1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trường ĐH khối quân đội ở VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhducxm12, 12/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Cái này mình đã post đường link rồi mà
    http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Nhung-dieu-can-biet-khi-du-thi-vao-khoi-cac-truong-quan-doi/2008/3/220726.vip
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 17/03/2008
  2. 2111987

    2111987 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em hỏi em đang học đại học hà nội,nhưng học khoa quản trị kinh doanh du lịch cơ,nhà em ở ngọc thuỵ long biên,bà già em làm trong học viện hậu cần đây,em hỏi khí ko phải là em thích làm bộ đội lắm,nhưng học ngu ko thi đc hvhc nên thi đại học ngoại ngữ
    ví dụ em ra trường có cơ hội nào phục vụ trong quân đội ko ?
  3. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên đi làm du lịch hoặc xin vào khu nghỉ mát, nhà khách, nhà nghỉ của các cơ quan, đơn vị quân đội ở các khu du lịch khắp đất nước đấy. Nào ở Tam Đảo, Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu..v.v..ở Hà Nội cũng đầy khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ của quân đội..
  4. nuibaden

    nuibaden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Tuyển sinh tại trường Sĩ quan lục quân 2
    22:27:51, 17/03/2008
    Tấn Tú
    Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy trường Sĩ quan lục quân 2 và đại tá Nguyễn Văn Hòa, Chủ nhiệm Chính trị đã nói về công tác tuyển sinh năm 2008 của trường Sĩ quan lục quân 2.
    Năm nay, thí sinh ở phía Nam thi tuyển vào trường sẽ nhiều hơn. Có 3 đối tượng sẽ thi vào, đó là: những cán bộ, chiến sĩ đang tại ngũ tại các đơn vị quân đội; thí sinh từ bên ngoài và học viên từ các nước lân cận.
    * Hồ sơ để thi vào trường có gì thay đổi, thưa thiếu tướng?
    - Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ: Trước hết lý lịch của thí sinh phải rõ ràng. Tôi khẳng định rằng ở bất cứ nước nào, lý lịch của một sĩ quan bao giờ cũng luôn được coi trọng. Kế tiếp là yếu tố về sức khỏe. Năm học 2008 này, có rất nhiều thay đổi. Đơn cử như về chiều cao, trước đây chỉ cần 1m60, bây giờ phải là 1m65, còn các yếu tố khác thì phải hoàn toàn tốt để đáp ứng nhu cầu của người sĩ quan chỉ huy.
    * Xin đại tá cho biết năm học này, nhà trường tuyển bao nhiêu sinh viên?
    - Đại tá Nguyễn Văn Hòa: Số lượng sinh viên mỗi năm luôn thay đổi vì ngoài số lượng sinh viên ngoài quân đội thi vào, nhà trường còn đào tạo theo chỉ tiêu, yêu cầu và đơn đặt hàng của các đơn vị và đào tạo sinh viên quốc tế. Từ năm học này, chúng tôi tiến hành đào tạo sau đại học với học vị là thạc sĩ quân sự. Năm học 2007, điểm sàn vào trường dao động từ 17 đến 19 điểm, tùy theo từng vùng, từng địa bàn quân khu.
    * Chế độ của sinh viên khi theo học tại trường và việc bố trí nơi công tác khi tốt nghiệp ra sao ?
    - Đại tá Nguyễn Văn Hòa: Mỗi sinh viên được hưởng 20.000 đồng/ngày. Nhưng thực tế chế độ ăn hằng ngày là nhiều hơn, vì ở đây sinh viên thường tăng gia sản xuất để cải thiện cuộc sống. Về đời sống tinh thần, sinh viên của trường được trang bị đầy đủ các phương tiện nghe nhìn, báo chí và các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ quân nhân, Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cho sinh viên. Khi ra trường sẽ bố trí theo 2 hướng rất rõ, thứ nhất là theo đơn đặt hàng của các đơn vị, thứ hai là phân bổ theo lệnh, chủ yếu phân bổ về các đơn vị chủ lực thuộc các Quân khu, Quân đoàn chính quy.
