1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trận đánh trong CTVN nhìn từ phía bên kia.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Excocet, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Báo cáo các bác, tướng Hưng tự sát tại tư dinh ở Cần Thơ chiều ngày 30-4, sau khi kế hoạch lập mật khu cố thủ tại đồng bằng sông CL bị đổ bể, em sẽ viết về vấn đề này sau. Đọc qua nhiều tài liệu, em thấy đây cũng là một tướng có tài, chỉ có điều là chọn nhầm chế độ...
    BAO VÂY AN LỘC
    Kiều Mỹ Duyên kể về những ngày An Lộc bị bao vây: "Khoảng 4 giờ sáng ngày 13-4-1972, cả thị trấn An Lộc co mình lại dưới hầm trú ẩn vì một loạt pháo khủng khiếp với chừng 500 trái toàn là hỏa tiễn 122 ly phóng liên tục vào thị xã. Quân phòng thủ biết ngay đó là dấu hiệu địch sắp tấn công. Sau trận pháo kích, khoảng 6h45 phút, một đoàn chiễn xa từ 3 mặt xông vào. Chúng chia ra mỗi toán chừng 15 chiếc, trong đó có cả M-41 và M-113 của ta mà địch lấy được ở Lộc Ninh.
    Bị tấn công bất ngờ bằng chiến xa, tuyến phòng thủ phía Bắc của An Lộc đã bị thủng. Một số chiến xa lọt vào trên các đường phố, hạ nòng súng 100 ly bắn phá dữ dội.
    Một điều làm cho chính những lực lượng phòng thủ ở An Lộc cũng ngạc nhiên về chiến thuật của địch quân. Những chiếc chiến xa đầu tiên hùng hổ xông vào thị trấn rồi ngơ ngác, lạc lỏng, chạy khơi khơi giữa đường để 15 chiếc vừa T-54, vừa PT-76 bị quân ta bắn hạ. Sau đó, khoảng 3 ngàn khinh binh tùng thiết mới tràn vào tấn công. Người ta nói sự thiếu phối hợp này của địch là một may mắn cho An Lộc, nếu không, cái thị trấn nhỏ bé này, với một quân số phòng thủ quá chênh lệch, chưa chắc đã qua khỏi đợt tấn công đầu tiên. Nhưng xét cho cùng, thì đây là công của đại tá Nhựt. Khi được báo cáo về những tên CS nằm vùng, đại tá Nhựt bỏ qua. Đến khi xe tăng CS vừa vào đến thị trấn, ông ra lệnh bắt trọn. Cho nên, xe tăng không có người hướng dẫn. Ngoài ra, một phần lực lượng tùng thiết của địch bị trực thăng võ trang làm chậm lại, một phần nhờ sử dụng loại đại bác 105 ly gắn trên máy bay AC-130, trực xạ xuống mục tiêu rất chính xác.

    [​IMG]
    T-54 bị hạ
    Tuy vậy, với lực lượng hùng hậu, khoảng gần trưa, địch đã chiếm được một phần ba thị trấn về phía Bắc. Đó cũng là khu vực đông dân cư và buôn bán chính của thị trấn. Mặc cho súng phòng không đan thành một màn lửa trên bầu trời An Lộc, không quân can thiệp tối đa. Những cao ốc vừa bị địch chiếm bị trúng bom, tan tành. Buổi chiều cùng ngày, khi tiếng súng đã thưa dần, một vài người dân từ dưới hầm bò lên. Chỉ mới sau một buổi, họ không còn nhận ra thị trấn thân yêu của họ nữa.
    [​IMG]
    Bây giờ, An Lộc đã trở thành một địa ngục, và cái trung tâm của địa ngục này là bệnh viện của thành phố. Những người còn nguyên vẹn sau bao nhiêu đợt mưa pháo thì cuộc mình lại như con cuốn chiếu nấp kỹ dưới hầm. Những kẻ bị thương đều tìm cách lết vào bệnh viện. Nhưng họ đến đây để được gì hơn?.Thuốc men đã cạn, người sống người chết nằm chen lấn nhau từ phòng này qua phòng khác. Những xác chết phình lên, những vết thương làm mủ hôi hám, máu me, tiêu tiểu lai láng giữa nền nhà. Điều quan trọng nhất mà họ quên là bom đạn đâu có phân biệt được nhà thương hay trại lính. Các bác sĩ làm việc ngày đêm trong bệnh viện với một tình trạng thiếu thốn và khổ cực. Y sĩ, đại úy Nguyễn Văn Qúy phải dùng những sợi nylon của bao cát, sát trùng bằng nước sôi để thay chỉ may vết thương khi giải phãu.
