1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trang web và các bài sưu tầm hay về tâm lý /Hãy bày tỏ quan điểm của bạn.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 06/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Các trang web và các bài sưu tầm hay về tâm lý /Hãy bày tỏ quan điểm của bạn.

    Chủ đề này là nơi các bạn chia sẻ cùng nhau các trang web hay về tâm lý . Bạn cũng có thể post các bài viết có nội dung tâm lý mà bạn đánh giá là hay từ các trang web khác(ghi rõ nguồn) và nếu kèm theo nhận định bình luận cá nhân của bạn thì càng tốt.
    Mong sự tham gia của các bạn.

    Các trang web về tâm lý bằng tiếng Việt:

    http://www.tamlyhoc.net
    http://www.tamviet.com
    http://www.tamsubantre.org

    ......
    Mời các bạn bổ sung thêm

    Sang chấn tâm lý do sức ép thi cử

    Hỏi: Kỳ thi học kỳ vừa qua, lớp em có một bạn bị ngất trong phòng thi; bác sĩ bảo bị sang chấn tâm lý do sức ép thi cử. Thời gian gần đây em thấy mình hay mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đây có phải là biểu hiện của bệnh đó không? Xin chỉ cho em cách phòng chữa.


    Trả lời: Sang chấn tâm lý (còn gọi là stress) là cảm xúc mạnh do các sự việc, hoàn cảnh tác động tâm lý gây ra; phần lớn là tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, buồn phiền, tức giận, ghen tuông, thất vọng... Đối với học sinh, sinh viên, stress thường là lo lắng trước các mâu thuẫn giữa yêu cầu phải thi đỗ với vốn kiến thức có hạn; giữa yêu cầu vốn kiến thức phải có với thời gian và điều kiện học tập có hạn; giữa số người được tuyển có hạn so với người tham gia thi tuyển đông. Những mâu thuẫn này tác động vào tâm lý học sinh sau một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu ngủ lâu ngày, lao động trí óc căng thẳng, quá mệt mỏi, nơi sống có quá nhiều yếu tố kích thích... sẽ thúc đẩy các quá trình tâm lý không bình thường và biểu hiện ra bên ngoài.

    Các dấu hiệu stress thường gặp là hội chứng suy nhược biểu hiện bởi:

    - Trạng thái kích thích suy nhược, dễ bị kích thích, dễ bực tức cáu giận, dễ hưng phấn nhưng chóng mệt mỏi.
    - Đau đầu: thường đau căng, nặng như có vành khăn ôm chặt lấy đầu, đau tăng khi xúc động hoặc mệt mỏi.
    - Mất ngủ: thường khó ngủ ban đêm, giấc ngủ nông, ánh sáng tiếng động đều làm cho khó ngủ. Ban ngày buồn ngủ nhưng lên giường lại không ngủ được.

    Ngoài ra còn có các biểu hiện như đau mỏi khắp người, rối loạn cảm xúc, lo âu, giảm trí nhớ, kém tập trung... Tất cả những biểu hiện trên đều ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, đặc biệt những công việc cần đến sự tập trung trí tuệ như học tập, thi cử.

    Khi có biểu hiện của hội chứng suy nhược, cần khám bệnh để hỏi ý kiến thầy thuốc ngay. Phải điều trị toàn diện, vừa điều trị triệu chứng, vừa loại trừ các sang chấn tâm lý. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường, các thuốc an thần nhẹ, vitamin hay vật lý trị liệu... Bồi dưỡng cơ thể bằng các chất dinh dưỡng. Cải thiện và hợp lý hoá điều kiện sinh hoạt, học tập, làm việc.

    Đối với học sinh, sinh viên, để có kết quả thi cao nhất, ngoài những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, cần bố trí thời gian nghỉ, học hành và thời gian ngủ cho phù hợp trong mùa thi. Chú ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng, xen kẽ lao động và giải trí. Tự tin, tập trung sự chú ý để làm bài với vốn kiến thức đã có. Không nên quá lo lắng và tự tạo ra stress cho mình làm ảnh hưởng đến kết quả thi.