    Tấn Tú
    (thực hiện)
    http://www.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/3/18/230637.tno
    Tiêu chuẩn ngoại hình bi h cao phết nhỉ?
  5. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Uh cao thiệt đới
    Tớ coá 2 cậu bạn học trường này ( năm thứ 4 ), họ nói càng gần năm ngoái thì chương trình học, rèn luyện cũng ban căng lắm
    Sức khoẻ cũng phải " trâu " thì mới đáp ứng được, nhất là chuyên ngành hoả khí (như LQ1 ) tớ đã chứng kiến chứng voi
  6. hearbest

    hearbest Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2008
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    các anh oi
    có thể cho em biết thêm về hệ dân sự của
    HV kt quân sự (bắc) tuyển sinh _chỉ tiêu, điểm , cách thức,học, dạy ...
    em thấy có người bảo hệ dân sự k cần sơ tuyển, dăng ký như các trường đh khác???
    thank các anh
  7. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể vào trang web của sinh viên Hệ dân sự Học viện Kỹ thuật Quân sự để biết rõ hơn --->http://www.hvktqs.com hoặc diễn đàn --> http://hvktqs.com/forum để biết rõ hơn.
    Theo "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008" thì Học viện Kỹ thuật Quân sự tuyển si Hệ kỹ sư dân sự các nhóm ngành sau:
    1/ Nhóm ngành Điện - Điện tử và Công nghệ thông tin có các khoa:
    - Điện tử - Viễn thông.
    - Công nghệ thông tin:
    - Kỹ thuật điều khiển.
    240 chỉ tiêu
    2/ Nhóm ngành Cơ khí và Cơ khí động lực gồm có:
    - Kỹ thuật Ô tô
    - Chế tạo máy.
    150 chỉ tiêu
    3/ Các ngành Xây dựng và Cầu đường:
    - Xây dựng dân dụng và Công nghiệp
    - Cầu đường.
    130 chỉ tiêu.
    Theo tôi được biết, Hồ sơ tuyển sinh kỹ sư dân sự Học viện KTQS giống như tuyển vào các trường đại học khác, không phải sơ tuyển ở Ban chỉ huy quân sự huyện, thị mà nộp qua trường phổ thông, qua Sở giáo dục và đào tạo hoặc đến trực tiếp nộp cho Ban tuyển sinh- Phòng đào tạo HVKTQS ở 100, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
    Điểm tuyển sinh hệ dân sự mấy năm gần đây dao động từ 18 đến 20 điếm (đối với NV1), 22 đến 24 điểm (đối với NV2).
    Sinh viên hệ dân sự chủ yếu học ở giảng đường nhà H6 gần bể bơi HVKTQS. Ngoài ra một số môn học thí nghiệm thì học ở giảng đường dành chung cho cả hệ quân sự và dân sự.
    Hệ dân sự phải đóng học phí, tự túc chỗ ở và được hưởng quyển lợi như các sinh viên các trường đại học bình thường khác.
    Mấy năm vừa rồi, chất lượng đầu vào của hệ dân sự thấp hơn nhiều so với Hệ quân sự (tầm> 24 điểm), và do trường tự bỏ kinh phí ra đào tạo nên chất lượng chưa thể bằng với hệ quân sự HVKTQS, Bách khoa, Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội, Xây dựng Hà Nội nhưng hơn hẳn các trường khác như: Đại học Giao thông vận tải, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Thủy lợi, Đại học Công nghiệp, Đại học Điện lực,.....
    Bắt đầu từ năm nay, Học viện được quy hoạch vào hệ thống các trường Đại học trọng điểm quốc gia và Hệ dân sự được Bộ giáo dục và Đào tạo đầu tư thì sinh viên dân sự mới có thể sánh với sinh viên quân sự và sinh viên trường hàng đầu tại Hà Nội.
