1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trò chơi tập thể

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi blackjack296, 15/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blackjack296

    blackjack296 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    Các trò chơi tập thể

    Trước đây thấy trong box này có cái trò chơi tập thể rất hay và bổ ích , mình toàn lấy các trò trong này ra cho các em chơi , nhưng bây giờ tìm lại chẳng thấy đâu . Hi vọng mọi người mỗi người góp chút trò chơi tập thể , giúp các em vui chơi sau mỗi giờ học căng thẳng.........
  2. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7

    Tổ chức sinh hoạt tập thể
    ( Theo mạng tình nguyện VN )

    Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên, nhưng ít anh chị Phụ trách nào nắm bắt được cốt lõi của những sự việc hay phải làm gì khi tổ chức sinh hoạt tập thể.
    Các em đã quá mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường rồi, nếu khi đến sinh hoạt mà gặp một anh chị Phụ trách cứ thao thao bất tuyệt hay một anh chị Phụ trách độc diễn suốt buổi sinh hoạt, chúng tôi tin rằng khó tồn tại lâu dài.
    Để cho các em có thể ?otiêu hóa? được những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý... chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, vở kịch hay trò chơi. Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, mà còn giúp cho các em được vui chơi thư giãn.
    Nhưng làm thế nào để cho những hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi... đạt được hiệu quả cao? Chúng tôi xin mời các bạn tham khảo các phần sau đây:
    Ca hát
    Trong sinh hoạt của các phong trào thanh thiếu niên, ca hát là một hoạt động chủ lực không thể thiếu, vì nó nói lên được sức mạnh, sự đoàn kết, vui tươi và trẻ trung của đoàn thể đó.
    Ca hát là giáo dục bằng truyền cảm, là bộc lộ tâm tình của mình bằng ngôn ngữ của âm thanh và nhịp điệu. Nó biểu dương ý chí và tình đồng đội, giải tỏa những buồn chán, ức chế, làm hưng phấn tinh thần, giãi bày tâm trạng của cá nhân hay tập thể, đem lại bầu khí vui tươi trong sinh hoạt...
    Vì ca nhạc mang tính đa diện như hùng tráng, bi thương, vui vẻ, trầm buồn, kích động... tùy theo bài hát cũng như tâm trạng người hát và người nghe. Cho nên chỉ cần nghe một cá nhân hay tập thể hát lên một vài bài hát, thì chúng ta cũng có thể đánh giá được tâm trạng và ?otrình độ? sinh hoạt của cá nhân hay tập thể đó. Vì vậy, muốn hát cho đúng, cho hay và cho hợp với hoàn cảnh, tuổi tác... chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc cơ bản sau đây, giúp cho các bạn thành công trong việc dạy hát và học hát.
    1. Chọn bài hát:
    - Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi. Thiếu niên thì chọn những bài hát ngắn, vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc.... Thanh niên thì chọn những hùng ca, dân ca, những bài mang tính yêu nước, ca ngợi các chiến công tiền nhân, anh hùng dân tộc...
    - Chọn những bài hát hợp với hoàn cảnh như: vui tươi, khích động tinh thần (khi buồn ngủ, mệt mỏi...), buồn rầu, nuối tiếc (khi chia tay...) và các hình thức sinh hoạt tập thể khác.
