1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tin tức, các sự kiện, sự thật kỳ quặc và các thông tin khác trong tuần và kỷ lục Guiness sự kiện

Chủ đề trong 'Huế' bởi ansoxvn, 29/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Xin phép đi ngược chiều ​
    Chỉ vì bức xúc khi phải đi vòng, tại một cuộc họp với nội dung tuyên truyền Luật Giao thông tại khu vực đường Trường Sơn (quận Tân Bình), một số người dân đã không ngần ngại đề xuất ý kiến với một cán bộ cảnh sát giao thông cho phép họ đi ngược chiều tại tuyến đường Trường Sơn, TP HCM. "Thật là chuyện xưa nay hiếm".
    Chuyện như đùa, nhưng lại hoàn toàn có thật. Mới đây, tại một cuộc họp với nội dung tuyên truyền Luật Giao thông tại khu vực đường Trường Sơn (quận Tân Bình), một số người dân đã không ngần ngại đề xuất ý kiến với một cán bộ cảnh sát giao thông cho phép họ đi ngược chiều tại tuyến đường Trường Sơn, khu vực cổng thu phí.
    Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều người dân còn đề nghị xẻ một vài đoạn vườn hoa giữa đường để bà con qua lại thuận lợi. Một số người dân lập luận: "Ai chẳng biết đi ngược chiều là nguy hiểm. Hành động này không những ảnh hưởng tính mạng của mình mà còn gây nguy hại cho người khác. Nhưng mấy chú nghĩ coi, mình chỉ cần "xẹt" qua đường có "xíu việc" mà phải đi một vòng vào cổng sân bay Tân Sơn Nhất thì lãng phí quá!".
    Theo quy hoạch, gần cổng thu phí có vòng xoay, nhưng vòng xoay này lại dành cho các loại phương tiện thuận chiều (vào sân bay) chuyển hướng; nghĩa là cũng ngược chiều với các phương tiện đi ngược từ sân bay ra. Cũng cần nhắc thêm, đây là đường cao tốc, các phương tiện, nhất là xe ô tô chạy với tốc độ khá cao. Mặt khác, đường Trường Sơn là một trong những đường đẹp ở thành phố, có bồn hoa ở giữa, do đó, việc cho phép chạy ngược chiều và xẻ một vài nơi trên tuyến đường sẽ ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và vẻ mỹ quan của thành phố. Chưa kể, với quy mô đường cao tốc, các phương tiện lưu thông với tốc độ cao, vì vậy, khi xẻ các đường ngang sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Cũng cần ghi nhận tinh thần chấp hành luật pháp của bà con khu vực này khi lên tiếng kiến nghị, xin phép những vấn đề trên nhưng nếu chỉ vì một chút thuận tiện nhỏ mà quên đi tính mạng của mình cũng như của người khác là điều khó chấp nhận. Đường Trường Sơn là cửa ngõ ra vào thành phố của khách quốc tế và nhân dân cả nước, do vậy mong bà con đang sinh sống ở khu vực này nêu cao hơn nữa tinh thần "mình vì mọi người" vì lợi ích của chính mình và của toàn xã hội. Có lẽ chuyện xin phép đi ngược chiều kiểu này mới chỉ duy nhất có ở Việt Nam ta.
    ANSOXVN
  2. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Chiều nay cụ về đâu?​
    Xong việc này, tôi sẽ về với tổ tiên. Đó là lời nói nghẹn ngào pha lẫn nước mắt của cụ Đào Thị Tũn, 82 tuổi, ở xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Vào độ tuổi "xưa nay hiếm" cũng như bao nhiêu người cao tuổi khác, lẽ ra cụ phải được nghỉ ngơi, vui cùng con cháu. Nhưng vì sao cụ phải về tận Hà Nội để "kể tội" đứa con mà mình đã dứt ruột đẻ ra?
    Quê gốc ở Tiên Lữ, Hưng Yên, do không chịu được cảnh "chồng chung" nên nZm 1963, cụ Tũn lên Thái Nguyên xây dựng kinh tế mới với hai bàn tay trắng và ba đứa con, hai trai một gái còn thơ dại. Hàng chục nZm trời vất vả, cụ khai phá được hơn 5000 m2 đất để trồng cấy nuôi con khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng cho các con. Người con cả của cụ bị điếc nặng cộng với cZn bệnh xơ gan giai đoạn cuối, người con gái lấy chồng xa trong hoàn cảnh nghèo túng nên cụ ở cùng con trai út là Lê VZn Quyết với hy vọng vợ chồng Quyết trông nom cụ lúc tuổi già. Nhưng quá trình chung sống, Quyết đối xử với cụ tàn tệ, nhiều lần Quyết bế cụ vứt ra đường, ngay cả cụ ông khi còn sống đã từng bị Quyết trói vào cây đánh đập. Tuy được anh em can ngZn nhiều nhưng Quyết vẫn không nghe.
