1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trường ĐH khối quân đội ở VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhducxm12, 12/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hề hề, sếp nói chí phải. Em cũng lạ khi bác ý bẩu là ở trường "Luộc Quân" lại tầm thường thế. Lại còn vụ muốn lên Tá phải vào Đà Lạt học nữa chứ
    Mà bác Đoành ơi, iem tưởng Luộc Quân 2 ở trên Sơn Tây chứ???
  2. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Tớ không rõ các sĩ quan Lục quân ngày xưa có trình độ khoa học đến mực nào nhưng 2 trường sĩ quan Lục quân 1 và Lục quân 2 mới đưọc Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo trình độ Đại học từ khoảng năm 1997 hay 1998 gì đó . Còn trước đây chỉ đủ trình độ đào tạo Cao đẳng. Trước đó nữa, thời còn là trường Võ bị Trần Quốc Tuấn thì đến Hiệu trưởng cũng trình độ đại học thì nói làm gì. Hồi đó học chỉ huy tham mưu là chủ yếu chớ làm gì được học đại học. Các trường đại học của Việt nam có truyền thống nửa thế kỷ đào tạo như Tồng hợp, Sư phạm, Bách khoa, Kinh tế Quốc dân, Quân y, Học viện KTQS..mà còn chưa ăn ai, mới bắt đầu được phép đào tạo, giáo viên Toán, Hóa, Hóa và các môn khoa học khác đều tốt nghiệp trường dân sự thì làm sao mà đòi bằng các trường kể trên được. Trong khi đó giảng viên, giáo sư của các trường kể trên đa số đều du học trở về. Học trò mà đòi giỏi hơn thầy sao.
    - Phải nói rằng, tính toán phần tử bắn cho Pháo binh thì là bài toán phức tạp khó . Do đó các sĩ quan Pháo binh ngày xưa phải có trình độ khoa học cao hơn hẳn mấy anh Luộc quân, nhưng đa số được đào tạo ở Liên xô và Trung quốc về chớ có phải xuất thân từ trường sĩ quan Pháo binh đâu. Bây giờ bài toán Pháp binh có máy tính rồi, việc gì phải tính tay nữa cho mất công.
    - Về Hệ thống điều khiển xe tăng và sửa chữa thay thế các phụ tùng xe tăng thì phải học ở Học viện Kỹ thuật quân sự còn trường Sĩ quan- Tăng thiết giáp chỉ đào tạo sĩ quan tác chiến xe tăng. Ở đây cũng có học sửa chữa và điều khiển sơ qua còn hư hỏng nặng đều phải đưa về các nhà máy quốc phòng. Ở đó có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề mới làm được. Cần phải phân biệt rõ hệ chỉ huy kỹ thuật và hệ kỹ sư.
    - Về tính toán tính phạm vi ảnh hưởng của vũ khí NBC của trường sĩ quan Phòng hóa thì toán cũng do kỹ sư Phòng hóa tốt nghiệp HVKTQS hoặc tốt nghiệp trường Học viện Phòng hóa của Liên xô về dạy. Cái này bây giờ cũng có phần mềm máy tính rồi.Chỉ cần nhập số liệu đầu vào là có ngay kết quả và sẽ hiện trên màn hình mô phỏng quá trình lan tỏa của các loại vũ khí này. Còn việc nghiên cứu phòng chống vũ khí hóa học lại nhiệm vụ của Phân viện phòng chống vũ khí và Bộ môn Phòng hóa- Học viện Kỹ thuật quân sự. Trường Sĩ quan phòng hóa cũng chỉ đào tạo sĩ quan chỉ huy phòng hóa thôi.
    Anh em xem mấy lý giải của tớ có gì sai sót k nhỉ?
    Nói về trình độ đào tạo khoa học của trường Lục quân đã, đang và sẽ không bao giờ có thể sánh với các trường Đại học hàng đầu bên ngoài được. Ở đây đào tạo sĩ quan chỉ huy "Luộc quân" thôi. Hệ thống các trường trong quân đội đã phân cấp đào tạo rõ ràng.
