1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC TOUR - ĐIỂM DU LỊCH TẠI THÁI BÌNH

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi boy_1000kis_cn, 27/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boy_1000kis_cn

    boy_1000kis_cn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    0
    CÁC TOUR - ĐIỂM DU LỊCH TẠI THÁI BÌNH

    1. Tour du lịch:

    Thành phố - Vùng ven: Có các điểm tham quan sau: chùa Tiền (trụ sở hội Phật giáo Thái Bình); đình Lạc Đạo (thờ Trần Lãm); chùa Kênh (nơi bảo lưu điện Phật sinh và bộ tượng thập bát La Hán); đền Bồ Xuyên hữu, Bồ Xuyên tả; di tích ấp Hàm Châu thờ Bùi Quốc Dũng; đền thờ Ngô Thị Ngọc Giao; chùa Đoan Túc, chùa Tống Vũ...

    Thành phố -Vũ Thư: Gồm có: Chùa Keo; làng vườn Bách Thuận; làng thêu Minh Lãng; miếu hai thôn; khu lưu niệm Bác Hồ; chùa Từ Vân; đình đền Bổng Điền...

    Thành phố - Đông Hưng - Hưng Hà: Tour này có mật độ tài nguyên nhân văn tập trung cao với làng chèo Khuốc; từ đường Lê Quí Đôn; quần thể di tích về nhà Trần; làng dệt Phương La; chiếu Hới; làng kháng chiến Nguyên Xá...

    Thành phố - Đông Hưng - Quỳnh Phụ: Gồm các điểm tham quan như: Đền Đồng Bằng; các kiến trúc đời Lê - Nguyễn (có nhiều tượng pháp, đồ tế khí); dấu vết kho A Sào, Voi đá; đình Cổ Dũng, chùa Đọ, đình Tàu; chùa Bình Cách; đình Đông Kinh; đình Lộng Khê...

    Thành phố - Đông Hưng - Thái Thuỵ: Gồm các danh thắng như: Thượng Liệt (quê hương của múa giáo cờ - giáo quạt); đình An Cố; Cồn Đen; đình Tử Đường; miếu 5 thôn; đình Vạn Đồn, Lưu Đồn; đền Chòi; khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh...

    Thành phố - Kiến Xương - Tiền Hải: Trong tour này, du khách sẽ được đến thăm bãi biển Đồng Châu, Cồn Thủ, Cồn Vành là những khu du lịch nghỉ dưỡng tốt; làng chạm bạc Đồng Xâm; đền Đồng Xâm; đình Tô; đình Nho Lâm; các di tích liên quan tới các danh nhân lịch sử như Bùi Viện; doanh điền sử Nguyễn Công Trứ...

    2. Điểm du lịch:

    Chùa Keo
    [​IMG]
    Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được coi là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Chùa Keo thờ Đại sư Không Lộ - một trong đại tổ của dòng Phật giáo Việt Nam; một danh y được truyền tụng chữa "Bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ"; một nhà thơ lớn thời Lý... Ngoài thờ Phật và đại sư Không chùa Keo còn có bàn thờ bà Lại Thị Ngọc Lễ, người chẳng tiếc ngàn vàng tìm mua gỗ tốt, tìm thuê thợ giỏi dựng điện thờ Phật.

    Theo nhiều tài liệu lịch sử thì chùa Keo có từ rất lâu đời nhưng phải đến năm 1067 chùa mới được liệt vào hàng các danh thắng đứng đầu cả nước. Năm 1611 do ảnh hưởng của mực nước Sông Hồng, chùa được di dời, lập lại chùa mới ở vùng đất hiện nay.

    Toạ lạc trên một diện tích rộng gần 108.000 m2, trong đó diện tích xây dựng 17 công trình kiến trúc chiếm tới 58000 m2 đẹp nguy nga và hùng vĩ. Tổng thể kiến trúc chùa bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc và chia thành các công trình chính:



    - Khu tam quan gồm 3 gian toà tam quan ngoại, 3 gian tam quan nội và cổng tả môn, hữu môn, tường hoa trụ biểu đối diện nhau.

