1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

các tình huống tranh chấp tội danh

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hoakhongtim, 20/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    các tình huống tranh chấp tội danh

    tình huống:
    ?oThản nhiên móc điện thoại của ban gái đem đi cầm rồi còn ?ohiên ngang? kêu ban gái đến lấy biên nhận để tự đi chuộc đồ về. Tội gì?
    Sáng 26/7, TAND Q3 (TP.HCM) đã xét xử sơ thẩm bị cáo N.Q.A. về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Sau phần xét hỏi, TA đã quyết định hoãn xử, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung vì có nhiều tranh cãi về tội danh dành cho bị cáo.
    N.Q.A. có quan hệ tình cảm với chị N. Cả hai xài chung điện thoại và A. thường xuyên được chị N. cho mượn tiền.
    Chiều 10-11-2005, A. lại mượn chị N. 100K nhưng N. không cho vì sợ A. sẽ dùng tiền để mua heroin. Thế là A. chộp chìa khóa chị N. để trên tủ. Chị N. đòi lại được và bỏ ra phía sau. Lúc này, A. đi theo và rút điện thoại chị N. để ở túi quần sau nói là mượn để sử dụng. Nghi ngờ, chị N. không cho và giằng lại. A. liền xô chị N. té và chạy ra ngoài lấy xe đạp của chị N. bỏ đi. Chị N. chạy theo giữ xe lại nhưng do sức yếu nên không thể cản được.
    Sau đó, N. đem chiếc điện thoại đi cầm để tiêu xài, còn ?ohiên ngang? gọi điện thoại gặp chị N., đưa biên nhận để chị N. tự đi chuộc điện thoại. Chị N. làm đơn tố cáo đến công an.
    Ở đây, việc An phạm tội đã quá rõ. Tuy nhiên, bị cáo phạm tội gì thì cho đến nay vẫn còn hai luồng quan điểm.
    Quan điểm thứ nhất (cùng quan điểm VKS) cho rằng xử lý A. về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là đúng. Bởi bị cáo có hành vi công khai lấy điện thoại trước sự chứng kiến của chủ sở hữu (chị N.) mà không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của chị N. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ An ?otự nhiên? thò tay móc ĐTDĐ từ túi quần của bạn gái và dù bị nhìn thấy mà vấn không bị kháng cự quyết liệt. Sau khi đi cầm, bị cáo còn ?ohiên ngang? trả lại giấy biên nhận, nói người bị hại tự đi chuộc lấy điện thoại về.
    Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng An phạm tội cướp giật tài sản mới chính xác. Bởi trong lúc đang giằng co, An đã xô chị N té để bỏ đi, thể hiện sự công khai, nhanh chóng giật tài sản trong tay người khác mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần chủ sở hữu. Sau đó, mặc dù chị N chạy ra níu xe đạp lại nhưng An vẫn dùng sức khỏe giằng ra thoát đi được.
    © Pháp luật Thứ tư số 123 (1192) ngày 16/8/2006 ?" Mượn điện thoại ban gái , Trọng Mạnh?
    --------
    Trong tình huống kể trên, do không biết cụ thể kết luận điều tra là gì, nhưng dựa theo dấu hiệu ?orút điện thoại chị N để túi quần sau nói là mượn để sử dụng? của An, em thấy hành vi trên cũng có hơi hướm của tội danh lừa đảo. Vì An đã dùng thủ đoạn lời nói thuyết phục chị N tin rằng An chỉ mượn điện thoại để sử dụng như mọi lần, do trước đó An cũng đã từng sử dụng điện thoại của chị N. Tuy nhiên, có thể tính chất lừa đảo đã có thể chuyển đổi từ khi chị N nghi ngờ và giằng lại. Còn về tội danh cướp giật tài sản thì cũng dựa vào tính câu nói mượn điện thoại để sử dụng của An mà đã không cấu thành. Vì cướp giật có tính chất nhanh chóng, công khai và bất ngờ đối với chủ sở hữu, An đã thông báo về hành vi lấy tài sản thì tính chất bất ngờ cũng mất đi.
    Còn theo các bác thì giải quyết tranh chấp tội danh ở tình huống trên như thế nào thì ổn ạ.
    ?oĐiều 136 BLHS 2000: Tội cướp giật tài sản: 1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm??
    ?oĐiều 137 BLHS 2000: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: 1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác? bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm??