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 28/01/2007
  2. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của bác Excocet chống hạm gửi lúc 19:53, 30/12/06:
    ?oTrận Ấp Bắc
    ?Hơn 40 năm sau trận đánh, Lý Tòng Bá, nguyên Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn, ??
    _________________________________________________
    Sao lại là Tư lệnh sư 23 nhẩy, sư 25 chứ!
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Năm 1965, Lý Tòng Bá được cử làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Dương. Năm 1972, ông được cử làm Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, hàm Đại tá, tổ chức phòng phủ Pleiku chống lại Quân Giải phóng miền Nam. Sau trận này, ông được thăng hàm Chuẩn tướng.
    Năm 1975, ông là sư đoàn trưởng Sư đoàn 25, đóng tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, phòng thủ mạn bắc Sài Gòn.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Buổi sáng ngày 16-4, giữa lúc tình hình căng thẳng như vậy, một niềm vui chợt đến với mọi người: Lữ đoàn 1 Dù, dưới quyền chỉ huy của đại tá Lê Quang Lưỡng và Liên đoàn 81 biệt kích dù, dưới quyền chỉ huy của trung tá Phan Văn Huấn đang được trực thăng vận đổ xuống tiếp viện cho An Lộc. Hai lực lượng cùng đổ quân xuống đồi Gío và tiến vào thị trấn. Mặc dù ngọn đồi này đã được 1 đại đội địa phương quân và 1 đại đội địa phương quân trấn giữ, nhưng tiểu đoàn 6 Dù của trung tá Nguyễn Văn Đỉnh vừa nhảy xuống là trúng pháo của địch, tổn thất khá nặng. Bộ chỉ huy của Lữ 1 Dù đóng chung với BCH tiểu khu của đại tá Nhựt, trấn giữ mặt Nam. Liên đoàn 81 Biệt kích Dù trấn ở mặt Bắc"
    [​IMG]
    Đỗ Đức Thịnh nói rõ hơn về cái giá phải trả cho cuộc đổ quân của Lữ 1 Dù xuống chiến trường này: " Cùng ngày 15-4-1972, trung tướng Nguyễn Văn Minh dời BTL quân đoàn 3 đến Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận Bình Long. Một lực lượng đặc nhiệm với 20.000 binh sĩ gồm dù, bộ binh, thiết kỵ được thành lập để giải tỏa quốc lộ 13.
    Trong cuộc đổ quân của Lữ 1 Dù, Tiểu đoàn 6 Dù và cả một pháo đội gồm 6 khẩu đại bác 105 ly bị thiệt hại nặng. (sau 18 năm thành lập, Tiểu đoàn 6 Dù bị tan nát vào 17 giờ ngày 21-4-1972)"
    Kiều Mỹ Duyên ghi lại không khí khốc liệt của An Lộc trong vòng vây: " Sau đợt tấn công thứ nhất, những trận pháo kích dữ dội lại tiếp tục, ngày cũng như đêm, với số lượng cỡ 3, 4 ngàn trái mỗi ngày. Nhưng chuyện pháo kích đã trở nên bình thường, bởi vì đến hôm nay, lo sợ pháo kích đã tuột xuống hàng thứu 2, thứ 3. Điều lo sợ nhất chính là lương thực, nước uống và một trận dịch có thể xảy ra với những điều kiện vệ sinh thê thảm như thế này. Quốc lộ 13 vẫn bi sư đoàn 7 đắp mô, đóng chốt, kiểm soát trên một đoạn dài 20 cây số, giữa Chơn Thành và An Lộc. Việc tiếp viện bằng đường bộ không thể thực hiện được, mọi người trông chờ vào một con đường khác: thả dù..."