    - sĩ quan Lục quân cấp Phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) doa 2 trường sĩ quan Lục quân và Lục quân 2 đào tạo.
    - sĩ quan chỉ huy lục quân cấp chiến thuật trung đoàn và chiến dịch cấp sư đoàn thì phải vào trường Học viện Lục quân Đà Lạt học.
    - sĩ quan chỉ huy Lục quân cấp chiến dịch quân đoàn và chiến lược quân sự thì do Học viện Quốc phòng đào tạo.
    Đó là các bước đào tạo sĩ quan từ thấp đến cao.
    Ví dụ ban đầu có (hàng năm) 500 sĩ quan tốt nghiệp ra đơn vị thì chỉ có khoảng 150 được học lên Học viện Lục quân Đà Lạt. 150 sĩ quan này lại tiếp tục đến đơn vị. Trong số này sẽ có khoảng 30 người được học lên tiếp ở Học viện Quốc phòng Hà nội. Như vậy đa số sĩ quan Lục quân rơi rụng ở quân hàm đại úy và trở về quê đi cày hoặc ra thành phố làm bảo vệ ở các cơ quan nhà nước.,..v.v...



  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Làm gì mà quá đáng thế. Bác vô ý hay cố tình quên đấy. Cấp bậc còn phụ thuộc vào chức vụ, làm gì có chuyện ông nào ngoi lên được thì làm tướng, ông nào không ngoi được thì về đi cày. Đại đa số sỹ quan ra trường đều tiếp tục phục vụ trong quân đội, ngoại trừ các trường hợp vi phạm kỷ luật hay nghe lời vợ mà nhảy ra ngoài thôi. Có cái là có những ông làm thuyền trưởng 40 năm ra sóng và gió mà vẫn chỉ là đại uý, làm giám đốc nhà máy hàng chục năm mà không lên quân chủng hay ra bộ thì cũng vẫn là thượng tá hoặc đại tá.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    sĩ quan chỉ huy lục quân cấp chiến thuật trung đoàn và chiến dịch cấp sư đoàn thì phải vào trường Học viện Lục quân Đà Lạt học
    => Trong này có mấy bác tại ngũ vào còn fơm thông tin này hộ em phát.
  5. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Anh em nào muốn biết về Học viện Lục quân Đà Lạt có thể vào đây. Trường này anh em dễ nhầm với trường sĩ quan Lục quân 1. Nhưng trường này k tuyển đầu vào là học sinh phổ thông mà tuyển sĩ quan đơn vị đã qua trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2 và các trường sĩ quan các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân, để đạo tạo cấp cap hơn cấp chỉ huy tiểu đoàn. Các sĩ quan Lục quân muốn lên tướng thì phải qua cửa ải này trước khi đến Học viện quốc phòng để học chương trình cao cấp. Lúc đó mới tình chuyện tướng hay đại tá.
    http://www.vitinfo.com.vn/chitietthongtin.aspx?matt=2915
    (Từ trường Võ bị Đà Lạt đến Học viện Lục quân).
    Tôi xin trích:
    "... Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của cách mạng và sự nghiệp củng cố quốc phòng, cuối năm 1975 Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân) chuyển từ thủ đô Hà Nội vào thành phố Đà Lạt, đóng quân bên hồ Chiến thắng và hồ Sương Mai, xung quanh có rừng thông bao bọc (Trường Võ bị Đà Lạt của địch cũ). ..
    ..So với các học viện, trường đại học trong cả nước, Học viện Lục quân là một trong những học viện lớn của quân đội ta, ra đời ngày 7.7.1946 tại Tông, thị xã Sơn Tây. Từ ngày thành lập và khi vào tiếp quản trường Võ bị Đà Lạt đến nay, Học viện đã 8 lần thay đổi tên gọi và 9 lần thay đổi địa điểm đóng quân khác nhau. Dù ở đâu Học viện cũng làm tốt công tác bảo vệ an ninh, xây dựng chính quyền, tạo được mối quan hệ tốt đẹp và nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân địa phương. ...