    - Qua sân lớn tới khu chùa Phật gồm 3 công trình: toà Ông Hộ 7 gian, Chùa Phật 3 gian, toà Điện Phật 3 gian. Tiếp qua một sân rộng là khu đền Thánh gồm tòa Gia Roi, Siêu Hương, Phục Quốc, Thượng Điện...

    - Gác chuông lớn, được xây dựng theo kiểu chồng diêm cổ các với 3 tầng cao trên 11 mét.

    - Vây quanh khu vực thờ phụng, mặt tiền: Phía đông có Tả môn, phía tây có Hữu môn, mặt sau có nhà tăng xá...



    Tất cả hạng mục công trình kiến trúc đều được chạm khắc tinh xảo, đặc biệt Chùa Keo rất xứng đáng với lời ca ngợi của các học giả: "Chùa vàng lại có Phật vàng" - chùa có gần 100 pho tượng Phật tạc và đắp rất sinh động và có hồn.



    Có từ rất lâu trong lịch sử, lại là ngôi chùa lớn và đẹp vào loại nhất Việt Nam, chùa Keo thật xứng đáng là một di tích lịch sử nổi tiếng đồng thời là một điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn của Thái Bình.

    Đền Đồng Bằng
    [​IMG]
    Đền Đồng Bằng, nay thuộc thôn Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp, một điểm du lịch hấp dẫn của vùng quê lúa Thái Bình.
    Xuôi đường 10 đi Hải Phòng, dừng chân bên cầu Vật, du khách sẽ bị cuốn hút trước công trình kiến trúc uy nghi, lộng lẫy đứng khiêm nhường bên dòng sông Cổ đầy ắp huyền thoại. Làng Đồng Bằng xưa là trang Đào Động - Một trong những phòng tuyến quân sự của nhà Trần thế kỷ 13. Nơi đây còn âm vang khí thế hào hùng oanh liệt của quốc gia đại Việt chống giặc Nguyên Mông. Tướng quân diện súy Phạm Ngũ Lão đã bái yết cửa đền trước khi xuất trận và lưu bút đền thờ nơi "Tứ cố cảnh Lý Triều" này.
    Tục truyền, đền được khởi dựng khá sớm, trải qua các triều đại, thiên nhiên, giặc giã hoành triệt, dần được tu tạo nhiều lân. Công trình kiến trúc hiện nay có niên đại Khải Định năm thứ 10 (1926).
    Tọa lạc trên một diện tích gần 6000 m2, toàn bộ công trình được xây dựng của đền Đồng Bằng gồm có 13 toà, 66 gian, kết cấu theo kiểu tiền nhị hậu đỉnh, liên hoàn khép kín, rất nguy nga bề thế. Các mảng kiến trúc của công trình rất mềm mại, hài hoà với các nét chạm trổ tinh vi, hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng với các chủ đề về tứ quí, tứ linh, hiện thực thiên nhiên vừa thần thoại vừa huyền ảo nhưng cũng rất sống động và đời thường.
    Có thể nói, đền Đồng Bằng mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống trong văn hoá làng xã Bắc Bộ nhưng lại ảnh hưởng bởi kiến trúc Huế những năm đầu thế kỷ. Đó là nghệ thuật ghép gốm và mái tứ diện chồng diêm, âu cũng là sự giao thoa văn hoá và cũng từ đó càng làm gia tăng vẻ đẹp mê hồn của ngôi đền độc nhất vô nhị trên vùng đất này.

    Đền Đồng Xâm
    [​IMG]
    Đền Đồng Xâm là cả một quần thể di tích có quy mô hoành tráng, rộng lớn trong đó thờ Triệu Vũ Đế, đền thờ Trình thị Hoàng hậu (vợ vua Triệu Vũ Đế) và đền thờ Nguyễn Kim Lâu (vị tổ nghề chạm bạc cổ truyền) cùng hệ thống đền chùa nằm kề sông Vông thuộc xã Hồng Thái huyện Kiến Xương.

    Trung tâm của cụm di tích của đền Đồng Xâm là một tổng thể kiến trúc đồ sộ với gần 10000 m2 xây dựng với nhiều công trình kiến trúc hùng vĩ và tuyệt đẹp như Vọng Lâu, Thuỷ toạ, Hoành mã, Sân tế, toà tiền tế, phương đình, toà điện thờ, hậu cung, nhà thờ ***** nghề chạm bạc...



