1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trà nhân đỉnh cao đều sử dụng ấm sử sa Nghi Hưng

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi anh164953, 04/08/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anh164953

    anh164953 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2016
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Để phục vụ thú sưu tầm trà cụ tử sa của người Sài thành, ngoài bốn gian hàng với cả vạn món của anh Nguyễn Ngọc Tuấn, còn cả một con đường tử sa ở trung tâm thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Những hãng trà: Tâm Châu, Phúc Nguyên, Trâm Anh… đều bám mặt đường Trần Phú để mở những cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Họ cũng nhập trà cụ tử sa từ Trung Quốc về để phục vụ nhu cầu của những người yêu thích chủ yếu từ TPHCM lên “ăn hàng”.
    Theo khảo sát của chúng tôi, người Hà Nội uống trà nhiều hơn người TPHCM nhưng thị trường trà cụ tử sa ở Sài thành lại nhộn nhịp hơn hẳn. Ở TPHCM, những chiếc ấm có giá từ 5 đến 12 triệu đồng vẫn bán chạy. Có bộ ấm và bốn chiếc chén màu da chu vẽ rồng vờn mây, giá 30 triệu đồng, anh Nguyễn Ngọc Tuấn vừa nhập về đã có người hỏi. Nhưng ở Hà Nội, những loại có giá từ 400.000 Đồng đến một, hai triệu đồng mới bán được. Anh Hoàng Đình, 36 tuổi, nhà ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, rất mê trà. Cứ nghe ở đâu có người bán trà ngon là anh lùng mua bằng được. Thế nhưng, bộ ấm, chén dùng để uống trà của anh lại chỉ là loại sứ bình thường. Với anh, trà ngon không nệ đồ pha. Nhưng với anh Đoàn Văn ở quận Gò Vấp, TPHCM, thì “không chỉ để pha, uống trà, ấm, chén tử sa còn là một dấu tích văn hóa đáng để sưu tầm, thưởng ngoạn”. Còn tôi, cứ loanh quanh với tủ trà cụ tử sa cũng hết ngày!
    Trà cụ tử sa không chỉ dùng để uống trà, mà còn là một sản phẩm văn hóa, là một trong bốn quốc bảo của Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuấn
    Không thể làm giả
    Gần đây, có thông tin rằng vì nguyên liệu khan hiếm nên người ta đã làm giả ấm tử sa. Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, người đi Nghi Hưng như đi chợ, bác bỏ. Anh cho biết: “Thành phố Nghi Hưng có con đường Tinh Sa, mỏ đất tử sa trắng ngay bên đường. Chính quyền cấm khai thác đất, họ dựng cổng chào, xây cơ sở hạ tầng để làm du lịch. Có lẽ vì thế nên nhiều người đồn thổi là người ta hết đất để khai thác chăng. Không thể pha trộn đất khác vào tử sa vì khi nung đến 1.200OC (nhiệt độ trung bình tôi luyện của trà cụ tử sa) thì nó sẽ vỡ ngay, không kết dính”.
    Tử sa là đá trong đá, khai mỏ đá ra, có phần đất trong đó. Người ta phải khai thác thủ công: lấy búa, rìu… phá đá để tìm đất lẫn trong đó chứ không được dùng thuốc nổ phá núi bởi như vậy, đất sẽ bị ám mùi thuốc nổ, ảnh hưởng đến chất lượng ấm sau này. Chỉ duy nhất ở Nghi Hưng mới có đất tử sa.
    “Giả” là chỉ làm lại các tác phẩm nổi tiếng của người xưa. Ví dụ ấm Cung Xuân do người đương thời làm vẫn gọi là ấm Cung Xuân nhưng không hề có chuyện lập lờ đánh lận con đen vì dưới đáy ấm có khoản là họ và tên hay nghệ danh của người làm. “Giả” họ dùng máy để đánh bóng, hóa chất để ngâm, tẩm… cho ấm cũ, bám dày cao trà để trưng bày cho đẹp. Loại ấm này chỉ dùng trưng bày, nếu mang pha trà thì có hại cho sức khỏe.
    Mỗi người thợ, nghệ nhân thường chuyên một dòng sản phẩm. Có người chuyên làm lại những chiếc ấm, chén của người xưa, người chuyên mô phỏng hình dáng của động, thực vật (ấm con cóc, rồng, quả bí, thân trúc, tùng…), người thì tìm tòi kiểu dáng hiện đại. Có chiếc ấm ngọa hổ tàng long (giữa lòng ấm có con rồng, trên nắp có con hổ), có chiếc ấm rồng, rót nước nhẹ thì đầu rồng từ trong vòi thò ra, rót mạnh thì lưỡi rồng từ miệng thè ra…
    Người thợ được cấp giấy chứng nhận nghệ nhân khi có bằng tốt nghiệp của Đại học Hoa Kinh và có giấy chứng nhận tác phẩm độc đáo.

Chia sẻ trang này