    [​IMG]
    Tuy nhiên, việc tiếp tế này cũng không được dễ dàng, vì phần lớn lượng hàng tiếp tế đã rơi vào tay quân GP. Đỗ Đức Thịnh kể: "Pháo đài B52 tiếp tục dội bom chung quanh. Không quân VNCH đòn dập yểm trợ và tiếp tế. Nhưng trước một hàng rào phòng không dày đặc đủ loại, từ đại liên 12,7 ly, các đại bác 37 ly và 100 ly, hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA-7 lố nhố trong rừng cao su bao vây An Lộc, dù các viên phi công cố gắng đến mức tối đa, chịu nhiều tổn thất, nhưng cũng chỉ có thể tiếp tế nhỏ giọt cho chiến trường.
    Phần lớn kiện hàng tiếp tế từ phi cơ thả xuống đều rơi tạt ra ngoài hàng rào phòng thủ . Nguồn tiếp tế bị cản trở, quốc lộ 13 vẫn tắc nghẽn. Quân trú phòng bị bao vây trong hơn 2 tháng rưỡi như thế. Không khí ngột ngạt và căng thẳng đến độ một Trung tá trưởng phòng 2 của sư đoàn 5 BB phải thốt lên: "Đây là chiến trường cô đơn, và mãi đến ngày thứ 60 của cuộc chiến, các cánh quân tiếp viện cũng chỉ le lói ở cuối đường số 13."
  4. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Tướng Hưng đaf tự sát nga?y 30/4/1975 tại BTL QĐIV. Ba? vợ ông kê? lại ca?nh tự sát cu?a chô?ng như sau:
    http://www.generalhieu.com/lvhung-u.htm
  5. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Chắc đó la? chính lơ?i cu?a tướng Hưng. Ông đaf tự sát ngày 30/4/75.
    Có ngươ?i kê? la? khi các chiến xa QGP bo? tới gâ?n hâ?m chi? huy SĐ5, tướng Hưng thấy ti?nh hi?nh trơ? nên tuyệt vọng, đaf thu? săfn trong tay qua? lựu đạn đê? tự sát nếu hâ?m bị địch xung phong xuống. Nhưng rô?i, đại tá Lê Nguyên Vyf (nhân vật kia trong hi?nh?) đaf du?ng súng M-72 phá hu?y được một chiếc chiến xa dâfn đâ?u, tiếp sau các chiến xa khác cufng lâ?n lượt bị triệt hạ, gia?i to?a được áp lực nguy kịch trên đâ?u BLT SĐ.
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 09:11 ngày 31/01/2007
    u?c chiangshan s?a vo 17:02 ngy 15/02/2007
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    ĐỢT TẤN CÔNG THỨ HAI
    Suốt đêm ngày 10 rạng ngày 11-5-1972, một trận pháo kích tưởng chừng như cả thị trấn An Lộc sẽ sụp luôn xuống lòng đất. Có lẽ cả trung đoàn pháo của địch cùng nhắm vào đây mà khai hoả một lần. Đại tá Nhựt đã thức giấc từ hồi nào, tiếng của ông điều quân qua máy truyền tin lớn hơn mọi khi vì tiếng pháo nổ ầm ầm không dứt. Phòng tuyến của quân ta đã chia sẵn: hướng Bắc An Lộc được trấn giữ bởi liên đoàn 81 biệt cách dù, hướng Đông Bắc do liên đoàn 3 Biệt động quân đảm nhiệm. Hướng Đông do 2 đại đội địa phương quân và nghĩa quân tự vệ, hướng Tây có trung đoàn 8, trung đoàn 9 của sư 5 BB, và trung đoàn 52 của sư 18 BB, hướng Nam có Lữ 1 Dù trấn đóng. Các đơn vị này, cho đến hôm nay, không đơn vị nào còn nguyên vẹn. Trung đoàn 9 tổn thất nặng ở Lộc Ninh, trung đoàn 52 bị đánh khi đang rút khỏi căn cứ Hồng Tâm. Liên đoàn 3 BĐQ cũng bị thiệt hại khi đổ quân vào An Lộc. Lữ 1 Dù bị trúng pháo khi nhảy xuống đồi Gío và tiến vào An Lộc. Chỉ có Liên Đoàn 81 BCDù là ít bị thiệt hại, vì họ có lối đánh rất đặc biệt. Họ đục tường, đánh luồn từ nhà này sang nhà khác, dùng kỹ thuật giao chiến trong thành phố, đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn.