    Thuỷ toạ là một ngôi nhà hình lục lăng cao chất ngất gồm sáu cửa vòm quay ra các hướng, từ đây du khách có thể ngắm được cảnh toàn cảnh sân tế và các đường thuyền đua tấp nập trên sông khi có lễ hội.



    Toà tiền tế của ngôi đền là một tòa đại đình gồm 5 gian rộng, với quy mô đồ sộ có chiều cao tới 13 mét và kiểu dáng kiến trúc bề thế ít gặp ở các di tích khác. Nối liền toà tiền tế tới hậu cung là toà điện Trung tế được kiến trúc theo kiểu Phương đình. Mặt bằng ở khu vực này được các nghệ nhân xử lý cực kỳ hợp lý, từ ba gian của toà tiền tế được rút lại một gian chính giữa làm nền của toà Phương đình.



    Toà Hậu cung của đền được cấu trúc thành hai bộ phận liên hoàn là toà điện năm gian, nối với gian trung tâm là phần chuôi vồ được tôn cao mặt bằng để đặt khám gian. Phía hiên ngoài Hậu cung được bài trí hài hoà bằng những đại tự, cuốn thư, câu đối cùng hệ thống y môn gỗ chạm. Hệ thống cánh cửa khay soi ở ba gian trung tâm của toà hậu cung được chạm thủng với đề tài bát bửu, hoa văn, dây lá, chữ triện trên 12 ô cửa của Hậu cung tạo cảm giác lâng lâng thoát tục cho du khách trước khi bước qua ngưỡng cửa vào đây.



    Khám gian đặt tại Hậu cung là một tác phẩm độc đáo mang nét đặc thù của làng nghề chạm bạc, đồng, sắt. Khám gian được phong kín bằng những lá đồng chạm thủng với các đề tài khác nhau như tứ linh, tứ quý... Trong khám thờ đặt tượng Triệu Vũ Đế và Hoàng hậu Trình thị, cỡ tượng to tương đương người thật và đều được đúc bằng đồng khảm vàng, bạc, thiếp bạc...



    Có thể nói, đền Đồng Xâm có thể xem như một tập đại thành của nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá, kim loại, đắp vữa của Việt Nam thời Nguyễn.

    Đền Tiên La
    [​IMG]
    Đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng Quân (tướng quân phá nạn cho dân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng) nằm tại thôn Tiên La - xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình. Đến thăm đền Tiên La, du khách xuôi theo tuyến đường từ Thị xã đi Thị trấn huyện Hưng Hà khoảng 35 km là tới.



    Toạ lạc trên một diện tích khoảng 4000 m2 trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng , bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, toà tiền tế, toà trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền..



    Toà điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu với các nội dung có tích kinh điển như "long - lân - quy - phượng" đan xen với "thông - trúc - cúc - mai".



    Toà điện trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối "chồng diêm cổ các". Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở toà bái đường đều làm bằng đá như hệ thống cột, xà, kèo... Tất cả đều được chạm trổ công phu tạo nên cho nơi này toát lên vẻ đẹp hoàn mỹ hiếm nơi nào có được.



    Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí quý giá có giá trị thẩm mỹ cao có niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá.




    Đền Tiên La, thật xứng đáng với một ngôi đền cổ với những nét đẹp riêng có vùng quê Thái Bình. Với những giá trị lịch sử và vị trí cũng như với lối kiến trúc độc đáo, đền Tiên la chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

