1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trường ĐH khối quân đội ở VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi anhducxm12, 12/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gacaoboi

    gacaoboi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác em đang có một thắc mắc nhứ vầy, em rất thích phục vụ trong quân đội nhưng có điều mà em chưa dám tình nguyện nhập ngũ là do em có người cậu hiện nay đang làm việc tại bộ quốc phòng mẽo (cấp bậc hiện nay là trung tá, điều này em nói thật đấy ) ở nhà bảo em nếu có đi thì cũng chỉ làm lính quèn thôi ... Theo các bác thì em có thể phục vụ lâu dài trong quân đội được không? (em đủ tiêu chuẩn sức khỏe cũng như trình độ).
    p/s hôm nào rãnh em sẽ kể về một số chính sách thu hút cũng như đào tạo nhân tài của mẽo mà cậu em đã kể.
  2. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Học viện Lục quân Đà Lạt: Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng Tạp chí "Nghiên cứu chiến thuật - chiến dịch"
    Tháng 12 năm 1976, Nội san "Nghiên cứu huấn luyện" Học viện Quân sự (nay là Học viên Lục quân Đà Lạt) đã ra mắt số đầu tiên - số đặc biệt chào mừng Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Ðảng. Qua các năm, Nội san đã xuất bản 24 số, được cán bộ, giảng viên, học viên trong Học viện hoan nghênh. Ðến giữa năm 1989, Nội san tạm ngừng xuất bản.
    Ðầu năm 1992, Nội san lại tiếp tục ra mắt bạn đọc với tên gọi là "Thông tin nghiên cứu huấn luyện", xuất bản đều đặn mỗi năm 4 số.
    Năm 1998, trước yêu cầu đổi mới và phát triển toàn diện, vững chắc trên mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là công tác giáo dục - đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học quân sự ở Học viện Lục quân, ngày 15/9 Tổng Cục Chính trị ra Quyết định số 456/BC-CT chuyển tờ "Thông tin nghiên cứu huấn luyện" của Học viện thành Tạp chí "Nghiên cứu chiến thuật - chiến dịch", do Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh, Phó Giám đốc về Chính trị Học viện kiêm Tổng Biên tập, và Ðại tá PGS - Tiến sĩ Lương Minh Cao, Trưởng phòng KHCN-MT kiêm Phó Tổng biên tập.
    Từ tờ Nội san ở góc độ lưu hành nội bộ, phát triển thành Tạp chí lưu hành trong LLVT nhân dân, 22 năm qua với 61 số cho ra mắt bạn đọc, Tạp chí "Nghiên cứu chiến thuật - chiến dịch" Học viện Lục quân đã xây dựng được các chuyên mục phản ánh phong phú, như:
    - Những vấn đề chung (mang tính định hướng, chỉ đạo);
    - Nghiên cứu - trao đổi (chuyên mục chủ yếu);
    - Khoa học xã hội - Nhân văn;
    - Kinh nghiệm, truyền thống chiến đấu;
    - Kinh nghiệm huấn luyện, xây dựng đơn vị;
    - Tìm hiểu lịch sử;
    - Nghiên cứu Quân đội nước ngoài;
    - Xây dựng Học viện chính quy...
    Nội dung các bài viết trên Tạp chí đã thể hiện được đường lối, quan điểm chính trị, quân sự của Ðảng, đã bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Ðảng ủy QSTW và Bộ Quốc phòng, Ðảng ủy và Ban Giám đốc Học viện Lục quân..., đã đề cập tương đối toàn diện các vấn đề về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ chỉ huy - tham mưu binh chủng hợp thành và binh chủng chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học. Trong đó, đã chú trọng nghiên cứu trao đổi những vấn đề thuộc nội dung của các bộ môn chính Học viện đang giảng dạy như:
    * Tổ chức biên chế, trang bị, âm mưu thủ đoạn tác chiến của địch;
    * Lý luận và thực tiễn chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng cấp trung đoàn, Sư đoàn
    * Kỹ chiến thuật của các ngành;
    * Binh chủng;
    * Công tác tham mưu;
    * Công tác quân sự địa phương;
    * Công tác Ðảng - công tác chính trị;
    * Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị..
