1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tổ chức đặc biệt của Bắc Hàn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sonj, 01/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Các tổ chức đặc biệt của Bắc Hàn

    CÁC TỔ CHỨC ĐẶC BIỆT CỦA BẮC TRIỀU TIÊN

    TTXVN (Mátxcơva 28/10) ​

    Phụ trương quân sự của "Báo Độc lập" số 38 (24-30/10) đăng bài của Phó chủ tịch Viện vấn đề an ninh, quốc phòng và trật tự pháp luật Nga Stanislav Lekarev về các cơ quan đặc biệt của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, nội dung như sau:

    Các cơ quan đặc biệt của các nhà nước nhỏ bé đang đối đầu với các cường quốc hàng đầu hay đang bị quốc tế cô lập, thường thích thực hiện các hoạt động tích cực như bắt cóc hay thủ tiêu các thủ lĩnh đối lập. Các chuyên gia nghiên cứu vấn đề an ninh khẳng định rằng chủ nghĩa khủng bố, kể cả khủng bố nhà nước, là vũ khí của những nước yếu. Còn có thể gọi chúng là "mối đe dọa không tương xứng". Tổ chức mật vụ của Ixraen "Mossad" đã "tạo nên được tên tuổi" bằng việc thủ tiêu những tên cực đoan Arập giết hại các vận động viên Ixraen tại Olimpic 1972 ở Muních cũng như nhờ việc săn lùng những tên phát xít còn lẩn trốn trên thế giới. Cơ quan đặc biệt của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng nổi tiếng về những hoạt động phá hoại của mình.

    PHÒNG "35" BÍ MẬT

    Sơ đồ tổ chức hoạt động tình báo truyền thống trên thế giới dưới dạng bộ đôi "tình báo quân sự đội tình báo chính trị" ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được thay thế bởi bộ ba "tình báo quân sự - tình báo chính trị - tình báo Đảng". Được thành lập năm 1949, Đảng Lao động Triều Tiên bao gồm cả các tổ chức bí mật ở Nam Triều Tiên. Mặc dù đến cuối những năm 50, phong trào cộng sản ở miền Nam đã bị dẹp tan, bản thân những người lãnh đạo của nó ở miền Bắc cũng bị trấn áp, trong thành phần của Trung ương Đảng Lao động vẫn tiếp tục tồn tại Ban Nam Triều Tiên, còn được gọi là "Ban liên lạc" (Yonlak Pu).

    Ban liên lạc đã không thực hiện được nhiệm vụ do lãnh đạo Đảng đề ra là khôi phục phong trào Cộng sản bí mật ở Nam Triều Tiên. Đến đầu những năm 70 Ban liên lạc tập trung vào việc lãnh đạo chung tất cả các chiến dịch bí mật của các cơ quan đặc biệt Bắc Triều Tiên chống lại Nam Triều Tiên. Sau nhiều lần cải cách, Ban này được nhận một cái tên bí ẩn "Phòng 35" (35 ho sil). Trong thành phần của Cục này có các phòng: Hàn Quốc, Nhật Bản, quốc tế, Mỹ, Đông Nam Á, phòng tổng hợp và phòng tác chiến. Nga nằm dưới sự theo dõi của Phòng quốc tế.

    Ngoài "Phòng 35", các ban khác trong Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cũng thực hiện các chiến dịch chống Nam Triều Tiên. Trước tiên đó là Ban mặt trận chung, chịu trách nhiệm về việc tuyên truyền. Tất cả "các Ban Nam Triều Tiên" đều được gọi là "khu nhà 3" bởi vì chúng nằm trong một khu nhà riêng ở gần công viên Moranbon ở Bình Nhưỡng.

    Bộ Bảo vệ an ninh quốc gia là cơ quan đặc biệt lớn nhất Bắc Triều Tiên với gần 50 nghìn nhân viên. Nó thực hiện các chức năng như tình báo đối ngoại, phản gián và theo dõi chính trị, tương tự như Cơ quan An ninh quốc gia (KGB) của Liên Xô. Tuy nhiên, một số chức năng khác được các ban của Bộ Quốc phòng thực hiện như bảo vệ các lãnh đạo cấp cao, Cục an ninh chính trị nội bộ, phản gián quân đội và bảo vệ chính trị trong quân đội, biên phòng.