    Khu di tích các vua Trần
    http://www.thaibinhtrade.gov.vn/images/dl_***ichvuatran.jpg
    Xã Tiến Đức và xã Liên Hiệp - Huyện Hưng Hà - Tỉnh Thái Bình.
    Mảnh đất Hưng Hà - Thái Bình là nơi chứa đựng những dấu ấn lịch sử gắn chặt với triều đại nhà Trần (1226 - 1400), các vua khai sáng nhà Trần đều được sinh ra tại đây, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp. Khi đã thành vương triều Trần, vùng đất này được chọn làm nơi xây dựng các đền thờ, lăng tẩm của Hoàng tộc nhà Trần. Nơi đây có di chỉ khảo cổ mộ các vua Trần (xã Tiến Đức); khu lăng mộ thái sư Trần Thủ Độ, đình Khuốc, đình Ngừ thờ thái sư, mộ và đền thờ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung (xã Liên Hiệp); Tam đường - là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thuỷ tổ Trần Kinh, thái tổ Trần Hấp, nguyên tổ Trần Lý, thái thượng hoàng Trần Thừa ... Các hoàng đế nhà Trần như Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng ... Cùng với lăng mộ, nhà Trần còn cho xây dựng các cung điện như điện Tịnh Cương, điện Hưng Khánh, điện Thiên An, điện Diên Hiền.
    Lịch sử Việt Nam thế kỷ 13, 14 (từ 1226 - 1400) gắn liền với công lao và sự phát triển rực rỡ của vương triều nhà Trần. Những chiến công lừng lẫy của 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, cùng với các cuộc chinh phạt quân Chiêm Thành phía Nam đã làm cho khoa học và nghệ thuật quân sự của triều Trần đạt được những thành tựu vượt bậc. Dưới đời Trần, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đều phát triển cao, tạo nên nền văn hóa đặc sắc của nước Đại Việt thời Trần. Tên tuổi của các vị vua Trần cùng các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng ... mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

    Khu du lịch biển Đồng Châu
    [​IMG]
    Khu du lịch biển Đồng Châu thuộc địa phận huyện Tiền Hải, cách thị xã Thái Bình 30 km theo đường quốc lộ 39. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km2, trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5 km, nơi đây đã hình thành hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cao tầng phục vụ du khách đến với Đồng Châu tắm biển, nghỉ dưỡng. Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu, du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành. Cách đất liền 7 km, Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như hai ngọn sóng xanh giữa biển khơi.

    Cồn Thủ có bãi cát trắng mịn, có rừng thông, rừng phi lao xanh ngắt, có bãi tắm nhỏ thơ mộng là địa điểm lý tưởng cho du khách đi tắm biển, tổ chức các cuộc picnic và nghỉ dưỡng bằng tầu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển ?
    Cồn Vành rộng 15 km2, có khu bảo tồn rừng ngập mặn là điểm dừng chân của các loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông, mòng biển ... Hằng năm nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách là các nhà nghiên cứu, khách du lịch tới thăm cồn đảo.
    Đến với khu du lịch biển Đồng Châu, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của biển, của bãi tắm luôn lộng gió, được thăm quan đền Nhà Bà thờ vợ một vị vua đời Tống bên Trung Quốc đã có công giúp nhà Trần đánh quân Nguyên Mông và đây cũng là cơ sở hoạt động của xứ uỷ Bắc Kỳ trước cách mạng tháng Tám.
  2. boy_1000kis_cn