    Ngoài ra, theo chủ đề của từng số, đều có các bài phản ánh gương người tốt việc tốt, hoạt động thi đua, xây dựng Học viện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, về xây dựng nền nếp chính quy, môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ CNV trong toàn Học viện.
    Kết quả hoạt động và xuất bản của Tạp chí trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm đổi mới, được Tổng Cục Chính trị, Ðảng ủy Ban Giám đốc Học viện Lục quân đánh giá là: "Luôn giữ vững định hướng, đúng tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của mình, có bước phát triển tiến bộ...".
    Ðể tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, triển khai nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, Nhà nước, Quân đội và của Học viện; Trao đổi những vấn đề về giáo dục - đào tạo, về tổng kết, nghiên cứu KHQS và các lĩnh vực quan tâm khác ở Học viện Lục quân, ngày 18/5/2001, Tổng Cục Chính trị đã tổ chức trao giấy phép hoạt động báo chí mới (giai đoạn 2001-2005) do Bộ Văn hóa Thông tin cấp cho Tạp chí "Nghiên cứu chiến thuật - chiến dịch" của Học viện, cùng 14 báo, tạp chí khác thuộc Bộ Quốc phòng.
    Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 47/ÐUQSTW của Ðảng ủy Quân sự Trung ương về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo quản lý công tác báo chí, xuất bản", Tạp chí Nghiên cứu chiến thuật - chiến dịch (Học viện Lục quân) đã và đang phấn đấu để tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao trí tuệ, tổng kết thực tiễn, nhanh chóng tiếp vận và lý giải những vấn đề mới nảy sinh trong lĩnh vực KHQS, KHXH để tạo chuyển biến mới cả về nội dung lẫn hình thức, góp phần tuyên truyền giáo dục về 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và LLVT nhân dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
    Ðể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Tạp chí Nghiên cứu chiến thuật - chiến dịch (Học viện Lục quân) không những phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách của Tạp chí; cải tiến khâu biên tập, in ấn, trình bày, xuất bản, mà còn phải có kế hoạch bồi dưỡng và chính sách phù hợp đối với đội ngũ viết báo đông đảo, chủ yếu của Tạp chí, đó là: Cán bộ, giảng viên, học viên, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh trong toàn Học viện và cộng tác viên trong, ngoài quân đội.
    NGUYỄN VĂN CHÚC
  3. pro_mta

    pro_mta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    em đang học ở HVKTQS hệ kỹ sư dân sự , có quy định đối với những người muốn phục vụ cho quân đội mà học từ ngành dân sự là phải có bằng khá trở lên , có nguyện vọng phục vụ cho quan đội , lý lịch gia đình và bản thân tốt , không có tiền án tiền sự . Sau đó nộp đơn xin vào quân đội , nếu được nhận sẽ được đi học sĩ quan khoảng 6 tháng thì phải rồi được phong quân hàm cấp uý .
    Hệ dân sự đào tạo không khác gì các trường ngoài nhưng phải chấp hành nội quy của quân đội , ra vào phải có thẻ , nói chung là phải chịu kỷ luật quân đội không khác gì sinh viên quân sự nhưng được tự do hơn ở một số mục.Sinh viên dân sự cũng được các giáo viên quân sự giảng dạy như sinh viên quân sự.Được dùng phòng thí nghiệm chung với quân sự.Năm vừa rồi HV có 5 đội lọt vào chung kết ROBOCON thì sinh viên dân sự có tới 3 đội .Sinh viên các trường khác có ưu đãi như thế nào thì sinh viên dân sự cũng được y như vậy.
