1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trạm không gian (space station)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Gacon113, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gacon113

    Gacon113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Các trạm không gian (space station)

    Chào các bác,

    Em là lính mới ở diễn đàn này và cả trong thiên văn học, công nghệ vũ trụ. Em có biết có một dự án cho phép mình thực hiện một nghiên cứu trên trạm vũ trụ ngoài không gian. Em chưa có ý tưởng gì đặc sắc về vấn đề này, em lập topic này mong nhận được sự góp ý của các bác.

    Xu hướng là người ta định làm các thí nghiệm về vật liệu học hoặc công nghệ sinh học (Em mù tịt về cả hai lĩnh vực này).

    Không biết có ai có cao kiến gì không a?
  2. quatnan1000

    quatnan1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu ý của bác chủ topic lắm
  3. Gacon113

    Gacon113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chắc tại em diễn đạt tồi quá.
    Ý em là nếu một trạm vũ trụ nào đó mời bác hợp tác và cho phép bác thức hiện một nghiên cứu, thí nghiệm, .. nào đó thì bác sẽ làm gì?
    VD: Làm phản ứng gì đó cần điều kiện không trọng lượng chẳng hạn.
  4. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Nhiều thứ để làm trong vũ trụ lắm. Đây chỉ là một vài trong số vô vàn cái mà người ta làm thôi, tôi lấy làm ví dụ:
    - Chế tạo các chất hoặc các vật liệu hoàn hảo hơn trên Trái Đất. Ví dụ: insulin điều trị đái đường chế tạo trong vũ trụ có chất lượng cao hơn. Các hợp chất nano được chế trong vũ trụ (ở điều kiện không trọng lượng) có độ hoàn hảo cũng cao hơn....
    - Làm các thì nghiệm sinh-y-hoá học giúp hiểu đươvc: sinh vật phản ứng thế nào trong điều kiện chuyến bay vũ trụ (cái này cho tương lai, khi con người đi xa hơn vào vũ trụ)
    - Làm các thí nghiệm trong vật lý hạt cơ bản và vật lý tia vũ trụ: ở các trạm vũ trụ, do k bị cản trở của bầu khí quyển, ta dễ dàng đo đếm các tia năng lượng cao đến từ không gian để hiểu về cơ chế hình thành và nguồn gốc của chúng, cơ chế gia tốc chúng....vân vân...
    (cái này có chương trình TUS đang thực hiện tại Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Dubna - Nga.)
    đại khái thế.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Làm nghiên cứu với bèo hoa dâu
  6. Tamahnan