    Khoảng 4 giờ 30 sáng thì cường độ pháo kích lên cực điểm. Không một tấc đất nào là không bị đạn pháo rơi xuống. Khoảng 4 giờ 45 phút, đại tá Nhựt tập hợp các ty sở trưởng của các cơ sở hành chánh và bằng một giọng bình tĩnh, nhưng ai cũng hiểu là đã đến lúc rồi, ông ra lệnh cho mọi người sẵn sàng chiến đấu.
    Khoảng 5 giờ thì tiếng pháo thưa dần, báo hiệu một đợt tấn công sẽ bắt đầu. Xe tăng của địch từ hướng Nam và Tây Nam tiến vào. Bộ binh địch ào ạt tiến vào từ hướng Tây và Đông Bắc. Sư đoàn 5 đã từ Lộc Ninh kéo về phối hợp với sư đoàn 9 quyết chiếm An Lộc. Không quân yểm trợ tối đa. Tiếng mini-gun và tiếng của đại bác 105 ly từ trên trực thăng và máy bay AC-130 tạo nên một chuỗi âm thanh kỳ quái giữa lưng trời. Tiếng bom nổ át hẳn tiếng đạn pháo kích. Khoảng 5 giờ 30 sáng, mọi người nghe những tiếng gió rít từ trên trời, khác hẳn với tiếng pháo, đầu còn nhỏ, sau tiếng rít lớn dần và một chuỗi những tiếng nổ long trời lở đất. Cả thị trấn An Lộc rung rinh như muốn vỡ ra từng mảnh. B52 đang "trải thảm". Loạt bom đầu tiên thả xuống sát vào tuyến phòng thủ của quân ta. Rồi những loạt bom khác tiếp nối, tạo thành một vòng khói lửa bao quanh thị trấn An Lộc.
    [​IMG]
    B-52 trải thảm
    Khi trời hửng sáng, tiếng pháo gần như đã dứt. Tuyến phòng thủ của Dù vẫn y nguyên, 5 chiếc T-54 nằm như 5 đống sắt trước phòng tuyến. Điều đáng nói là Ty cảnh sát Bình Long đã bị 4 chiếc T-54 tiến vào trước BCH rồi, mà vẫn bắn hạ được 2 chiếc, 2 chiếc còn lại rút lui. Phòng tuyến của địa phương quân, nghĩa quân thiệt hại ít. Địch chiếm thêm được ty Công chánh và Ty chiêu hồi. Một sỹ quan cố vấn quân sự của mỹ cho biết, để yểm trợ cho An Lộc trong ngày hôm qua, đã có tất cả 26 phi vụ B-52 được thực hiện. Có những phi vụ yểm trợ cho chiến trường Trị Thiên và Cao Nguyên, đang giữa đường, phải đổi hướng, bay về An Lộc. B-52 hủy diệt trên 75 km2. Có thể nói đây là một ngày "trải thảm" lớn nhất trong lịch sử pháo đài bay B-52. Đại tá Nhựt cho rằng, B-52 là không quân chiến lược, nhưng được sử dụng tại An Lộc như không quân chiến thuật.
    Cuộc chiến tạm lắng dịu. Mức độ pháo kích ngày nào nhẹ thì chừng hơn một ngàn quả. Có ngày 3, 4 ngàn quả. Ngày nào pháo kích nhẹ, đại tá Nhựt đi vong vòng thăm hỏi và kiểm soat từng công sự phòng thủ. Bởi vậy ông luôn nắm vững tình hình.
