1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các trường phái hội hoạ

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi pipo, 05/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pipo

    pipo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Các trường phái hội hoạ

    Tôi đã nghe nói tới nhiều trường phái hội hoạ: ấn tượng, siêu thực, siêu hình,....
    Nhưng không biết chính xác về các trường phái này. Nếu có cao thủ nào biết đề nghị giải thích hộ anh em cái nhỉ.

    Cám ơn nhiều.


    [size=5
    PiPo
    [/size=5
  2. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko phải "cao thủ" nhưng xin mạo muội giải thích về các trường phái ấy một chút thôi. Bởi cũng rất khó để nói tường tận vì kể cả dân mỹ thuật bọn tôi cũng ít người nắm rõ lịch sử rất phức tạp và rối rắm của các trường phái này.
    Tôi ko định đem post nguyên cả vài nghìn trang sách ra đây với những tên tuổi và những mốc thời gian vô cùng khó nhớ, việc đó vô ích. Tôi chỉ thử kiến giải theo cách hiểu đơn giản hoá của tôi, sao cho nếu bạn ko học mỹ thuật thì cũng có thể hiểu được về cơ bản. Có gì sai xót bà con chỉ cho tôi nhé.
    Nếu hình dung sử mỹ thuật như một con người, thì giai đoạn hình thành và ra đời các trường phái Ấn tượng, Siêu thực...tương ứng với thời kỳ con người ấy rời môi trường phổ thông và bắt đầu làm quen với thế giới khách quan ko phải bằng sách vở quy ước nữa mà bằng thực nghiệm. Khó có thể đưa ra một cái mốc cụ thể nào về thời gian, nhưng đó là khoảng thế giới bắt đầu có nền công nghiệp, thời kì văn minh kỹ thuật bắt đầu, và các ngành khoa học phát triển nở rộ. Mỹ thuật là một lĩnh vực ko nằm ngoài công cuộc phát kiến ấy của loài người, mà ở đây là bối cảnh xã hội Châu Âu với trung tâm quy ước là Paris. Với sự phát triển của các ngành nghề như thế thì hội hoạ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất từ phía các triết thuyết về tự nhiên, về xã hội, về con người...với các tên tuổi như S.Freud, G.Jung, Appolinaire...
    Trước đó, hội hoạ được hiểu như sự sao chép tự nhiên, và phục vụ theo lý tưởng của xã hội thống trị mà nó sống trong đó. Ví dụ đề tài của tranh thường là những cảnh trích ra từ các tích hay điển cố trong Kinh thánh, anh hùng ca, các nhân vật có tiếng..., hoặc cái đẹp của phong cảnh quê hương, một vùng đất...một chân lý chung chung.
    Và theo cá nhân tôi đó là sự khác biệt làm nên các trường phái hội hoạ về sau. Bởi người ta đã phát hiện ra đằng sau tâm thức của con người còn có cả một thế giới vô thức chưa được khám phá. Và đã đến lúc các hoạ sĩ cần thể hiện cảm xúc của riêng mình, của cái Tôi ( EGO) chân thật nhất. Và trên cơ sở đó, con người đã chuyển đổi chủ đề trong tranh của mình.
    Các hoạ sĩ Ấn tượng thì bỏ qua mọi vật thể, họ đam mê theo đuổi những sắc thái của ánh sáng trong không gian được thể hiện dưới dạng màu sắc, và vật chất chỉ là nơi có một bề mặt để ánh sáng diễn đạt màu sắc trên mình nó( trên cơ sở vật lý quang học ). VÌ thế mà cách vẽ của Monet- thủ lĩnh trường phái hội hoạ này- lúc đó được coi là rất độc đáo: Ông bày một lúc rất nhiều khung và giá vẽ, rồi vẽ hối hả, chỉ khoảng 15 phút, khi ánh sáng thay đổi đôi chút là ông thay đổi sang vẽ bức khác, cứ thế đến hết series, hôm sau lại bắt đầu lại...nghĩa là ánh sáng thay đổi đồng nghĩa với mẫu vật thay đổi. Nôm na thế.
    Trong khi đó thì Hậu Ấn tượng lại thấy bế tắc với cái vỏ bọc ấy, nó tìm đến bản chất tận cùng của sự vật thông qua cấu trúc ko gian, kết cấu vật chất và tổng hợp các chiều ko gian lại vào ko gian phẳng của mặt tranh. Thao tác này mang nhiều tính nghiên cứu, duy lý hơn và đã mở ra sau đó rất nhiều khuynh hướng phát triển của nghệ thuật như Lập thể, Trừu tượng, Dã thú...
    Trường phái tiêu biểu tiếp theo là Siêu thực. Động đến trường phái này rất dễ gây tranh cãi, bởi tuyên ngôn của nó bắt nguồn từ trào lưu siêu thực trong văn học và rất nhiều luồng tư tưởng mới lạ đương thời. Nó độc tôn ý tưởng của hoạ sĩ, thoát hoàn toàn khỏi quan niệm hội hoạ là diễn tả lại thế giới khách quan, và thay đổi bằng hội hoạ là sự diễn tả sự tưởng tượng của hoạ sĩ về thế giới- thế giới của riêng họ. Đó có thể là một ý nghĩ, một giấc mơ, một ham muốn cải tạo nào đó mà trước đó người ta ko được phép đưa vào tranh. Như Magritte nói: "Tôi muốn đức Mẹ Maria khoả thân ra cho tôi vẽ"---> Đấy, chứ ko phải là tôi tìm một người mẫu đẹp thánh thiện để thể hiện đức Mẹ.
    Còn vô số các trường phái và khuynh hướng với các nhánh, ngành và dị nhánh...Nhưng tóm lại đều chung một đặc điểm, theo tôi đó là sự thể hiện cá tính của mình trước thế giới, thể hiện một cách mạnh bạo, hối hả...tuy bị rất nhiều búa rìu công luận nhưng những hoạ sĩ bậc thầy trong giai đoạn này là những con người vô cùng dũng cảm và tài năng. Họ từ bỏ tất cả danh vọng, địa vị trong xã hội, chấp nhận bị ruồng bỏ, hắt hủi để duy trì sáng tác. Họ khát khao được thể hiện mình một cách sâu sắc nhất qua ngôn ngữ hội hoạ, điều mà trước đây họ chưa làm được.
    Nhưng tôi giải thích đôi dòng trên theo cách nghĩ tổng quát, ko theo trình tự thời gian mà theo sự phát triển mang tính chất quy luật. Ngày nay, khi mà hội hoạ đã phát triển tới mức vượt ra ranh giới của khung tranh thì chúng ta vẫn ko quên được cái thời mà các trường phái hội hoạ trên ra đời, bởi nó đánh dấu bước ngoặt của nghệ thuật, trong đó quan niệm "miêu tả vào trong tranh" đã được thay bằng "thể hiện ra mặt tranh". (K o biết Pipo có hiểu ko nhỉ? )
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  3. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Một chủ đề rất hay,nhưng quá là rộng.Vậy chúng ta nên bắt đầu từng trường phái một như vậy sẽ hay hơn và mọi người cùng nhau bổ xung thêm những ý kiến của mình.Ai đó bắt đầu đi nào.
    DACAM
    Được DACAM sửa chữa / chuyển vào 21:09 ngày 12/03/2003
  4. nnd

    nnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    theo toi thicac truong phai hoi hoa duoc xep theo thu tu thoi gian nhu sau
    co dien tranh chua troi va chan dung cac nha quy toc,o thoi ky nay,tranh phong canh ko duoc coi la tranh
    tan co dien
    an tuong tranh ve mang sac thai tinh cam cua nguoi nghe si nhung hinh the van mang sac thai hien thuc
    lap the ko con hinh the va mau sac ko con mang sac thai hien thuc nua ,trong tranh la khong gian da
    chieu tuy theo con mat cua nguoi hoa si...
    da thu hinh the duoc don gian mau sac manh thuong la nhung mau nguyen chat di canh nhau dien ta
    nhung cam xuc manh liet cua nguoi nghe si,
    truu tuong ko con co hinh the nua , chi con co mau sac de dien ta tam trang cua nguoi nghe si
    sieu thuc hinh the duoc dac biet coi trong ta rat that nhung theo cach suy tuong cua nguoi nghe si
    ben canh do con 1 so truong phai khac nhung ko ro net nhu cac truong phai tren
    moi hoa si phai trai qua cac truong phaihoi hoa de tim ra cai toi thich hop nhat cho minh
    tren day la chi la nhung kien thuc toi hocva duc ket qua may nan hoc , ko biet co dung ko, cac ban hay cho y kien,va co the noi ro y kien cua cac ban ve tung truong phai hoi hoa de toi c the hieu sau hon nua
    ok
  5. pipo

    pipo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, cám ơn bác Busat và bác Nnd nhiều. Các kiến thức của các bác nghe uyên thâm quá, nhưng tóm lại là quá chung chung. Hy vọng các bác sẽ giới thiệu kỹ hơn về từng trường phái.
    Bản thân tôi xin thú nhận là dân nghiệp dư, chỉ tự tìm hiểu và nghịch chơi chút. Nên rất mong các bác chỉ giáo thêm.
    Mà này bác Butsat này hiện nay đang học Mỹ thuật gì vậy. Nếu có thể rất mong được mời bác cốc cafe và điếu thuốc để có thể thỉnh giáo bác nhiều hơn.