    (Theo Khoa học & Đời sống)
    Nguồn:http://bacsigiadinh.com/chitietviet.php?truyentv=52
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
    Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ trẻ em. Tuy nhiên, một số cách có hiệu quả với trẻ này nhưng vô hiệu với trẻ khác. Mỗi phương pháp phải được áp dụng thích hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
    Đáp ứng nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ
    Đây là vấn đề quan trọng nhất trong việc phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ. Giao tiếp là một phần cuộc sống. Ở một số trẻ, nếu không đạt được những nhu cầu về thể chất, tâm lý và cảm xúc, trẻ sẽ không thể nói và giao tiếp với người khác. Trên thực tế, một vài trẻ học nói chậm và một số khác nói tốt. Nhưng nhìn chung, những trẻ được yêu thương, được cha mẹ và người thân dành thời gian quan tâm chăm sóc, sống trong môi trường ngôn ngữ thuận lợi và có thể chất khỏe mạnh sẽ bảo đảm phát triển ngôn ngữ bình thường. Những yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ trong 4 năm đầu đời của trẻ.
    Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình
    Đây là vấn đề không dễ thực hiện vì có những tình huống khó khăn nằm ngoài ý muốn hoặc không thể thay đổi như: cha mẹ ly dị hoặc chết, trẻ bị bệnh và phải nằm viện vào những thời điểm quyết định trong giai đoạn phát triển cảm xúc, mối quan hệ căng thẳng giữa cha mẹ... Môi trường kiểu mẫu là tạo cho trẻ nếp sinh hoạt điều độ về ăn, ngủ, chơi vào thời điểm cố định trong ngày. Đây là bước tích cực mà bố mẹ và người thân cần làm để phòng ngừa sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
    Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi
    Vấn đề phát triển ngôn ngữ phụ thuộc vào khả năng của trẻ và môi trường xung quanh. Nếu sống trong môi trường ngôn ngữ bất lợi thì mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ không bằng những trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ thuận lợi.
    Ngôn ngữ được phát triển tốt nhất khi trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc
    Cách hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rối loạn ngôn ngữ là thông qua việc chăm sóc sức khỏe của bà mẹ trong thai kỳ và suốt thời thơ ấu của trẻ. Một trẻ ra đời ngoài sự mong đợi của người thân có thể bị rối loạn ngôn ngữ về sau. Sau khi ra đời, trẻ cần được nuôi dưỡng phù hợp cả về thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ và người chăm sóc cần thường xuyên động viên trẻ cùng trò chuyện. Có thể bắt đầu bằng việc gọi tên các đồ vật thông thường, những hành động và sự kiện xảy ra xung quanh.
    Các gợi ý cụ thể:
    Duy trì tốt thể chất và tinh thần của thai phụ trong thai kỳ và sức khỏe của trẻ.
    Đề ra mức độ phù hợp về phát triển thực tế của trẻ, không đặt ra những kỳ vọng quá cao.
    Nói với trẻ về những đồ chơi, tranh ảnh, kinh nghiệm và hoạt động xảy ra hàng ngày. Dùng điệu bộ hay hành động thích hợp nhằm diễn đạt các sự vật cho trẻ hiểu khi trẻ mới tập nói. Gọi hay dán tên những vật, đồ chơi, đồ đạc thường sử dụng trong nhà cho trẻ tập nói. Mô tả hay giải thích những việc trẻ hoặc người khác đang làm.