    Thực tế ở so với lúc tuyển sinh thì sinh viên hệ dân sự được học các chuyên ngành hẹp sau:
    1- Khoa học máy tính
    2- Hệ thống thông tin
    3- Công nghệ mạng
    4- Công nghệ phần mềm.
    5- Kỹ thuật điện tử
    6- Hệ thống viễn thông
    7- Điện tử Y- sinh
    8- Điều khiển tự động
    9- Thiết bị điện- điện tử
    10- Xe ô tô
    11- Máy xây dựng
    12- Công nghệ Chế tạo máy
    13- Cơ điện tử
    14- Xây dựng dân dụng và Công nghiệp
    15- Cầu - Đường.
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 03/04/2008
  8. anhducxm12

    anhducxm12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    hic , nhìn lại cái topic của mình sau gần 1 năm lập ra mà lâu lắm rùi ko ghé vào thăm nó . cuối cùng cũng vào đại học , chỉ có điều là ĐH Khoa học tự nhiên ĐHQG TPHCM khoa CNTT chứ ko phải là một ĐH khối quân sự . vẫn khao khát được khoác áo lính như ngày nào , vẫn hy vọng khi ra trường sẽ công tác trong quân đội .
    chả biết làm gì hơn , chỉ hy vọng và cố gắng học tập thui , sau này có cơ hội sẽ thực hiện ước mơ .
  9. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Ngày 18-3, trong chuyến công tác tại các tỉnh phía Nam, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tới thăm và làm việc tại Học viện Lục quân Đà Lạt . Tổng Bí thư và Đoàn công tác đã tới dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Nhà truyền thống và trồng cây lưu niệm tại Học viện; đồng chí đã dành nhiều thời gian gặp gỡ, thăm hỏi cán bộ, giảng viên, học viên, nghe Trung tướng, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Xê, Giám đốc Học viện báo cáo về công tác giáo dục, đào tạo.
    Nói chuyện với cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sĩ của Học viện, Tổng bí thư thay mặt Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương biểu dương những thành tích to lớn và những tiến bộ, trưởng thành toàn diện của Học viện. Trong suốt 62 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đoàn kết thống nhất, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và quân đội giao cho, đã đào tạo hơn 36 nghìn cán bộ quân sự trung, cao cấp cho quân đội ta và quân đội một số nước anh em. Tổng Bí thư thông báo một số tình hình thế giới, trong nước, đặc biệt là tinh thần Nghị quyết BCH Trung ương lần thứ 6, đồng chí dành nhiều thời gian nói về nhiệm vụ của Học viện.
    Tổng Bí thư căn dặn: Trước hết, cần nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của Học viện Lục quân đối với quân đội, với đất nước trong giai đoạn mới. Không được thỏa mãn dừng lại, dừng lại là tụt hậu. Phải thực sự cầu thị, nỗ lực vươn lên, nắm bắt cái mới, cái tiên tiến, tiếp cận và từng bước nắm chắc tri thức khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật quân sự hiện đại, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn, sáng tạo ra nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam. Để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, Học viện cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy, học để đạt được mục tiêu đào tạo cán bộ vừa "hồng" vừa "chuyên". Đồng chí nhấn mạnh: Cán bộ quân sự cần phải có cái ?ouy?, không có ?ouy? thì mệnh lệnh không được chấp hành nghiêm túc, nhưng nhất thiết phải có cái ?otín?, ?otín? tức là phải được cấp trên, cấp dưới, chiến sĩ thực sự tin yêu. Học viện phải đào tạo, bồi dưỡng, truyền thụ kinh nghiệm và hướng dẫn cho học viên học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có được cả ?ouy? và ?otín?, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống; phải đào tạo, bồi dưỡng người cán bộ quân sự có đủ ?oTrí, dũng, nhân, tín, liêm, trung? như lời Bác Hồ đã dạy. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch vững mạnh, xây dựng Học viện Lục quân vững mạnh toàn diện, thường xuyên coi trọng giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ; tích cực đấu tranh chống ?odiễn biến hòa bình?, khắc phục các biểu hiện cá nhân chủ nghĩa. Tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế. Thực hiện tốt cuộc vận động ?oHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?; đẩy mạnh phong trào thi đua ?oDạy tốt, học tốt, phục vụ tốt?. Phấn đấu xây dựng Học viện chính quy, mẫu mực, mãi mãi xứng đáng với danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, xứng đáng với lòng yêu mến, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân
    (Theo QĐND)-TT
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 28/04/2008
  10. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Học viện Phòng không - Không quân Việt Nam là một học viện quân sự trực thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân- Bộ Quốc phòng Việt Nam, chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu phòng không- không quân bậc đại học, cao đẳng, kỹ sư hàng không và đào tạo sau đại học.