    Kể từ ngày được thành lập vào năm 1948, Bộ Bảo vệ an ninh quốc gia nhiều lần bị sáp nhập vào Bộ công an, sau đó lại tách ra. Nó chỉ nhận được quy chế độc lập vào năm 1973, tên gọi hiện nay có được từ năm 1993. Bộ Bảo vệ an ninh có hệ thống mạng lưới rộng khắp: đại diện của nó có mặt tại tất cả các cơ quan và xí nghiệp lớn. Bộ còn phụ trách cả các trại giam giữ tội phạm chính trị.

    Cũng như Bộ Quốc phòng, Bộ Bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp người đứng đầu nhà nước. Theo Hiến pháp được sửa đổi năm 1998, người đó là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng CHDCND Triều Tiên. Theo một số nguồn tin, Kim Châng In trực tiếp giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Bảo vệ an ninh quốc gia. Điều thú vị là con trai ông, Kim Chon Nam - người kế nhiệm tương lai - cũng làm việc trong Bộ này.

    Một cơ quan đặc biệt khác là Bộ an ninh xã hội. Ngoài chức năng cảnh sát, Bộ này còn thực hiện một phần chức năng theo dõi chính trị. Bộ này có biên chế 180 nghìn người. Bộ phụ trách việc đăng ký hộ khẩu, theo mô hình của Liên Xô, nhưng khắc nghiệt hơn. Bộ còn có nhiệm vụ theo dõi hàng ngày các công dân Bắc Triều Tiên.

    Hàn Quốc là mục tiêu chủ yếu của Ban tình báo trong Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Triều Tiên. Ban này có mạng lưới điệp viên ở khắp Nam Triều Tiên. Sĩ quan của Ban thường xuyên đột nhập Hàn Quốc để thu thập tin tức về các đơn vị của Hàn Quốc cũng như của Mỹ; chuẩn bị cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động phá hoại trong thời gian chiến tranh.

    ĐÔI KHI BẮT CÓC CÓ LỢI HƠN CHIÊU MỘ

    Chế độ kiểm soát chặt chẽ được thiết lập ở Bắc Triều Tiên. Vì thế ở đó không hề có phong trào bất đồng chính kiến, còn hoạt động của tình báo nước ngoài là vô cùng khó khăn. Việc đi lại trong nước bị hạn chế. Tất cả dân cư trong khu nhà buộc phải tham gia "các tổ nhân dân"(inminban). Nhiệm vụ chủ yếu của nó là kiểm soát sinh hoạt của tất cả dân chúng ở khu vực đó. Việc sở hữu đài có núm điều chỉnh làn sóng là tội phải đi tù. Tất cả đài bán ở Bắc Triều Tiên chỉ bắt được 1 sóng cố định của đài nhà nước. Việc đọc báo chí nước ngoài cũng như việc tiếp xúc với người nước ngoài được quy định chặt chẽ. Việc phê phán chính quyền ngay lập tức bị trừng phạt nghiêm khắc. Trong trường hợp bị bắt về tội chính trị, thì cả gia đình sẽ bị lưu đày. Giờ đây, trong tình hình kinh tế khủng hoảng, việc kiểm soát đã được nới lỏng phần nào, ví dụ, trong một thời gian công dân Bắc Triều Tiên không bị hạn chế đi lại trong nước. Tuy nhiên, hệ thống chính quyền vẫn tiếp tục hoạt động có hiệu quả.

    Việc theo dõi công dân còn được thực hiện cả ở nước ngoài. Trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, có rất nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh, công nhân Bắc Triều Tiên học tập và làm việc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Việc giám sát đó thậm chí mang tính cực đoan - những người bị nghi ngờ có mối quan hệ với phe đối lập có thể bị bắt cóc đưa về nước. Năm 1959 việc bắt cóc sinh viên Học viện âm nhạc Mátxcơva dẫn đến việc Đại sứ Bắc Triều Tiên bị triệu hồi về nước. Trước đó không lâu các nhân viên mật vụ Bắc Triều Tiên tìm cách bắt cóc Ho Unbe, thủ lĩnh nhóm sinh viên có tư tưởng đối lập, nhưng anh này đã tẩu thoát được bằng cách nhảy qua cửa sổ Đại sứ quán.

    Các cơ quan đặc biệt Bắc Triều Tiên còn sử dụng các công dân nước họ để do thám công nghiệp ở các nước anh em. Đầu những năm 80, Tùy viên quân sự Bắc Triều Tiên đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc do tìm cách mua bộ kính ngắm của xe tăng và pháo binh.