    ?oĐiều 139 BLHS 2000: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 1. Người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản người khác? bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm??
    hì, nếu là lừa đảo thì có thể chỉ bị phạt cải tạo kô giam giữ thôi. Kô biết bác An ấy có nhã ý mời iem đi bão chữa hộ kô nhỉ
  2. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    tôi loại trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản đầu tiên. sở dĩ như vậy bởi vì dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm không thỏ mãn.mặt khách quan của tp LDCĐTS là bằng thủ đoạn gian dối, làm cho người khác tin một điều không có thật để người đó tự nguyện trao tài sản cho mình. điều đó có nghĩa là việc chiếm đoạt tài sản bằng chính thủ đoạn gian dối mới thoả mãn.
    tôi cũng loại trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản. sở dĩ như vậy bởi vì cũng xăn cứ vào mặt khách quan của tội phạm này. do điều kiện khách quan mà chủ tài sản biết rằng tài sản của mình bị chiêm đoạt nhưng không làm gì được. khi hành vi rút điẹn thoại của chị N để ở túi quần sau được đối tượng thực hiện thì chị N biết và vẫn có khả năng ngăn chặn. và thực tế chị đã ngăn chặn bằng hành vi đòi lại điẹn thoại.
    vì vậy trường hợp này không phải là lừa đảo hay công nhiên.
    thực tế ban đầu nếu hành vi rút điẹn thoại của đối tượng mà chị N không biết, có nghĩa là đối tượng đã lợi dụng sơ hở của chủ tài sản để lấy tài sản mà họ không biết. trường hop này là tội trộm.
    sau hành vi rts điẹn thoại, chị N biết và dòi lại. đối tượng không bỏ chạy. trong khi đó một dấu hiệu quan trọng cua tội cướp giật là đối tượng thực hiện hành vi chụp giật và bỏ chạy. như vậy tôi cũng loại trường hợp cướp giật.
    theo tôi, sau khi thực hiện hành vi rút điện thoại của chị N, đối tượng không những không trả theo yêu cầu của chị N mà còn có hành vi xô chị ngã. điều đó chứng tỏ đối tượng đã sử dụng vũ lực.
    tôi cho rằng trường hợp này đối tượng đã phạm tội cướp tài sản.
    ý kiến các bạn thế nào?
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =========================
    Tôi cũng đồng quan điểm Cướp TS theo k1, Điều 133. Ở đây khó lập luận là Lừa hay Công nhiên được. Có lẽ các CQ THTT trong quá trình ĐT, truy tố quá tập trung vào mối quan hệ và hành vi trước đó giữa bị can và bị hại. Cái khó ở đây là cách mà bị can có được tài sản: nó nằm ở ranh giới giữa đặc trưng của công nhiên, lừa, cướp giật... Tuy nhiên có trong trường hợp này tuy bị can đã có được tài sản nhưng vẫn không thoát khỏi sự quản lý, định đoạt của bị hại (cho mượn ĐT để gọi, xong thì trả lại chứ không thể tiếp tục chiếm hữu). Do vậy động thái đòi lại tài sản của bị hại chứng minh rất rõ ý thức và mặt khách quan trong việc khẳng định quyền chiếm hữu, định đoạt của mình. Điều này cho thấy thực tế tài sản tuy nằm trong tay bị can nhưng vẫn chưa thoát sự quản lý của chủ sở hữu.
    Trong nhóm tội danh của chương Xâm phạm sở hữu có đặc trưng riêng là có sự chuyển hoá tội danh theo diễn biến hành vi phạm tội. Đều có mục đích tư lợi như nhau nhưng lén lút thì Trộm, yếu tố gian dối thì Lừa... và tất nhiên ở đây, khi người bị hại có ý thức chống cự nhưng đã bị "dùng vũ lực" (xô ngã, đẩy không ch níu xe...) làm cho không thể giữ lại tài sản. Theo tôi vấn đề chính nằm ở chỗ này, nó rõ hơn là cứ tập trung vào cách thức nhận tài sản và mối quan hệ giữa bị can và bị hại cũng như tình tiết chỉ cho chủ sở hữu đến tiệm cầm đồ để chuộc lại. Xin thưa: tình tết này chẳng ảnh hưởng đến việc định tội danh cả, vì tội phạm đã hoàn thành kể từ lúc đối tượng dùng vũ lực đối với chị N để chiếm đoạt tài sản.
    Vài dòng trao đổi cùng các bạn.
    Được khoiks sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 21/08/2006
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trùi ... chuyển thành cướp lun à, bạn khói khờ ...