    Khi nói chuyện với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, câu ngắn và từ dễ hiểu. Mở rộng câu ngắn bằng cách thêm từ thiếu khi bạn lặp lại câu đó. Tạo cơ hội cho trẻ có đủ thời gian để tự diễn đạt một điều muốn nói.
    Dạy cho trẻ biết hỏi và trả lời bằng cách thường sử dụng những câu hỏi như: cái gì, ở đâu, của ai?... và trả lời cho trẻ ở các giai đoạn sớm. Nhớ quan tâm, tập trung về cả chất lượng và số lượng ngôn ngữ. Bắt đầu tập cho trẻ nói các từ ngắn và dễ, cụ thể như tên, hành động, từ bổ nghĩa.
    Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những hoàn cảnh và con người khác nhau. Không khuyến khích trẻ để người khác nói thay. Tập cho trẻ dùng từ đúng thứ tự và ngữ pháp, dù đó là câu ngắn.
    Nguồn:http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/04/3B9DCEB4/
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 06/04/2005
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    [Thuốc lắc và những giấc mộng của con người
    16:00'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' 17/04/2005 (GMT+7)
    Dẫu là con nhà giàu hay nhà nghèo thì cũng có nhu cầu được hưởng thụ những giấc mộng lành. Nói đúng hơn, chúng cần được trang bị đủ văn hoá và lương tri trước khi vào đời để không chối bỏ những giấc mộng lành.
    Trong những ngày gần đây, trên diễn đàn thông tin và dư luận đang rộ lên những câu chuyện về tệ nạn sử dụng ma tuý, đặc biệt là ma tuý tổng hợp (thuốc lắc) trong giới nhà giàu. Cái cung cách mà một đám người trẻ tuổi bỏ ra hàng mấy chục triệu đồng kéo nhau vào các ?ođộng ?o để tận hưởng cuộc sống thác loạn, trong đó, chủ yếu để ?olắc? một cách điên cuồng, thật là một cơn ác mộng.
    Những người trẻ tuổi giàu có đó, họ bỏ tiền ra theo kiểu không tính đếm để đeo đuổi những ảo giác- ác mộng, theo lối tự huỷ hoại thân xác. Họ điên chăng?
    Cắt nghĩa thế nào về những sở thích điên loạn của con người trong thời buổi này? Có người là ca sĩ, người mẫu , diễn viên. Có người còn là những nhà kinh doanh thành đạt. Bản thân họ không thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, thuốc lắc và lối sống thác loạn, nhưng tại sao họ vẫn lao vào theo cách giành giật như một ?ocứu cánh? của cuộc đời?
    Phân tích nguyên nhân của hiện tượng này, đứng về góc độ của người làm luật và các nhà giáo dục học, đạo đức học đã trình bày lâu nay, tưởng không có gì phải bàn thêm nữa. Đương nhiên là cần dùng ngay mọi biện pháp để ngăn chặn. Nhưng ngoài những biện pháp ngăn chặn tức thì, vật chất, lâu bền hơn, cần những sự ngăn ngừa sâu xa từ phương diện tâm lý và văn hóa. Người viết bài này khôngphải là nhà đạo đức học. Nên chỉ mạo muội đứng dưới một góc ?o phần chìm của tảng băng? để góp phần lý giải hiện tượng. Mà trong đó, có lẽ, nên làm một việc hơi ?o điên rồ?, là đi nhìn lại những giấc mộng của con người.
    Thực sự, con người, khác với muôn loài, không thể sống thiếu những giấc mộng. Thực sự , mỗi người trong chúng ta sống được, và có chút lửa nuôi niềm vui sống để trải qua những thăng trầm của cuộc đời, không thể thiếu sự hỗ trợ của những giấc mộng. Giấc mộng ngày và giấc mộng đêm. Ảo giác là sự phóng đại khát vọng làm một cái gì đó khác thường, vượt qua nỗi tầm thường tẻ nhạt của chính mình và của cuộc sống mỗi người. Có lẽ chẳng ai không từng trải qua giấc mơ bay. Những cô gái không mấy bén duyên thường mơ thấy cuộc viếng thăm của nhữgn chàng hoàng tử cưỡi ngựa trắng. Còn trong chiếc giường nhỏ, các bé trai thường đấm bàn tay nhỏ xíu vào khăn trải giường khi mơ thấy mình xông pha trận mạc, tay nắm chặt đốc kiếm, áo choàng đỏ bay vờn trong gió?