    . Nhiệm vụ chính của Học viện hiện nay là: đào tạo các cử nhân khoa học quân sự, góp phần vào công việc đại học hóa sỹ quan quân đội và từng bước cao học hóa đội ngũ giáo viên các học viện, nhà trường toàn quân..
    .."
    - Đây là thông tin về Khai giảng các ở các Học viện, nhà trường trong toàn quân.
    http://dangcongsan.vn/details.asp?topic=9&subtopic=35&leader_topic=108&id=BT2090656278
    [/quote]
  6. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là bài phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Viết Kha-chính ủy trường sĩ quan Lục quân 2 nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Trường sĩ quan Lục quân 2 (27-8-1961/27-8-2006).
    http://www.vitinfo.com.vn/chitietthongtin.aspx?matt=2915
    Trong bài này có đoạn viết:
    "...Bắt đầu từ năm 1998, nhà trường được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc Đại học quân sự. Nhà trường đã và đang chú trọng xây dựng, qui hoạch đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chất lượng, có khả năng nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức mới, làm chủ phương tiện, trang bị hiện đại và phương pháp dạy học tiên tiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới. Chúng tôi thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, bằng cách luân phiên đưa đi đào tạo nâng cao ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; tổ chức đi thực tế ở đơn vị cơ sở, tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy, điều hành, quản lý ở các học viện, trường bạn. Từ chỗ chỉ có 12% có trình độ đại học vào năm 1995, đến nay đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã có 1 Phó Giáo sư, 1 Nhà giáo ưu tú, 15 Tiến sĩ, 150 Thạc sĩ, 99,8% có trình độ đại học và sau đại học..
    ..đào tạo theo chức vụ của sĩ quan phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn), không ngừng chuẩn hóa hệ thống giáo trình, tài liệu bậc đại học,."
    Anh em có thể thấy rõ thực lực của Trường sĩ quan Lục quân 2. Trường sĩ quan Lục quân 1 cũng không gì hơn. Năm 1998, 2 trường sĩ quan Lục quân 1 và 2 cùng với trường sĩ quan chính trị Bắc Ninh (nhập vào Học Viện Chính trị quân sự Hà Đông), sĩ quan Phòng không (nay là Học viện Phòng Không không quân), sĩ quan Hải quân (nay là Học viện Hải quân), trường sĩ quan Hậu cần Sơn Tây (nay là Học viện Hậu cần và một số trường sĩ quan nữa được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo bậc đại học.
    - Năm 1995, chỉ có 12% giáo viên có trình độ đại học. Con số này tương đương với tỷ lệ của một trường trung học chuyên nghiệp hay dạy nghề nào đó., chưa thể bằng đội ngữ giáo viên của một trường Cao đẳng theo chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo.
    - Hiện nay, sau bao nhiêu năm phấn đấu học tại chức và học Tiến sĩ ở Học viện Lục quân Đà lạt thì cũng kịp có 1 Phó Giáo sư, 1 Nhà giáo ưu tú, 15 Tiến sĩ. Con số này cũng chỉ tương đương với đội ngữ giáo viên của một trường cao đẳng hoặc trường Đại học mới thành lập như: Đại học Lao động xã hội, Đại học công nghiệp Hà nội hay Đại học Điện lực, Cao đẳng Du lịch, Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh- nghệ an. Mà 1 phó giáo sư lại là hiệu trưởng nốt đó là ông Thiếu tướng, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Xê, chớ có phải là người trực tiếp đứng lớp đâu. Đa số trong 15 tiến sĩ yếu (xin lỗi Bộ trưởng Bộ giáo dục nói có 50% tiến sĩ Việt nam có trình độ yếu và nhất là tiến sĩ quân sự) đều làm công tác quản lý như trưởng phòng, trưởng khoa.
    Nếu đem so sánh con số này với các trường đại học lớn khác thì khác gì ngựa què so với kỳ lân.
