1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trường ĐH khối quân đội ở VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhducxm12, 12/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    [Các học viện, nhà trường trực thuộc Tổng cục, Quân chủng và Bộ tư lệnh Biên phòng gồm có:
    1- Học viện Hậu cần trực thuộc Tổng cục Hậu cần.Thành lập năm 1974. Nâng cấp từ Trường Sĩ quan Hậu cần, thành lập năm 1951.
    Giám đốc: Thiếu tướng Đồng Minh Tại*
    Trụ sở chính: Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội--> Đào tạo sĩ quan hậu cần trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học với các chuyên ngành: chỉ huy tham mưu hậu cần, quân nhu, vận tải, xăng dầu, doanh trại, tài chính
    Cơ sở 2: thị xã Sơn Tây: đào tạo nhân viên hậu cần trình độ trung học chuyên nghiệp.
    2- Học viện Hải quân, trực thuộc quân chủng Hải quân. Đóng ở Nha Trang
    3- * Học viện Khoa học Quân sự, trực thuộc Tổng cục 2. Trụ sở chính: Lai Xá, Hoài Đức, Hà Tây; Cơ sở 2: Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội; Cơ sở 3: Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Học viện được thành lập năm 1998 trên cơ sở 2 trường chính:
    - Đại học ngoại ngữ quân sự. Thành lập năm 1982.
    - Trường Sĩ quan trinh sát quân báo.
    4- Học viện Phòng không-Không quân, trực thuộc quân chủng Phòng không- không quân. Thành lập năm 1986.
    - Trụ sở chính: Đường Trường Chinh, Hà Nội
    - Cơ sở 2: Thị xá Sơn Tây.
    5- Học viện Biên phòng, trực thuộc Bộ tư lệnh Biên phòng.
    * Trụ sở chính: Sơn Tây, Hà Tây đào tạo sĩ quan Biên phòng trình độ cao đẳng, đại học các chuyên ngành.
    * Cơ sở 2: Mai Dịch, Hà Nội. đào tạo sau đại học.
    6- * Trường Đại học Văn hóa- Nghệ thuật quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị.
    o Trụ sở chính: Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
    o Hiệu trưởng: Nhạc sĩ An Thuyên.
    Các trường sĩ quan khác:
    * Trường Sĩ quan không quân, trực thuộc quân chủng Phòng không- không quân. Thành lập năm 1958. Chuyên đào tạo phi công ở Nha Trang.
    * Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp, trực thuộc binh chủng Tăng-Thiết giáp. Thành lập năm 1973. Đóng ở Vĩnh Phúc.
    * Trường Sĩ quan Thông tin, trực thuộc Binh chủng Thông tin. Thành lập năm 1951. Đóng ở Nha Trang.
    * Trường Sĩ quan Đặc công, trực thuộc Binh chủng Đặc công. Thành lập năm 1967. Đóng ở Xuân Mai, Hà Tây.
    * Trường Sĩ quan Công binh, trực thuộc Binh chủng Công binh. Thành lập năm 1955. Đóng ở Bình Dương.
    * Trường Sĩ quan Phòng hóa, trực thuộc Binh chủng Hóa học. Thành lập năm 1976. Đóng ở Sơn Tây.
    * Trường Sĩ quan Pháo binh, trực thuộc Binh chủng Pháo binh. Thành lập năm 1957. Đóng ở Sơn Tây.
    * Cao đẳng Kỹ thuật Vinhem Pic (Wilhelm Pieck), trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Đóng ở thành phố Hồ Chí Minh. Đào tạo sĩ quan kỹ thuật bậc cao đẳng các chuyên ngành: Tin học, Vũ khí, Đạn, Xe quân sự và Đo lường.
    - Nói về đào tạo cấp chỉ huy trong trong đội thì Học viện Quốc phòng là Học viện quân sự cấp cao nhất (cấp chiến dịch và chiến lược). Các trường Học viện còn lại là cấp trung (cấp chiến thuật binh đội-chiến dịch binh đoàn). các trường sĩ quan đào tạo sĩ quan trình độ chỉ hy sơ cấp (cấp chiến thuật phân đội)
    - Nói về trình độ đào tạo theo chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo thì 3 Học viện sau: Học viện Kỹ thuật Quân sự (tác ra từ Đại học Bách khoa Hà Nộ năm 1966), Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự có kinh nghiệm đào tạo đại học hơn 40 năm. Còn các trường khác chỉ mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đại học khoảng 10 năm gần đây nhưng cũng chỉ là đại học quân sự. Trước đây chỉ đủ trình độ đào tạo cao đẳng. Ví dụ trường sĩ quan công binh được công nhận đào tạo đại học chỉ huy công binh nhưng chỉ được phép đào tạo cao đẳng kỹ thuật: cầu đường, máy xây dựng.