    - Không chọn những bài tình cảm ủy mị, ướt át, rên rỉ... những bài hát quảng cáo, kích động bạo lực, xuyên tạc... những bài hát mang tính phi giáo dục như chế giễu người tàn tật, già nua, nghèo khổ...
    2. Sắp xếp đội hình:
    Thường thì chúng ta sinh hoạt ngoài trời, cho nên phải chọn đội hình vòng cung hay vòng tròn. Cho các đoàn sinh ngồi sát nhau để tiếng hát đỡ bị loãng. Người hướng dẫn đứng ở giữa hay ở vị trí nào mà mọi người có thể nghe và thấy mình rõ ràng.
    Sắp xếp cho những em tinh nghịch hay hiếu động ngồi xa nhau.
    3. Chuẩn bị tập hát:
    - Nếu là bài hát dài thì nên in sẵn để phát hay cho ghi chép. Nếu ngắn thì tập thuộc lòng.
    - Cho một băng reo hay một động tác thư giãn trước khi tập.
    - Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.
    4. Tập hát:
    - Người hướng dẫn hát thử bài hát một vài lần thật đúng nhịp điệu và rõ ràng.
    - Ngắt ra từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 3-4 lần cho thuộc rồi mới sang câu khác.
    - Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ câu đầu cho bài hát được liên tục.
    - Để ý nghe chỗ nào sai thì sửa ngay, vì khi quen rồi thì rất khó sửa, khi nào hát đúng mới sang câu khác.
    - Khi đã tập hết bài thì phân nhịp bằng cách cho vỗ tay.
    - Tập xong nên chia ra từng nhóm nhỏ để kiểm tra.
    - Nhắc người học hát nên học thuộc lòng, đừng nhìn vào giấy.
    - Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí.
    Sự khéo léo của người hướng dẫn
    - Kiên nhẫn, tập kỹ từ đầu để ai cũng có thể hát được.
    - Đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.
    - Luôn luôn khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có chất giọng ?ođặc biệt?.
    Ca múa tập thể
    Ca múa là một trong những sinh hoạt ưa thích của thanh thiếu niên, nó vừa giải trí, vừa vận động, vừa là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả.
    Ca múa là hình thức bộc lộ tình cảm bằng những cử chỉ và điệu bộ một cách có nghệ thuật, cho nên điệu múa phải đi đôi với lời ca, bổ túc cho nhau, làm nổi bật ý tưởng của lời ca. Phải rập ràng, linh động, uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiết tấu nhịp điệu của bài ca.
    Ở đây, chúng tôi không đề cập tới các vũ đoàn chuyên nghiệp, các vũ công nghiệp dư, mà nói đến Ca Múa tập thể nghĩa là những điệu múa mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt, chúng ta cần giữ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
    Nguyên tắc sáng tác các điệu múa tập thể:
    - Biết tiết điệu của bài hát
    - Cử điệu đơn giản, dễ dàng nhưng không đơn điệu. Tự nhiên mà không cầu kỳ hay quái dị.
    - Động tác phải đi đôi với lời ca.
    - Chú ý từng cử điệu của đầu cổ, mình, tay chân, bàn chân, ngón tay, ngón chân... làm sao cho nhịp nhàng.
    - Có đi có về, tiến bao nhiêu bước thì lùi bấy nhiêu bước.
    Làm thế nào để khi kết thúc mọi người lại ở vị trí lúc bắt đầu.
    Nguyên tắc tập múa:
    - Tập thật thuộc bài hát và hát đúng nhịp, đúng tiết điệu.
    - Người hướng dẫn phải thuộc kỹ điệu múa, không ngập ngừng (có thể tập trước ở nhà nhiều lần).
    - Nhắc các trại sinh những chỗ khó.
    - Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.
    - Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài múa được liền lạc.
    - Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.
    Để cho khỏi quên, thỉnh thoảng chúng ta phải ôn lại.
    Biểu diễn
    Thường thì ?oCa múa tập thể? không phải là một tiết mục biểu diễn mà chỉ để cùng nhau vui chơi sinh hoạt, nhưng nếu cần (thí dụ trong buổi lửa trại), chúng ta cũng có thể biến nó thành một tiết mục văn nghệ hấp dẫn sinh động mà không phải đầu tư nhiều (vì đã thuộc). Muốn như vậy, khi trình diễn các bạn nhớ:?
    - Gương mặt phải vui tươi, tay chân uyển chuyển, thỉnh thoảng mỉm cười đúng chỗ.
    - Đồng bộ, rập ràng (nương theo người đầu đàn, chờ nhau), nhưng không liếc ngó trắng trợn.
    - Đặt mình vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ý nghĩa của bài múa.
    - Đặt mình vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ý nghĩa của bài múa.
    Những bài hát và ca múa thông dụng trong sinh hoạt:
    Bài hát Nhảy lửa
    Vũ điệu:
    Đứng vòng tròn, hai tay trên hông.
    A. Bước theo nhịp và đi vào trong 7 bước (chân phải trước) tới chữ "chất" đá cao chân.
    B. Bước theo nhịp lui ra (trở về vị trí cũ)
    C. Như đoạn (A) tới chữ "tách" đá cao chân phải
    D. Như đoạn (B)
    E. Nắm tay nhau chạy sang phải (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)
    F. Nắm tay nhau chạy sang trái (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)
    G. Nắm tay đi vào giữa, tới chữ "ca hát" thì tay giơ cao
    H. Lui ra, lưng khom, tay quạt vòng theo nhịp
    Con voi
    Vũ điệu:
    A. Dùng cùi chỏ tay phải huých vào người kế bên
    B. Chỉ tay phía trước mặt
    C. Hai tay vẽ hình vòng tròn lớn
    D. Hai bàn tay nắm lại quay vòng với nhau trước ngực
    E. Hai bàn tay xòe rộng, khuỷu tay sát người
    F. Tay phải gãi đầu
    G. Tay trái ve vẩy sau lưng
    H. Tay phải ve vẩy trước mũi
    Anh em ta về
    Vũ điệu:
    Chia thành từng cặp sẵn.
    A. Cầm tay nhau nhảy theo nhịp mạnh, ngược chiều kim đồng hồ, nếu chân phải dậm xuống thì chân trái co lên và ngược lại.
    B. Nhảy theo chiều ngược lại như đoạn A
    C. Buông tay ra dậm chân tại chỗ, tay đánh cao
    D. Từng cặp quay mặt lại với nhau, vẫn dậm chân tại chỗ
    E. Từng cặp cầm hai tay nhau và nhảy vòng tròn quanh nhau.
    F. Buông tay nhau đi 5 bước vào giữa.
    G. Tay trái chống nạnh, tay phải chỉ trước mặt và nhịp nhịp.
    H. Cầm tay nhau vừa vung vẩy vừa bước lùi, để chữ cuối cùng ca thì vung tay cao lên.
    Trên đây là những điệu bài múa tiêu biểu trong các sinh hoạt tập thể còn rất nhiều bài múa đã có sẵn từ lâu trong các tài liệu sinh hoạt, chúng tôi không thể đưa hết vào được. Các bạn cũng có thể dựa theo những bài hát để sáng tạo các điệu múa cho thêm phong phú, đa dạng.
    Băng reo
    Băng reo hay tiếng reo âm thanh, lời nói, tiếng hát... đồng loạt và nhịp nhàng của một tập thể, dùng để chào mừng, khen tặng, chế diễu, thán phục, giải trí... và đánh tan bầu không khí tẻ nhạt, uể oải, thụ động, kéo tất cả mọi người nhập cuộc.
    Có 4 loại băng reo:
    1. Tiếng động (vỗ tay, dậm chân...)
    2. Nói
    3. Hát
    4. Cử chỉ, điệu bộ
