1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trận chiến làm thay đổi cơ cấu chiến hạm.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huyphuc1981_nb, 04/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Các trận chiến làm thay đổi cơ cấu chiến hạm.

    Ngoài máy bay, tầu chiến cũng có nhiều ngáo ộp (thứ dùng để doạ trẻ em)
    Về đề tài này thì Trung Quốc đứng đầu. Các chiến hạm đắt tiền của nhà Thanh chìm hàng loạt, nổi bật là trận chiến Nhân Xuyên. Nhưng điều đó không làm thay đổi cơ cấu hải quân các nước.
    Nội chiến Mĩ, lần đầu tiên thiết giáp hạn ra đời đã làm các tầu tuần dương lớn đa năng thiệt hại nặng nề. Mở đầu kỷ nguyên thiết giáp hạm.
    Trận hải chiến Nga Nhật (1905) lần đầu tiên tầu phóng lôi xuất trận qui mô lớn, Hải quân Nhật đánh chìm một số lượng lớn tầu Nga. Trong số các tầu đó có nhiều thiết giáp hạm cực xịn. Với tốc độ cao, số lượng lớn các tầu phóng lôi rẻ tiền gây một nỗi kinh hoàng cho các thiết giáp hạm. Người ta phải biên chế trong hạm đội tầu khu trục (mục đích đầu tiên là diệt tầu phóng lôi), tăng số lượng tầu phóng lôi. Nhưng thiết giáp hạm vẫn được sử dụng là tầu chiến đấu chủ yếu trong WW1. Quân Pháp đã thắng Thái lan một trận đánh lớn sau đó (WW2).
    Mở màn chiến tranh Thái Bình Dương, các tầu sân bay lớn đã kết thúc kỷ nguyên thống trị của thiết giáp hạm. Đạn pháo của thiết giáp hạm không thể có tầm xa và sức công phá như máy bay được. Kết quả, các thiết giáp hạm lớn của Mĩ đành đứng yên chịu đựng bom và ngư lôi Nhật. Người ta dựng ở đây một công trình tưởng niệm trận đánh, được coi như để kết thúc thời kỳ thiết giáp hạm. Thiết giáp hạm vẫn được cải tiến và đóng mới nhưng không còn là tầu chiến chủ lực nữa. các thiết giáp hạn còn lại của Mĩ bị các tầu ngầm Nhật đánh chìm gần hết trong chiến tranh, thường là một trận đánh lãng xẹt: trời yên biển lặng, bỗng có tiếng ngư lôi. Thiết giáp hạm chỉ có một thời kỳ ngắn ngủi là công dụng (nội chiến Mĩ) và hệ thống vũ khí cực đắt đó chỉ làm được một nhiệm vụ là đem doạ người.
    Trong cuộc chiến Manvinat lần đầu tiên tên lủa diệt hạm (Pháp) được quân đội một nước đang phát triển dùng đánh chìm tầu sân bay. Cùng với việc tăng số lượng các máy bay hạng nặng, cải tiến tên lửa diệt hạm, hệ thống định vị toàn cầu, tầu ngầm chạy cực êm...các hệ thống vũ khi to lớn trên biển trở thành mồi ngon, chúng có sức công phá rất lớn, tầm chiến đấu xa, khả năng chiến đấu dài ngày, nhưng.... nếu chúng còn sống.
    Massu thích bài này.
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Vủ khí nào củng có nhược và ưu của mình ,biết kết hợp để bù trừ lẩn nhau và khai thác nhược của người khác là kẻ chiến thắng ,không có cái gì là hoàn hảo và nếu nghỉ như bạn thì cái gì do con người chế ra (trong đó có vủ khí ) đều là ngáo ộp
    Tàu chiến hạm lớn thì vô dụng ?? Vậy cho tôi hỏi không có tàu cở lớn thì ai sẻ chở theo trang thiết bị đổ bộ ,hổ trợ thuỷ ,không chiến ,ai sẻ chở theo các hoả tiển chiến lược như Tomahawk hay là Hardpoon ,không có tàu cở lơn thì sở chỉ huy sẻ dặt ở đâu và không có tàu lớn thì ai sẻ yểm trợ tác chiến cho các tàu nhỏ đây .
    Tàu lớn ngày nay trang bị 1 lưới lửa dày đặc chống lại hoả tiển diệt hạm và các ngư lôi có thể coi như là hơi hơi an toàn ,chỉ cần thêm các tàu nhỏ vào là thế trận ta an toàn .Còn tàu nhỏ hoả lực hạn chế khả năng hổ trợ ,phòng không và chống nhiểu kém ,không thể tác chiến dài ngày thì khi ta chỉ chăm chăm dùng tàu nhỏ liệu sẻ thắng .
    Không 1 trận chiến nào mà quân đội chỉ trông chờ vào 1 chủng vủ khí mà họ đả chế tạo cho ưu việt mà chiến thắng cả .Lật lại lịch sử chiến tranh Trung Đông lần ba .Lử đoàn tank thiết giáp của Ixraen ỉ y vào tính năng ưu việt của xe tank mà xông lên càng bừa không có bộ binh yểm trợ lập tức bị bộ binh và thiết giáp ,pháo binh Ai Cập phục kích tiêu diệt hết 4/5 và bắt sống Lử Đoàn Trưởng .Tại sao vậy vì xe tank thì mạnh như nó không cơ động và khó mà chống lại các anh bộ binh núp lùm núp bụi bò đến gần quấy rối ,và 1 khi bị quấy rối thì nó sẻ phơi lưng ra cho xe tank pháo binh bắn mà thôi.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Eintein)
    Massu thích bài này.
  3. Small_Dragon_new