    Xin đưa ra vì dụ: Học viện Kỹ thuật quân sự có đội ngũ cán bộ giảng dạy gồm 80 giáo sư và phó giáo sư, 180 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ. (tỷ lệ 30 % tiến sĩ trở lên / tổng số giáo viên). Đại học Bách khoa Hà nội có khoảng gần 200 giáo sư và phó giáo sư, gần 400 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học (tỷ lệ kkhoảng 35% số giáo viên tiến sĩ). Các trường khác nữa các bạn muốn biết thì search ở trên mạng để vào các trang web của các trường đó)
    Qua những con số và phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rằng năng lực đào tạo cán bộ của các trường Lục quân 2 và 1 (tương tự) về khoa học là rất yếu. Còn về trình độ chỉ huy là vấn đề khác.
    Những sĩ quan Lục quân mà k được đi học để lên tiếp ở Học viện Lục quân Đà lạt thì ở lại đơn vị để làm gì. Không về hưu đi cho sớm vừa đề lớp trẻ lên thay, đỡ bị ùn tắc lại vừa về giúp đỡ vợ con.
    Trong thời hiện đại nhiệm vụ của Lục quân là giải quyết nốt những việc còn lại cuối cùng của tác chiến trên mặt đất. Người ta sử dụng những vũ khí kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao để tác chiến như: tác chiến điện tử, tác chiến mạng, xe tăng, tên lửa, tàu ngầm, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học....thì nhiệm vụ của Lục quân cũng giảm đi. Anh em có thể nhìn thấy trong chiến tranh vùng Vịnh. Lục quân là thành phần thu dọn bãi chiến trường sau khi Mỹ oanh tạc bằng máy bay ném bom và phóng ên lửa bằng công nghệ tác chiến điện tử, điều khiên từ xa và hệ thống Radar.
  7. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Ðây là bài phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Viết Kha-chính ủy trường sĩ quan Lục quân 2 nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Trường sĩ quan Lục quân 2 (27-8-1961/27-8-2006).
    http://www.vitinfo.com.vn/chitietthongtin.aspx?matt=2915
    Trong bài này có đoạn viết:
    "...Bắt đầu từ năm 1998, nhà trường được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc Đại học quân sự. Nhà trường đã và đang chú trọng xây dựng, qui hoạch đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chất lượng, có khả năng nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức mới, làm chủ phương tiện, trang bị hiện đại và phương pháp dạy học tiên tiến, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới. Chúng tôi thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, bằng cách luân phiên đưa đi đào tạo nâng cao ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; tổ chức đi thực tế ở đơn vị cơ sở, tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy, điều hành, quản lý ở các học viện, trường bạn. Từ chỗ chỉ có 12% có trình độ đại học vào năm 1995, đến nay đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đã có 1 Phó Giáo sư, 1 Nhà giáo ưu tú, 15 Tiến sĩ, 150 Thạc sĩ, 99,8% có trình độ đại học và sau đại học..
    ..đào tạo theo chức vụ của sĩ quan phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn), không ngừng chuẩn hóa hệ thống giáo trình, tài liệu bậc đại học,."
    Anh em có thể thấy rõ thực lực của Trường sĩ quan Lục quân 2. Trường sĩ quan Lục quân 1 cũng không gì hơn. Năm 1998, 2 trường sĩ quan Lục quân 1 và 2 cùng với trường sĩ quan chính trị Bắc Ninh (nhập vào Học Viện Chính trị quân sự Hà Đông), sĩ quan Phòng không (nay là Học viện Phòng Không không quân), sĩ quan Hải quân (nay là Học viện Hải quân), trường sĩ quan Hậu cần Sơn Tây (nay là Học viện Hậu cần và một số trường sĩ quan nữa được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo bậc đại học.
    - Năm 1995, chỉ có 12% giáo viên có trình độ đại học. Con số này tương đương với tỷ lệ của một trường trung học chuyên nghiệp hay dạy nghề nào đó., chưa thể bằng đội ngữ giáo viên của một trường Cao đẳng theo chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo.