    Cả 2 hệ quân sự và dân sự đều có lớp kỹ sư chất lượng cao.Cụ thể dân sự có ĐTVT,CNTT,ĐKTĐ .Quân sự mỗi khoá có một lớp CLC gọi là bomman lớp này tập hợp nhũng thành viên ưu tú nhất của khoá .Học 1 năm ở trường sau đó thi nhận học bổng 50% lớp đưọc đi còn lại ở nhà , lớp này toàn những tay giỏi .Lớp CLC của dân sự trung bình 3 lớp mỗi lớp có khoảng 20-25 sinh viên , học chương trình khó hơn lớp thường được ưu đãi nhiều hơn.Đầu vào đòi hỏi khắt khe khoá em chỉ có 80 người thi vào 3 lớp thì chỉ đỗ 48 người , phải thi 1 bài toán + 1 bài lý . Đề khó nhăn răng , thằng giỏi nhất làm bái toán cũng chỉ được 6 điểm thôi.
    Bác nào còn muốn hỏi gì về HV thì cứ hỏi em , em trả lời cho !
  4. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    pro_mta học ở Hệ dân sự Học viện ah!
    Đính chính với bạn là Hệ quân sự của Học viện KTQS có 2 lớp kỹ sư tài năng hay còn gọi là lớp đặt biệt gốc ngành Cơ khí và gốc ngành Điện - Điện tử. Tất cả các lớp còn lại của Học viện đều được coi là các lớp Chất lượng cao rồi, mặc dù họ không gọi như vây. Mỗi lớp trong Học viện thường chỉ có khoảng 15 đến 20 sinh viên. Học viện đào tạo hơn 30 chuyên ngành kỹ sư quân sự, mỗi chuyên ngành có nhiều nhất 2 lớp thôi. Có những chuyên ngành 2 đến 3 năm mới đào tạo một lần.
    2 lớp đặt biệt bắt đầu từ năm 2005 được giảng dạy bằng tiếng Nga sẽ đưọc sang Nga du học tại Đại học Kỹ thuật Moscow mang tên Bauman và Đại học Hàng không Moscow. Trước đây thì đúng như chú nói khoảng 50% sinh viên lớp tài năng được đi du học Nhật, Úc, Nga, ...Nhưng bây giờ đi Nhật và đi Úc thì dành cho tất cả các lớp. Lớp đặc biệt thì chỉ sang Nga. Ngoài ra còn có đường đi Trung Quốc , Đức, Mỹ sắp triển khai.
    - Học viện đào tạo kỹ sư phục vụ các ngành kinh tế quốc dân (Hệ dân sự) các Khoa sau:
    1) Công nghệ thông tin: Sau 2 năm học đại cương sẽ được phân ra các chuyên ngành(theo điểm và nguyện vọng): Khoa học máy tính, Công nghệ mạng; Hệ thống thông tin.
    2) Điện tử Viễn thông thì có chuyên ngành: Điện tử, Viễn thông,
    3) Điều khiển tự động: Tự động hóa và Điện tử y sinh.
    4) Xây dựng: Xây dựng dân dụng và Công nghiệp; Cầu đường;
    5) Chế tạo máy
    6) Kỹ thuật ô tô
    7) Cơ- điện tử.
    Ai hỏi về Hệ quân sự, tôi xin trả lời giúp, còn Hệ dân sự xin nhường lời bạn pro_mta. Thỉnh thoảng tôi cũng góp vui tý...he.he..
  5. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0

    Học viện Kỹ thuật quân sự tổ chức hội nghị khoa học lần thứ 14
    (Tin ngày 05-10-2006)
    Nhân kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống, Học viện Kỹ thuật quân sự đã tổ chức Hội nghị khoa học lần thứ 14 để báo cáo kết quả hoạt động KH&CN giai đoạn 2001-2005 và xác định phương hướng cho giai đoạn 2006-2010. Hội nghị diễn ra từ ngày 2 đến ngày 4.10.2006 với 378 báo cáo khoa học thuộc 13 chuyên ngành được trình bày trong 18 phiên hội nghị tiểu ban. Trong 5 năm qua, Học viện đã thực hiện 10 đề tài nghiên cứu khoa học và 8 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cấp nhà nước, 35 đề tài cấp bộ, 20 đề tài cấp ngành, 136 đề tài cấp học viện, 805 đề tài nghiên cứu của học viên. Thông qua việc thực hiện các đề tài, nhiệm vụ tư vấn KH&CN, các hợp đồng dịch vụ KH&CN? Học viện đã phát huy được năng lực của một tổ chức khoa học đa ngành và liên ngành, góp phần phục vụ quốc phòng và kinh tế - xã hội.