    Small_Dragon_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2001
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Thân gửi bạn Huy Phúc
    Sự thật thì không phải hoàn toàn như bạn nghĩ đâu. Thành bại của cuộc chiến tranh không phải chỉ phụ thuộc vào yếu tố máy móc thiết bị. Trong số các cuộc chiến mà bạn nêu ra ở đây thì có nhiều yếu tố thất bại có căn nguyên là từ con người, do những người chỉ huy không có cách đánh phù hợp, do điều kiện thời tiết, thiên thời địa lợi ...
    Ví dụ như trong trận thủy chiến của quân đội nhà Thanh thì phải nói rằng trang bị của nhà Thanh khi đó có phần hơn hẳn đối phương, với một số tàu chiến lớn được trang bị tốt mua của nước ngoài. Còn ví như trận Trân Châu Cảng thì hoàn toàn là yếu tố bất ngờ do Mỹ không thể tin được là Nhật Bản sẽ gây chiến với mình trước.
    Còn về trận chiến ở đảo Manvinát thì phải đính chính cho rõ là không phải là tàu sân bay mà chỉ là một tàu vận tải quân sự có tên là HMS Sheffield bình thường được hoán cải công năng thành tàu chiến (có chức năng như một tàu sân bay) mà thôi. Cũng vì những lý do đó mà nó không có được các trang thiết bị cần thiết như rađa hay tên lửa để phòng không. Hơn nữa quần đảo Manvinát ở xa nên không quân Anh không có điều kiện để bảo vệ loại tầu nói trên. Thêm nữa loại Exocet của Pháp là loại hung thần với các chiến hạm. Chiếc Super Standard ( tiếng Pháp là Super Etendard ) bắn 2 quả, trong đó chỉ có một quả trúng mà đã làm chiến hạm Anh chìm nghỉm đủ biết sức mạnh của nó tới cỡ nào. Sau trận chiến này, Pháp với tư cách là đồng minh của Anh đã ngừng cung cấp loại hỏa tiễn nói trên cho Argentina và cung cấp các thông tin về loại vũ khí trên cho Anh. Tình báo Argentina đã cất công mua trên thị trường chợ đen loại vũ khí này song không được.
    Nhân tiện giới thiệu với bạn một vài thông tin về loại tên lửa này.
    Exocet gồm có 4 Serie là MM38, MM40, SM 39 và AM 39 tất cả đều là tên lửa chống hạm ( anti - ship missiles ), kiểu Fire và Forget (autonomous) và kiểu Sea Skimmer (with shaving flight). Rất dễ dàng khi trang bị tác chiến vì loại này hết sức nhỏ gọn và cơ động. Nó được trang bị cho nhiều phương tiện với các kích cỡ khoang chứa tên lửa khác nhau. Tên lửa Exocet là niềm tự hào của nước Pháp và đã được xuất khẩu sang 24 quốc gia trên thế giới.
    Còn đây là hình ảnh và các đặc tính cơ bản của các Series
    Loại MM38 : Hạm đối hạm
    Sản xuất : EADS
    Tổng trọng lượng : 735 kg; Khối lượng nổ (đầu đạn) : 165 kg ; Tốc độ tối đa : Mach 1 ; Chiều dài : 5,20 m; Đường kính 0,35 m ; Scale : 1 m ; Tầm bắn hiệu quả : 38 km
    Hệ thống điều khiển ngắm bắn và dẫn đường bằng rađa theo dõi vị trí của mục tiêu, vị trí điểm hỏa cơ động tuỳ thuộc vào trang thiết bị phóng, khoảng cách và góc phương vị tới mục tiêu mà có thể phóng thẳng đứng, hay nghiêng ... Quá trình phóng đạn tới mục tiêu theo hình vòng cung tăng dần (khoảng 15 độ )sau đó ( sau giai đoạn phóng lên) nó sẽ có quỹ đạo bay ổn định cách mặt nước biển khoảng từ 3 -5m. Trong giai đoạn đầu khi được phóng lên nó bay theo một quán tính định trước khi bắt đầu phóng ( nghĩa là bay trong trạng thái mù không theo sự điều khiển để tránh thiết bị dò tìm). Khi cách mục tiêu khoảng 12 -15 km, các trang thiết bị điện tử mới hoạt động và tiến hành tìm kiếm tiêu diệt mục tiêu. Quá trình phát nổ được diễn ra khi tên lửa va chạm với thành tàu gây kích nổ đầu đạn hoặc cũng có thể phát nổ ở khoảng cách tiếp xúc với thành tàu.