    Tháng 5/2001 nhân ngày giỗ, cụ Tũn đưa đơn đến Toà án Nhân dân (TAND) huyện xin từ mặt đứa con của mình. Nhờ mọi người phân tích, khuyên bảo, vợ chồng Quyết đã "xin lỗi" cụ, để mẹ con đoàn kết sum họp, thấy vậy cụ cũng rút đơn khởi kiện. Nhưng chỉ được ít ngày, vợ chồng Quyết lại đối xử tệ bạc, buộc cụ Zn riêng, ở riêng, không cần quan tâm. Hết lZng mạ, lời ra tiếng vào, Quyết còn đánh đập mẹ và xúi các con mình chửi bà nội thậm tệ. Anh em, bà con hàng xóm, rồi đến chính quyền xóm, xã vừa can ngZn khuyên giải, vừa động viên Quyết nghĩ lại, nhưng Quyết vẫn chứng nào tật ấy. Cắn rZng, nuốt nước mắt vào lòng, một lần nữa, cụ Tũn nhờ người viết đơn gửi TAND huyện Võ Nhai can thiệp, từ mặt đứa con và xin chia tài sản. Đau xót, cụ khóc và nói: "Xong việc này, tôi sẽ về với tổ tiên"...
    Giải quyết không dứt điểm
    Từ tháng 9 đến tháng 11/2001, cả hai cấp Toà ở Thái Nguyên đã đưa vụ án ra xét xử và quyết định: cụ Tũn được quyền sở hữu một ngôi nhà gỗ lợp ngói xi mZng 4 gian và sử dụng đất vườn, đất ruộng diện tích 2678m2 mà cụ có công khai phá.
    Từ khi bản án có hiệu lực, cụ Tũn nhiều lần đến cơ quan thi hành án khẩn thiết đề nghị được thi hành án. Nhà ở và các tài sản của cụ đang bị vợ chồng Quyết chiếm giữ nên cụ phải đi ở nhờ nhà người quen, cuộc sống hết sức khó khZn. Đội Tuyên hành án (THA) huyện Võ Nhai đã tiến hành cưỡng chế lần thứ hai, vợ chồng Quyết mới chịu giao ba gian nhà ngoài cho cụ và xin ở nhờ cZn buồng trong thời hạn ba tháng (từ tháng 1 đến tháng 4/2002), cụ Tũn cũng đồng ý. Nhưng hết hạn, Quyết vẫn cố tình chây ỳ, không chịu giao trả nốt gian nhà cho cụ, trong khi cơ quan THA đã nhiều lần đôn đốc, song Quyết lại có thái độ chống đối, thách thức, không tuân thủ pháp luật nên đã bị cưỡng chế lần thứ ba vào ngày 02/8/2002. Từ đó, Quyết thường xuyên cùng vợ con tìm cách phá tài sản của cụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ Tũn cho biết, Quyết đã chín lần dùng dao, xẻng để phá tường, phá cửa sổ, ném gạch làm vỡ ngói, vứt chZn màn của cụ vào hố xí, phá bàn thờ không cho cụ cúng gia tiên, coi cụ không như con người.
    Về đất đai, Toà tuyên án cụ Tũn được Uỷ ban Nhân dân (UBND) huyện Võ Nhai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nhưng thực tế vợ chồng Quyết đã cấy lúa không thể lấy được. Quyết tuyên bố với anh trai, chị gái cũng như mọi người rằng: " Đứa nào vào mảnh đất này sẽ bị chém" . Không lấy được, cụ Tũn nhờ người viết di chúc, hiến toàn bộ đất đai sau khi cụ qua đời cho xã: xã không nhận; hiến cho huyện: huyện cũng không nhận nốt. Vậy thì còn ai giám làm chủ mảnh đất này?
    Nhiều lần cụ Tũn lang thang tìm đến các cấp chính quyền xã và huyện nhưng đều được trả lời: " Chúng tôi đã giải quyết rồi, thế là chúng tôi hết trách nhiệm"(?).
    Nhờ người chỉ lối, cụ tìm về Hà Nội kêu cứu. Anh lái xe ôm thương cảm đã đưa cụ đến các cơ quan có thẩm quyền và chỉ lấy cụ tiền xZng xe. Chị bán bánh ở phố Tràng Tiền biếu cụ tấm bánh Zn cho đỡ đói lòng. Còn tôi, khi viết những dòng này thấy xót xa cho số phận cụ Đào Thị Tũn, rồi cứ bZn khoZn đặt câu hỏi: vì sao cụ Tũn đã có đơn đề nghị xử lý hành vi ngược đãi của Lê VZn Quyết mà các cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Võ Nhai vẫn không xem xét? Lẽ nào lại để Quyết bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật, hành hạ cả về vật chất lẫn tinh thần người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình?