    Trong tình hình kinh tế khó khăn, các cơ quan đặc biệt của Bắc Triều Tiên trở thành các nguồn thu nhập quan trọng. Họ được giao nhiệm vụ làm và tiêu thụ tiền giả, kể cả qua đường ngoại giao, buôn bán các mặt hàng bị cấm như ngà voi, ma túy. Tiền thu được được dùng để bảo đảm hoạt động của chính các cơ quan đặc biệt đó, mua các thuyền cao tốc, tầu ngầm để tung biệt kích vào hậu phương của đối phương.

    Các cơ quan đặc biệt của Bắc Triều Tiên tích cực sử dụng các cộng đồng người Triều Tiên ở nước ngoài, trước tiên ở Nhật Bản, vùng Mãn Châu Lý Trung Quốc và vùng Viễn Đông Nga. Ở những nơi hoạt động tình báo không có hiệu quả, các cơ quan đặc biệt của Bắc Triều Tiên có thể sử dụng những biện pháp đặc biệt khác để thu thập thông tin. Các nguồn tin Nam Triều Tiên cho biết từ năm 1953 đến năm 2000 có hơn 50 công dân Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên bắt cóc. Việc bắt cóc hàng chục công dân Nhật Bản cũng được khẳng định. Nhiều khi những người tình cờ chứng kiến việc đổ bộ hay rút đi của các nhóm biệt kích trở thành nạn nhân của các vụ bắt cóc.

    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây vấn đề bắt cóc đã giảm đi. Hơn thế nữa, năm 1997 Kim Châng In lần đầu tiên chính thức thừa nhận việc bắt cóc, thậm chí còn xin lỗi Nhật Bản. Một số người được trả về Nhật Bản. Nhưng Bắc Triều Tiên và Nhật Bản đưa ra con số khác nhau về người bị bắt cóc.

    Do tình hình chính trị thay đổi, các cơ quan đặc biệt của Bắc Triều Tiên giờ đây gần như không sử dụng thứ vũ khí đáng sợ nhất của họ - các hoạt động khủng bố. Một trong những tiền lệ là vụ thủ tiêu năm 1997 người họ hàng của Kim Châng In chạy sang Xơun. Tuy nhiên, việc không có thông tin về hoạt động khủng bố của Bắc Triều Tiên không có nghĩa là các hoạt động đó sẽ không bao giờ được lặp lại./.
  2. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Sự kiểm soát xã hội ở Bắc hàn thì quả là khắc nghiệt nhất thế giới!
    Một xã hội quân sự thì đúng hơn!Xem ti vi về BH thấy ngoài đừng hầu như là sắc phục lính!
    Đến họp QH nhà nó cũng toàn là lính!
    -----------
    Bà con ta ai có nhơ chuyện về một anh Việt Nam sang BH du học yêu một nàng TT không?
    Phải 30 năm 2 người mới lấy được nhau, lúc lấy được nhau chắc răng đã rụng gần hết!
    Để họ có thể lấy nhau , Bác TĐ Lương nhà ta sang thăm BH phải xin xỏ mãi..........
    Chuyện này mới nực cười!Công dân BH muốn lấy người nước ngoài, phải được Quốc Hội nước này phê chuẩn,
    Nghe thế mới biết Vn mình còn tự do chán, lấy người nước ngoài chỉ cần CHủ tịch tỉnh phê chuẩn thui, ở vùng biên giới chỉ cần Chủ tịch xã ký là Ok!
    -- BH cũng nổi tiếng bởi hoạt động ám sát!
    37 chiến sĩ đã tham gia ám sát hụt Park CHung Hy năm 6 (?)
    năm 1987, 17 quan chức Nam hàn bị cài bom trên máy bay chết không còn xác nha!Ai có tin tức về vụ này cho em biết cái!
    --
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Xem phim "chiến dịch XIRI" mới thấy lính đặc nhiệm tình báo bắc hàn nó được huấn luyện khủng khiếp như thế nào... chuyên các hoạt động tình báo, ám sát, mua chuộc... tuy các tình tiết có thêm bớt bởi đạo diễn nhưng xem xong phim mới thấy bắc hàn không dễ nuốt tí nào.
    Bản này phụ đề việt ngữ có cũng lâu rồi tên tiếng anh là "SIRI" năm 2000 thì phải các đoạn hành động cũng hay... hồi đó mới nổi lên trò CS xem mấy cây súng trong phim cũng khoái...
    [​IMG]

Chia sẻ trang này