1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trận đánh trong CTVN nhìn từ phía bên kia.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Excocet, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Các trận đánh trong CTVN nhìn từ phía bên kia.

    Em hôm nọ mua được quyển: "Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật" của Nxb CA. Nói về các trận đánh tiêu biểu của quân đội VNCH theo lời kể của chính các tướng lĩnh VNCH. Em thấy cũng hay hay, nên post phục vụ các bác.
  2. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Nghe đến Nxb CA thì độ tin cậy vào sách của tôi giảm đi 50%.
    Kinh nghiệm được rút từ 1 số báo chí ngành này ra, điển hình là ATTG, CATĐ, CAND.
    Hết thuốc chữa.
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Trận Ấp Bắc
    Hơn 40 năm sau trận đánh, Lý Tòng Bá, nguyên Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn, thời điểm xảy ra trận đánh là đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 7 cơ giới, chịu trách nhiệm xung kích của trận tấn công đã viết về quy mô của trận đánh: "Trận Ấp Bắc được ghi vào quân sử trong cuộc chiến VN. Báo chí quốc tế, kể cả sách báo Cộng Sản cũng nhắc nhiều về trận Ấp Bắc. Đó là một trong những trận đụng độ khốc liệt quan trọng giữa Đại đội 7, với các thiết vận xa M-113 của VNCH và quân ********* tại khu Chiến thuật Tiền Giang...
    Bộ tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh VNCH đã phải sử dụng cả một trung đoàn, lần đầu tiên mở một cuộc hành quân bằng trực thăng vận với một tiểu đoàn Bảo An của tiểu khu Mỹ Tho tăng cường mà Đại đội 7 M-113 của Sư đoàn 7 làm nỗ lực chính để đối đầu với *********."
  4. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Một điều đặc biệt rằng tạp chí ANTG và báo CAND ko được in bởi Nhà xuất bản Bộ CA bác ạ ?
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Kế hoạch.
    Đại tá Bùi Đình Đạm, Tư lệnh Sư đoàn7 Bộ binh cho soạn thảo một kế hoạch hành quân mang tên Đức Thắng 1 sẽ bao gồm 3 mũi tấn công. Một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 11, Sư đoàn 7 Bộ binh sẽ được trực thăng vận xuống phía Bắc vùng hành quân, trong khi các đơn vị Bảo An sẽ tấn công từ phía Nam. Đại uý Lý Tòng Bá, chỉ huy Đại đội 7 cơ giới sẽ đánh bọc ngang từ phía Tây Nam. Một cánh năng chặn gồm các tàu hải quân chuyên chở 2 đại đội Biệt động quân theo ngã kênh Ba tiến vào vùng hành quân.
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 30/12/2006
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 30/12/2006
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Kì 1: Thua ngay từ loạt súng đầu tiên.
    Hà Mai Việt, nguyên Đại tá Tư lệnh phó Vùng 1 quân đội VNCH, vào thời điểm ấy là Chi đoàn trưởng một chi đoàn thiết giáp tăng cường cho trận đánh kể lại: "Sáng ngày 2-1-1963, theo đúng kế hoach hành quân, 2 Đại đội Bảo An tiến vào Ấp Cai Tổng Vàng, xã Tân Phú, triển khai cuộc hành quân. ********* phục kích cách quân này, nổ súng gây tử thương cho một Đại đội trưởng và một Đại đội phó Bảo An khiến mũi tấn công bị chặn lại.
    Cánh Hải quân theo kênh Nguyễn Tất Thành cũng bị trung đội du kích và phân đội công binh của VC quấy rối. Trong khi đó 10 trực thăng H21 chuyên chở một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 11, Sư 7 BB đổ xuống phía Tây Ấp Bắc. Do không có phi pháo yểm trợ, quân VC từ các công sự được thiết lập sẵn tác xạ mãnh liệt vào bãi đáp trực thăng. Một chiếc H21 rơi ngay tại bãi đáp, một chiếc rơi xuống cánh đồng Cà Dâm cách đó không xa. Chiếc thứ 3 tiếp tục đáp xuống định cứu phi hành đoàn, bị trúng đạn và rơi trước mũi tiến công của quân thiết kị cách đó 500m. Một trong 5 trực thăng vũ trang UH1A đáp xuống cạnh 2 trực thăng bị rơi cũng với mục đích cứu phi hành đoàn bị bắn lật ngược xuống ruộng. Hai phi công được cứu sống nhưng cơ khí trưởng tử thương.