    Hình ảnh cụ Tũn xiêu vẹo, xách chiếc làn đựng quần áo đi giữa phố phường Hà Nội tấp nập cứ ám ảnh tôi. Tôi hỏi mà không muốn nghe cụ trả lời: "Cụ ơi, chiều nay, cụ về đâu?".
    ANSOXVN
  3. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Lần đầu tiên Việt Nam đZng cai Festival Âm nhạc đương đại châu A'
    Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu á (ACL) đã quyết định Việt Nam sẽ là nước đZng cai Festival Âm nhạc đương đại châu á 2005, dự kiến diễn ra vào tháng 10/2005 tại Hà Nội. Nhạc sĩ Trần Trọng Hùng - Chánh VZn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam đồng thời là đại diện ACL của Việt Nam - trò chuyện về Festival này.
    + Trước hết xin ông cho biết vài nét về Hiệp hội của các nhà soạn nhạc châu á?
    - ACL được hình thành từ nZm 1973 và đến nZm 1983 mới chính thức thành lập tại Nhật Bản. ACL là một sân chơi bổ ích, nhằm khuyến khích các nhà soạn nhạc châu á bộc lộ tài nZng của mình để tìm ra những phong cách sáng tác mới. Festival âm nhạc đương đại châu á được tổ chức mỗi nZm một lần tại các nước thành viên trong vòng bảy ngày. NZm 2003 sẽ tổ chức tại Tokyo - Nhật Bản (nhân kỷ niệm 30 nZm ngày thành lập Hiệp hội), nZm 2004 tại Telaviv, lsrael và nZm 2005 được tổ chức tại Việt Nam .
    + Từ khi được kết nạp vào ACL, nZm nào Việt Nam cũng có người tham dự Festival?
    - NZm 2001 (nZm đầu tiên) Việt Nam có nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (giao hưởng thính phòng viết cho oboe. piano và bộ gõ) và nhạc sĩ Nguyễn Xinh (concerto viết cho đàn bầu và dàn nhạc). NZm 2002, tôi được Bộ VZn hóa Thông tin cử đi làm đại diện. "Sản phẩm" mang theo là bản giao hưởng "Trở về với Điện Biên" và tác phẩm này được chọn để biểu diễn đêm bế mạc của Festival.
    + Vậy ai sẽ là đại diện cho Việt Nam tại Festival nZm 2003?
    - Hiện tại chúng tôi đang tiến hành việc thu thập tác phẩm, sau đó gửi đến trụ sở chính của ACL. Hội đồng nghệ thuật sẽ trực tiếp thẩm định và tuyển chọn những tác phẩm này. Kết quả được công bố vào thời gian gần diễn ra Festival.
    + Tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn thể loại các tác phẩm tham dự Festival của ACL?
    - ACL chủ yếu tập trung vào mảng khí nhạc, cũng có tác phẩm thanh nhạc (nhưng phải nằm trong cơ cấu của khí nhạc như oratorio, cantat...), âm nhạc điện tử và âm nhạc dân gian.
    + Hiện nay ở Việt Nam, số lượng nhạc sĩ viết khí nhạc còn quá ít, có nhiều người còn ngại đi theo hướng này và đặc biệt là với âm nhạc đương đại. Ông có cho rằng đây là một trở ngại lớn cho lần đZng cai đầu tiên này?
    - Chính vì vậy nên chúng tôi cũng rất lo, nhất là về số lượng tác phẩm. Đầu nZm 2002, Ban tổ chức đã có nhiều cuộc phát động, quảng bá trên toàn quốc nhằm thúc đẩy, khuyến khích các nhạc sĩ viết thể loại âm nhạc này. Ngoài ra, Ban tổ chức còn mở một số buổi nói chuyện về những hệ thống âm nhạc của thế giới cũng như việc tuyên truyền ngôn ngữ, phong cách của ACL tới người sáng tác để cho họ có thể tiếp cận và cảm nhận được mà hưởng tới. Tác phẩm mang âm hưởng và hơi thở của Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn cả. Vì là nước đZng cai, Việt Nam phải chiếm 1/3 số tác phẩm tham dự Festival mới có thể coi là thành công. Tuy nhiên, làm thế nào để hội đồng giám khảo quốc tế duyệt cho các nhà soạn nhạc Việt Nam chiếm một số lượng tác phẩm dự Festival như vậy là một việc không đơn giản. Chúng tôi muốn Festival tại Việt Nam vừa là ngày hội của âm nhạc, vừa là cơ hội để tập hợp tất cả các nhà soạn nhạc châu á lại với nhau để họ có dịp giao lưu, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm trong sáng tác. Điều quan trọng hơn cả là mở rộng tầm nhìn cho các nhà soạn nhạc Việt Nam đến được với nền âm nhạc đương đại thế giới.

    Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và vợ (nghệ sĩ Chiều Xuân) ​
    ANSOXVN
  4. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Báo chí nước ngoài viết về "Gái nhảy" ​
    Tự xưng là "Lolita Hoa", cô gái "bán hoa" trẻ đẹp nghiện heroin với hình xZm con **** ẩn hiện dưới lớp áo quần khêu gợi. Biết mình đã bị nhiễm HIV, nhưng cô vẫn tiếp tục "bắt khách" tại những sàn nhảy bốc lửa tại thành phố Hồ Chí Minh. Để có thuốc thoả mãn cơn nghiện, cô đã "đổi chác" mình cho một nhóm dân chơi Sài Gòn trên bãi biển và còn khoe: "Tối qua tao đã "tặng" cho 5, 6 thằng!".
    Đó là cuộc sống thực được lột tả trong "Gái nhảy" - bộ phim Zn khách nhất trong hơn một thập kỷ qua tại Việt Nam. Bộ phim xoáy sâu vào cuộc sống về đêm truỵ lạc và tràn ngập trong mùi rượu Whisky tại thành phố lớn nhất Việt Nam. "Gái nhảy" cũng là bộ phim trong nước đầu tiên đề cập đến sự bùng nổ của cZn bệnh thế kỷ AIDS.
    Nhưng "Gái nhảy" không chỉ là một bộ phim về cZn bệnh này mà còn được tán dương bởi tính chân thực ở từng lời thoại, những tình tiết dồn dập đầy kịch tính, một bức tranh hiện thực về những con nghiện và những cô gái "bán hoa" - những con người đang sống trong những cZn nhà ổ chuột. Và họ cũng chính là đối tượng lâu dài trong chiến dịch phòng chống tệ nạn xã hội của Chính phủ Việt Nam. Những nhân vật trong phim "Gái nhảy" xuất thân từ những gia đình giàu có hay bần hàn đều bị dụ dỗ bởi những kẻ chZn dắt gái và cả thái độ thờ ơ với xã hội.
    Một quan chức trong Uỷ ban phòng chống AIDS công nhận: "Bộ phim dã đi sâu vào lòng người hơn những buổi hội thảo và tờ ****". Một số nhà hoạt động xã hội cho rằng bộ phim làm mọi người nghĩ rằng AIDS chỉ lây qua hai con đường là mại dâm và tiêm chích. Hiện nay, đã có 59.000 người mắc bệnh AIDS (nhưng trên thực tế con số này lên đến 64.000 người) và con số tử vong chính thức vì bệnh AIDS là 4889 người. Ông Trần Đức Hoà - một quan chức của Tổ chức Y tế thế giới tại Hà Nội - đã nói: "Mọi người nghĩ rằng nếu bản thân không dính líu đến tệ nạn xã hội thì mình sẽ không bị lây nhiễm, nhưng thực tế mọi người đều có thể bị lây nhiễm HIV".
    Trong toàn bộ các cảnh quay của bộ phim, ta không hề thấy hình ảnh của những chiếc bao cao su hay những bức hí hoạ, biểu ngữ về chúng xuất hiện trên màn ảnh. "Gái nhảy" chỉ đề cập đến những mối nguy hiểm của cZn bệnh này mà chưa nêu ra những biện pháp phòng chống". Đạo diễn Lê Hoàng (47 tuổi) đã giải thích về điều này: "Tôi chỉ muốn mọi người nhận thức được hiểm hoạ của HIV để từ đó họ sẽ có những cách bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm".

    Cảnh phim "Gái nhảy" ​
    ANSOXVN
  5. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    "Bông sen vàng" của Hồ Tây kêu cứu!​
    Khắp chùa Kim Liên (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) bây giờ là những cột chống tạm bợ. Danh thắng nổi tiếng bên Hồ Tây này đang bị xuống cấp trầm trọng.
    Nhìn bề ngoài thì chùa Kim Liên vẫn giữ nguyên được dáng vẻ đường bệ. Đây là một ngôi chùa lớn, hai tầng mái, được xem là "Bông sen vàng" của Hồ Tây. Vốn là đất cung Từ Hoa cũ của triều Lý, chùa Kim Liên được xây dựng đồ sộ như hiện nay vào thời Lê và trở thành một danh thắng nổi tiếng bên Hồ Tây được ca ngợi hết lời trong "Tang thương ngẫu lục" của cụ Phạm Đình Hổ. Các tầng mái nhấp nhô, những đầu đao cong vút tạo cảm giác như các lớp cung điện trùng điệp như cùng hiện về trong thoáng chốc...
    Đấy là nét độc đáo của chùa Kim Liên, và chính nó giờ đây đã trở thành gánh nặng cho ngôi chùa: Trải qua gần 300 nZm, các kết cấu gỗ vốn được làm hết sức đồ sộ, nặng nề (có thể xem là đồ sộ nhất trong các chùa ở Hà Nội hiện nay) đã xuống cấp. Và các mối ghép ở các thanh ngang đỡ bộ vì nóc khổng lồ đã dãng ra, nếu chúng khuỵu xuống thì nguy cơ kéo đổ cả ngôi là cầm chắc.
