1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cac trieu chung gian day chang dau goi thuong gap trong the thao

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi kirito1412, 07/02/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kirito1412

    kirito1412 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2017
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Dây chằng đầu gối được chia làm 3 loại dây chằng chéo trước, dây chằng bên và dây chằng chéo sau. Khi sinh hoạt vận động không đúng cách gây nên tình trạng giãn dây chằng đầu gối ảnh hưởng tới vận động, lúc này người bênh cần phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp điều trị để không để bệnh ảnh hưởng tới vận động.

    Thực tế giãn dây chằng đầu gối chủ yếu gây nên những cơn đau gối, khó vận động nên người bệnh đôi khi chỉ nhầm tưởng đây chỉ là một căn bệnh về xương khớp thông thường mà chủ quan không chịu điều trị sớm. Một số triệu chứng giãn dây chằng đầu gối mà chúng tôi muốn cảnh báo sớm mọi người, mỗi người nên tìm hiểu qua để bảo vệ sức khỏe của mình.
    [​IMG]
    Các triệu chứng cảnh báo giãn dây chằng đầu gối
    Giãn dây chằng đầu gối đa phần là do những tổn thương tức thời do ngã, vận động mạnh gây ra. Thường bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng như sau:

    – Thời gian đầu bệnh nhân sẽ gặp phải dấu hiệu đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động.

    Tham khảo thêm Bác sĩ thể thao: https://bacsithethao.com/


    – Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng. Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giã dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không có gì giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.

    – Nếu để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.

    Xét nghiệm chẩn đoán giãn dây chằng
    Để xác định giãn dây chằng đầu gối, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang xem tình trạng khớp gối ra sao. Chụp X-quang chỉ có thể phát hiện trường hợp dứt dây chằng hoặc giãn dây chằng có giật ra 1 miếng xương nhỏ, còn trường hợp giãn không thì thường chụp x-quang khó mà phát hiện được giãn dây chằng. Vì vậy, bệnh nhân cần phải chụp cộng hưởng từ thêm để xem mức độ giãn hoặc đứt dây chằng, nhất là nếu có rạn nứt sụn chêm.

    Việc chẩn đoán chính xác tình trạng giãn dây chằng thường được bác sĩ kết hợp với việc ép đẩy mâm chày ra trước hoặc ra sau có thể gián tiếp cho chẩn đoán đứt dây chằng và phân mức độ lỏng lẻo ra trước hoặc sau của mâm chày. Bác sĩ sẽ kiểm tra qua những triệu chứng thông thường để phát hiện chính xác bệnh nhất và có các cách điều trị bệnh cụ thể thích hợp nhất.

    Nếu giãn dây chằng nhẹ, bệnh nhân còn trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa kết hợp tập luyện và phục hồi chức năng để khắc phục lại dây chằng. Sau 2 tháng thì dây chằng sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát bệnh cũng rất cao nếu người bệnh không chú ý luyện tập đúng cách.

    Nguồn: chuyenkhoaxuongkhop.net

Chia sẻ trang này