    Trên tinh thần phát huy những kết quả đã đạt được, kiên quyết khắc phục những mặt còn hạn chế, Học viện đã đề ra mục tiêu hoạt động KH&CN trong giai đoạn 2006-2010 là: Chủ động triển khai các loại hình hoạt động KH&CN; đẩy mạnh xây dựng tiềm lực KH&CN, đặc biệt là nhân lực để có thể tham gia các nhiệm vụ KH&CN các cấp, triển khai thực hiện các nhiệm vụ này đạt chất lượng và hiệu quả cao; tăng cường xây dựng các phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất kỹ thuật, triển khai xây dựng Dự án đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ công nghiệp quốc phòng; đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn thông qua hoạt động dịch vụ và tư vấn?
  6. Daita_Tiensi

    Daita_Tiensi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Học viện Kỹ thuật quân sự kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống

    Sáng 27-10-2006, Học viện Kỹ thuật quân sự tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống (28-10-1966/28-10-2006). ************* ***************** đã gửi thư chúc mừng. Tới dự có các đồng chí Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đại biểu các cơ quan Bộ Quốc phòng, các học viện, nhà trường trong toàn quân và nhiều cơ quan, bộ, ngành ở trung ương và Hà Nội.
    40 năm qua, Học viện Kỹ thuật quân sự đạt được nhiều thành tích trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với đội ngũ giáo viên hơn 700 người, 80% có trình độ sau đại học, trong đó có hơn 200 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, gần 70 giáo sư và phó giáo sư học viện đã đào tạo hàng vạn kỹ sư, hàng nghìn thạc sĩ và cán bộ chỉ huy tham mưu kỹ thuật, hàng trăm tiến sĩ cho quân đội, đào tạo 52 khóa sĩ quan kỹ thuật cho các nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Hàng năm với 13 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 17 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và gần 1.000 học viên các loại hình đào tạo sau đại học, nhà trường đã trở thành cơ sở đào tạo sau đại học có uy tín và chất lượng trong cả nước.
    Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu thay mặt Bộ Quốc phòng biểu dương những thành tích Học viện Kỹ thuật quân sự đã đạt được và yêu cầu học viện tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển khoa học công nghệ của quân đội và quốc gia. Tập trung vào các chương trình trọng điểm, các hướng mũi nhọn, phát huy tiềm năng tri thức của đội ngũ các cán bộ chỉ huy tham mưu kỹ thuật, các nhà khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn quân sự quốc phòng, phát huy trang thiết bị kỹ thuật hiện có, nghiên cứu tự sản xuất, chế tạo các trang bị vũ khí đáp ứng nhiệm vụ của quân đội.
    Được Daita_Tiensi sửa chữa / chuyển vào 02:14 ngày 28/10/2006
  7. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo khoa học: ?oNâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị, nghiên cứu KHXH và nhân văn quân sự?

    ĐCSVN)- Sáng nay (18-10), tại Học viện Chính trị quân sự, đã diễn ra Hội thảo khoa học: ?oNâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị, nghiên cứu KHXH và nhân văn quân sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X của Đảng?. Tới dự có Trung tướng Phạm Hồng Thanh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng, đại diện các ban ngành ở Trung ương và đông đảo giáo viên. cán bộ nghiên cứu, học viên của Học viện Chính trị quân sự.
    Đây là một trong những hoạt động thiết thực triển khai Nghị quyết Đại hội X của Đảng và kỷ niệm 55 năm ngày Truyền thống của Học viện Chính trị quấn sự, trung tâm đào tạo cán bộ chính trị và nghiên cứu khoa học xã hội hàng đầu của quân đội và quốc gia. 55 năm qua học viện đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc.
