1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trường ĐH khối quân đội ở VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhducxm12, 12/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    He...he, bác này vừa thiếu văn hóa vừa vô lễ ! Tất nhiên trên mạng thì đều ảo cả nhưng nhân cách thế này thì...hết chuyện để nói rồi !
  2. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị đồng chí dongadoan suy nghĩ trước khi nói nhé.
    Chú là gì mà dám bảo nhân cách với k nhân cách.
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Xin lỗi mọi người, tôi không muốn, không muốn một chút nào, nhưng không thể im được... Xin lỗi mọi người, cho tôi hỏi nhỏ bác dnab8 một câu.
    Bác dnab8, có phải nhà bác có người bỏ nhà chạy theo một sỹ quan lục quân không? Nếu bác coi câu hỏi này của tôi là quá xấc xược, hỗn láo, không tôn trọng người khác hoặc không đáng trả lời thì mong bác chiếu cố, chia sẻ chút riêng tư cho câu hỏi thành thực sau: Tại sao bác có vẻ thù hằn quân đội đến vậy?
    Xin lỗi mọi người!
  4. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Chú Tuấn ah! Chú muốn biết rõ về anh, chúng ta sẽ liên hệ bằng thư từ riêng nhé. Ở trên diễn đàn này anh k được phép lộ diện cũng như nói về các thông tin gia đình. Nó liên quan đến nghề nghiệp của anh.
  5. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Khoa chỉ huy hậu cần (Học viện Hậu cần):
    Bám mục tiêu, sát yêu cầu thực tiễn
    Trong đội hình Học viện Hậu cần, Khoa Chỉ huy hậu cần là một trong những khoa trung tâm, giữ vai trò quan trọng của quá trình đào tạo. Khoa đảm nhiệm huấn luyện nội dung của 6 bộ môn: hậu cần chiến dịch; chỉ huy tham mưu hậu cần; hậu cần chiến đấu; hậu cần quân sự địa phương; hậu cần quân, binh chủng, bộ đội biên phòng và bộ môn quân y chiến đấu cho nhiều đối tượng, bậc học khác nhau. Hình thức huấn luyện đa dạng, địa bàn tổ chức phân tán và khối lượng lớn (tổng số giờ huấn luyện một năm hơn 18.000, bình quân mỗi giáo viên có hơn 500 giờ giảng dạy) đặt ra những yêu cầu cao đối với cán bộ, giảng viên của khoa. Trước thực tiễn sinh động và sự phát triển nhanh của nền kinh tế, xã hội cũng như yêu cầu mới của công tác bảo đảm hậu cần, khoa đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy..
    Nâng cao chất lượng giảng dạy là nhiệm vụ trung tâm nhưng cũng là vấn đề không đơn giản, do vậy Đảng ủy, chỉ huy khoa luôn trăn trở, tìm biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ, phẩm chất tương xứng. Chủ động nắm bắt, bổ sung kiến thức mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho người học là "chìa khóa" thành công của khoa. Căn cứ vào nội dung của học viện giao, khoa và các bộ môn xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công, phân cấp phù hợp trong sự điều hành chặt chẽ. Việc giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành được gắn chặt với nhau, nhất là giữa tập bài với diễn tập, nội dung ngày càng sát hơn với chức trách của từng đối tượng. Đại tá Nguyễn Văn Hoan, Phó chủ nhiệm khoa cho biết, khoa và các bộ môn phát huy cao tính dân chủ nhưng cũng đồng thời tích cực chú trọng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở nội dung, giảng viên xây dựng bài giảng bằng các phương tiện hiện đại (sử dụng phòng học đa năng, máy tính trình chiếu để cung cấp lượng thông tin bằng lời, số lượng, bảng biểu, mô hình?), hoặc khi tổ chức diễn tập thì sử dụng bản đồ số không gian ba chiều. Chế độ giảng mẫu, giảng tập, dự giảng, bình giảng được duy trì nghiêm túc thành nền nếp. Mỗi giáo viên ít nhất được kiểm tra giảng một lần, thông qua đó chỉ rõ mặt hạn chế để khắc phục. Công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học hậu cần cũng được đầu tư, nhiều đề tài triển khai ứng dụng hiệu quả như: Đề tài cấp ngành hoàn thiện hệ thống mẫu biểu văn kiện hậu cần chiến đấu cấp trung, sư đoàn bộ binh (áp dụng thống nhất toàn quân); Các đề tài tổng kết kinh nghiệm công tác bảo đảm hậu cần sư đoàn bộ binh trong chiến đấu phòng ngự; công tác hậu cần nhân dân trong chiến đấu?
    Một yếu tố quan trọng nữa giúp khoa Chỉ huy hậu cần nâng cao chất lượng giảng dạy sát đối tượng đào tạo là tích cực đưa giáo viên đi thực tế tại đơn vị cơ sở trên các cương vị để tích lũy, bổ sung kinh nghiệm. Đến nay, số giáo viên chủ chốt đã qua thực tế công tác, cộng với kinh nghiệm của hơn 60% giáo viên qua chiến đấu, phục vụ chiến đấu và trưởng thành từ đơn vị cơ sở, 100% có trình độ đại học và sau đại học (có hai người được phong hàm giáo sư, phó giáo sư, bốn nhà giáo ưu tú) là nguồn nhân lực quý cho công tác đào tạo. Đó cũng là cơ sở để nửa thế kỷ qua, khoa Chỉ huy hậu cần hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo và mới đây, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất..
  6. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​
    Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2006
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Số : 03 /2006 /QĐ-TTg
    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học
    cho Trường sĩ quan Không quân
    ___________
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Công văn số 4153/BQP ngày 18 tháng 8 năm 2005, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 11006/TTr-BGD&ĐT ngày 28 tháng 11 năm 2005