    Khắp chùa là những cột chống tạm bợ, và dây rợ quây lại lằng nhằng. Dán đầy ở các cột là những tờ giấy cảnh báo "nguy hiểm, không đi lối này", "Tránh xa lối này...". Ngẩng lên mái thì một thanh ngang đồ sộ đã bị mối Zn sạch sẽ chỉ còn trơ mỗi lớp vỏ rỗng hoác!
    Trao đổi với chúng tôi, ông Phương - Trưởng phòng VZn hóa - Thông tin quận Tây Hồ - tỏ ra hơi e ngại việc một số nhà sư vẫn ở trong chùa. Ông cho biết, ngay từ nZm 2002, UBND quận đã chỉ đạo cho tổ chức di dời tượng phật và các đồ thờ tự ra khỏi chùa. Cũng theo ông Phương thì "không những kết cấu gỗ bị mối mọt, mà nhìn phía ngoài một mái đao cũng đã bị sệ. Khi cả khối mái chùa lớn như thế bị sệ thì cực kỳ nguy hiểm".
    NZm nay quận Tây Hồ đã lo được 60 triệu để "cứu chữa" chùa, nhưng qua khảo sát tình hình thì số tiền này chỉ như muối bỏ bể, thà đừng làm còn hơn. Các cán bộ quản lý vZn hóa cũng nghĩ thế và họ đang chờ hai dự án lớn tu bổ chùa Kim Liên, một của thành phố đang chỉ đạo triển khai và một của một số tổ chức nước ngoài đang xin được tài trợ. Tuy nhiên, nước xa không cứu được lửa gần. Điều cần thiết bây giờ là phải tZng cường gia cố chùa Kim Liên bảo đảm sự an toàn cho chính các nhà sư.
    ANSOXVN
  6. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Một di sản thế giới đang bị đe dọa[/center
    Khu đền Mahabodhi ở Bodhgaya (Â'n Độ) và cây bồ đề cổ thụ ở đó vừa được UNESCO xếp vào danh sách "Di sản vZn hóa của nhân loại" từ cuối nZm 2002. Cây bồ đề ấy đã trở thành hình ảnh tượng trưng và được thể hiện trên vô số tranh tượng trong các công trình Phật giáo từ Afghanistan đến Nhật Bản... Nhưng trớ trêu thay, đúng vào lúc "cây Phật" này được coi là Di sản vZn hóa thế giới thì số phận của nó đang được đếm từng ngày, chỉ vì lòng ngưỡng mộ của khách hành hương là bất tận và... "bất trị"!
    Chuyện kể ngày xưa hoàng tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) là con vua Suddohodana của bộ tộc Shakya ra đời nZm 644 (có nơi chép là nZm 540) trước Công lịch tại Lumbini nằm ở vùng Đông Bắc Â'n Độ và Nepal. Không tìm thấy hạnh phúc trong nhung lụa và cuộc sống triều đình, hoàng tử bỏ nhà ra đi nZm 29 tuổi, ở độ tuổi ít nhiều đã nắm được chân lý "sinh, lão, bệnh, tử" của kiếp người.
    Được các vị chân tu khổ hạnh theo đạo truyền thống Â'n Độ cho nhập môn, ông học thiền định và sống ép xác theo các sư phụ của mình. Bảy nZm trôi qua, thất vọng vì vẫn chưa đắc đường tu, ông lại cất gót lên đường lần nữa.
    Con đường lang thang trong cô đơn đưa ông đến vùng rừng thiêng Uruvela (nay là Gaya thuộc bang Bihar ở Bắc Â'n Độ). Tìm thấy một cây bồ đề, ông ngồi thiền dưới gốc cây đó và sau 3 ngày đã đạt tới độ siêu thoát, ngộ ra tính vô thường của cuộc đời-sự ra đời của đức Phật Tổ thông suốt mọi lý lẽ.
    Đức Phật ngồi thiền thêm 7 tuần nữa để chiêm nghiệm rồi lên đường truyền bá chân lý: đạo Phật, một trong những tồn giáo mạnh nhất của loài người ra đời từ thời điểm ấy. Nơi đức Phật ngộ đạo dưới gốc cây bồ đề là một trong 4 thánh địa tối linh đối với các tín đồ (ngoài Lumbini - nơi ông chào đời, Saranath - nơi truyền giáo lần đầu, và Kushinager - nơi đức Phật nhập Niết bàn).
    NZm 250 trước Công lịch, hoàng đế Asoka cho xây tại đây một ngôi đền. Được xây dựng lại ở thế kỷ II, ngôi đền từ đó mang danh Mahabodhi và được tu bổ vào các nZm 1079 , 1157 và 1882. Ngọn tháp vuông cao 54 mét có một chóp nhọn chứa di hài của đức Phật. Trong tháp có bức tượng Phật khổng lồ với niên đại 1.700 nZm, và trước mặt tượng là ảnh thần Shiva Linga của Â'n giáo: người Â'n Độ tin rằng Phật Thích Ca cũng là hóa thân của thần Vishnu. Chính vì tẽ đó, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là nơi hành hương của đông đảo tín đồ Phật giáo và Â'n giáo mỗi nZm.