    Với mục đích nhằm khẳng định tính khoa học, sáng tạo của đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng, từ đó rút ra những vấn đề cần quán triệt, vận dụng để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực, đáp ứng sự phát triển mới của nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ tổ quốc.
    Tại Hội thảo, các tham luận đã làm rõ quan điểm của Nghị quyết Đại hội X về phát triển giáo dục, và nghiên cứu khoa học, Đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy... Các báo cáo khoa học đã góp phần làm sáng tỏ nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Làm rõ các vấn đề về tăng cường công tác Đảng, công tác chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với quân đội, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ 1 người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên...
  8. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Khuyến khích xây dựng ngành học đẳng cấp quốc tế.

    TP - Theo Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, để năm 2010 ngành GD&ĐT hội nhập được với thế giới, chúng ta cần có một số trường hoặc một số ngành đại học đạt đẳng cấp quốc tế.
    [​IMG]
    Sáng 17/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã đến làm việc tại Học viện Quân y. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bành Tiến Long và lãnh đạo, chuyên viên các Vụ liên quan.
    Đây là cuộc làm việc đầu tiên giữa Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân với một đơn vị đào tạo khối an ninh - quốc phòng.
    Trong buổi làm việc, Trung tướng Phạm Gia Khánh ?" Giám đốc Học viện Quân y ?" đưa ra 7 kiến nghị mong được tháo gỡ trong công tác đào tạo của Học viện hiện nay.
    Trong đó, có một số kiến nghị liên quan tới vấn đề đào tạo sau đại học. Với đặc thù của ngành y, cán bộ - giảng viên Học viện Quân y có những người cần phải có tới 4 bằng sau đại học: Tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa cấp II, chuyên khoa cấp I.
    Do những quy định hiện hành, nhiều bác sĩ chuyên khoa cấp II có trình độ chuyên môn (đủ các mặt thực hành, nghiên cứu, lý thuyết) rất giỏi nhưng vẫn phải đi học để có học vị Tiến sĩ.
    Trung tướng Phạm Gia Khánh còn bày tỏ mong muốn có cơ chế để áp dụng ưu đãi đầu vào trong tuyển sinh sau đại học với quân nhân (Học viện tuyển sinh cả quân nhân, cả dân sự); sinh viên ?" nghiên cứu sinh ngành y trong quân đội bình đẳng về cơ hội du học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước; tăng chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học cho Học viện v.v...
    Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, để năm 2010 ngành GD&ĐT hội nhập được với thế giới, chúng ta cần có một số trường hoặc một số ngành đại học đạt đẳng cấp quốc tế.
    Theo đánh giá của các lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Học viện Quân y là một trong những đơn vị đào tạo hàng đầu trong cả nước. Vì vậy, Bộ trưởng khuyến khích lãnh đạo Học viện Quân y (cũng như một số trường ĐH, học viện hàng đầu khác) xây dựng đề án đưa một số ngành mũi nhọn của mình đạt đẳng cấp quốc tế.
    Để làm được điều này, trước hết Học viện cần tập trung chuẩn bị cho mình nguồn nhân lực.
    Bộ trưởng nói: ?oCác chỉ tiêu về số giảng viên/ sinh viên, tỷ lệ giảng viên có học hàm học vị..., Học viện đều đạt gấp đôi số bình quân của cả nước nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu của thực tế. Tôi xin gợi ý với các đồng chí một giải pháp: Trước khi đào tạo cho xã hội, hãy đào tạo cho chính mình. Cần phải làm sao để tất cả giảng viên đại học đều phải có học vị Tiến sĩ?.