    Những ngày đầu, sự lo sợ pháo kích và chờ đợi địch tấn công đã làm người ta quên đi những vấn đề khác. Bây giờ cuộc chiến thật quái lạ. Địch và ta có nơi chỉ cách nhau một con đường. Bên ta có ai buồn buồn xách súng M-79 bắn qua bên kia vài phát, địch bắn trả lại vài phát, cũng bằng M-79. Các khu trục A-37 của ta dội vài chục trái bom xuống vòng vây bên ngoài, địch phóng vào thành phố vài chục trái hỏa tiễn trả đũa.
    [​IMG]
    An Lộc sau trận đánh
    Mọi sinh hoạt không xa quá cái hầm trên 10 thước. Tiền bạc không dùng để mua bán nữa, mà thuốc lá trở thành một loại tiền tệ mới. Thuốc lá có thể dùng để đổi lấy gạo, thức ăn, đồng hồ...
    Có một điều ít ai ngờ được, là trong trận chiến tại An Lộc, quân lực VNCH, từ Dù, Biệt cách cho tới Bộ binh, không một đơn vị nào có chiến xa và pháo binh, vì toàn bộ 30 chiếc M-113 và M-41 của Thiết đoàn 1 kỵ binh và các khẩu đội 105 ly của tiểu đoàn 52 pháo binh, cũng bị phá hủy, chỉ còn 1 khẩu duy nhất được sử dụng. Sau đó, 6 khẩu 105 ly của Dù, được trực thăng vận xuống đồi Gío, cũng bị phá hủy."
  7. tassadar

    tassadar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    bác Tín nói thế nào ấy chứ , Lê Nguyên Vỹ là sư trưởng sư 7 , bác này tự sát ở nhà riêng sau khi bàn giao căn cứ Lai Khê cho QGP mà .
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    CHỈ GIỮ ĐƯỢC AN LỘC
    Theo Thượng tướng Hoàng Văn Thái thì đợt 2 chiến dịch tấn công An Lộc chấm dứt vào ngày 15-5-1972. Sư 5 và một bộ phận binh chủng hợp thành chuyển địa bàn về khu 8 hỗ trợ chiến trường ĐBSCL phá thế kìm kẹp, bình định. Lực lượng của miền Đông gồm Sư 7, Sư 9 chuyển sang bao vây An Lộc và giữ vững hai huyện đã được giải phóng là Lộc Ninh, Bù Đăng.
    [​IMG]
    Thiệt hại
    Hồ Đinh xác nhận: ?oTính tới cuối tháng 5-1972, coi như Sư 18 BB dưới quyền chỉ huy của đại tá Lê Minh Đảo, có Liên đoàn 5 Biệt động quân tăng phái, đã thanh toán xong các mặt trận ở Chà Rầy-Trung Lập (Củ Chi), Dầu Tiếng (Bình Dương), và Đất Đỏ (Phước Tuy). Do đó, Sư đoàn được lệnh vào An Lộc, từ ngày 22-6-1972, để thay thế cho Sư 5 BB bị thiệt hại nhiều, cần dưỡng quân và bổ sung quân số, sau bao nhiêu ngày tử chiến trong địa ngục trần gian?Tuy tướng Lê Văn Hưng có tuyên bố là An Lộc đã được giải tỏa và ngay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đặt chân vào chiến trường còn ngun ngút khói. Nhưng khắp nơi, bom đạn vẫn mịt trời.Vì vậy, cuộc thay quân giữa 2 sư đoàn 5 và 18, vẫn phải thực hiện bằng trực thăng vận. Ngày Sư 18 BB vào An Lộc, đường 13 vẫn bị chốt kín ở nhiều nơi, mà nguy hiểm nhất vẫn là đoạn từ Chơn Thành tới Tàu Ô. Quanh thị trấn, nhiều phần trên 2 ngọn đồi chiến lược 169 và đồi Gío, vẫn nằm trong tay quân Bắc Việt, nên ngày nào cũng bị pháo hàng trăm trái, làm thiệt mạng thêm nhiều người?