    Loại MM40 : Hạm đối hạm
    Sản xuất : EADS
    Tổng trọng lượng : 850 kg; Khối lượng nổ (đầu đạn) : 165 kg ; Tốc độ tối đa : Mach 1 ; Chiều dài : 5,80 m; Đường kính 0,35 m ; Scale : 1,13 m ; Tầm bắn hiệu quả : 70 km
    Được phát triển từ loại MM38, nó được coi là loại vũ khí tiến công hạn chế. Được chứa trong các ống phóng hình trụ trên các chiến hạm nhưng được thiết kế nhỏ gọn hơn loại MM 38. Điều đó cho phép các chiến hạm có thể dễ dàng nâng cấp từ loại MM38 mà không làm ảnh hưởng tới diện tích bố trí trang thiết bị của con tàu mà lại tăng cường được khả năng chiến đấu. Tuy nhiên ở tầm bắn cao hơn đòi hỏi loại tên lửa này phải đươc hỗ trợ thêm của máy bay trinh sát điện tử trên không trong điều kiện tác chiến trên biển như Atlantic , Alizé , Lynx WG13 của Pháp, AN 50 của Nga hay AWACS của Mỹ ...) hay từ trung tâm chỉ huy trên mặt đất.
    Phiên bản mới hơn của loại này, thế hệ II có trọng lượng 870 kg và tầm bắn hiệu quả là 75km
    Loại SM 39 : Ngầm chống hạm
    Sản xuất : EADS
    Tổng trọng lượng : 652 kg; Khối lượng nổ (đầu đạn) : 165 kg ; Tốc độ tối đa : Mach 1 ; Chiều dài : 5,80 m; Đường kính 0,35 m ; Scale : 1, m ; Tầm bắn hiệu quả : 50 km
    Là loại được phóng từ tàu ngầm. Hoả tiễn ban đầu được chứa trong các ống phóng đặc biệt có vẻ ngoài và kích thước như của loại thủy lôi L5 hoặc F17. Các ống phóng này được phóng qua các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm như là một loại ngư lôi bình thường. Tên lửa sẽ tách khỏi ống phóng sau khi nắp chụp của tên lửa bung ra, nó sẽ kích hoạt tên lửa hoạt động
    và bay lên khỏi mặt nước một góc 45 độ, và sẽ bay cách mặt nước tối đa không quá 50m. Sau hành trình phóng lên từ tàu ngầm, nó sẽ bắt đầu bổ nhào xuống mục tiêu và có quỹ đạo bay khi tiếp cận mục tiêu như các Series khác.
    Loại này hiện nay được trang bị cho các tàu ngầm kiểu Frightening one , It Triumphing và Ruby .
    Loại AM 39 : Không chống hạm
    Sản xuất : EADS
    Tổng trọng lượng : 650 kg; Khối lượng nổ (đầu đạn) : 165 kg ; Tốc độ tối đa : Mach 1 ; Chiều dài : 4,63 m; Đường kính 0,35 m ; Scale : 1, m ; Tầm bắn hiệu quả : 50 km
    Được trang bị cho máy bay tiêm kích và trực thăng chiến đấu. Đây là loại tên lửa không đối hạm sản xuất theo kiểu MM 38. Sau khi được phóng từ máy bay và được tăng tốc bằng động cơ đẩy riêng nó sẽ hoạt động tương tự như loại MM 38. Khả năng tác xạ và các tính năng khác cho tới giai đoạn này giống hệt MM 38. Loại tên lửa kiểu Fire and Forget ngay sau khi được phóng đi từ máy bay có thể cho phép thay đổi mục tiêu hoặc tấn công các mục tiêu khác. Hệ thống này được gắn cho Atlantic 2 và cũng có thể lắp cho trực thăng chiến đấu hạng nặng và hạng trung như Super Frelon
    Hình ảnh của AM 39
    Hình ảnh của MM38
    Hình ảnh của MM40
    Hình ảnh của SM 39
    Hình ảnh của AM 39
    Loại máy bay Super Stanđar


