo trong những đợt gió mùa đông bắc ấy càng cắt buốt hơn khi cả làng, cả xã, cả huyện đều ngại tiếp xúc với gia đình này vì biết chị Hường đang mang trong mình cái "án tử hình" - nhiễm vi rút HIV/AIDS. Vợ chồng anh Thuỷ, chị Hường nghẹn ngào kể với chúng tôi trong tiếng gió rít về nguyên nhân chị bị nhiễm HIV: Ngày 22.2.2002, chị Hường trở dạ sinh đứa con thứ hai. Gia đình đưa chị tới Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân để sinh con. Sau khi nhập viện, các bác sĩ ở đây đã xác định chị bị đờ tử cung, không thể đẻ tự nhiên được mà phải can thiệp bằng phẫu thuật để cứu cả hai mẹ con. Kíp mổ lúc đó được thành lập gồm 3 bác sĩ do bác sĩ Huấn mổ chính. Sau khi lấy thai ra an toàn, chị Hường mất nhiều máu và ngất đi. Kíp mổ chỉ định phải truyền máu, thế nhưng tại Trung tâm Y tế Lý Nhân không có máu dự trữ vì vậy các bác sĩ đã dẫn anh Thuỷ tới Bệnh viện Hà Nam mua hai bịch máu đem về truyền cho chị Hường. Tới 11 giờ cùng ngày, sản phụ Hường vẫn chưa tỉnh hẳn, các bác sĩ lại bảo anh Thuỷ tiếp tục tới Bệnh viện Hà Nam mua thêm hai bịch máu nữa. Sau khi được truyền tới 1lít máu, chị Hường đã tỉnh lại. Điều trị thêm 10 ngày nữa, chị được xuất viện ra về.
    Ngày chị Hường về nhà, cả xóm kéo đến chúc mừng anh chị được thêm một bé gái kháu khỉnh. Thế rồi ngày vui ngắn chẳng tày gang, chị Hường vẫn thấy rất đau ở phần bụng dưới, nước tiểu rỉ ra liên tục ở cửa mình. 12 ngày sau, chỉ khâu vết mổ tuột ra. Hoảng quá, anh Thuỷ đưa vợ trở lại Trung tâm Y tế huyện đề nghị các bác sĩ kiểm tra lại. Sau một hồi siêu âm, các bác sĩ của trung tâm y tế này kê cho anh chị một đơn thuốc để gia đình tự mua uống. Theo đơn thuốc này thì chị Hường phải uống 24 nghìn đồng tiền thuốc kháng sinh một ngày. Anh Thuỷ đã phải bán hết đồ đạc trong nhà thậm chí cả 2 sào ruộng khoán là cơ nghiệp của cả gia đình cũng phải đem cầm cố cho người ta để lấy tiền thuốc ********* vợ. Liên tục uống thuốc trong thời gian 3 tháng, bệnh tình của chị Hường không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm lên. Anh Thuỷ tiếp tục đưa vợ tới Trung tâm y tế yêu cầu kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ trả lời rằng không thể tự xử lý được bệnh của chị Hường và đề nghị gia đình đưa chị tới điều trị tại Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh - Hà Nội (Bệnh viện C). Vào Viện C, sức khoẻ chị Hường quá yếu, không thể nhập viện được nên chị lại được đưa trở về nhà. Sau đó ít ngày, chị Hường lại được gia đình và Trung tâm Y tế Lý Nhân tiếp tục đưa tới Bệnh viện C để điều trị. Sau khi làm thủ tục nhập viện, chị Hường được chẩn đoán là rò niệu quản và đưa đi thử máu để tiến hành mổ. Tại đây chị đã được phát hiện là bị nhiễm HIV dương tính. Bệnh viện yêu cầu đưa chồng, con chị đi thử máu. Qua rất nhiều phòng xét nghiệm, thậm chí cả Phòng Chuẩn thức Quốc gia xét nghiệm HIV/AIDS của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đều đã khẳng định chị Phạm Thị Hường đã bị nhiễm HIV. Trong khi đó chồng và cả đứa con mới đẻ của chị cũng đều không bị nhiễm HIV.