    QUYẾT ĐỊNH :​
    Điều 1. Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học cho Trường Sĩ quan Không quân thuộc Bộ Quốc phòng.
    Bằng tốt nghiệp đại học của Trường Sĩ quan Không quân thuộc văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
    Điều 2. Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo trình độ đại học trong Trường sĩ quan Không quân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG
    Phạm Gia Khiêm
  7. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đính chính: Phó Tổng cục trường thường trực Tổng cục 2- Bộ Quốc phòng hiện nay là Phạm Ngọc Hùng, cực sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự.
  8. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Đính chính: Đây mới là bài viết : Từ trường Võ bị Đà Lạt đến Học viện Lục quânhttp://www.lamdong.gov.vn/cdrom/lichsu/dalat/VobiDL.htm
    Muốn biết thêm về Học viện Lục quân Đà Lạt các bạn có thể vào:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_L%E1%BB%A5c_qu%C3%A2n
  9. doanbienthuy

    doanbienthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    HÊ các bác lại xung đột với nhau rồi
    cho em hỏi một câu nhé có phải trường HV CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ từ năm 2007 trở đi là không tuyển học sinh phổ thông nữa đúng không ??
  10. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Về chuyện Học viện Chính trị Quân sự không tuyển học sinh phổ thông nữa tôi cũng nghe phong thanh nhưng để biết chính xác cần phải xác minh lại.
    Riêng tôi, tôi cũng ủng hộ chủ trương này, nhất là từ khi quay chế độ chính trị viên, chính ủy. Những cán bộ phục trách công tác đảng công tác chính trị không còn là cấp phó của chỉ huy trưởng nữa mà có thể coi là ngang cấp với chỉ huy đơn vị, là linh hồn của các đơn vị. Như vậy nói về chuyên môn, nghiệp vụ cũng phải tương đương chỉ huy. Nếu đơn vị đó là lục quân thì chính trị viên và chính ủy cũng phải có trình độ chỉ huy bộ binh, bộ binh cơ giới hoặc trinh sát lục quân, hỏa khí. Các quân, binh chủng khác rồi tổng cục, Bộ tổng tham mưu và các Viện nghiên cứu , học viện, trường sĩ quan cũng vậy. Nếu không có trình độ chuyên môn sâu thì các chính trị viên, chính ủy khó có thể lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của đơn vị được. Do đó, Học viện Chính trị Quân sự chỉ nên đào tạo những người đã tốt nghiệp một trường đại học quân sự nào đó. Và tất cả các trường đại học quân sự cũng sẽ đào tạo các học phần liên quan đến Chính trị như: Lịch sử Triết học, Triết học, Kinh tế Chính trị, Nhà nước và pháp luật, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học Quân sự, Giáo dục học, Dân tộc học, Tôn giáo học, Lịch sử Đảng, Đường lối quân sự, Xã hội học, Chiến tranh và Quân đội, Công tác Đảng, Công tác chính trị,?sẽ phải nặng nề hơn. Lúc ra trường về các đơn vị công tác: đại đội, tiểu đoàn, kho quân khí, viện nghiên cứu, nhà máy, xí nghiệp, công ty, học viện, nhà trường, hải đội, sân bay, trận địa...khoảng 3 đến 5 năm. Sau đó tùy vào trình độ chỉ huy và thiên hướng chính trị mà các đơn vị có thể cử đi thi vào Học viện Chính trị Quân sự để chuyển loại sĩ quan (học bằng 2). Sau đó trở lại đơn vị tiếp tục công tác. Như vậy hiệu quả lãnh đạo sẽ cao hơn là chỉ có mỗi trình độ lý thuyết suông.
    Phải không các đồng chí?

Chia sẻ trang này