    [size=5
    PiPo
    [/size=5
  6. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Gửi nnd: Post hay lắm, tiếp đi chứ!
    Gửi Pipo: Tôi đã tốt nghiệp Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội nhưng còn lưu luyến với trường nên quay lại thi học thêm 2 năm nữa, giờ đang là năm thứ nhất mà đã ngấy sắp chết tới nơi rồi, .
    Dân mỹ thuật công nghiệp bây giờ ko có thú vui với mỹ thuật nhiều lắm, tôi là một trong số ít những kẻ lạc loài còn sót lại. Nay các cao thủ trong box mỹ thuật đi đâu hết cả nên tôi mới dám vào đây ba hoa chút thôi. Butsat ko biết thưởng thức café, ko hút thuốc nhưng rất vui nếu có thể cống hiến những gì mình biết. U r all welcome!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  7. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Các bác nghĩ sao về trường phái ấn tượng?thảo luận một chút nào...
    DACAM
  8. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    đúng như tên gọi
    ấn tượng mạnh mẽ của hoạ sĩ trưóc đối tượng và đưọc dồn nén vào tranh
    và ấn tượng của ngưòi xem
    tôi chỉ thấy hai cái đó làm quan trọng và đáng quan tâm
  9. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Thực ra cái tên "Ấn tượng" chỉ có sau cuộc "triển lãm của những hoạ sĩ bị loại" mà thôi,bắt nguồn từ bức "Ấn tượng mặt trời mọc" của Monet.Họ là những hoạ sĩ khước từ hội hoạ kinh điển,đối đầu với hội hoạ hàn lâm.Trước các hoạ sĩ "Ấn tượng đã có một nhóm hoạ sĩ tiên phong rời khỏi xưởng hoạ ra vẽ ngoài thiên nhiên,đó là nhóm Bacbizon(đó là tên một bìa rừng nơi các hoạ sĩ hay lui tới để vẽ)
    Có 3 yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến sự hình thành của trường phái "Ấn tượng":
    -Tranh khắc của Nhật bản du nhập ồ ạt vào Pháp
    -Những khám phá mới về khoa học phân tích ánh sáng và khí quyển
    -Bước nhảy vọt trong nghệ thuật nhiếp ảnh đem lại cho các hoạ sĩ những cái nhìn mới.
    Các hoạ sĩ "Ấn tượng" đã sáng tạo ra bảng màu cầu vồng,loại bỏ màu đen ra khỏi bảng màu,sử dụng một loại bút pháp lấm tấm nhằm mô tả ánh sáng và không khí.Họ ham mê đeo đuổi ánh sáng trong từng khoảnh khắc.
    Nhưng chủ nghĩa "Ấn tượng" cũng bộc lộ những nhược điểm ,điều này chính các hoạ sĩ "Ấn tượng"cũng nhận thấy như:chủ đề thiếu sâu sắc do mải mê theo đuổi cái nhất thời,bố cục thiếu hợp lí,cảm xúc không đạt được tới độ mong muốn do qua ham phân tích ánh sáng và khí quyển....Bế tắc, một số quay lại với nghệ thuật hàn lâm,Monet thì từ bỏ bút pháp lấm tấm để vẽ một loạt tranh hoa súng,bút pháp hối hả và phóng túng hơn,Renoi thì quay lại sử dụng màu đen,tranh của ông có hơi hướng quay lại cổ điển....Phải đến thời "Hậu ấn tượng" hội hoạ mới có được những bước nhảy vọt tạo tiền đề cho hội hoạ thế kỷ 20.
    Nhưng cũng không thể phủ nhận sự tìm tòi và khám phá của các hoạ sĩ "Ấn tượng",đem lại một cái nhìn mới cho hội hoạ,thoát khỏi đêm dài của hội hoạ kinh điển.
    DACAM
    Được DACAM sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 26/03/2003
  10. usboh2000

    usboh2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bác cho em ngắt lời một chút , Vì ở đây trao đổi về cá trường phái hội hoạ nên mạn phép các bác cho em hỏi câu này : có bác nào giúp em hiểu biết thêm về hội hoạ siêu thực với ạ Em thích nhất khi xem tranh của DALI tuy ko hiểu nhiều lắm nhưng lại rât thích rthích dã man luôn hì hì ko hiểu là ông ý vẽ kiểu gì mà trông tranh cứ như là cảnh thật dù nó không có thật help me thanks so much

Chia sẻ trang này