    Thiết quân vận được lệnh tấn công vào Ấp Băc để cứu các phi hành đoàn đã bị đại đội 1/261 (Đại đội 1 thuộc tiểu đoàn 261) VC tác xạ mãnh liệt. Tám xạ thủ đại liên 50 trên các thiết vận xa bị tử thương ngay trong đợt tấn công đầu. Cả 4 hướng tấn công đều bị chận đứng."
    Nguyễn Đức Phương tổng kết: "Tính đến trưa, về phía bạn (Mỹ), có 5 trực thăng bị rớt, 1 hạ cánh bắt buộc do hư hỏng. Tại Ấp Bắc, quyền chủ động chiến trường đã bị mất, và 14 trong số 15 trực thăng tham chiến đã bị trúng đạn từ các vị trí ẩn nấp dọc theo bờ kinh bắn lên..."
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 20:31 ngày 30/12/2006
  7. ptst1006

    ptst1006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Bác hơi bị nhầm đấy ạ. Bác đã đọc cuốn Cuộc chiến tranh Đông dương - Lucien Bodard, ĐBP một góc địa ngục - Bernal Fall, Sự lừa dối hào nhoáng - Nell Sheehan, Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam - George C. Herring do NXB CAND phát hành chưa. Theo em, đây là nhà xuất bản có đội ngũ "biên tập kém nhất" Việt Nam hiện nay. Vì gần như họ chẳng làm gì cả.
    Được ptst1006 sửa chữa / chuyển vào 02:31 ngày 31/12/2006
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Quân tăng viện bị sa lầy
    Hà Mai Việt kể về diễn tiến tiếp theo Huỳnh Văn Cao cho Tiểu đoàn 8 Dù đến tăng viện: "Trận đánh kéo dài đến chiều thì Bộ Tổng tham mưu thả quân theo yêu cầu. Khoảng 6h 30 chiều, cuộc thả quân bắt đầu ở phía Tây Ấp Bắc. Quân CSản tác xạ mãnh liệt vào các cánh dù đang lơ lửng. Vì trời tối và dù rơi tản mát cũng như địa thế ruộng ngập nước có nơi lên đến ngang ngực khó di chuyển nên tiểu đoàn chỉ tập trung được một ít quân. tuy nhiên, tiểu đoần 8 cũng cố gắng tấn công 3 lần nhưng cả 3 lần do không có phi pháo yểm trợ nên bị đánh bật lại. Tiểu đoàn 8 có 19 binh sĩ tử trận, 33 người bị thương, kể cả một đại uý và một trung sĩ cố vấn Mỹ"
    [​IMG]
    Đổ quân
    Hà Mai Việt thừa nhận thiệt hại về nhân mạng như sau: "Tính đến chiều ngày 3-1-1963, thiệt hại về nhân mạng của các đơn vị tham chiến như sau: Quân đội VNCH có 66 chết và 109 bị thương, phía Hoa Kỳ có 3 chết và 6 bị thương"
    Cuộc tấn công vào Ấp Bắc coi như đã thất bại hoàn toàn.
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 01/01/2007
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 18:37 ngày 01/01/2007
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    AN LỘC: THÀNH CÒN, ĐẤT MẤT
    An Lộc là chiến trường ác liệt nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là lần đầu tiên quân Giải Phóng miền ĐNBộ thực hiện hợp đồng tác chiến với quân binh chủng hợp thành gồm bộ binh, pháo binh, xe tăng, phòng không...tấn công vào tỉnh lỵ nằm trong vành đai bảo vệ Sài Gòn. Dấu ấn thiệt hại nặng nề về quân số của quân đội Sài Gòn trong trận đánh này còn in đậm trong 2 câu thơ:
    An Lộc địa sử ghi chiến tích
    Biệt cách dù vị quốc vong thân.
    An Lộc là một trong những trọng điểm của chiến dịch Nguyễn Huệ mùa hè năm 1972 mà quân đội Sài Gòn quen gọi là mùa hè đỏ lửa: Đó là Đắc Tô - Tân Cảnh, Quảng Trị, An Lộc. Trong đó, An Lộc tuy là hướng thứ yếu nhưng có vai trò rất quan trọng về địa lý, chiến lược quân sự bảo vệ Sài Gòn. Năm 1972, tỉnh Bình Long có diện tích 2240km2, với dân số khoảng 88.000 người, chia làm 3 quận: Lộc Ninh, An Lộc và Chơn Thành. Thị xã An Lộc nằm trong phạm vi xã Tân Lập Phú, rộng chừng 740km2. Bao bọc quanh thành phố là những ngọn đồi chiến lược, mang tên đồi 169, đồi Gió và đồi Đồng Long. Dân số An Lộc chừng 44.00 người.