    - Hiện nay, sau bao nhiêu năm phấn đấu học tại chức và học Tiến sĩ ở Học viện Lục quân Đà lạt thì cũng kịp có 1 Phó Giáo sư, 1 Nhà giáo ưu tú, 15 Tiến sĩ. Con số này cũng chỉ tương đương với đội ngữ giáo viên của một trường cao đẳng hoặc trường Đại học mới thành lập như: Đại học Lao động xã hội, Đại học công nghiệp Hà nội hay Đại học Điện lực, Cao đẳng Du lịch, Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh- nghệ an. Mà 1 phó giáo sư lại là hiệu trưởng nốt đó là ông Thiếu tướng, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đức Xê, chớ có phải là người trực tiếp đứng lớp đâu. Đa số trong 15 tiến sĩ yếu (xin lỗi Bộ trưởng Bộ giáo dục nói có 50% tiến sĩ Việt nam có trình độ yếu và nhất là tiến sĩ quân sự) đều làm công tác quản lý như trưởng phòng, trưởng khoa.
    Nếu đem so sánh con số này với các trường đại học lớn khác thì khác gì ngựa què so với kỳ lân.
    Xin đưa ra vì dụ: Học viện Kỹ thuật quân sự có đội ngũ cán bộ giảng dạy gồm 80 giáo sư và phó giáo sư, 180 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ. (tỷ lệ 30 % tiến sĩ trở lên / tổng số giáo viên). Đại học Bách khoa Hà nội có khoảng gần 200 giáo sư và phó giáo sư, gần 400 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học (tỷ lệ kkhoảng 35% số giáo viên tiến sĩ). Các trường khác nữa các bạn muốn biết thì search ở trên mạng để vào các trang web của các trường đó)
    Qua những con số và phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rằng năng lực đào tạo cán bộ của các trường Lục quân 2 và 1 (tương tự) về khoa học là rất yếu. Còn về trình độ chỉ huy là vấn đề khác.
    Những sĩ quan Lục quân mà k được đi học để lên tiếp ở Học viện Lục quân Đà lạt thì ở lại đơn vị để làm gì. Không về hưu đi cho sớm vừa đề lớp trẻ lên thay, đỡ bị ùn tắc lại vừa về giúp đỡ vợ con.
    Trong thời hiện đại nhiệm vụ của Lục quân là giải quyết nốt những việc còn lại cuối cùng của tác chiến trên mặt đất. Người ta sử dụng những vũ khí kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao để tác chiến như: tác chiến điện tử, tác chiến mạng, xe tăng, tên lửa, tàu ngầm, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học....thì nhiệm vụ của Lục quân cũng giảm đi. Anh em có thể nhìn thấy trong chiến tranh vùng Vịnh. Lục quân là thành phần thu dọn bãi chiến trường sau khi Mỹ oanh tạc bằng máy bay ném bom và phóng ên lửa bằng công nghệ tác chiến điện tử, điều khiên từ xa và hệ thộng Radar.
    y k tuyển đầu vào là học sinh phổ thông mà tuyển sĩ quan đơn vị đã qua trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2 và các trường sĩ quan các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân, để đạo tạo cấp cap hơn cấp chỉ huy tiểu đoàn. Các sĩ quan Lục quân muốn lên tướng thì phải qua cửa ải này trước khi đến Học viện quốc phòng để học chương trình cao cấp. Lúc đó mới tình chuyện tướng hay đại tá.
    http://www.vitinfo.com.vn/chitietthongtin.aspx?matt=2915
    (Từ trường Võ bị Đà Lạt đến Học viện Lục quân).
    Tôi xin trích:
    "... Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của cách mạng và sự nghiệp củng cố quốc phòng, cuối năm 1975 Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân) chuyển từ thủ đô Hà Nội vào thành phố Đà Lạt, đóng quân bên hồ Chiến thắng và hồ Sương Mai, xung quanh có rừng thông bao bọc (Trường Võ bị Đà Lạt của địch cũ). ..