    Đôi khi người ta phối hợp hai, ba hay cả bốn loại trên trong một băng reo. Nhưng cho dù sử dụng loại nào thì chúng ta cũng cần có những yếu tố sau:
    - Rập ràng, đồng bộ
    - Giản dị dễ làm
    - Vui tươi, dí dỏm và có ý nghĩa
    - Có tính cộng đồng (tất cả mọi người đều có thể tham dự)
    Những yêu cầu của người hướng dẫn
    Để cho một băng reo đạt chất lượng, người hướng dẫn cần lưu ý:
    - Nếu là một băng reo mới, người hướng dẫn phải giới thiệu rõ ràng cho mọi người biết cách làm hay cách hô đáp trả.
    - Làm nháp (nếu cần)
    - Gây sự chú ý và tập trung, yêu cầu mọi người cùng tham gia.
    - Nếu cần sử dụng tiếng hô, phải cao giọng và đanh gọn.
    - Tập thể cần đáp lại mạnh mẽ và rập ràng.
    - Người hướng dẫn cần sôi động, duyên dáng và sáng tạo.
    Sau đây là một số băng reo tiêu biểu đã có từ lâu và thường dùng trong các buổi sinh hoạt tập thể.
    Băng reo tiếng động
    Trời mưa:
    1. Chia ra hai phe, người hướng dẫn chỉ tay vào phe nào thì phe đó vỗ tay một cái (như tiếng mưa nhỏ giọt). Người hướng dẫn đưa tay cao khỏi đầu và quay vòng thì tất cả đều vỗ tay liên tiếp và vỗ lớn. Hạ tay xuống càng thấp thì vỗ càng nhỏ dần. Tùy theo sự linh động của người hướng dẫn để tạo ra những âm thanh như những cơn mưa từ xa ập tới rồi đi qua, xa dần, xa dần... để lại những giọt mưa tí tách.
    2. Người hướng dẫn có thể cho làm mưa từ nhỏ đến to hoặc từ to đến nhỏ bằng cách vỗ từ 1 ngón tay, 2 ngón tay... cho đến cả bàn tay, hoặc ngược lại.
    Vỗ tay theo nhịp:
    Người hướng dẫn vỗ tay theo nhịp đếm 1-2-3 (ngưng), 1-2-3-4-5. Khi đã quen thì không cần đếm.
    Người hướng dẫn có thể sáng tạo bằng nhiều cách, nhiều nhịp khác nhau hay nhại theo tiếng trống nghi thức.
    Băng reo tiếng nói
    Cóc nhái ễnh ương cãi nhau:
    Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có tiếng kêu khác nhau
    Nhóm 1: chuộc, chuộc, chuộc
    Nhóm 2: chẳng chuộc, chẳng chuộc, chẳng chuộc
    Nhóm 3: dở ẹc, dở ẹc, dở ẹc
    Nhóm 4: tức anh ách, tức anh ách
    Tùy theo người hướng dẫn chỉ nhóm nào thì nhóm đó kêu, thỉnh thoảng quay vòng tay trên đầu thì cả 4 nhóm cùng kêu.
    Cúng đình:
    Chia làm 2 nhóm, người hướng dẫn đánh tay về nhóm nào thì nhóm đó kêu lên theo âm thanh của ?otrống, chiêng, mõ?.
    Nhóm 1: cúng chi, cúng chi
    Nhóm 2: cúng đình, cúng đình
    Nhóm 1: có chi, có chi
    Nhóm 2: có chè, có chè
    Nhóm 1: bưng!... bưng!
    Nhóm 2: cất!... cất!
    Băng reo bài hát và cử điệu
    Nào đoàn ta tiến:
    (Bài hát) Nào đoàn ta tiến, theo dấu bao đấng anh hùng. Liều mình xông pha, băng mình qua chốn đạn tên.
    (Băng reo) Sau khi hát xong, người hướng dẫn (NHD) vừa làm động tác phi ngựa vừa hô: ?oQuân ta!?, tất cả: ?oXông pha!?
    Lần 1: NHD: ?omột tay? - Tất cả: ?omột tay?. Đưa cao một tay vừa nhịp vừa hát lại bài hát.
    Lần 2: NHD: ?omột tay? - ?ohai tay?. Tất cả: vừa lặp lại từng hai chữ, vừa đưa hai tay lên, hát lại bài hát.
    Lần 3: NHD: ?omột tay? - ?ohai tay? - ?omột chân?...
    Lần 4: NHD: ?omột tay? - ?ohai tay? - ?omột chân? - ?ohai chân?
  3. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Phương pháp tổ chức trò chơi
    ( theo mạng tình nghuyện VN )