    Trường đại học Văn hóa- nghệ thuật quân đội vừa mới nâng cấp lên bậc đại học năm 2006.
  2. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đây là thông tin điêm chuẩn Điểm chuẩn Học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự năm 2005.
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=94428&ChannelID=230
    Điểm chuẩn tại các Học viện, Trường sĩ quan quân đội năm 2005
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=98247&ChannelID=230
    Nói chung tiêu cực đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và quân đội hay các trường quân đội cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, mức độ tiêu cực ở các trường quân đội là ít hơn ở các trường ngoài. Nếu bạn là con em người dân lao động bình thường mà bạn muốn đổi đời, có công ăn việc làm tốt, thu nhập cao thì bạn phải phấn đấu học tập và rèn luyện tốt. Chắc chắn bạn sẽ được đền đáp,. Ở đời người ta hơn nhau ở 3 cái: một là gia đình con quan chức, hai là nhà giàu, ba là trình độ, phẩm chất và năng lực của chính bản thân. Bạn kém người ta về 2 thứ trên thì cái thứ 3 bạn phải hơn hẳn người khác (ít nhất là học tập). Nếu bạn học giỏi dễ dàng có được nơi làm việc phù hợp. Nếu bạn học cũng như con ông cháu cha khác thì rõ ràng bạn sẽ thua kém hơn họ về lợi thế so sánh khi ra trường. Nghĩa là trong các trường quân sự vẫn ưu tiên hơn cho con em quân đội. còn ở mức độ nào thì cũng khó nói., tùy thuộc vào từng trường. Về chế độ lương bổng tôi thấy các sĩ quan quân đội có bậc lương cao nhất nhưng vẫn không đủ nuôi vợ con. Tuy thế ai cũng có gia đình và nhà cửa tơm tất là nhờ họ biết lo lắng xoay xở làm thêm ngoài quân đội và một số quan chức tham ô. Các trường sĩ quan chỉ huy , muốn giàu thì chỉ có thể tham ô còn các sĩ quan tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện quân y, Học viện khoa học quân sự nếu ở thành phố, thị xã họ có thêm nghề chuyên môn không thua kém tốt nghiệp các trường Bách khoa, Y khoa và ngoại ngữ. Do đó họ có cơ hội kiếm thêm thu nhập bằng chính sức lao động của chính mình. Về yêu cầu sức khỏe đối với 3 trường này cũng không cao lắm nhưng yêu cầu về trình độ thì cao hơn hẵn các trường quân đội khác. Về lý lịch thì hiện nay không quá khắt khe như ngày xưa, con cháu địa chủ cũng có thể vào quân đội, con chế độ cũ thì k rõ. Một điều rất hay nữa là nếu thi vào 3 trường trên đạt từ 28 điểm trở lên, đạ giải quốc gia, quốc tế bạn được vào học các lớp tài năng và có cơ hội du học nước ngoài hoặc hết năm thứ nhất điểm coa. Về số lượng thì tùy từng năm, từng trường. Ví dụ HVKTQS mỗi năm có đến 30 đến 40 sinh viên du học ở Nga, Nhật, Đức,Úc và Trung Quốc; Học viện Quân y khoảng 10 suất.. HVKHQS thì k rõ lăm.
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tổ chức trường lớp quân sự Việt Nam:
    1945-1946
    [​IMG]
    1947-1954
    [​IMG]
    1955-1964
    [​IMG]
    1965-1975
    [​IMG]
    1976-1990
    [​IMG]
    Sau 1991
    [​IMG]
  4. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    So sánh với danh sách các Học viện, nhà trường hiện nay của quân đội mà tôi post lên hôm trước chúng ta thấy có một số thay đổi..
    - Trường sĩ quan chính trị ở Bắc Ninh (đào tạo sĩ quan lý luận chính trị trình độ sơ cấp bậc cao đẳng) nhập vào Học viện Chính trị Quân sự Hà Đông (đào tạo sĩ quan chính trị trình độ lý luận chính trị trung cấp) trở thành cơ sở 2 của Học viện này.