    * Ngày truyền thống: 16/07/1964 {ngày thành lập Trường Sĩ quan Pháo cao xạ}
    * Trụ sở chính: xã Kim Sơn và xã Trung Sơn Trầm, ngoại ô thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
    * Cơ sở 2: số 54C, đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    * Giám đốc: Thiếu tướng, Trần Nam Xuân
    * Chính ủy: Thiếu tướng, Đinh Trọng Kháng.
    Các ngành đào tạo đại học
    * Chỉ huy Tham mưu phòng không;
    * Máy bay động cơ;
    * Thiết bị hàng không;
    * Vũ khí hàng không;
    * Vô tuyến điện hàng không;
    * Dẫn đường máy bay;
    * Tham mưu tác huấn KQ.
    Lịch sử
    Học viện Phòng không
    * Ngày 18/07/1957, Phân khoa pháo binh của Trường Sĩ quan Lục quân 1 được tách ra để thành lập Trường Sĩ quan Pháo binh, trong đó có Hệ cao xạ. Tính đến tháng 5-1964, Trường Sĩ quan Pháo binh đã đào tạo bổ túc và chính quy được 4 khóa cán bộ quân sự, chính trị cao xạ từ cấp phân đội đến cấp trung đoàn. Hệ Cao xạ thuộc Trường Sĩ quan Pháo binh ra đời, đánh dấu mốc mở đầu cho việc đào tạo sĩ quan Phòng không ?" Không quân sau này.
    * Ngày 16/07/1964, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trường sỹ quan Cao xạ trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.
    * Ngày 19/03/1966, Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ cho Nhà trường đào tạo cán bộ trung đội trưởng pháo cao xạ 37mm trở lên cho toàn quân và đào tạo trung đội trưởng súng máy 12,7mm và 14,5mm. Bổ túc cán bộ quân sự đại đội và đào tạo cán bộ chính trị viên đại đội.
    * Ngày 17/03/1967, nhà trường khai giảng lớp bổ túc cán bộ trung cao cấp pháo cao xạ đầu tiên, thời gian 3 tháng.
    * Ngày 6/5/1967, nhà trường khai giảng Lớp trung đội trưởng radar trinh sát, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ cảnh giới và dẫn đường cho bộ đội Không quân.
    * Ngày 24/07/1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập tiểu đoàn 5 thuộc Trường sỹ quan Cao xạ, có nhiệm vụ đào tạo, bổ túc cán bộ chỉ huy các cấp cho Binh chủng tên lửa.
    * Ngày 11 tháng 8, nhà trường tổ chức khai giảng khóa đầu tiên bổ túc cán bộ chỉ huy tên lửa, thời gian 4 tháng.
    * Ngày 15/12/1967, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định đổi tên Trường sỹ quan Cao xạ thành Trường sỹ quan Phòng không.
    * Ngày 27/02/1971, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân ra quyết định hợp nhất Trường sỹ quan Phòng không và Trường kỹ thuật Phòng không thành Trường Phòng không.