    Quý Hiên
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 31/10/2006
  9. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh khóa 21

    (ĐCSVN)-Chiều 20/10, Học viện Quốc phòng đã tổ chức lễ bế giảng lớp kiến thức quốc phòng - an ninh Khóa 21. Tới dự có Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
    Tham gia khóa học lần này có 51 đồng chí giữ cương vị cục trưởng, vụ trưởng, hiệu trưởng các trường đại học, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các tổng công ty 90 và một số sĩ quan cao cấp của quân đội và công an. Trong thời gian một tháng học tập, các học viên đã được tiếp cận, nghiên cứu quán triệt có hệ thống về tình hình thế giới, khu vực, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; những quan điểm mới của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân, chiến lược an ninh quốc gia; nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng, công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, các ngành địa phương; tổ chức đi nghiên cứu thực tế tại Quân khu 1, Đoàn B08 (Binh đoàn Quyết thắng), Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Sở Công an Hà Nội và tập bài xử trí các tình huống chiến lược chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến... Khóa học đã bồi dưỡng các kiến thức về quốc phòng-an ninh cho các học viên, làm cơ sở trong quá trình công tác sau này ở đơn vị. Kết quả thi kết thúc khóa học, 100% đồng chí đạt yêu cầu, trong đó có 92,5% đồng chí đạt khá giỏi.
    Thay mặt Đảng ủy Quân sự Trung ương-Bộ Quốc phòng, Trung ương Nguyễn Khắc Nghiên biểu dương kết quả học tập của lớp học và mong rằng: sau khóa học, trên cương vị công tác của mình các đồng chí học viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã được nghiên cứu, học tập tại học viện để lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan đơn vị thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ quản lý nhà nước về quốc phòng-an ninh mà Đảng, Nhà nước giao cho; đồng thời thông qua quá trình công tác, tiếp tục Nghiên cứu, tổng kết thực tiến, tích cực đề xuất, đóng góp các ý kiến với Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng những chủ trương, giải pháp chiến lược về quốc phòng-an ninh, xây dựng LLVT nhân dân, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
    BTK-TTXVN
  10. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Học viện Chính trị - Quân sự: 55 năm xứng đáng với truyền thống Quân đội Anh hùng
    ( 10/10/2006 )

    Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành (25-10-1951 - 25-10-2006), Học viện Chính trị Quân sự đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị cho toàn quân; nghiên cứu khoa học, đào tạo sau Đại học và đào tạo chính trị cho Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia
    Thời kỳ từ năm 1951-1954, Trường Chính trị trung cấp quân đội nhân dân Việt Nam đã mở được 6 khóa học, luân lưu huấn luyện chính trị cho gần 2.000 cán bộ trung, cao cấp của quân đội. Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ theo phương thức luân lưu phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoàn cảnh đất nước và quân đội, vừa có tác dụng phục vụ nhiệm vụ chính trị trước mắt vừa chuẩn bị điều kiện cho nhiệm vụ lâu dài. Kết quả đó đã góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tăng cường sức chiến đấu cho toàn quân. Tại Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng-Khóa II (tháng 1-1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: ?oSau lớp chỉnh huấn, quân đội ta đã tiến bộ khá?.
    Từ năm 1954 đến cuối năm 1964, nhà trường đã tổ chức được 7 khóa bổ túc chính trị cho cán bộ trung, cao cấp quân đội và 3 khóa đào tạo cán bộ chính trị hệ Trung cấp. Đặc biệt đã mở các lớp chuyên ngành về các bộ môn Lý luận Mác-Lênin và tham gia giảng dạy Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng cho nhiều trường ở trong và ngoài quân đội. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của nhà trường đã góp phần bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin; chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại; chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng chủ nghĩa tập thể...
    Giai đoạn 1965-1975, Học viện đã mở ra được 150 khóa ngắn hạn và dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho hơn 20.000 cán bộ quân đội để kịp thời cung cấp cho các chiến trường, mặt khác còn bồi dưỡng cho cán bộ quân đội của các nước anh em như: Quân đội nhân dân Lào, quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân đội nhân dân Cuba... Tuyệt đại đa số cán bộ ra trường về các đơn vị và đi các chiến trường đã phát huy kết quả học tập, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của công tác Đảng, công tác Chính trị trong lực lượng vũ trang. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Học viện đã có hơn 700 lượt cán bộ, giáo viên luân phiên nhau tăng cường cho các chiến trường. Qua thực tiễn chiến đấu ác liệt, cán bộ của nhà trường đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, nhiều đồng chí được tặng thưởng Huân chương chiến công và phát triển thành cán bộ cao cấp của quân đội ta.