    Small Dragon
    Massu thích bài này.
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Xem ra chúng tôi đả chuyển hết ý của mình rồi phần còn lại bạn huyphuc1981_nb sẻ tiếp nhận theo cách của bạn nhưng chốt lại 1 điều :
    Con người không hoàn hảo cho nên họ không thể tạo ra bất cứ 1 thứ gì hoàn hảo .Con người chế ra máy móc ,con người điều khiển ,lập trình máy móc và nó lại phục vụ con người yếu tố con người luôn quan trọng nhất .
    Một tên bị thịt không biết suy nghỉ như là tay Lử Trưởng tôi kể trên thì dù vủ khí trong tay hắn có xịn mấy quân hắn có đông mấy thì người ta củng sẻ nhè ngay cái tử huyệt mà cho hắn 1 phát mạng vong mà thôi.

    With these advanced weapons the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Eintein)
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Cảm ơn mọi người.
    Tôi chỉ lấy một vài ví dụ thôi. Đúng là chiếc tầu đó là một tầu container được cải tiến thành tầu sân bay, chở máy bay lên thẳng phản lực, được nguỵ trang bằng các công tai nơ rỗng. Việc xuất hiện một tầu chở hàng lạ ở một khu vực vẵng tầu thuyền làm quân đội Achentina nghi ngờ. Chiếc tầu đó không phaỉ không được bảo vệ chặt chẽ, nó chìm là do vỏ tầu yếu (khoang mũi phía đối diện nơi trúng đạn vỡ), hệ thống chống cháy nổ yếu, các tầu cứu hộ đành bó tay. Nhưng trước khi tầu chìm, quả exocet đã thổi bay tất cả máy bay và người trên boong (ai muốn xem cảnh này đăng ký).
    Thật ra, trận chiến Nhân Xuyên đại bại do Từ Hi thái hậu mua tầu tốt của nước ngoài nhưng quên không bắt các sĩ quan hải quân và pháo binh học toán (thế kỷ 15, Magienlăng đã phải đem theo một nhà toán học-thiên văn học theo đoàn tầu).
    Việc khẳng định vị trí các tầu tuần dương đa năng, trang bị pháo hạng nặng bố trí hai bên sườn và mũi, theo tôi được đánh dấu bằng trận thuỷ chiến hồ Vân Mộng (Trung Quốc, đầu nhà Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đánh bại con cháu nhà Trần Việt Nam Trần Hữu Lượng bằng pháo thuyền hạng nặng), mở đầu thời kỳ cực thịnh của thuỷ-hải quân Trung Quốc.
    Còn trận chiến cảng Ngọc Trai, thật ra yếu tố bất ngờ chỉ là một, các tầu sân bay của hạm đội Thái Bình Dương đi tập trận vắng, pháo cực lớn của "bức tường thiết giáp hạm", một dãy các tầu chiến lớn của hạm đội, không thể chĩa lên trời bắn máy bay. Vỏ thép dày (500-700mm) không thể chịu được bom và ngư lôi, còn tầu sân bay thì ở cách đó 200km, pháo nào bắn được.
    Có ai còn tài liệu về trận đấu hai thiết giáp hạm hồi nội chiễn Mĩ không. Toàn bộ dân chúng vùng đó (hình như là Viếcghinia) đứng trên bờ quan sát hai chiến hạm kỳ quặc nhất thời đó, bắn nhau. Chiến hạm Miền Bắc, tuy nhỏ và chỉ có 1 pháo nhưng nhờ tháp pháo quay đã linh hoạt chiến phần hơn (cả hai chiến hạm đều không chìm nhưng chiến hạm Miền Mam sau đó không tham chiến nữa). Hình dáng của chiến hạm Miền Bắc sau trở thành mẫu của các thiết giáp hạm, với vỏ thép dày, tháp pháo quay, pháo cực lớn.
    Hiện tại, với việc phát triển cả chiều sâu và chiều rộng của kỹ thuật, các tên lửa diệt hạm tốt được sản xuất ở nhiều nước với giá hạ, các ngư lôi có điều khiển, máy bay ngày càng được trang bị mạnh và chiến lược lấy phòng thủ là chính, đoàn tầu chiến đắt tiền, sản phẩm của các tập đoàn công nghiệp lớn càng dễ bị đánh chìm, không một tầu chiến nào có thể chống lại được vài chục quả tên lửa càng không thể nếu các quả tên lửa đó trang bị đầu đạn lớn hơn, điều khiển thông minh hơn, vô hình hơn, tốc độ cao hơn và cùng tiến công với ngư lôi.
    Cũng như các lọai vũ khí khác, hạm tầu cần phải thay đổi cho phù hợp. Những bộ đầu óc uyên thâm, lòng dũng cảm và tiền nhiều của các chiến binh thời bình không thể đổi được thực tế chiến đấu. Tên lửa diện hạm có điều khiển bắt đầu được Đức nghiên cứu (chưa kịp) vì thực tế chiến đấu của Hải quân.
    Massu thích bài này.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Các bạn bổ xung nhé.
    Tên lửa diệt hạm và ngư lôi có điều khiển được thai nghén trong WW2. Qua thực tế, đầu óc quân sự siêu việt của Đức và Nhật thấy rằng chiến hạm dễ bị đánh đắm bằng các phương pháp khác phương pháp thông thường lúc đó.
    Các nhà kỹ thuật và tướng lĩnh Đức nhận thấy tính ưu Việt của tên lửa V1, V2 (một loại đường đạn, một loại hành trình có điều khiển). Cộng với sự ưu việt cuả RADA, máy bay phản lực dùng không khí Đức đã đề nghị phát triển một loại tên lửa diệt hạm tự tìm mục tiêu. Đề nghị này không được Hitle chấp nhận. Nguyên nhân có lẽ Đức đã ở thế yếu, không đủ thời gian nữa.
    Nhưng ở Nhật, nước có điều kiện kinh tế kỹ thuật tồi tệ hơn Đức nhiều, người ta tìm được một biện pháp thay thế hệ thống dẫn đường chưa có bằng: người lái cảm tử.
    Thế là ra đời tên lửa diệt hạm và ngư lôi có điều khiển đời đầu (mặc dù máy bay cảm tử không có động cơ phản lực).
    Trận đột kích vào Xitni bằng tầu ngầm chở ngư lôi có người lái đã làm thay đổi suy nghĩ của các nhà kỹ thuật sau này (có ai có chi tiết).
    Các bạn có tài liệu về hai loại vũ khí này không?.
    Ngoài các con ngáo ộp, nhiều loại vũ khí không được các nhà khoa học và tướng lĩnh chú ý lại trở thành những con Hổ lớn, làm thay đổi chiến lược và chiến thuật cả thế giới.
    Bài sau: nước Nga, nơi ra đời của RADA, bài học cho việc coi nhẹ RADA hay là RADA NGA: sản phẩm của chiến tranh.
  7. Small_Dragon_new