    * Ngày 7/6/1973, Do nhu cầu phát triển của Nhà trường và được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Quyết định tách Trường Phòng không thành 2 trường: Trường sỹ quan Phòng không và Trường Kỹ thuật Phòng không (như trước khi hợp nhất 27-2-1971).
    * Tháng 9/1975, Chấp hành Chỉ thị của Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân về việc sáp nhập một phần của Trường Kỹ thuật Phòng không về Trường sỹ quan Phòng không và đổi tên Trường sỹ quan Phòng không thành Trường Phòng không.
    * Ngày 15/01/1978, Thực hiện Chỉ thị của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng, một bộ phận của Trường Kỹ thuật được tách ra khỏi trường và Trường Phòng không lại được đổi tên là Trường sỹ quan Phòng không.
    * Ngày 22/08/1978, Tư lệnh Quân chủng Phòng không ra quyết định thành lập cơ sở II Trường sỹ quan Phòng không ở Nha trang.
    * Ngày 09/09/1978, Nhà trường khai giảng khóa 24, thí điểm đào tạo sỹ quan chỉ huy bậc đại học và kỹ sư khai thác sử dụng.
    * Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Quyết định củng cố các trường quân sự và thành lập thêm một số trường sỹ quan. Ngày 23/10/1980, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định tách Trường sỹ quan Phòng không để thành lập hai trường: Trường sỹ quan Pháo phòng không và Trường sỹ quan chỉ huy kỹ thuật tên lửa - radar.
    o Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Tên lửa - Radar: Đóng quân tại khu A (Trường sĩ quan Phòng không cũ) thuộc xã Trung Sơn Trầm.
    o Trường sĩ quan Pháo phòng không đóng quân tại khu B (xã Kim Sơn) (Trường sĩ quan Phòng không cũ) và quản lý cả cơ sở 2 (ở Nha Trang).
    * Ngày 14/06/1986, Trường Trung cao cấp Phòng không được thành lập trên cơ sở hai trường: Trường huấn luyện 582, Trường Đảng và 2 hệ đào tạo cán bộ trung đoàn của hai trường: Trường sĩ quan Pháo phòng không và Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Tên lửa - Radar - theo quyết định số 751/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng. Trụ sở của trường ở Ngọc Hồi ?" Vĩnh Quỳnh ?" Thanh Trì (Hà Nội).
    * Ngày 5/9/1987 Hệ đào tạo sỹ quan chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật - chiến dịch thuộc Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Tên lửa - Radar (gọi tắt là Hệ trung cấp - đào tạo cán bộ cấp Trung đoàn) được bàn giao về Trường Trung cao cấp Phong không quản lý và tiếp tục đào tạo.
    * Ngày 15/11/1987, Chấp hành mệnh lệnh số 20/ML-TM ngày 18 tháng 7 năm 1987 của Bộ Tổng tham mưu về việc chấn chỉnh lại tổ chức và bố trí lực lượng trong Quân chủng Phòng không. Tư lệnh Quân chủng Phòng không ra Quyết định số 488/TCĐV về việc hợp nhất Trường sĩ quan pháo phòng không và Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật tên lửa - radar thành Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Phòng không.
    * Ngày 3 và 4/1/1992, Hội nghị về đào tạo theo chương trình Cao đẳng quân sự của Bộ Quốc phòng được tiến hành tại Nhà trường. Sau Hội nghị, Nhà trường đã tích cực triển khai, bổ sung hoàn thiện chương trình, xây dựng cơ sở vật chất để chuẩn bị cho huấn luyện theo chương trình mà Bộ Quốc phòng đã thông qua.
    * Tháng 7/1992, Nhà trường tổ chức thi tuyển sinh quân sự theo phương thức mới trên cơ sở Thông tư tuyển sinh của Bộ Quốc phòng (Lần đầu tiên có cả học sinh phổ thông dự thi).
    * Năm 1993, Học viện Phòng không được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Sĩ quan Chỉ huy Kỹ thuật Phòng không và Trường trung cao cấp Phòng không. Nhiệm vụ của Học viện Phòng không là đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội và sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp chiến dịch ?" chiến thuật có trình độ đại học, nghiên cứu khoa học quân sự và các nhiệm vụ được giao.
