1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Các trường ĐH cần xây dựng chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra"

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi elight123, 29/01/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. elight123

    elight123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2017
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Ngày 29/12, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá triển khai tiếng Anh tăng cường trong các trường cao đẳng đào tạo giáo viên và các cơ sở giáo dục đại học thời kỳ 2008-2016.
    Đề án ngoại ngữ thời kỳ năm 2017-2025 (Đề án ngoại ngữ 2080) đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tất cả các trường đào tạo ngoại ngữ và 80% các trường đào tạo các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ.
    Ngành giáo dục đào tạo sẽ triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên về ngoại ngữ. 100% học sinh tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo...
    Vì vậy, trong thời kỳ 2017-2025, các trường sẽ phải rà soát lại yêu cầu chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Những trường chưa đưa tin cần xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên.
    Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng ban quản lý đề án ngoại ngữ đưa ra chú ý đối với những cơ sở đưa ra chuẩn năng lực ngoại ngữ B1 bậc 3 đối với sinh viên THPT:
    Xem thêm: học từ vựng tiếng anh giao tiếp
    “Theo tính toán của ban Đề án ngoại ngữ, hiện nay năng lực B1 bậc 3 chỉ có cách đạt được sớm nhất trên diện rộng vào năm 2030.
    Từ nay đến năm 2030 năng lực ngoại ngữ của học sinh THPT chỉ đạt được bậc A2. Mặt khác, năng lực ngoại ngữ triển khai đối với các trường sau THPT phải tương ứng. Do đó, nếu đặt mục tiêu B1 bậc 3 cần phải có lộ trình, vì vừa qua có những trường đặt ra mục tiêu này nên đã gặp khó khăn”.
    Ngoài ra, các trường đã có môn học ngoại ngữ chuyên ngành cũng cần rà soát lại chương trình đào tạo, đồng thời tiếp tục xây dựng ngoại ngữ chuyên ngành.
    Bà Hữu cho biết thời kỳ này có nhiều hệ thống học liệu để xây dựng chương trình đào tạo cũng như chuẩn đầu ra, ngoài Thông tư 01 năm 2014, các giáo viên có cơ hội tham khảo theo Khung tham chiếu Châu Âu CEFR và hệ thống học liệu tài liệụ tài liệu CEFR.
    Đây là một bước chuyển mới trước khi có thể dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ, chủ yếu bằng tiếng Anh.
    Hiện nay, các trường đang đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên theo chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của trường hoặc tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ độc lập.
    Một phương án đang được tính tới là xem xét bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cũng như có lộ trình tổ chức thi để đánh giá năng lực ngoại ngữ trong thời gian tới.

Chia sẻ trang này