    Tamahnan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Nhiều khi bản thân cái việc lên trạm vũ trụ đã là thử nghiệm rồi. Ví dụ thử nghiệm tầu mới bay có được không, hay là con người sống được lâu nhất bao lâu trên môi trường đó. Còn thì người ta giao cho mấy cái thí nghiệm vớ vẩn đừng tưởng là oai. Chính người lên vũ trụ là vật thí nghiệm đấy.
  7. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    - Cái đoạn bôi vàng vàng: quá đúng
    - Cái đoạn sau (màu nâu): đúng một nửa. Cái vớ vẩn không phải là các thí nghiệm đó, mà là cách suy nghĩ và kiến thức của bạn.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  8. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần bay mỗi lần tốn kém, ngừơi ta cần kết hợp nhiều tác vụ trong cùng một chuyến bay, dĩ nhiên càng nhiêu càng tốt để có hiệu quả về kinh tế và khoa học.
    Không có bất cứ thí nghiệm nào là vớ vẩn, chỉ có những suy nghĩ vớ vẩn của người kẻ vớ vẫn mà thôi bác ạ [
    Được sonyclie sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 27/11/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Các trạm không gian (space station)
    Tôi đổi tên topic này từ ?oLàm gì trên trạm vũ trụ? thành ?oCác trạm không gian (space station)?. Topic này dùng để thảo luận các vấn đề có liên quan đến trạm không gian.
    Cho đến nay, đã có tất cả 9 trạm không gian được phóng thành công lên quỹ đạo. Tuy nhiên, vào thời điểm này (tháng 8/2008), chỉ có duy nhất một trạm không gian vẫn đang được vận hành và tiếp tục được xây dựng : Internal Space Station (ISS).
    Liên Xô cũ, nay là Liên Bang Nga đang là nước giữ kỷ lục về số lượng trạm không gian được đưa vào sử dụng : 6 trạm Salyut (Chào Mừng), Mir (Hoà Bình) và tham gia vào ISS. Sau đây là danh sách 9 trạm không gian theo thứ tự thời gian:
    (Tên trạm, ngày phóng lên không gian, ngày rởi trở lại Trái Đất)
    + Salyut-1, 19/04/1971 - 11/10/1971
    + Skylab, 14/05/1973 - 11/07/1979
    + Salyut-3, 25/06/1974 - 24/01/1975
    + Salyut-4, 26/12/1974 - 03/02/1977
    + Salyut-5, 22/06/1976 - 08/08/1977
    + Salyut-6, 29/09/1977 - 29/07/1982
    + Salyut-7, 19/04/1982 - 07/02/1991
    + Mir, 19/02/1986 - 23/03/2001
    + ISS, 20/11/1988 ?" dự kiến sẽ rơi trở lại Trái Đất vào năm 2016
    [​IMG]
    Salyut-1 trên quỹ đạo​
    ====
    Tài liệu tham khảo
    http://en.wikipedia.org/wiki/Space_station
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Nhìn vào bảng liệt kê các cuộc du hành vũ trụ của con người (1), có thể thấy rằng, giai đoạn 1975 ?" 1980 là giai đoạn ?ohoàn toàn im lặng? của Hoa Kỳ. Có vẻ như là, người Mỹ đã dốc hết sức cho cuộc chạy đua lên Mặt Trăng. Sau 1 loạt các thành công liên tiếp của chương trình Apollo, họ cần thời gian để ?onhìn lại? và hoàn thành chương trình tàu Con thoi. Chương trình này vốn đã được bắt đầu từ cuối những năm 1960, nhưng có vẻ nó không được ưu tiên bằng chương trình Apollo.
    Liên Xô sau các thất bại trong nỗ lực đưa con người lên Mặt Trăng thì đã tập trung vào việc chinh phục khoảng không gian gần Trái Đất. Họ liên tiếp chế tạo và phóng lên không gian các trạm Salyut, đồng thời cải tiến mục đích sử dụng của các tàu Soyuz (chở phi hành đoàn), Progress (tàu không người lái, chở nhu yếu phẩm). Trong thời gian cuối 1970, Liên Xô hoàn toàn thống trị trong việc đưa người lên làm việc tại quỹ đạo thấp (LEO)
    Người Mỹ tiếp tục thực hiện việc đưa người lên không gian bằng các tàu Con thoi. Các tàu Con thoi có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các tàu Soyuz/Progress, có khả năng chở theo các module chứa thiết bị thí nghiệm. Với đội tàu con thoi, các phi hành đoàn Hoa Kỳ có khả năng làm việc trên không gian tối đa khoảng nửa tháng.
    Đến giai đoạn này, có thể thấy rằng Liên Xô và Hoa Kỳ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau trong quá trình đưa người lên làm việc tại quỹ đạo thấp. Công cụ họ sử dụng hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu so sánh, ta có thể so sánh như sau :
    (Trạm không gian + Soyuz + Progress) với (Tàu con thoi + Các thiết bị thí nghiệm mang theo)
    Năm 1995, tàu con thoi Atlantis đã kết nối thành công với trạm không gian Mir, đánh dấu sự hợp tác trở lại giữa hai cường quốc. Ngày nay, ISS đang được xây dựng và vận hành bởi nhiều quốc gia, một minh chứng thuyết phục cho việc hợp tác quốc tế trong quá trình chinh phục không gian.
    [​IMG]
    Tàu con thoi Atlantis kết nối với trạm Mir (ảnh chụp ngày 04/07/1995)​
    ====
    Ghi chú
    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_human_spaceflights

Chia sẻ trang này