    Ấn tượng của Hồ Đinh, nguyên sĩ quan Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH về trận An Lộc thật nặng nề: "...sự đứng vững của thị xã nhỏ bé An Lộc, dù chỉ còn là đống gạch vụn, sau 68 ngày bị 4 sư đoàn chính quy CS vây hãm, tấn công biển người, chiến xa, đại pháo, hõa tiễn có lúc lên đến 8000 trái/ngày. Sự kiện trên đã khiến địa danh An Lộc xếp hàng đầu trong những trang quân sử Thế giới về mức độ giao tranh ác liệt, sự tàn phá bởi bom đạn..."
    Ký giả Joseph Alson của báo Los Angeles Times, người theo dõi trận An Lộc từ ngày đầu đã thốt lên: " So với Khe Sanh năm 1968, An Lộc còn ghê gớm hơn nhiều. Ngay như thiếu tướng Hollingsworth, cố vấn trưởng Quân đoàn 3, một vị cố vấn quân sự nổi tiếng gan dạ như thế mà vẫn chưa dám đặt chân xuống An Lộc. Không như Khe Sanh hồi đó, ngày nào cũng có vài vị khách đến thăm."
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 16:30 ngày 21/01/2007
  10. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    HOÀN TOÀN BẤT NGỜ
    Tuy nhiên trước khi bàn về tính chất ác liệt của trận An Lộc, chúng ta hãy nói qua về nghệ thuật giữ bí mật của trân đánh. Theo Thượng tướng Hoàng Cầm, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4, chỉ huy trực tiếp chiến dịch, từ tháng 1 năm 1972, ba Sư đoàn 5, 7, 9 và đơn vị C30B cùng hàng chục xe tăng, thiết giáp...đã chuẩn bị chiến dịch, nhưng lực lượng cố vấn Mỹ và quân đội Sài Gòn không hay biết. Nguyễn Văn Thiệu tự tin: "VC đã quay về với chiến dịch du kích, chứ không thể đánh lớn. Những trận đánh nổi bật chỉ có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 7, 8". Ngày 9-3, Thiệu lên Lai Khê dự lễ kỉ niệm 17 năm thành lập Sư đoàn 5, hùng hồn tuyên bố: "Đẩy trận tuyến của cuộc chiến tranh ở vùng xung quanh Sài Gòn sang tận biên giới Campuchia".
    Ngay cả Kissinger, cũng hoàn toàn bất ngờ và phải hạ giọng ở hội nghị Paris: "Không hiểu làm cách nào và bằng cách gì các ông đưa được xe tăng đến cửa ngõ Sài Gòn ? "
    Sự bất ngờ không chỉ riêng ở An Lộc mà ở toàn bộ chiến dịch. Kiều Mỹ Duyên minh họa: " Đầu tháng 4-1972, một cuộc hội thảo về bình định cho các cấp Tư lệnh từ Quân khu, tỉnh trưởng, quận trưởng của toàn miền Nam diễn ra tại trung tâm huấn luyện cán bộ Vũng Tàu, với sự tham dự của Tổng Thống, Thủ Tướng. Sau ngày khai mạc, tình hình chiến sự tại Quảng Trị và Kontum trở nên ác liệt. Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho các Tư lệnh quân khu 1, 2 cùng các vị tỉnh trưởng 2 vùng này quay về ngay lập tức.
    Sáng ngày 5-4, Đại tá Trần Văn Nhựt, tỉnh trưởng Bình Long đang dự hội thảo thì Trung Tướng Cao Hảo Hớn, giám đốc trung tâm bình định cho mời Đại tá Nhật và nói:
    - Tổng Thống chỉ định anh về Bình Long gấp. Bình Long đang bị đánh nặng.
    Lúc đó là 10 giờ sáng. Vì đã có hẹn với mấy ty, sở ăn cơm trưa, Đại tá Nhựt ghé qua báo tin và ăn vội chén cơm. Cơm dọn ra, không ai muốn cầm đũa. Nét mặt ai cũng nặng vẻ lo âu. Tin từ Trị Thiên, từ Cao Nguyên, chiến cuộc thế nào họ đã biết. Bây giờ, trong lúc họ ở đây, Bình Long đang bắt đầu những ngày lửa đạn...."
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 16:56 ngày 21/01/2007

Chia sẻ trang này