    - Trường sĩ quan Hậu cần (thành lập năm 1951, đào tạo sĩ quan hậu cần trình độ chỉ huy hậu cần sơ cấp bậc cao đẳng) sáp nhập vào Học viện Hậu cần (thành lập năm 1974, đào tạo sĩ quan hậu cần trình độ chỉ huy quản lý hậu cần trung cấp).
    - Học viện quân sự cấp cao (đóng ở đường Hoàng Quốc Việt, gần dốc Bưởi) đổi tên thành Học viện Quốc phòng và có thêm nhiệm vụ bổ túc kiến thức quốc phòng cấp chiến lược cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trở lên.
    - Trường Trung cao không quân nâng cấp thành Học viện Không quân (ở đường Trường Chinh), sau đó sát nhập với Học viện Phòng Không ở Sơn Tây, trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân thành Học viện Phòng không- Không quân.
    - Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân sáp nhập vào Học viện Hải quân.
    - Trường đại học ngoại ngữ quân sự, trường sĩ quan trinh sát, quân báo (T500) thành Học viện Khoa học quân sự
    Các trường khác như: Học viện Lục quân Đà Lạt, trường sĩ quan, Lục quân 1, sĩ quan Lục quân 2 , sĩ quan pháo binh,...... vẫn giữ nguyên.
    Nhân tiện nói về Học viện Hậu cần ở Ngọc Thụy, Gia Lâm. Ở đó tôi có thằng em học năm thứ 4 chuyên ngành tham mưu hậu cần. Hè vừa rồi tôi có đến chơi. Tôi mượn được thẻ sĩ quan của thằng bạn ( nó cũng hơi giống tôi). Khi qua cổng sau của HV, vệ binh nhìn thấy thẻ sĩ quan thì chỉ hỏi vài câu và cho vào ngay. Tôi đến nhà truyền thống vừa là thư viện của tiểu đoàn mà thằng em tôi học ở đó. Sau đó vào đến doanh trại. Tưởng thằng em học Học viện thì phải hoành tráng lắm. Ai ngờ, Khoản 40 học viên ở chung với nhau trong một phòng như hội trường, giường kê sat sát giống như doanh trại lính nghĩa vụ. Ngồi học thì không có bàn, sách vở thì bỏ vào hòm để đầu giường. Đến giờ thổi còi đi ngủ, đi ăn, đi học thì tất cả răm rắp như một máy móc ở nhà máy. Chả bù cho thằng cháu tôi học ở Học viện Kỹ thuật quân sự ở Nghĩa đô. Chúng nó ở trong ký túc xá như khách sạn. Mỗi phòng chỉ có 4 học viên, mỗi người một góc, mỗi người một tủ kèm giá sách và đèn bàn riêng. Hai phòng có một hệ thống vệ sinh khép kín. Tôi chưa thấy một ký túc trường đại học nào tiện nghi như Học viện KTQS. Học ở đây, kỹ luật cũng không yêu cầu cao lắm, chủ yếu là khả năng tiếp thu kiến thức. Vì chương trình học ở Học viện rất nặng. Ngoài chương trình chuẩn của Bộ giáo dục thì giống như Bách khoa rồi còn có thêm các môn Quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật hoặc quản lý kinh tế, và các môn lý luận chính trị khác như: Nhà nước và pháp luật, Công tác đảng công tác chính trị, Tâm lý học quân sự, Chiến tranh và quân đội, Lịch sử nghệ thuật quân sự, ..v.v
    Vì vậy học viên HVKTQS được nghỉ hè 3 tuần, nghỉ tết 2 tuần. Còn lại là thời gian học.
  5. anhducxm12

    anhducxm12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    bác kể hay quá , đề nghị bác kể tiếp về các trường ĐH khối quân đội cho tôi nghe với .
    trường Sĩ quan lục quân 2 thì thế nào hả bác ?
    còn Học viện khoa học quân sự , ngành trinh sát kỹ thuật thì học ra sao ?
    em thấy Học viện phòng không sao điểm thấp quá . Em nghĩ ko quân phải là tương lai của quân đội chứ , vậy mà lấy có 14,5 đối với khu vực phía nam à .
    Bác kể thêm về các suất học bổng đi du học ở các trường khối quân sự đi . Em cũng muốn biết về chế độ đãi ngộ với những người có điểm cao như thế nào ?