    [​IMG]
    Phi trường Quản Lợi
    Riêng trung đoàn 43 BB của Trung tá Lê Xuân Hiếu, từ khi vào An Lộc, cũng chị rất nhiều tổn thất vì đạn pháo kích, và những cuộc giao tranh đẫm máu, trong lúc cùng với giặc dành nhau từng đoạn đường trên quốc lộ 13. Tại ấp Xa Cam phía Nam An Lộc, tiểu đoàn 2/43 bị một lực lượng đông đảo của Sư 7 VC vây hãm, tiểu đoàn trưởng tử thương, tiểu đoàn phó lên thay và đưa được tiểu đaòn ra khỏi tử địa. Sau đó, tiểu đoàn 2/43, 3/43 cùng Liên đoàn 5 BĐQ được giao tái chiếm phi trường Quản Lợi. Đây là một trận đánh không kém ác liệt so với thành cổ Đinh Công Tráng. Phi trường Quản Lợi trước đây là căn cứ đóng quân của Sư 1 không kỵ Hoa Kỳ, nên được xây cất rất kiên cố. Ngày 10-8, Trung đoàn 43 và Liên đoàn 5 BĐQ giải tỏa xong hương lộ 303 và tiến sát vào đầu cổng phi trường. Vì căn cứ được xây dựng quá quy mô và vững chắc, nên VC chống trả mãnh liệt. Do đó các trung đoàn 43, 52 và Liên đoàn 5 BĐQ phải thay nhau tấn công, với tổn thất rất cao, nhưng chỉ chiếm được một phần nhỏ phi trường. Cuối cùng BTL Sư 18 quyết định dùng không quân chiến thuật, với bom phá công sự và hỏa tiễn Tow. Cuộc hành quân chấm dứt vào ngày 4-9-1972, tái chiếm lại được Quản Lợi, sau khi đã đánh đổi bằng nhiều sinh mạng, mà thiệt hại nhiều nhất là Tiểu đoàn 30 BĐQ, Tiểu đòan 2/43 của Sư 18 BB?
    -------------------------------------------------------------------------------------
    KỲ SAU: MÁU THẤM CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 01/02/2007
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    MÁU THẤM CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ
    Một trong những trận đánh vang dội của quân đội nhân dân VN trong kháng chiến chống Mỹ là giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị và 82 ngày đêm chiếm giữ, đối đầu với 3 sư đoàn tinh nhuệ nhất của quân đội SG: Sư Dù, Sư TQLC và Sư 1 BB. Với chiến thắng này, CP Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã đường hoàng ra mắt đồng bào cả nước tại vùng mới giải phóng: Quảng Trị.
    Về diễn tiến của trận đánh, cũng như Phước Long, Ban Mê Thuột, quân đội Sài Gòn đã đánh hơi được sự chuẩn bị nhưng vẫn bị bất ngờ. Các đơn vị tinh nhuệ của quân đội SG như Dù, TQLC, BĐQ đều bố trí ở hướng Tây, Tây Nam, nhưng quân ta bất ngờ tấn công từ hướng Bắc đánh vào ngay Sư 3 BB là đơn vị yếu nhất. Mê Kông nhận định: ?o Tình báo VNCH và Hoa Kỳ cũng đã tiên đoán một cuộc tổng tấn công lớn sắp xảy ra ở miền Nam như Hà Nội hoạch định, nhưng không nắm rõ được thời gian bắt đầu cũng như chính xác hướng chủ yếu và các hướng phối hợp. Trong khu vực Trị Thiên, tình báo VNCH và Hoa Kỳ đã khám phá nỗ lực tập trung quân và di chuyển tiếp tế vũ khí nặng của Bắc Việt ở khu vực phía Bắc vùng Phi quân sự (Đặc biệt là các giàn SAM) và dọc theo biên giới Lào trong tỉnh Quảng Trị cũng như trong khu vực thung lũng A Sầu phía Tây tỉnh Thừa Thiên.