    Vậy thì con người cần những giấc mộng như cần cơm ăn nước uống. Giấc mộng khơi gợi những động lực phát triển xã hội và nối dài tầm tay con người... Mộng lành hiền thánh thiện về đỗ ngay trên vầng trán tạo ra gương mặt trong trẻo đáng yêu, làm nhiều việc thiện cho đời. Mộng dữ làm nhăn nhó rạn vỡ gương mặt và tâm hồn, hành vi con người.
    Đương nhiên, con người cần những mộng lành hiền, cần những giấc mơ bay chứ không phải ác mộng. Nhưng nếu chẳng có điều kiện đón nhận những mộng lành, khi tâm hồn cạn kiệt và trống rỗng, với một số người, họ đi tìm những giấc mộng dữ để thoát khỏi sự tầm thường tẻ nhạt, còn hơn là trống vắng những giấc mộng.
    Miền đất sống của ma tuý bắt đầu từ tâm lý ẩn sâu này. Những trùm sản xuất và buôn bán ma tuý để khai thác triệt để nỗi yếu lòng, dễ tổn thương nhất này, sự tội nghiệp tốt đẹp nhất này của con người để làm giàu. Và tại Việt nam, sau chiến tranh, cơ chừng, cuộc làm ăn của những tay buôn ma tuý ngày càng phát đạt. Trước đây, nghe tin một kẻ buôn bán vận chuyển vài cân heroin có thể khiến chùng ta rùng mình khiếp sợ. Nhưng ngày nay, việc một kẻ đâu đó vận chuyển vài chục cân heroin được đăng tải trên nhiều tờ báo cũng không gây được chú ý đáng kể hơn một vụ tai nạn giao thông !
    Khai thác nhu cầu mộng, nhu cầu ảo giác của con người, có thể đi theo hai hướng đối nghịch. Nếu như ma tuý và thuốc lắc là lối khai thác thuộc về âm phủ và bóng tối, thì cũng có lối khai thác nhu cầu này theo về phía ánh sáng.
    Nhiều người trong lớp trẻ ngày nay mặc quần áo đẹp, tay click chuột trên bàn phím vào mạng Internet, chân dận trên bàn đạp xe máy ?oxịn? hoặc trên bàn phanh ô tô . Nhưng họ nói: chúng tôi khổ vì trống vắng lòng tin và trống vắng những thần tượng. Cuộc sống của chúng tôi không có ý nghĩ. Nhiều khi chúng tôi sa vào tuyệt vọng trong tiện nghi. Nhiều người giàu có và thành đạt hiện nay, lại hầu hết không phải là những người có các phẩm chất nhân cách để chúng tôi kính trọng. Chúng tôi phải biết noi gương ai bây giờ?
    Nhiều người có thể cho đó là những lời ngụy biện. Thậm chí còn phẫn nộ. Dù thế nào thì ma tuý và những động "lắc" cũng đang hoành hành. Và đừng nghĩ rằng con nhà giàu không có bi kịch của họ. Giàu xổi, con của nhà giàu không do những đồng tiền của tài năng và lương thiện, với một tấm gương tày liếp của bố mẹ là những kẻ buôn lậu và biển thủ, bao giờ cũng để lại sự trống trải ghê gớm cho những đứa con, vì chúng thiếu vắng văn hoá và lao động và thiếu vắng thần tượng là cha mẹ ngay từ khi mở mắt chào đời. Dẫu là con nhà giàu hay nhà nghèo thì cũng có nhu cầu được hưởng thụ những giấc mộng lành. Nói đúng hơn, chúng cần được trang bị đủ văn hoá và lương tri trước khi vào đời để không chối bỏ những giấc mộng lành.
    Võ Thị Hảo
    http://www.vnn.vn/thuhanoi/2005/04/411257/

    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 19/04/2005

Chia sẻ trang này