    Vì ý nghĩa tôn giáo trọng đại cũng như tính độc đáo về kiến trúc gạch nung đầu tiên với những bức phù điêu rất độc đáo ở đất này, đền Mahabodhi nZm ngoái được đưa vào danh sách UNESCO về Di sản vZn hóa của nhân loại. Ai đã đến Bồ Đề Đạo Tràng cũng có dịp vào lễ ở Việt Nam Quốc Phật Tự với Quan Am Đài mang dáng chùa Một Cột do thầy Huyền Diệu và một số đệ tử người Việt trông nom. Công trình này tọa lạc trên một khu đất 3ha, cách cây bồ đề nọ 2km về phía Tây Nam, tuy nhiên mới chỉ khai trương hai dãy pháp xá để tiếp khách thZm viếng và trú ngụ. Sau khi xây xong, sẽ có thêm tháp chuông với chuông Đại Hồng nặng 2,5 tấn và trống sấm đường kính 2 mét. Hầu như tất cả cây cỏ ở đây từ vải, mít, táo cho đến thiên lý, mai chiếu thủy... đều do đem giống từ Việt Nam sang trồng.
    Phía sau đền Mahabodhi là cây bồ đề linh thiêng của đức Phật Thích Ca hay nói cho đúng hơn là hậu duệ của gốc cây thiên định này: Hồi thế kỷ III trước Công lịch người ta đã chiết ra một cành đem trồng tại thánh địa Anuradhapura (Sri Lanka), từ cây bồ đề này lại chiết ra một cành đem về trồng tại đất cũ và tồn tại đến tận bây giờ. Sử sách chép lại việc cây này bị các tín đồ Â'n giáo cực đoan chặt và đốt phá nhiều lần, nhưng vẫn mọc lại và xanh tốt phi thường.
    Nhiều triết gia và thiền sư thông thái như Buddhajnana, Vilamamitra, Nagarjuna, Padmasambhava đã từng sống và tham thiền ở dưới gốc cây này.
    Nhưng di tích này đang bị đe dọa nghiêm trọng, không phải vì lý do tuổi tác (vì giống cây bồ đề với tên khoa học là ficus religiosa vốn có tuổi thọ rất cao) mà chỉ vì mỗi ngày đền Mahabodhi đón tiếp khoảng 2.000 khách hành hương đến viếng thZm. Họ bao giờ cũng tận tụy làm thủ tục cho cây "Zn" bằng sữa tươi, sữa chua và bôi bơ lỏng lên thân cây, chất đầy kẹo bánh dưới gốc làm thu hút các loại rệp hại cây. Những tán lá xanh bị bao phủ đêm ngày bởi vô số bó nhang và đèn dầu thắp dưới gốc, và những dây cờ đuôi nheo Tây Tạng luôn đắp kín thân cây...
    Mặt trái của lòng thành kính vô hạn là hậu quả đã nhãn tiền: lớp vỏ cây bị khô quắt, tán lá xanh hầu như không còn không khí để thở, và côn trùng - do người ta không được phép dùng thuốc phun mang tính sát sinh - tự do sinh sôi nảy nở.
    Những biện pháp kêu gọi của nhà cầm quyền cũng như lớp hàng rào nhiều lần dựng lên quanh gốc cây không đem lại hiệu quả, bởi chính các nhà sư đây không muốn ngZn tín đồ biểu hiện lòng thành qua việc dâng đồ thờ cúng và treo cờ. Phải chZng đối với họ, sự tĩnh tại của nhà chùa hình như không quan trọng bằng cảnh ồn ã của người đời?
    Cây bồ đề linh thiêng đang có nguy cơ tận số. Một ủy ban đặc biệt được lập ra để theo dõi tình trạng cây, và họ phải lên tiếng báo động là trái với quy luật thông thường, lần đầu tiên trong mùa Đông vừa qua tình trạng rệp cắn lá không hề thuyên giảm - bằng chứng khá chắc chắn cho cái chết cận kề.
    Nếu không còn cách nào cứu sống cho cây) có lẽ người ta lại phải nhớ lại nguồn gốc của cây từ Sri Lanka và kiếm cách xin lại một cành chiết của cây bồ đề ở đó để trồng lại?
    ANSOXVN​
  7. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Bí ẩn về 2 vị thiền sư​
    Dự án tu bổ và bảo quản 2 pho tượng cổ: Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã được khởi công ngày 18/4 tại Chùa Đậu (Hà Tây) với số vốn 310 triệu đồng. Đây là dự án tu bổ tượng cổ đầu tiên được Nhà nước cấp 100% kinh phí và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ngành.