    Cho đến lúc này, cấp lãnh đạo VNCH và Hoa Kỳ vẫn tin là cuộc tổng phản công diễn ra từ hướng Tây do địa thế bằng phẳng trống trải ngay dưới vùng Phi quân sự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VNCH và Hoa Kỳ sử dụng hỏa lực hùng hậu của phi pháo và thiết giáp để tiêu diệt. Nhưng họ cũng không tiên đoán được việc quân đội Bắc Việt sử dụng pháo binh nặng tập trung (đại bác 122 ly, 130 ly, 152 ly, súng cối 120 ly, 160 ly), phòng không (đại bác 37 ly, 57 ly, 85 ly, 100 ly, hỏa tiễn SAM-2), vũ khí cá nhân chống tăng (hỏa tiễn AT-3) và hỏa tiễn phòng không (SAM-7) hiện đại cùng các đợt tấn công bộ binh được thiết giáp yểm trợ với quy mô lớn chưa từng có trong cuộc chiến của Bắc quân để đánh sập hệ thống phòng ngự vòng ngoài của quân đội VNCH.
    Dự đoán của liên quân VNCH-Hoa Kỳ là cuộc tấn công sẽ khai diễn vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1972, nên sau Tết, tình trạng tập trung báo động của quân đội VNCH cũng bắt đầu suy giảm.
    Do tiếp giáp với miền Bắc của CS, cũng như khu vực rừng núi phía Tây trùng điệp của dãy Trường Sơn tiếp giáp với Lào, nơi Bắc quân đã xây dựng hệ thống đường tiếp vận chiến lược Trường Sơn cũng như hệ thống căn cứ địa để làm bàn đạp tấn công, cùng với địa hình dài và hẹp bất lợi về việc phòng thủ, Quân khu 1 là khu vực bị áp lực nặng nề nhất của VNCH do phải đối diện với nguy cơ xâm lăng qua vĩ tuyến 17 cũng như các hướng tấn công từ phía Tây theo lối chia cắt.
    Khi chiến dịch Nguyễn Huệ khai diễn, quân đội VNCH có gần 25.000 quân trú đóng trong khu vực này. Sau khi quân đội Hoa Kỳ triệt thoái, để lấp vào lỗ hổng to lớn ở khu vực vô cùng quan trọng này, quân đội VNCH cho thành lập Sư 3 BB vào ngày 1-10-1971 mà không được sự đồng ý của phía Hoa Kỳ. Ngoài Trung đoàn 2 BB, với nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong tỉnh Quảng Trị cũng như khu vực Phi quân sự, và Thiết đoàn 11 Kỵ binh được tách ra từ Sư 1 BB, trung đoàn 56 và 57 BB tân lập gồm có lính địa phương quân Quảng Trị và Thừa Thiên được đôn lên, các thành phần lính vô kỷ luật, bất mãn từ Sư 1 BB và các đơn vị khác được ?oưu ái? đưa qua cùng các thành phần lính mới nhập ngũ, quân phạm và đào binh được ân xá.
    [​IMG]
    Do đó phần lớn lính Sư 3 BB quen thuộc với địa hình và thời tiết trong khu vực trách nhiệm. Vũ khí và trang bị cũng thiếu hụt do phải xin từ các đơn vị bạn. Các đơn vị mới vừa hoàn tất chương trình huấn luyện cơ bản, chưa có kinh nghiệm phối hợp chiến đấu.
    Từ Bộ tổng tham mưu quân lực VNCH đến Trung tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư lệnh Quân đoàn 1), đều không tin là CS Bắc Việt dám vi phạm hiệp định Geneva, tấn công qua vùng phi quân sự. Do đó Sư 3 BB tân lập này sẽ không đụng trận lớn mà có nhiều thừoi gian huấn luyện chuẩn bị chiến đấu. Vì vậy, Sư 3 BB được chỉ định trấn đóng ngay dưới vùng Phi quân sự, chịu trách nhiệm phòng thủ tỉnh Quảng Trị và mang biệt danh ?oSư đoàn Bến Hải?.?
  10. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Khi trận An Lộc xa?y ra năm 1972, đại tá Lê Nguyên Vyf la? sư đoa?n phó cu?a SĐ5. Tiếp sau đó ông đi học khóa chi? huy va? tham mưu bên Myf va? khi vê? mới la?m sư đoa?n trươ?ng SĐ5 năm 1974. Ông tự sát ơ? sân cơ? ba?n doanh bộ tư lệnh SĐ5 ơ? Lai Khê trước khi QGP tiến va?o doanh trại.
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 07/02/2007

Chia sẻ trang này