    Thế lúc bị xô ấy, chị N có bị tê liệt lun về ý chí phản kháng trước hành vi dùng vũ lực ấy không nhỉ, ... vì chị ta còn ráng lao theo để đòi lại mừ ...

    Rùi lúc lao theo để đòi lại ấy, giả sử chị ta chụp được cái xe đạp đi, nhưng sức ép không giành lại được, thế về mặt tâm lý, chị ấy có bị hành vi dùng vũ lực khuyến cho chị ta sợ hãi mà để hắn ta mang điện thoại đi không nhỉ ...
    Thiệt tình ...
    Cô ngốc xít học ngành thương mại, bi chừ nói chuyện về hình sự nghe chán phèo ...

    Về gởi sách giáo khoa ra đọc lại đi ... Về mối quan hệ giữa hành vi dùng vũ lực và tâm lý người bị hại ấy.
    Chết thật ... Trẻ con thế này thì hỏng rùi.

  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1

    Trùi ... chuyển thành cướp lun à, bạn khói khờ ...

    Thế lúc bị xô ấy, chị N có bị tê liệt lun về ý chí phản kháng trước hành vi dùng vũ lực ấy không nhỉ, ... vì chị ta còn ráng lao theo để đòi lại mừ ...

    Rùi lúc lao theo để đòi lại ấy, giả sử chị ta chụp được cái xe đạp đi, nhưng sức ép không giành lại được, thế về mặt tâm lý, chị ấy có bị hành vi dùng vũ lực khuyến cho chị ta sợ hãi mà để hắn ta mang điện thoại đi không nhỉ ...
    Thiệt tình ...
    ====================
    Bây giờ nghe phán: hành vi dùng vũ lực phải làm cho người bị hại sợ hãi, tê liệt ý chí mới phạm tội cướp có vẻ giống như là phải có xác chết mới cấu thành tội giết người quá!
    Sợ hãi, tê liệt ý chí hay không là còn tuỳ thuộc vào tâm lý và bản lĩnh từng người, từng trường hợp cụ thể. Xu thế chung là chủ sở hữu luôn cố bảo vệ TS của mình, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ vũ lực và đe doạ dùng vũ lực của bị can nữa. Ở đây, hành vi dùng vũ lực (xô, đẩy) nhưng chưa đến mức quyết liệt nên N vẫn còn ý thức bảo vệ TS. Chả lẽ luật k cho phép người bị hại chống trả kẻ cướp sao?!
    Cướp TS là tội danh có cấu thành hình thức, về mặt ý chí chủ quan, khi đối tượng có hành vi dùng vũ lực, hoặc đe doạ là nhằm mục đích làm tê liệt ý chí của chủ sở hữu. Tuy nhiên, như trên đã nói: việc đạt được như ý chí chủ quan của kẻ phạm tội lại phụ thuộc vào yếu tố khách quan, đó là tâm lý của nạn nhân chứ không hẳn "muốn là được".