    Small_Dragon_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2001
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Này tớ muốn đăng ký xem cái đoạn Clip về Exocet của cậu đấy


    Small Dragon
  8. huyphuc1981

    huyphuc1981 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    12
    Tôi không tìm được clip đó., chắc nó mất rồi.
    Các bạn xem ảnh tĩnh vậy.
    Trước khi đưa mấy cai ảnh kinh khủng đó mời các bạn xem Chiến Hạm Rạng Đông
    Tuần dương hạm này đã bắn ba phat đại bác mở đầu cho thang 10 1917.
    Trước đó nó đã đến Việt Nam, mở đầu quan hệ Xô (Nga)-Việt (trên đường đi tiếp viện Viến đông năm 1905). Tầu đã ghé vào Cam Ranh. Sống sót sau trận chiến này nó trở về Nga, tham gia việc đàn áp chiến hạm Pô chôm kim.
  9. huyphuc1981

    huyphuc1981 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    12
    Tôi thành thật xin lỗi về sự nhầm lẫn.
    Chiếc nạn nhân đầu tiên của tên lửa diệt hạm là TYPE42, tầu khu trục Anh.:
  10. huyphuc1981

    huyphuc1981 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    12
    Trông twf xa, nó cũng ngon đấy:
    Bốc cháy:
    Chìm:
    "C:My Documentschays.jpg"
    "C:My Documentschim.jpg"

Chia sẻ trang này