    Cách đây hơn 300 nZm, 2 vị thiền sư đã đắc đạo tại chùa Đậu rồi viên tịch và trở thành 2 pho tượng cổ này. Do tuổi thọ của 2 pho tượng rất lâu đời nên không ai có thể biết đích xác được những việc xảy ra từ ngày ấy. Mọi chuyện đều được kể từ người này sang người khác. Hiện có rất nhiều giả thiết đưa ra để giải thích về sự tồn tại của cơ thể 2 con người trước sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian và khí hậu. Cách đây 20 nZm, các nhà khoa học đã vào cuộc để giải thích về hiện tượng lạ của 2 bức tượng. Các xét nghiệm, nghiên cứu được thực hiện một cách thận trọng và kết luận cuối cùng của các nhà khoa học lại càng làm tZng sự chân thực của phật giáo và...
    Trước tiên chúng ta nhìn nhận vấn đề này trên góc độ khoa học. Ngày 3/5/1983, các nhà khoa học của Viện Khảo cổ, trong đó có PGS-TS Nguyễn Lân Cường đã đưa thi hài 2 vị thiền sư đi xét nghiệm, chụp X quang và đưa ra một số kết luận:
    1. Không có cốt bằng kim loại ở bên trong.
    2. Đốt sống và các xương khác không đính với nhau bằng các chất dính.
    3. Xương cổ tay và xương cổ chân, xương đốt, xương bàn tay và các xương khác nằm đúng vị trí giải phẫu học.
    4. Toàn bộ pho tượng thiền sư chỉ nặng có 7 kg, có chiều cao ngồi 57 cm và không có bất kỳ vật gia cố nào bên trong cơ thể.
    Qua kết luận này cho thấy, thi hài của 2 vị thiền sư có thể tồn tại sau vài trZm nZm mà không cần gia cố, cho thuốc vào bên trong cơ thể. Thi hài còn gần như nguyên vẹn là do những lớp sơn ta và giấy bồi quét lên cơ thể sau khi viên tịch. Phương pháp này được các nhà khoa học của Viện Khảo cổ đặt lên là tượng táng. Hiện nay trên thế giới có 6 phương pháp mai táng: Huyền táng, Thổ táng, Thuỷ táng, Thiên táng, Hoả táng và Tượng táng.
    Về góc độ là khoa học là như vậy, còn trong tâm linh của các phật tử thì lại có một khái niệm khác ngự trị. Trong phật giáo, vấn đề này lại được giải thích hoàn toàn khác. Theo như lời của vị sư chủ trì chùa Đậu, đại đức Thích Thanh Nhung thì: "Hai vị thiền sư sau khi đắc đạo để lại Toàn Thân Xá Lợi. Xá lợi có nghĩa là đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí, thời gian bào mòn. Quy luật của vũ trụ là vật chất không mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, trong Phật giáo còn gọi là Thành, Trụ, Hoại, Không. Xá lợi không bị chi phối bởi không gian, thời gian và quy luật của vũ trụ". Chính vì vậy, 2 pho tượng được coi là quốc bảo thiêng liêng và nhận được sự cung kính như Đức phật sống. Tuy nhiên đạo Phật cũng có nói, Xá lợi chỉ để lại trên trái đất 5-10% của toàn thân Xá Lợi nên khi đó sẽ gọi là toái thân Xá Lợi.Việc để lại toàn thân Xá Lợi tồn tại với thời gian nào đó như: 10 nZm, 200 nZm hay 2000 nZm... là do chính bản thân Thiền sư quyết định. Khi đó, toàn thân Xá Lợi sẽ chuyển về toái thân Xá Lợi.
    Tục truyền rằng, xưa kia nhân dân quanh vùng thường gọi thiền sư Vũ Khắc Minh là nhà sư rau bởi quanh nZm ông chỉ Zn rau. Trước khi mất, ông ngồi vào trong am để tụng kinh, mang theo 1 chum nước và một chum dầu để thắp. Ông dặn các đệ tử ''Sau 3 tháng 10 ngày, nếu không nghe thấy tiếng gõ mõ tụng kinh nữa mới được mở cửa am ra. Nếu thi thể của ta còn được nguyên vẹn thì lấy sơn ta bả lên người, còn nếu đã bị hôi thối thì dùng đất lấp am". Nếu tục truyền là đúng thì cái chết hoàn toàn được thiền sư Vũ Khắc Minh biết trước. Ông đã làm những việc gì trong am trong suốt 3 tháng 10 ngày để rồi giữ được thi hài cho đến nay thì không người nào được rõ. Trong giới phật tử thì cho rằng: 2 vị thiền sư đã tu luyện được "lửa tam muội", một loại lửa trong phật giáo có thể chiến thắng mọi tác động bên ngoài và trường tồn với thời gian. Cách giải thích này cũng không phải không có lý bởi hiện 2 vị thiền sư vẫn giữ được tư thế ngồi thiền như trước khi viên tịch.