    * Ngày 20/12/1995, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 834/TTg giao nhiệm vụ đào tạo đại học cho Học viện Phòng không.
    * Ngày 11/11/1997, Bộ Giáo dục ?" Đào tạo ra Quyết định số 3615/GD-ĐT giao nhiệm vụ đào tạo cao học cho Học viện Phòng không chuyên ngành Nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật phòng không.
    Học viện Không quân
    * Ngày 25 tháng 1 năm 1979, được phép của Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Không quân ?" Thiếu tướng Đào Đình Luyện, đã chỉ đạo thành lập Trướng tập huấn cán bộ Không quân. Địa bàn đóng quân của Trường tại phường Nguyễn Trãi, Quận Đống Đa, Hà Nội
    * Tháng 6/1979, Nhà trường xây dựng xong quy trình đào tạo tổng thể cao đẳng kỹ thuật các chuyên ngành không quân. Được phép của Bộ Quốc phòng, Nhà trường nhận một số thí sinh thi vào trường Đại học Kỹ thuật Quân sự làm nguồn đầu vào đào tạo cao đẳng kỹ thuật Không quân khóa 1.
    * Ngày 15/09/1979, Nhà trường tiếp nhận học viên chuyên tu chuyển cấp kỹ sư hàng không khóa 1 và tiếp nhận một số lượng đáng kể giảng viên chuyên ngành kỹ thuật hàng không từ Đại học Kỹ thuật Quân sự. Nhà trường liên kết đào tạo đào tạo kỹ sư hàng không hệ chuyên tu và cao đẳng không quân, thực hành thí nghiệm với Đại học Kỹ thuật Quân sự, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Kỹ thuật Không quân, Cục Kỹ thuật Không quân.
    * Ngày 29/1/1980, Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương và Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Không quân về cải cách giáo dục, Đảng ủy Nhà trường ra Nghị quyết số 70, Nghị quyết nêu rõ: Trước mắt Nhà trường có nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo và chuyển cấp kỹ sư thực hành các chuyên ngành không quân, đào tạo cán bộ sơ cấp chỉ huy có trình độ đại học, đào tạo sĩ quan ngắn hạn, và các nhiệm vụ khác.
    * Đầu tháng 4/1980, Theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Không quân, Bộ Quốc phòng điều 6 cán bộ từ các đơn vị và 7 giảng viên chuyên ngành kỹ thuật hàng không của Đại học Kỹ thuật Quân sự bổ sung cho Nhà trường. Tổng số cán bộ khung và giảng viên của Nhà trường lúc này lên tới gần 100 người.
    * Từ tháng 5/1980, Trường tập huấn cán bộ không quân được mang tên và con dấu ?oTrường Sĩ quan tham mưu Không quân?
    * Năm học 1980-1981, Nhà trường được giao thêm nhiệm vụ:
    o Bổ túc sĩ quan chỉ huy tham mưu không quân cấp trung đoàn, sư đoàn khóa I (sau này gọi là cấp chiến thuật-chiến dịch);
    o Đào tạo cao đẳng Không quân khóa 2 (chương trình 4 năm rưỡi).
    * Ngày 5/12/1980, nhà trường khai giảng lớp Bổ túc chỉ huy tham mưu Không quân cấp trung đoàn, sư đoàn khóa I.
    * Trường Đảng Quân chủng Không quân được thành lập theo Quyết định số 944/QP ngày 13 tháng 7 năm 1981, có nhiệm vụ bổ túc và chuyển loại cán bộ chính trị. Khung Trường Đảng trực thuộc Cục Chính trị Quân chủng.
    * Tháng 2/1982, Theo quyết định của Quân chủng, Trường Đảng Quân chủng sáp nhập vào Trường Sĩ quan tham mưu Không quân thành Phân hiệu trường Đảng trực thuộc Trường Sĩ quan tham mưu Không quân.