  6. himler

    himler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    2
    Ngày trước khi đăng ký thi đại học cao đẳng. Tớ mê nhất là vào sĩ quan lục quân I và trường sĩ quan đặc công tại vì đọc quyển sách nói về các trường và học viện trong quân đội (quyển đó rất cũ rồi và đọc cũng từ lâu) họ nói các trường này huấn luyện rất gian khổ đúng chất lính đi đánh trận. Họ nói, khoa trinh sát tại trường lục quân, học viên đựơc học nhẩy dù, võ thuật, lái xe, lái xe tăng, thiết giáp... và các kỹ thuật đặc biệt khác. Mê thật.
  7. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Trường Sĩ quan Lục quân 2 đóng ở Long Thành, Đồng nai đào tạo sĩ quan Lục quân ở phía Nam. Mình không rõ lắm nhưng đoán như trường Lục quân 1. Trường Lục quân 1 đóng ở ngoại ô thị xã Sơn Tây. Đi từ Hà Nội theo đường Láng ?"Hòa Lạc, đến Hòa Lạc thì rẽ phải khoảng 10 km nữa thì đến trường. Khu vực này cũng nhiều trường và đơn vị quân đội đóng. Trường Lục quân 1 đào tạo 6 chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (tham mưu), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí, Trinh sát Lục quân bậc đại học và cao đẳng trình độ chỉ huy sơ cấp (chiến thuật cấp phân đội: trung đội, đại đội, tiểu đoàn). Nói chung học ở trường Lục quân thì rất vất vả vì chủ yếu học ở ngoài trời, trên đồi, trên núi. Khi đi học phải mang theo súng và ba lô. Để vào trường này chủ yếu đòi hỏi về sức khỏe, khả năng chỉ huy: Khẩu khí mạnh rõ, to còn không cần phải học kiến thức văn hóa giỏi. Trường này mới được Bộ giáo dục cho phép đào tạo bậc đại học vào cuối những năm 90 thế kỷ 20, còn trước đây chỉ đủ trình độ đào tạo cao đẳng quân sự. Trước đây thì vào trường này dễ nhưng bây giờ điểm cũng tương đối cao. Ngoài đào tạo sĩ quan Lục quân trường này còn có nhiệm vụ huấn luyện quân sự cho tất cả các trường sĩ quan ở miền bắc năm đầu. Hồi thằng cháu mình học HVKTQS huấn luyện trên đó mình có lên. Đầu tiên mình cũng mượn thằng bạn thẻ sĩ quan, bộ đồ sĩ quan và đi xe máy lên vào ngày chủ nhật. Tất cả những người thân của học viên sẽ vào một khu vực vườn hoa bên phải, phía trong cổng, đăng ký và nhờ trực ban gọi điện vào để học viên ra gặp. Mình vào quan sát một lúc thì quyết định phóng xe vào. Nhìn thấy mình hiên ngang vệ binh cũng k dám cản. Theo quy định, sĩ quan cấp úy không được đi xe máy trong đơn vị thì phải nhưng hôm nay chủ nhật nên họ cũng bỏ qua . Phải nói rằng trường này rất rộng (đất nhà quê có khác), đi trong trường khoảng 300 m mới đến đại đội thằng cháu. Mình vào gặp ban chỉ huy đại đội, giới thiệu đàng hoàng. Hóa ra đại đội trường quân hàm đại úy thôi còn trung đội trưởng thiếu úy, còn các ông khác được nghỉ tranh thủ nên k thấy. Lúc đó mình quân hàm thượng úy (mượn) ngồi nói chuyện về quân sự cứ như thật. Hôm đó mình ăn cơm với chỉ huy và thằng cháu trên phòng đại đội. Chiều hôm đó mình dạo một vòng quanh trường để tìm hiểu xem: đi qua nhà ban giám hiệu, nhà truyền thống, các đại đội, tiểu đoàn, chỉ thấy khuôn viên trường được quy hoạch hợp lý, giống như công viên (tất nhiên là k đẹp bằng) nhưng mình không có cảm tình với trường này vì trường này k cần kiến thức Toán, Lý, Hóa trình độ cao. Theo mình được biết, trường này tuy học vất vả nhưng thường dễ lên tướng hơn các trường khác, nhưng con đường đến đó cũng rất gian lao. Bình thường sĩ quan ra trường phải đến các đơn vị huấn luyện (thường ở trên đồi, xa thành phố, thị xã) làm trung đội trưởng, cũng phải suốt ngày huấn luyện lính ngoài trời. Năm năm phấn đấu ác