    boy_1000kis_cn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    0
    Làng vườn Bách Thuận
    Là một làng quê cổ tiêu biểu cho các làng quê ở vùng đồng bằng Bắc bộ, làng Bách Thuận nằm cách Thành phố Thái Bình trên 10km theo hướng cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn truyền thống trù phú bên bờ sông Hồng, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu, nuôi tằm, chuối và mía. Trong làng sau những luỹ tre xanh là vườn cây ăn quả, cây cảnh hết sức phong phú. Đến Bách Thuận du khách như lạc vào công viên thu nhỏ, như được trở lại với cội nguồn êm đẹp, mộng mơ ... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận còn giữ lại và phát triển được nghề vườn truyền thống, có việc làm ổn định và thu nhập cao. ở đây có đủ các loại hoa, quả bốn mùa: táo, ổi, roi, mận, chanh, nhãn, vải, hồng xiêm, cam, quýt, chuối, mít ... Bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự chăm sóc của chủ nhân, luôn được du khách mọi miền ưa thích.
    Các làng nghề truyền thống
    Thái Bình có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời: chạm bạc Đồng Xâm, dệt chiếu Tân Lễ, thêu Minh Lãng, dệt vải Thái Phương, dệt đũi Nam Cao, mây tre đan Thượng Hiền ... Các sản phẩm của làng nghề Thái Bình được nhiều người biết đến, được tiêu thụ ở nhiều thị trường trong nước và quốc tế và đó còn là những sảnphẩm làm quà lưu niệm cho khách du lịch rất độc đáo và hấp dẫn.
    Làng chạm bạc Đồng Xâm: là tên một làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam. Đồng Xâm (tên cũ là Đường Thâm) nằm ở bên hữu ngạn sông Đồng Giang, thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương. Hàng chạm bạc Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Đặc trưng của sản phẩm Đồng Xâm là sự điêu luyện, tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân bạc Đồng Xâm đã và đang có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật cao.
    Làng nghề dệt chiếu Hới: Làng Hới hay còn gọi là làng Hải Hồ (nay là Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) vùng đất ngã ba sông - một trung tâm trao đổi, buôn bán của đất "quan hà" ngay từ thế kỷ XV. Nghề dệt chiếu ở Hải Hồ có từ rất sớm, ít nhất khoảng thế kỷ X, thế kỷ XI và đến thế kỷ XV chiếu Hới đã nổi tiếng không chỉ quanh vùng Hải Hồ mà đã có tiếng khắp vùng Kinh đô, kinh bắc. Sự phát triển của nghề chiếu Hải Triều gắn liền với tên tuổi của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ - sinh ra tại làng Hải Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng - người đã truyền bá nghề dệt chiếu từ Trung Quốc cho dân miền duyên hải. Chiếu Hới có rất nhiều loại: Chiếu cải, chiếu đậu, chiếu đót, chiếu trơn, chiếu kẻ sọc màu, chiếu in hoa, chiếu cạp điều, chiếu sợi xe ? với nhiều kích cỡ khác nhau. Chiếu mới có màu trắng ngà, mùi thơm ngát, dễ chịu, dùng lâu ngả màu vàng, trơn nhẵn, độ bền vừa phải, dễ giặt giũ, thoát nước nhanh. Đặc biệt là kỹ thuật cải các hoạ tiết trên chiếu, thợ chiếu làng Hới dệt được cả chiếu cải hoa hình rồng phượng. Chiếu làng Hới đã tham gia rất nhiều hội chợ quốc gia và được khách thăm quan trong và ngoài nước hết lời ca ngợi.
    Làng nghề thêu Minh Lãng: thuộc xã Minh Lãng - huyện Vũ Thư nổi tiếng với sản phẩm tranh thêu, tinh xảo nhất là tranh thêu chân dung, phong cảnh. Các tác phẩm tranh thêu của vùng quê này đã có tiếng từ lâu ở thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang một số nước trên thế giới. Tranh thêu Minh Lãng vừa tinh tế, vừa mang đậm hồn quê của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ.
    Làng nghề dệt vải, tơ lụa, đũi: Nghề dệt vải tơ lụa ở Thái Bình được hình thành sớm và tồn tại tới ngày nay. Đây là nghề phổ biến nhất đi cùng với nghề nông thành nghề "nông tang", "tằm tơ canh cửi". Lụa Bộ La, là Sóc, đũi Ngọc Đường, vải Bơn, vải Bái, lụa Nguyễn ? là những cái tên trở nên quen thuộc. Hiện nay nghề dệt khăn, dệt vải tập trung chủ yếu ở xã Thái Phương - Hưng Hà, đây là nghề truyền thống, sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi khắp trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Nghề dệt đũi phát triển mạnh ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương. Sản phẩm rất được ưa chuộng: rất mịn, đẹp, dệt bằng sợi nhỏ, ngâm nháo kỹ, người dệt khéo tay, nối dập đều đặn, go đều, mép thẳng ?
    Làng nghề Nguyên Xá: Làng ở cách Thành phố Thái Bình khoảng 12km, thuộc huyện Đông Hưng nổi tiếng về nghề làm bánh Cáy (một món quà đặc sản độc đáo mang hương vị của làng quê truyền thống Thái Bình). Công đoạn làm bánh Cáy tương đối công phu. Nguyên liệu làm Bánh Cáy là: nếp cái hoa vàng, vừng, lạc, dừa, gừng, gấc, mỡ lợn, đường, nha và một số hương liệu khác. Nhìn miếng bánh Cáy chúng ta liên tưởng tới món "Trứng Cáy" như tên gọi của địa phương, khi ăn ta cảm nhận một hương vị khá đặc biệt, vừa dai giòn, vừa thơm ngậy; một món ăn ngon lành, mộc mạc, đúng quà quê, nếu đang đói ăn no cũng được vì bánh như một thứ lương khô lành mà rẻ. Bánh Cáy làm quà cho khách, bánh Cáy theo chân khách tới tận Tây Bắc, Tây Nguyên, Sài Gòn, Nam Bộ ? ăn miếng bánh Cáy lại nhớ đến Thái Bình. Về Thái Bình ghé thăm làng Nguyễn, ăn bánh Cáy, nghe chuyện anh hùng là cái thú đậm đà của du khách.
    Ngoài ra đến Nguyên Xá một "đặc sản" về văn hoá tinh thần không thể bỏ qua là thưởng thức bộ môn nghệ thuật múa rối nước, các nghệ nhân nông dân ở đây đã tự sản xuất, sáng tạo ra các con rối phục vụ cho các vở diễn của mình, vì vậy du khách đến đây còn được tận mắt xem cách làm các sản phẩm con rối rất ngộ nghĩnh