    Trong thực tế, có rất nhiều vụ cướp mà sau khi bị dùng vũ lực, nạn nhân vẫn cố gắng chống trả để bảo vệ tài sản nên một lần nữa bị kẻ thủ ác tiếp tục tấn công. Xin hỏi: chả lẽ trong những trường hợp như thế, vì bảo rằng do nạn nhân chưa bị tê liệt ý chí, hành vi nên không cấu thành tội cướp?! Trời, nếu thế thì tôi chuẩn bị đồ nghề để đi cuớp đây.
    Trở lại tình huống cụ thể đang bàn, hành vi của bị can đã cấu thành kể từ lúc dùng vũ lực lần đầu tiên chứ không phải đợi đến giai đoạn chạy ra xe đâu. tuy nhiên, do chưa nắm hết tất cả tình tiết vụ án, khó mà khẳng định 100% là khoản 1 Điều 133 hay k2 Điều 136 được. Qua kinh nghiệm cá nhân tôi, ranh giới giữa "hành hung để tẩu thóat" và "Dùng vũ lực" là rất mong manh. Nó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của bị can và cả nhận thức pháp lý của người áp dụng pháp luật. Chỉ cần có một vài lời khai, một ít dấu vết để lại hiện trường, trên các vết thương... cũng có thể chuyển hoá từ cướp giật k2 thành cướp k1 hay ngược lại rồi.
    Cuối cùng tôi xin kể 1 ví dụ này:
    Có con nghiện dự tính đi cướp để thoả mãn cơn thèm thuốc của mình. Nó mang dao, núp vào chỗ khuất chờ khi nào có người sẽ ra tay... Lát sau cũng có người đến, nhưng xui cho nó, nạn nhân lại là kiện tướng quốc gia về Taekwondo, và, Hậu quả thế nào thì mọi người đoán ra rồi: một mớ bông băng + ngủ đêm tại nhà tạm giữ. Tập một là thế.
    Tập hai, con nghiện được tặng 06 cuốn lịch block để dành bóc từ từ.
    To fsai: lần sau, trước khi chê bai người khác thì nên kiểm tra thật kỹ kiến thức của mình, nhé!
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    He he ...
    Hôm nay rảnh, phải dạy dỗ tên khói khờ vài bài học vỡ lòng về tranh luận để hắn kô phán bậy bạ.

    1. Các quan điểm trong một vụ việc cụ thể không đúng với mọi trường hợp. Oki chưa nào ???
    Điều này có nghĩa rằng, cái vụ quan hệ tâm lý người bị hại - hành vi dùng vũ lực trong trường hợp này kô đương nhiên áp dụng cho các trường hợp khác.
    Đồng ý chưa nào ???

    2. Tôi cướp có cấu thành hình thức. Đúng.
    Tức là :
    Chỉ cần có hành vi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc) + mục đích chiếm đoạt tài sản = cướp.
    Đúng lun.
    Tuy nhiên, mỗi vụ việc là một trường hợp đặc thù, không thể cứ gọt chân cho vừa giày như kiểu của bạn - một cách mà các cơ quan tố tụng hay làm hiện nay. Phải phân tích thực tế vụ việc này dưới nhiều khía cạnh và theo quan điểm của tớ, tâm lý người bị hại trong trường hại này là một căn cứ quan trọng.