    Kỹ năng tổ chức trò chơi là một hành trang không thể thiếu trong các hoạt động thanh niên. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một phương pháp tổ chức và chuẩn bị trò chơi một cách hiệu quả.
    GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ :
    1.- Chuẩn bị đầy đủ trên giấy:
    Như người thầy giáo soạn giáo án trước khi dạy : đưa những trò chơi gì vào chương trình sinh hoạt tại các buổi cắm trại, sinh hoạt thứ tự tiến hành các loại trò chơi (lúc mở đầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp).
    Việc chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều yếu tố :
    - Người tham dự cuộc chơi: độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe, trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng thể lực, trí tuệ, của người chơi), giới tính : có loại trò chơi thích hợp với nam nhưng lại không thích hợp với nữ giới và ngược lại, số lượng người tham dự : có loại trò chơi chỉ vui với số ít (do đó phải chia người chơi thành nhiều nhóm nhỏ, chơi làm nhiều đợt), ngược lại có loại trò chơi chỉ thích hợp với một số lượng người chơi đông, có loại trò chơi chỉ có thể tiến hành với một số đối tượng đã quen biết nhau (cùng đội, cùng đoàn ?) nên không thích hợp với đa số người mới gặp nhau lần đầu.
    - Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh, sân bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng, xét đến ảnh hưởng qua lại của môi trường với việc tổ chức thực hiện trò chơi. Ví dụ : có thể tổ chức các trò chơi leo trèo, ẩn nấp các nơi có cây xanh, lùm cây, nhưng lại không tổ chức trò chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi tìm bóng ?
    - Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm, ban ngày, ban đêm (để quyết định thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi).
    - Thời gian chơi: thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong chương trình chung.
    - Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi: trò chơi rèn luyện, phát triển đức tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi (thể lực, sự mềm dẻo, khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát ? ?) người điều khiển phải xác định rõ mục tiêu giáo dục trong buổi sinh hoạt ? để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình.
    - Tính chất của mỗi trò chơi: trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nỗ lực hỗn hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi động (đòi hỏi một sự nỗ lực liên tục nhưng có xen kẽ những lúc nghỉ ngơi ngắn), trò chơi tĩnh (sự nỗ lực về mặt thể lực yếu nhưng sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ lại cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui).
    Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi rất hoạt động với các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò chơi quá lâu, lập lại một trò chơi mới hơn ?
    2.- Những trò chơi cần đến dụng cụ (bóng, gậy, khăn quàng, cờ, dây?):
    Thì phải lập danh sách đầy đủ và nhớ đem theo đến nơi chơi. Dụng cụ phải thích hợp với độ tuổi, sức khỏe người chơi (ví dụ : bóng to hoặc nặng dành cho thanh thiếu niên lớn khỏe, bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ cho thiếu nhi nhỏ tuổi và nhi đồng). Dự kiến cả một số bài hát kèm theo một số trò chơi nào đó để có kế hoạch ôn luyện trước.
    Một số trò chơi cần thêm người giám sát, trong các cuộc tranh tài giữa các đội cũng phải chọn người, sắp xếp trước. Ngoài số trò chơi chính đã lựa chọn cho chương trình sinh hoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng một số trò chơi chính vì những lý do, điều kiện ngoài trời dự kiến không thể tổ chức được ở nơi vui chơi, cắm trại (ví dụ: trời mưa, số người đi cắm trại ít hơn các lần trước?)
    3.- Các trò chơi trong một buổi sinh hoạt :
    Phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn đoàn kết, không để xảy ra tranh cãi khi phân thắng, thua, xếp vị thứ, không để xảy ra tai biến gì dù rất nhỏ (cũng cần mang dự phòng một túi cấp cứu gồm ít bông băng, thuốc sát trùng ?)
    Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, đảm bảo tới ba phần tư sự thành công của buổi chơi ?"chơi để mà học, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt.
    GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN :
    1.- Trình bày trò chơi:
    - Chọn lối giải thích rõ ràng. Ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Giải thích sao cho người chậm hiểu nhất cũng hiểu được. Nếu cần thì không cần giải thích mà dẫn dắt ngưòi chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn.
    - Nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn, nều cần thỉ sẽ xuống đất hay lên bảng, có thể chơi thử để giảng lại luật lệ trò chơi.
    - Đừng mất kiên nhẫn vì những phá rối nô đùa của những người đã biết trò chơi.
    2.- Điều kiện trò chơi:
    - Chuẩn bị trước sự phân chia trong vòng tròn sao cho mạnh yếu đồng yếu, nếu nam nữ xen kẽ được thì tốt.
    - Phải luôn luôn di động để nhìn được mọi người. Điều khiển từ chậm đến nhanh để tạo sự căng thẳng.
    - Khai thác sự dí dỏm của ngời chơi, hay chế biến trò chơi sao cho vui vẻ, thoải mái.
    - Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát huy sáng kiến trong phạm vi luật lệ trò chơi.
    - Phải đổi trò chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc, người thắng về nhanh nhẹn, người thắng về sức khỏe, người thắng về tính tự chủ.
    - Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng.
    - Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản hay khi trò chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng.
    GIAI ĐOẠN KẾT THÚC:
    - Phạt những người thua bằng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái, để thực hiện, tránh những hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt.
    - Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi cần thêm bớt gì không ? Về luật lệ, cách chơi và tính hấp dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu ?
    QUY TRÌNH MỘT TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ :
    1.- Ổn định:
    Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người quản trò cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường gặp) và hình dáng.
    Tiếng động: Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi phản xạ từ thấp lên cao.
    Hình dáng: Ngưòi quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn.
    2.- Giới thiệu trò chơi:
    Có thể ***g trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.
    3.- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
    Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn. Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi.
    4.- Chơi thử (chơi nháp):
    Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :
    - Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.
    - Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho ni quản trò khi hướng dẫn chơi.
    5.- Chơi:
    - Khi chơi ngươi quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài.
    - Khi chơi ngươi quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là khi chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách ? từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình (quản trò).
    - Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít thì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt.
    - Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.
    - Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.
    - Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.
    6.- Ngừng đúng lúc:
    Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho ngơi chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau. Đừng để người chơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi.
    LƯU Ý:
    Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng ?) nơi chơi (có gì thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng ?)
  4. blackjack296