liệt thì mới lên được đại đội phó rồi đại đội trưởng. Mấy năm sau, đấu đá nhau may mắn lên được tiểu đoàn phó, tiểu đoàn trưởng. Lúc này quân hàm lên đến Đại úy. Muốn lên thiếu tá thì phải đi học ngắn hạn tại Học viện Lục quân Đà Lạt. Còn muốn lên làm cán bộ Trung đoàn (tham mưu trưởng, trung đoàn phó, trung đoàn trưởng) thì phải đi học chương trình đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp chiến thuật trung đoàn và chiến dịch cấp sư đoàn (khoảng 2 năm). Qua bao nhiêu cấp ở trung đoàn và sư đoàn mới được đi học (nếu may mắn) Học viện Quốc phòng để đào tạo sĩ quan cấp tướng (sĩ quan chỉ huy chiến dịch cấp sư đoàn,quân đoàn và chiến lược quân sự). Phần nhiều sĩ quan Lục quân về hưu hoặc chuyển ngành ở quân hàm đại úy hoặc thiếu tá vì không chịu nổi được nhiệt tranh giành nhau đi học, lên cấp chỉ huy và quân hàm. Hơn nữa, trường này có nhiều tiêu cực lắm. Bạn muốn làm sĩ quan ở các đơn vị thành phố, thị xã thì phải quen biết hoặc COCC, nếu không sẽ đến đơn vị vùng sâu, vùng xa chưa biết khi nào trở lại quê nhà. Còn COCC chỉ ở đó dăm bảy năm sẽ được điều về đơn vị thành phố, hoặc những đơn vị điểm, vừa ở gần trung tâm lại dễ lên cấp, lên quân hàm. Nói chúng, bạn không phải con em quân đội k nên vào trường Lục quân..
    - Ngành trinh sát kỹ thuật mình cũng biết sơ quan. Các chỉ tiêu đi học nước ngoài đối với các trưòng quân đội mình sẽ kế tiếp vào hôm sau. Đãi ngộ đối với người điểm cao thì theo từng trường. Các trường: Học viện KTQS, HVKHQS, HV Quân y nó mới quý người học giỏi văn hóa còn các trường chỉ huy nó cần gì.
  8. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Khoa trinh sát kỹ thuật thuộc Học viện Khoa học quân sự chính là trường sĩ quan trinh sát quân báo trước đây. Khoa này đào tạo tình báo kỹ thuật. Trước đây có cơ sở ở Cổ Nhuế, gần trường Học viện Cảnh sát, nhưng hình như đã chuyển về Trụ sở chính của Học viện KHQS ở Lai Xá, Hoài Đức, Hà Tây. Mĩnh đã đến cơ sở Cổ Nhuế thăm thằng bạn. Trước đây khoa này quản lý học viên không chặt nên xảy ra nhiều vụ vi phạm kỹ luật nay Học viện đã thắt chặt lắm rồi. Mình thấy thằng bạn học 2 năm đầu như các trường Kỹ thuật bên ngoài, nhưng hỏi nó về trình độ Toán, Vật lý, Hóa học, Cơ học, Triết học, và các môn Cơ sở kỹ thuật khác thì cũng thấy nắm bình thường lắm. Học thì nhiều môn nhưng chỉ cưỡi ngựa xem hoa. Làm gì có các giáo sư, tiến sĩ của các môn khoa học cơ bản và kỹ thuật dạy như ở các trường Bách khoa và Học viện Kỹ thuật Quân sự. Mình hỏi kỹ mới biết chúng nó học nặng về các nghiệp vụ trinh sát và tình báo kỹ thuật nghĩa là chỉ cần nắm kiến thức về khoa học kỹ thuật cơ bản thôi chứ không học Thiết kế và Chế tạo các phương tiện kỹ thuật và vũ khí. Các bạn có biết nghiệp vụ trinh sát và tình báo kỹ thuật quân sự là gì không: Chính là thăm dò và thu thập thông tin về năng lực công nghệ quân sự và trang bị kỹ thuật của đối phương. Còn tình báo nói chúng là là hoạt động điều tra, thu thập, nghiên cứu, tổng hợp, xử lý những tin tức, tư liệu bí mật về quân sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ... của đối phương. Các hoạt động tình báo, trinh sát là các hoạt động bí mật, kiểu như kẻ trộm..he he?Mình k được học cái này nên khó nói lắm. Mình thấy rất nhiều người học trường khác của quân đội, sau khi ra trường học thêm nghiệp vụ tình báo ở Học viện Khoa học quân sự nữa cũng có thế trở thành tình báo. Nhưng để trở thành tính báo giỏi phải có tố chất ngoài trình độ chuyên môn và nghiệp vụ được đào tạo ở HVKHQS.