    Thời gian từ 1975-1985 nhà trường đã đào tạo được 13.616 cán bộ chính trị các cấp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Đặc biệt trong giai đoạn này, Học viện đã cử cán bộ, giáo viên và học viên các lớp đào tạo giáo dục Chuyên ban và lớp Cán bộ văn hóa quần chúng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Với 313 đồng chí trực tiếp chỉ huy và tham gia chiến đấu cùng các đơn vị đã góp phần vào chiến thắng chung của quân và dân ta. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức hoàn chỉnh một khung cơ quan chính trị để sẵn sàng tăng cường cho các đơn vị chiến đấu. Trong số 218 đồng chí trực tiếp chiến đấu, hơn 80% đã được khen thưởng, có 72 đồng chí được tặng thưởng Huân chương Quân công và Chiến công các hạng. Liệt sĩ Phan Đình Linh, chuyên ban kinh tế đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì. Nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất.
    Quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương II-Khóa VIII về việc đổi mới công tác giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học công nghệ; Nghị quyết 93,94 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; Học viện đã từng bước bổ sung hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu, quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Từ năm 1968 đến nay Học viện đã đào tạo hơn 9.000 cán bộ chính trị cấp phân đội, hơn 6.000 cán bộ chính trị cấp Trung và Sư đoàn, gần 1.000 giáo viên khoa học xã hội và nhân văn; bồi dưỡng chính trị cho gần 300 cán bộ cao cấp; đã hoàn thiện đại học cho hơn 4.000 cán bộ chính trị, tích lũy học phần cho 4.300 đồng chí; đào tạo hơn 500 cán bộ chính trị cho Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia; đồng thời đã đào tạo 152 nghiên cứu sinh và 458 học viên Cao học.
    Về Nghiên cứu khoa học, chỉ tính từ 1995 đến nay, nhà trường đã tham gia nghiên cứu, đưa vào sử dụng 6 đề tài cấp Nhà nước, 18 đề tài cấp Bộ, 11 đề tài cấp ngành, 80 đề tài cấp Học viện và hàng trăm đề tài cấp Khoa, bộ môn. Biên soạn 6 bộ giáo trình, 89 tập bài giảng, 90 đầu sách tham khảo các môn Khoa học xã hội-nhân văn. Ngoài ra, còn tham gia ý kiến vào dự thảo các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IV, X và viết gần 2.000 bài báo khoa học đăng trên các báo, tạp chí góp phần làm rõ những quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước, đấu tranh trên mặt trận chính trị-tư tưởng và lý luận. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường hầu hết được đào tạo cơ bản, chính quy, có 152 Tiến sĩ, hơn 200 Thạc sĩ, 2 Giáo sư, 18 Phó Giáo sư, 2 Nhà giáo Nhân dân và 16 Nhà giáo ưu tú.
    Đến nay, Đảng bộ nhà trường đã kết nạp được hơn 6.000 đảng viên; 20 năm liên tục được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nhiều tổ chức đảng được công nhận là vững mạnh xuất sắc. Vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhà trường còn nhận phụng dưỡng đến cuối đời 4 Mẹ Việt Nam anh hùng, kết nghĩa với Khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành và 19 địa phương, trường học khác nhau trên địa bàn đóng quân.
    Với những thành tích đã đạt được trong 55 năm qua, nhà trường đã vinh dự tặng thưởng 2 Huân chương Hồ Chí Minh; 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, 1 Huân chương Quân công hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 2 Huân chương Ixala hạng Nhất của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhà trường xứng đáng là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.
    Trần Vọng

Chia sẻ trang này