    * Tháng 10/1983, Ngoài các đối tượng đang đào tạo, để đáp ứng nhu cầu về cán bộ, Quân chủng đã giao thêm nhiệm vụ cho Nhà trường: Bổ túc sĩ quan chỉ huy thông tin cấp chiến thuật chiến dịch và sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp chiến thuật chiến dịch khóa I. Thời gian đào tạo: 10 tháng.
    * Ngày 20/4/1985, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định sô 664/QĐ-QP về việc thành lập ?oTrường đào tạo, bổ túc cán bộ trung cấp, cao cấp Không quân? trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân gọi tắt là ?oTrường Trung cao Không quân?.
    * Ngày 10/03/1990, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân có Quyết định số 141/BTL ngày 10 tháng 3 năm 1990 do Trung tướng Phạm Thanh Ngân ký, quyết định chuyển vị trí đóng quân của Trường Trung cao Không quân về phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
    * Ngày 15/05/1991, Thống nhất liên kết đào tạo kỹ sư và nghiên cứu khoa học giữa Trường Trung cao Không quân và Viện Kỹ thuật Không quân.
    * Ngày 1/10/1991, Ngày 1 tháng 10, Nhà trường đã hoàn thành việc thiết kế và lắp đặt sở chỉ huy học tập phục vụ cho diễn tập chỉ huy tham mưu cấp trung đoàn, sư đoàn tại trường.
    * Tháng 10/1991, Thượng tá ?" Phó tiến sĩ Nguyễn Phúc Ninh ?" Trưởng Khoa Cơ bản?" Cơ sở được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư. Đây là đồng chí giáo viên đầu tiên của nhà trường được nhận vinh dự này.
    * Ngày 31/12/1994, Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định sô 932/QĐ-QP về việc thành lập Học viện Không quân trực thuộc Quân chủng Không quân trên cơ sở hợp nhất Trường Trung cao Không quân với Hệ sỹ quan tham mưu sơ cấp (kể cả sĩ quan lái máy bay) của Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Không quân?
    * Ngày 3/1/1995, Học viện Không quân liên kết đào tạo với Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo, chuyển cấp, chuyển loại kỹ sư hàng không cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam theo đề nghị của họ.
    * Ngày 20/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 838/TTg về việc giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho Học viện Không quân.
    * Ngày 17/09/1997, Quân chủng Không quân đề nghị Bộ Quốc phòng chuyển giao việc chủ trì đào tạo kỹ sư hàng không từ Học viện Kỹ thuật Quân sự sang Học viện Không quân.
    * Ngày 14/11/1998, Tư lệnh Quân chủng Không quân làm tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, cho phép Học viện Không quân được tổ chức đào tạo cao học kỹ thuật hàng không và cao học khoa học quân sự không quân .
    Học viện Phòng không- Không quân
    * Năm 1999, khi hai quân chủng Phòng không và Không quân sáp nhập lại thành Quân chủng Phòng không-Không quân. Ngày 15/10/1999, Học viện Phòng không - Không quân được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai Học viện:
    o Học viện Không quân :đường Trường Chinh, Hà Nội,
    o Học viện Phòng không:xã Kim Sơn và xã Trung Sơn Trầm, thành phố Sơn Tây, Hà Tây.
    Đại tá Đinh Văn Bồng- nguyên Giám đốc Học viện Không quân được Bộ Quốc phòng chỉ định làm Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân. Tổ chức biên chế của Học viện bao gồm: Ban giám đốc, 6 phòng, 12 khoa, 4 hệ, 4 tiểu đoàn, 1 trung tâm huấn luyện thực hành. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Phòng không - không quân thực hiện theo Quyết định thành lập Học viện Phòng không ngày 10 tháng 3 năm 1993 và Quyết định thành lập Học viện Không quân ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Bộ Quốc phòng.

Chia sẻ trang này