    Các bạn biết đấy, Nguyễn Chí Vịnh là Tổng cục trưởng Tổng cục 2 trước đây là sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, do vi phạm kỹ luật bị đuổi học. Sau đó vào tốt nghiệp trường sĩ quan thông tin ở Nha trang. Bây giờ trở thành người lãnh đạo cao nhất của của cơ quan tình báo quân sự. phó Tổng cục trưởng thường trực TC2 Nguyễn Văn Hùng là cực sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự. Mình thấy trên các báo mạng nói thế. Còn cụ thê như thế nào các bạn phải hỏi các sĩ quan cao cấp.
  9. anhducxm12

    anhducxm12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    nghe bác kể được mấy trường em thấy nản quá , giống như là điều kiện học tập ở đó ko tốt , rồi đấu đá nhau để được thăng cấp , gặp phải bao nhiêu tiêu cực trong xã hội ,toàn là những cái bất công , mà phải chấp nhận nó suốt cả cuộc đời ,ko biết mình có chịu đựng được ko ?
    Thú thật là em rất thích quân đội , và được trở thành 1 quân nhân đã là mơ ước từ rất lâu của em . Em thấy những con người ngày xưa sao mà tốt đẹp quá , họ làm mọi chuyện đều vì cái chung , ít khi nghĩ đến bản thân ; em cũng thích trở thành những người như vậy . Nhưng mà bây giờ thì mọi chuyện có vẻ đã khác , con người có lẽ cũng khác xưa nhiều , cuộc sống bây giờ bao quanh toàn là những giá trị vật chất .
    Đến với cái ngành này , em đã sẵn sàng chấp nhận những khó khăn : sống xa gia đình , người thân , bạn bè , lương thấp , khó có điều kiện để lo cho cuộc sống tổ ấm gia đình sau này .... Em cũng xác định là mình cũng sẽ phải nỗ lực hơn nhiều hơn nữa nếu như chọn ngành này , chỉ mong rằng có người ghi nhận những đóng góp của mình , động viên mình trong công tác , được người ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm của mình . Nhưng với những tiêu cực trong ngành quân đội như hiện nay , em sợ rằng đó chỉ là những mong ước xa vời , nếu có chăng thì đó cũng phải là trường hợp rất may mắn .
    Quay trở lại chủ đề . quan thời gian chọn lựa em thấy thích nhất là các ngành trinh sát kỹ thuật (HVKHQS), tham mưu tác chiến ko quân , dẫn đường máy bay(HV PK-KQ) , Trường sĩ quan lục quân 2. Còn vài trường em muốn tham khảo thêm , đó là Học viện phòng không không quân , Học viện chính trị quân sự , Học viện hải quân , nếu bác có thông tin về các trường này thì kể cho em nghe với
    Được anhducxm12 sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 30/09/2006
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Nghe bác dnab8 nói có vẻ rất rành rẽ cứ tưởng là đồng đội, nhưng đọc kỹ hóa ra bác toàn "đi mượn" từ quần áo đến CMT...Vậy bác có chắc những gì bác nhìn thấy qua một lần "thăm cháu" là đủ để bác đưa ra những nhận xét như mấy bài trên không ?
    Trường SQLQ1 mà tiền thân là Võ bị TQT nên truyền thống của nó khỏi phải nhắc lại. Việc nó là cái nôi đào tạo các vị tướng của QĐ cũng chả phải bàn, bởi tất cả các Quân, Binh chủng đều dưới quyền người chỉ huy binh chủng hợp thành. Tuy nhiên, như bác tuyên bố chỉ cần có sức khỏe, có giọng hô tốt...mà dễ dàng theo học trường này thì bác lầm to ! Người chỉ huy (ở bất cứ cương vị nào) đều là người được đào tạo cơ bản về tất cả các bộ môn KH tự nhiên cũng như xã hội, riêng cái này đã vượt xa các trường đại học ở ngoài rồi. Nói thêm là bác tưởng tính toán phần tử bắn cho pháo binh, điều khiển-sửa chữa tăng thiết giáp hoặc tính phạm vi ảnh hưởng của vũ khí NBC là không cần các kiến thức Tóan, Lý, Hóa chăng ? Nếu vậy thì bác nhầm to rồi !
    Tớ vốn không xuất thân từ trường này nhưng có lẽ cái tớ biết về trường SQLQ1 cũng đủ để phủ nhận mấy câu "phán" theo kiểu "đi mượn" của bác !

Chia sẻ trang này