  3. boy_1000kis_cn

    boy_1000kis_cn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    0
    CÁC LỄ HỘI TẠI THÁI BÌNH
    STT
    Tên lễ hội
    Địa điểm
    Ngày chính lễ
    Nguồn gốc
    Nội dung
    1
    Gòi
    Điệp Nông - Hưng Hà
    2/1
    Du xuân
    Đấu vật, đánh cờ

    2

    Vũ Hội - Vũ Thư
    3/1
    Du xuân
    Tung kén, giáp sát, khuyên trò, chúc Thánh.

    3
    La Vân
    Quỳnh Hồng- Quỳnh Phụ
    4/1
    Tục thờ Nguyễn Minh Không (Quốc sư triều Lý)
    Trò Sĩ - Nông - Công - Thương.

    4
    Keo
    Duy Nhất - Vũ Thư
    4/1
    Thờ sư Không Lộ
    Hội xuân: thi bắt vịt, ném pháo, thổi cơm. Hội thu: rước nhang án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh, đua trải sông Hồng, thi thày đọc, lễ Thánh trong chùa,...

    5
    Thượng Liệt
    Đông Tân - Đông Hưng
    5/1
    Thờ công chúa Quí Minh thời Trần.
    Múa giáo cờ, giáo quạt.

    6
    Dương Xá
    Tiến Đức - Hưng Hà
    5/1
    Thờ Trần Nhật Hiệu
    Tế cá, làm cỗ cá.

    7
    Lạng
    Song Lãng - Vũ Thư
    6/1
    Thờ Đỗ Đô (Thiền sư thời Lý)
    Rước kiệu; rắc hoa; lễ Phật cúng hoa "Khai bát trí thực", "Thông hành tịnh truỳ"; thi sắp cỗ; võ; vật.

    8
    Hới
    Tân Lễ - Hưng Hà
    6/1
    Thờ Phan Đôn Lễ
    Rước kiệu, thi dệt chiếu, nấu cơm, bắt trạch.

    9
    Vua Rộc
    Vũ An - Hưng Hà
    6/1
    Thờ viên tướng phương Bắc tử trận
    Đền đặt giữa khu rừng nguyên sinh nhỏ.

    10
    Tô xuyên
    An Mỹ - Quỳnh Phụ
    6/1
    Thờ Hưng Nghĩa
    Bày xôi, oản hình mặt trăng, mặt trời, bắt rắn.

    11
    Ngừ
    Hiệp Hòa - Hưng Hà
    7/1



    12
    Hét
    Thái Thượng - Thái Thuỵ
    8/1
    Thờ Phạm Ngũ Lão, danh tướng nhà Trần.
    Thi vật cầu, các trò mang sắc thái cư dân vùng biển.

    13
    Phượng Vũ
    Minh Khai - Vũ Thư
    9/1
    Thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh (thời Lý)
    Tế lễ Phật, rước kiệu quay, kiệu bay.