    3. Hãy đọc kỹ những lời chọc ghẹo, lên án của tớ với iem hoakhongtim - ngốc xít về việc cô ấy gán cho vụ việc này các tội danh gì ...
    4. Cuối cùng, hãy đọc kỹ lại đi :
    Tranh luận hiện nay của các cơ quan tố tụng về tội danh là :
    a. Công nhiên chiếm đọat;
    b. Cướp giật
    Bạn có quyền tranh luận thêm rằng đây là : cướp. Oki lun ??? Đó là quyền của bạn.
    Tuy nhiên, hãy nhìn vụ việc cụ thể này xem nó như thế nào :
    - Có sự tách biệt giữa tài sản và người bị hại hay kô khi điện thoại nằm trong túi quần người bị hại;
    - Hành vi dùng vũ lực để kiểm soát tài sản thể hiện khá yếu : không có sự xuất hiện của hung khí mà chỉ dùng chân tay.
    Rồi hành vi dùng vũ lực để chống trả khi tẩu thoát ra sao nhỉ, có nhằm hướng đến sức khỏe, tính mạng của người bị hại để loại bỏ khả năng ngăn chặn của họ ngay lập tức hay không. He he ...
    Nếu chỉ giới hạn ở biểu hiện cụ thể của hành vi thì chưa đủ nhận thức được bản chất của nó vì hành vi do con người thực hiện, mà con người là chủ thể có cảm xúc.
    Điều này có nghĩa rằng, những yếu tố :
    + Quan hệ giữa bị cáo và người bị hại : thân mật, yêu đương (người bị hại là bạn gái của bị cáo );
    + Tâm lý người bị hại tại thời điểm đó;
    Vậy thì, bạn khói khờ ạh ...
    Những yếu tố này, trong trường hợp cụ thể này, phản ánh mức độ dùng vũ lực để có thể chuyển hóa tội danh trong cái giới hạn mong manh mà bạn đề cập đấy.
    P.S : Tớ không quan tâm tội danh trong trường hợp này là cái quái gì và tớ cũng không hứng thú với nhà khói khờ.

    Tớ chỉ hứng thú với iem hoakhongtim - ngốc xít trong cái sự nghiệp phát triển kỹ thuật pháp lý của cô ấy thui.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 23/08/2006
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
  9. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Dạ, thật ra cái tội danh lừa đảo là em giả dụ vậy thôi. Vì phân tích ra, để ghép vào tội lừa đảo thì ý đồ chiếm đoạt tài sản xuất hiện trước hành vi, người thực hiện hành vi lừa đảo sẽ dùng thủ đoạn khiến người bị hại tin tưởng, tự nguyện ?ogiao nộp? tài sản? Cho nên, giả dụ nha, trong trường hợp này, nếu A. bảo là ?omượn điện thoại sử dụng? nhưng kô thò tay lấy điện thoại (còn trong đầu có dự định lấy trước khi chị N. đưa kô thì chỉ có A. biết thôi) thì chị N. lấy ra đưa A., A. vừa cầm điện thoại tính quay người đi khỏi thì chị N. sinh nghi giằng lại liền? Như vậy thì có cấu thành tội lừa đảo không ạ? Khi mà sự việc xảy ra sau đó gồm giằng co và lấy xe đạp trốn chạy sẽ được quy vào là hành động tẩu thoát của A.
    Bởi vì thật tế thì đang to tiếng, nghi ngờ nhau này nọ, nên cũng khó mà xác định được là A. lấy điện thoại trước hay chị N. đưa điện thoại cho A. trước, đúng kô ạ? giả dụ vậy thôi nhé
  10. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy tình huống ở đây cũng không có gì phải tranh luận nhiều lắm, mà tôi thấy cái tai-tồ mới có vấn đề
    Khi nghe đến "tranh chấp", người ta sẽ nghĩ ngay đến tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản, ... vì "tranh chấp" nghĩa là có sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các bên, nảy sinh ra tranh chấp về quyền và lợi ích đó, chứ không ai lại đi tranh chấp cái "tội danh" làm gì cả
    Mình là dân luật, việc sử dụng ngôn từ cũng nên thích hợp, sao không đặt lại tai-tồ là "Các tình huống định tội danh", nghe rõ ý và chuyên môn hơn???

Chia sẻ trang này