    Tuổi thọ của bức tượng thì các nhà khoa học đã tính được là hơn 300 nZm nhưng những lớp sơn ta bả lên thi hài 2 vị thiền sư ở thời điểm nào thì khó mà tính nổi. Khoa học ngày nay cho rằng, muốn ướp xác phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện: Phải có thuốc; Phải hút ruột, hút óc; Phải để xác trong hòm kín. 2 pho tượng cổ của Việt Nam lại không có một trong 3 điều kiện này. Hơn thế, thời điểm sơn ta được quét lên thi hài 2 vị thiền sư theo truyền lại là sau đó vài chục nZm. Đáng lẽ các đệ tử của ông không bả sơn lên thi hài nếu như lớp áo bên ngoài bị ẩm, rơi rụng và thiền sư chỉ còn da bọc xương. Các đệ tử mặc cho thiền sư nhiều lớp áo sơn ta và đến nay cũng trầy xước đôi chỗ.
    Trong hai pho tượng thì pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh có tuổi thọ lâu hơn và còn nguyên vẹn hơn. Bà con ở đây kể lại: "Pho tượng thiền sư Vũ Khắc Trường bị 2 tên lính Pháp dùng batoong gõ vào đầu gối cho vỡ ra xem có xương thật ở trong không, thấy có xương chúng mới chịu bỏ đi. Sau đó một trận lụt vào tới cửa am đã huỷ hại phần chân của thi hài. Chúng tôi rất lo cho thi hài của 2 vị thiền sư khi Nhà nước đã quan tâm tu sửa bảo quản nên rất mừng". PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Chủ nhiệm dự án cho biết: "Qua một thời gian dài nghiên cứu phương án thi công, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các ban ngành. Dự án luôn phải đảm bảo tính khoa học với các công nghệ tiên tiến, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của địa phương. Đồng thời phải kết hợp hài hoà giữa các giá trị vZn hoá các yếu tố tín ngưỡng tâm linh".
    Dự án được thực hiện trong 2 giai đoạn và lễ khánh thành sẽ thực hiện vào cuối tháng 10/2003. Khi dự án kết thúc, 2 pho tượng sẽ yên toạ trong 2 ***g kính chân không và bên trong có một số hoá chất để khử vi trùng. Hy vọng rằng dự án thành công tốt đẹp và 2 pho tượng sẽ trường tồn mãi với thời gian và tâm linh của các phật tử.
    ANSOXVN
  8. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Tổ chức lễ hội Làng Sen toàn quốc nZm 2003​
    Ngày 7/5/2003 tại Hà Nội, Cục VZn hóa Thông tin cơ sở (Bộ VZn hóa Thông tin) và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã họp báo giới thiệu Lễ hội làng Sen toàn quốc nZm 2003 tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An từ ngày 17 đến 19/5/2003 tại Nghệ An quê Bác.
    Ban tổ chức Lễ hội làng Sen 2003 cho biết: ngày 18/5 tại thành phố Vinh, tổ chức khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh. Tượng đài Bác Hồ cao 18 mét làm bằng đá Granite đặt tại quảng trường rộng gần 11 ha. Lễ hội làng Sen 2003 được mở rộng hơn trước tại làng Sen, thị trấn Nam Đàn,thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và một số địa điểm khác. Tại Lễ hội có nhiều hoạt động vZn hóa vZn nghệ, thể thao phong phú và hấp dẫn với sự tham gia của Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trung ương, Nhà hát Tuồng Trung ương, Nhà hát Tuồng Khánh Hoà, Nhà hát Dân ca Nghệ An, Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc, Đoàn ca múa Hoà Bình, Đoàn ca múa Quảng Ngãi, Đoàn ca kịch Huế. 10 đoàn nghệ thuật không chuyên cũng tham gia biểu diễn nghệ thuật, gồm các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Kạn, Bình Thuận, Gia Lai, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc TrZng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Sơn La.
    Tại lễ hội còn có triển lãm sách, tranh tượng và một số hình ảnh Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Việt Nam,hình ảnh về lễ hội các dân tộc Việt Nam do Cục Xuất bản, Vụ Mỹ thuật, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Trung tâm triển lãm vZn hóa nghệ thuật Việt Nam, Thư viện tỉnh Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh tổ chức. Cục Điện ảnh chiếu 2 bộ phim truyện về Bác Hồ, gồm "Hà Nội - Mùa Đông nZm 46" và "Hẹn gặp lại Sài Gòn"; 2 bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh - chân dung một con người" và "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc" và tổ chức giao lưu giữa khán giả với các nghệ sĩ tham gia các bộ phim này.
    Tại lễ hội còn có hội trại của thanh thiếu niên thành phố Vinh, thả diều Huế và các sinh hoạt vZn hóa dân gian...
    ANSOXVN

Chia sẻ trang này