    blackjack296 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    Đúng những cái này tui đang tìm kiếm đấy , truớc đây nhớ đọc ở đâu rùi nhưng bây giờ quay lại tìm link ko thấy , nhờ mod post thêm các trò chơi nữa đc ko ?? Mình đang rất cần , cám ơn nhé
  5. annakarenina

    annakarenina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    5.007
    Đã được thích:
    0
    Jack ơi!!!
    Kĩ năng trò chơi này khá đầy đủ đấy.....mai em tìm rồi post cho anh nhé!!!
    Kun có một quyển hay sao ý...hhihi
    Kun
  6. blackjack296

    blackjack296 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    Mod ơi , giúp em chút đi mod ,em đang cần mấy cái trò chơi trong hồi xưa , em tìm trong 5năm.ttvn không có mod ạ , em cần gấp lắm , giúp em chút nhé mod , cám ơn mod nhìu , iu mod thế
  7. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Đáp ứng nhu cầu của bạn 1 số trò nè:
    Tập tự chủ
    Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
    Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và làm được 3 động tác thật hài hước hoặc một câu hỏi dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.

    Nhà báo tìm dũng sỹ

    Vòng tròn cử một người là nhà báo và đi ra khỏi vòng (phòng). Trong phòng cử một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn (phòng) quan sát thật kỹ những đặc điểm của dũng sỹ.

    Khi hay tin trong vòng (phòng) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi vòng tròn (từ 3 đến 10 câu) thùy theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hay khẳng định. Ví dụ: Dũng sỹ là nam phải không? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn quàng phải không? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì cả vòng im lặng, lắc đầu, mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ sẽ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể qui định.
    Ban nhạc hòa tấu

    Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm:

    + Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống ?oThùng thình?
    + Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ ?oTóc tóc?
    + Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn ?oTưng tưng?
    + Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông ?oKeng keng?

    Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
    Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng ?oHùm hùm?? và trò chơi được tiếp tục.

    Mưa rơi


    Chỗ chơi: Trong hội trường, trong vòng tròn hoặc trên xe.

    Cách chơi: Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều khiển đưa tay dưới thắt lưng vòng tròn vỗ tay nhẹ (mưa nhỏ). Người điều khiển đưa taylên cao dần, vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi người điều khiển đưa tay qua đầu vòng tròn, vỗ tay nhanh và lớn (mưa lớn).

    Chú ý: Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay.
    Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn thành 2 nhóm và thực hiện theo hai tay của người điều khiển.
    Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo qui ước. Mưa nhỏ là ?orì rì?? và khi mưa lớn là ?ou,u?? liên tưởng có gió lớn.

    Gánh nước thi


    Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng.

    Số người chơi: 3-40 người.

    Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy.

    Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.

    Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu một hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay bạn thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
    Đội nào chạy mau nhất và còn nhiều nước nhất thì thắng cuộc.
    Người cụt đội nón

    Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng.

    Số người chơi: 10-40.

    Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.

    Cách chơi: Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón lên ghế, lật úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi, chạy về đánh vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình, đội nào làm xong trước thắng cuộc.
    Ai say ai tỉnh

    Chỗ chơi: Sân rộng có một cây.

    Số người chơi: 5-40.

    Vật liệu: Một vòng tròn đường kính 2 tắc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vào một canh cây cách mặt đất độ một thước 50.

    Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo.
    Ai đưa được cánh tay vào giữa vòng tròn thì được 5 điểm. Nếu bị đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.
    Cua bò
    Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng.

    Số người chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.

    Xếp đặt: Nằm ngửa mặt và bụng lên trời.Chống với 2 chân, 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.

    Cách chơi:Nghe còi lệnh, bò ngang với 2 chân, 2 tay, ai đến sau cùng thì phải cõng người đến đầu tiên một vòng, nếu chỗ chơi hẹp, người chơi đông thì chơi loại dần.
    Cướp cờ
    Chỗ chơi: Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.

    Số người chơi: 20 sắp lên

    Vật liệu: 8 cây cờ

    Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ, cắm theo hàng ngang đều nhau.

    Cách chơi:Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chỗ cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung không còn lo như khi đi qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả tù binh thuộc phe mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở tù. Phe nào đem về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng cuộc
    Đường hiểm hóc

    Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.

    Số người chơi: 12 đến 40 người.

    Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật, máy bạn này đứng cách nhau độ 7, 8 thước. Bạn đầu cúi lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn thứ 3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng đội, ở đầu đường.

    Chách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước mặt bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì thì chạy vòng quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa hai chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này chạy tiếp.

    Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.

    Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.
    Được anhtuanonline sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 27/05/2006

Chia sẻ trang này