    ..So với các học viện, trường đại học trong cả nước, Học viện Lục quân là một trong những học viện lớn của quân đội ta, ra đời ngày 7.7.1946 tại Tông, thị xã Sơn Tây. Từ ngày thành lập và khi vào tiếp quản trường Võ bị Đà Lạt đến nay, Học viện đã 8 lần thay đổi tên gọi và 9 lần thay đổi địa điểm đóng quân khác nhau. Dù ở đâu Học viện cũng làm tốt công tác bảo vệ an ninh, xây dựng chính quyền, tạo được mối quan hệ tốt đẹp và nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân địa phương. ...
    . Nhiệm vụ chính của Học viện hiện nay là: đào tạo các cử nhân khoa học quân sự, góp phần vào công việc đại học hóa sỹ quan quân đội và từng bước cao học hóa đội ngũ giáo viên các học viện, nhà trường toàn quân..
    .."
    - Đây là thông tin về Khai giảng các ở các Học viện, nhà trường trong toàn quân.
    http://dangcongsan.vn/details.asp?topic=9&subtopic=35&leader_topic=108&id=BT2090656278
    [/quote]
    [/quote]
  8. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Ðúng vậy, cấp bậc phụ thuộc vào chức vụ. Khi không lên chức được thì về hưu đề lớp trẻ còn lên thay. Nếu cứ cố mà cống hiến đến hơi thở cuối cùng thì anh em trẻ làm sao có cơ hội. Anh đang nói đến sĩ quan Lục quân chuyên huấn luyện lính nghĩa vụ ở các đơn vị chủ lực cơ mà. Chú nói đến thuyền trưởng là sĩ quan chỉ huy hải quân rồi. Còn giám đốc các nhà máy thì là kỹ sư tốt nghiệp ở Học viện Kỹ thuật quân sự hoặc Bách khoa chớ có phải là tốt nghiệp sĩ quan Luộc quân đâu.
    Mà anh đã từng nghe chú anh nói về công tác sử dụng cán bộ đấy. Ví dụ đại úy mà khoảng 45 tuổi k lên được nữa thì cho về vườn. Thiếu tá thì đến 48, Trung tá thì đến 53, thượng tá thì đến 57, đại tá thì đến 60. Tướng thì có quy định riêng. Ngoài ra, tùy theo tính chất công việc và nhiệm vụ từng thời kỳ mà người ta có thể kéo dài thời gian tại ngũ nhờ chính sách gọi là thời gian dự bị 1, thời gian dự bị 2. Khoảng thời gian dự bị khoảng 5 năm. Do đó có ông Ðại tá 70 tuổi mới nghỉ hưu, còn có ông đại úy 45 tuổi là về hưu. Vì ông đại tá là Giáo sư, tiến sĩ khoa học hoặc chủ nhiệm dự án cấp nhà nước còn ông đại úy thì chỉ cử nhân, trợ lý quèn chẳng hạn.
  9. THPTQUOCHOC

    THPTQUOCHOC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    tiện đây các bác cho em hỏi chút được o ạ, em hiện đang học công nghệ thông tin đại học huế, sau này tốt nghiệp muốn phục vụ cho quân đội thì phải thi cử gì thêm và phải làm thế nào ạ, em muốn học kỷ thuật quân sự lắm nhưng mà tự lượng sức học o đủ nên o thi ,
  10. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Chú học công nghệ Thông tin đại học Huế ah! Chú có thể vào quân đội làm giảng viên dạy Tin học chho các trường sĩ quan như Lục quân, Pháo binh, Tăng- thiết giáp, Công binh, Hải quân,....hoặc làm ở các trung tâm tin học cấp quân khu và quân chủng trở xuống nhưng phải có quen biết đấy.
    Còn muốn làm nghiên cứu viên ở Viện Công nghệ thông tin - Trung tâm khoa học và công nghệ quân sự và giảng viên khoa công nghệ thông tin của HVKTQS e chú k có cơ hội. Vì muốn vào đây thường là du học sinh từ Nga, Úc, Nhật,...theo đường học bổng trở về. Chí ít cũng tốt nghiệp CNTT của Học viện Kỹ thuật Quân sự hoặc Bách khoa Hà nội loại giỏi trở lên kèm theo các thành tích về Olimpic quốc gia và giải sinh viên nghiên cứu khoa học.

Chia sẻ trang này