    Ai đã lây HIV cho chị Hường?
    Có một điều hết sức hiển nhiên rằng cả gia đình gồm chồng, con của chị Hường đều không bị nhiễm HIV. Vậy thì ai là người đã mang HIV đến cho chị Hường? Trong buổi làm việc với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Đức Hiến, Giám đốc Trung tâm Y tế Lý Nhân đã cho biết: "Đúng là kíp mổ cho chị Hường có quá tay cắt nhầm vào niệu quản của chị mà không biết, đây hoàn toàn thuộc về lỗi của các bác sĩ mổ. Còn việc chi Hường có bị truyền máu nhiễm HIV trong khi mổ đẻ ở Trung tâm y tế huyện hay không thì tôi chưa khẳng định được vì máu chúng tôi lấy từ Bệnh viện Hà Nam. Bệnh viện Hà Nam khẳng định là máu được lấy từ Viện Huyết học Trung ương. Tôi đã hai lần gửi công vZn và hai lần trực tiếp ra Viện Huyết học yêu cầu trả lời những bịch máu mà Viện Huyết học bán cho chúng tôi có phải là máu bị nhiễm HIV hay không nhưng không được trả lời. Vì vậy chúng tôi cũng không biết trả lời người nhà chị Hường như thế nào". Trả lời câu hỏi liệu chị Hường có thể bị nhiễm HIV qua các dụng cụ y tế trong khi mổ hay không? Bác sĩ Hiến cũng không khẳng định được vì theo bác sĩ thì: "Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân không có trang thiết bị để xét nghiệm HIV vậy nên cho dù bệnh nhân có nhiễm HIV vào viện vẫn không ai biết và luôn được đối xử bình đẳng như người bình thường". Có lẽ chính cái sự "không ai biết" của những bệnh nhân nhiễm HIV khi vào viện để thực hiện các phẫu thuật nên rất có thể là nguồn lây nhiễm HIV giữa người này với người khác thông qua các dụng cụ y tế ở Trung tâm Y tế Lý Nhân.
    ý kiến về việc này, bác sĩ Trần Đắc Phu, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nam cho biết: "Đến bây giờ các cơ quan y tế ở Hà Nam vẫn không thể xác định được đâu là nguyên nhân gây nhiễm HIV cho chị Hường. Dư luận đang nghi vấn lớn nhất cho việc này là do truyền máu, thế nhưng cho đến nay Viện Huyết học Trung ương vẫn không tìm được 2 người đã cho máu để có thể xác định máu được truyền có nhiễm HIV hay không". Bác sĩ Phu nhấn mạnh: "Đối với người cho máu đang ở giai đoan cửa sổ thì rất khó phát hiện có bị nhiễm HIV hay không, vì vậy họ vẫn lấy máu. Hơn nữa với những ca phẫu thuật mà phải đứng giữa việc không truyền máu cũng chết, người ta phải chấp nhận rủi ro đối với máu được truyền để cứu người trong thời điểm đó".
    Trở lại với gia đình chị Hường ở đội 21 xã Chính Lý. Ông Hoàng VZn Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Chính Lý cho biết: "Vợ chồng anh chị Thuỷ - Hường sống ở địa phương rất lương thiện, thật thà chất phác, không liên quan tới bất kỳ thứ tệ nạn xã hội nào". Giờ đây, tài sản đã bán hết, nợ nần chồng chất vì tiền thuốc thang chữa chạy cho vợ, cả gia đình 4 miệng Zn nhà anh Thuỷ (trong đó có cả cháu nhỏ mới sinh phải nuôi bộ, không dám cho bú sữa mẹ vì sợ lây HIV) đang không biết trông chờ vào đâu để sống tiếp. Có lẽ một tương lai tZm tối đang chờ đợi họ. Họ rất mong được cộng đồng xã hội sẻ chia trong những ngày hoạn nạn này.
    ANSOXVN

Chia sẻ trang này