    14
    An Điện, Đồng Đại
    Đồng Thanh - Vũ Thư
    10/1
    Xuất xứ hát chèo
    Hát chèo 3-4 ngày, bán hàng.

    15
    Tử Các
    Thái Hòa - Thái Thuỵ
    10/1
    Thờ Lý Nam Đế
    Tế lễ (ngày sinh, mất, thắng trận); vui chơi.

    16
    Thiên Quý
    Đông Xuân - Đông Hưng
    10/1
    Thờ Phật
    Có hệ thống tượng La Hán độc đáo nhất Thái Bình.

    17
    Gạch
    Đông Xá - Đông Hưng
    10/1
    Thờ Phật
    Rước, tế, lễ Phật và các trò chơi.

    18
    Xuân La
    Quỳnh Xá - Quỳnh Phụ
    15/1
    Thờ hai vị tướng thời Trần
    Thi vật cầu, vật lão, đánh đu, đánh gậy,...

    19
    Trò nhời - Pháo đất - Thăng Long
    Đông Hưng
    15/1
    Du xuân
    Ngày: thi pháo đất. Đêm: hát trò nhời.

    20
    Long Bối
    Đông Hợp - Đông Hưng
    4/2
    Thờ Đông Hải Đại Vương
    Trình nghề dệt vải.

    21
    An Cố
    Thuỵ An - Thái Thuỵ
    10/2
    Thờ Thành hoàng
    Tế, lễ, nhiều trò chơi dân gian. Là ngôi đình cổ nhất còn lưu giữ ở Thái Bình.

    22
    Bổng Điền
    Tân Lập - Vũ Thư
    14/2

    Rước thánh, rước nước cầu may.

    23
    Đông Linh
    An Bài - Quỳnh Phụ
    14/2
    Thờ Phạm Bôi
    Xưa có múa kéo chữ, múa bát dật (chưa khôi phục)

    24
    Thượng Phúc
    Quang Trung - Kiến Xương
    15/2
    Thờ Đoàn Thượng
    Hát chèo, ca trù,...

    25
    Chùa Bồ
    Thành phố Thái Bình
    7/3
    Thờ Phật, Mẫu, Trần Lãm, Hai Bà Trưng
    Lễ Phật.

    26
    Miếu Hai Thôn
    Xuân Hòa - Vũ Thư
    9/3
    Thờ Lý Bí và hoàng hậu Đỗ Thị Khương
    Thi cờ người, hát giao duyên,...

    27
    Đền Hệ
    Thuỵ Ninh - Thái Thuỵ
    10/3
    Thờ các vị thiên thần có công phò trợ đánh giặc.
    Rước nước, hát chèo,...

    28
    Cổ Dũng
    Đông La - Đông Hưng
    10/3
    Thờ thần linh và tướng lĩnh giúp nhà Đinh dựng nước.


    29
    Ngải Đông - Ngải Đoài
    Bình Minh - Kiến Xương
    10/3
    Thờ công chúa đời vua Hùng thứ 17
    Xưa có múa lân, câu rùa, đi cầu phao (chưa khôi phục)

    30
    Cửa Lân
    Đông Minh - Tiền Hải
    10/3
    Thờ Đại càn thánh mẫu
    Rước nước.

    31
    Phụng Công
    Quỳnh Hội - Quỳnh Phụ
    15/3

    Trò chơi kéo chữ, diễn trận.

    32
    Tiên La
    Đoan Hùng - Hưng Hà
    16/3
    Thờ Bát Nạn tướng quân thời Hai Bà Trưng.
    Đấu võ, đấu gậy, diễn trận, bơi trải, đánh cờ, múa kéo chữ.

    33
    Lộng Khê
    An Khê - Quỳnh Phụ
    21/3
    Thờ Dương Không Lộ và Lý Thường Kiệt.
    Múa bát dật, múa trắc, đốt cây đình liệu, thi thả diều,...

    34
    Sáo đền
    Song An - Quỳnh Phụ
    24/3

    Thi bắt vịt, bắt trạch, thổi cơm, vật, võ, rước đền, hát chèo, thả diểu.

    35
    Hậu Trung, Hậu Thượng
    Bạch Đằng - Đông Hưng
    25/3
    Thờ Lý Bí và hoàng hậu
    Nghi thức tế lễ

    36
    Đồng Xâm
    Hồng Thái - Kiến Xương
    1/4
    Thờ Nguyễn Kim Lâu
    Bơi chải, vui chơi.

    37
    Phát Lộc
    Thái Giang - Thái Thuỵ
    1/4
    Thờ Bảo Hoa công chúa thời Trần


    38
    Đợi
    Đông Hải - Quỳnh Phụ
    10/4
    Thờ Quý Minh đại vương
    Đua thuyền (chưa khôi phục)

    39
    Quang Lang
    Thuỵ Hải - Thái Thuỵ
    14/4

    Rước ông Bùng - bà Đà, rước nước cầu cá.

    40
    Vọng Lỗ
    An Vũ - Quỳnh Phụ
    28/4
    Thờ 5 Thành hoàng
    Múa bệt và hát tuồng.

    41
    Phú hiếu - Độc lập
    Hưng Hà
    14/6

    Rước nước, múa rồng, hát chèo.

    42
    Chòi
    Thuỵ Trường - Thái Thuỵ
    10/7
    Thờ Đông Công, Điển Công linh thần
    Bắt vịt, rước nước

    43
    Miếu Ba Thôn
    Thuỵ Hải - Thái Thuỵ
    12/7
    Thờ Nguyễn Cang
    Rước nước ngoài biển.

    44
    Ngọc Quế
    Quỳnh Hoa - Quỳnh Phụ
    8/8
    Thờ Đỗ Huyền, danh tướng thời Trần.
    Thi pháo đất.

    45
    Vũ Lăng
    Vũ Lăng - Tiền Hải
    10/8
    Đắp thành đất


    46
    Hiệp Lực
    An Khê - Quỳnh Phụ
    12/8
    Thờ Lê Đô tướng quân thời Hai Bà Trưng
    Múa kéo chữ, múa bát dật, đánh đu.

    47
    Miếu Hòe Thị
    Đồng Tiến - Quỳnh Phụ
    12/8
    Thờ Trần Khánh Dư
    Đánh đu, đánh thó,...

    48
    Gạo (A Sào)
    An Thái - Quỳnh Phụ
    20/8
    Thờ Trần Hưng Đạo


    49
    Đồng Bằng
    An Lễ - Quỳnh Phụ
    20/8

    Múa tứ linh, hát chèo, đấu vật.

    50
    Mộ Đạo
    Vũ Bình - Kiến Xương
    1/9
    Thờ thuỷ thần Tam đầu Cửu vĩ
    Rước tế

    51
    Chùa Am
    Vũ Tây - Kiến Xương
    2/9
    Thờ Nguyễn Minh Không
    Bơi chải

    52
    Côn Giang
    Thái Hà - Thái Thuỵ
    9/9
    Thờ Quách hữu nghiêm
    Đấu võ, đấu gậy, chọi gà

    53
    Lại Trì
    Vũ Tây - Kiến Xương
    10/9
    Thờ Dương Không Lộ (quốc sư triều Lý)
    Bơi chải

  4. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Giả sử như chúng ta dẫn một người bạn đi về quê chúng ta chơi một chuyến, dọc chuyến đi chúng ta sẽ giới thiệu như thế nào về QH của mình đây? từng con sông, từng nhà máy, từng Huyện( đặc trưng của huyện đó) khi đi qua xã nào bạn sẽ giới thiệu những thứ liên quan đến xã đó, Vậy chúng ta phải có một tài liệu tham khảo trước, taị sao không làm cái này nhỉ hả bạn?
  5. boy_1000kis_cn

    boy_1000kis_cn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    0
    Đây là ban đầu....môt cách khái quát về những trọng điểm của quê hương vàc ũng chỉ mô tả đuợc một phần ai biêt rõ về từng nơi thì nên giới thiệucho mọi nguời còn biết nhất làkhi có bạn về thăm đất tb
  6. boy_1000kis_cn

    boy_1000kis_cn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    1.572
    Đã được thích:
    0
    Đây là ban đầu....môt cách khái quát về những trọng điểm của quê hương vàc cũng chỉ mô tả đuợc một phần ai biết rõ về từng nơi thì nên giới thiệucho mọi nguời còn biết nhất làkhi có bạn về thăm đất tb

Chia sẻ trang này