1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Tử Kỳ của Trịnh phải làm gì?

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi nhutran, 29/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Các Tử Kỳ của Trịnh phải làm gì?

    Đôi lời: lẽ ra phải post bài này trong Tuyển tập các bài viết về Trịnh Công Sơn, nhưng vì có đôi điều cần bàn trong bài này, nên mở tạm topic này vậy. Nhờ mod chuyển lại vào tuyển tập sau vài ngày ạ. Cảm ơn nhiều.


    Bài của dịch giả Cao Tự Thanh, in trong tập DÂU BỂ MƯỜI NĂM ?" Cao Tự Thanh

    NGHĨ TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

    Trước hết, xin thưa ngay rằng kẻ viết bài này không có duyên được quen Trịnh Công Sơn, cũng không phải là người hâm mộ ông, vì nói chung không biết gì về âm nhạc. Tuy nhiên, y vẫn biết ông, và còn cho rằng sau cái thời bùng nổ mà ít âm vang của các ca khúc âm nhạc này chúng ta sẽ có một lực lượng công chúng khác với một mặt bằng thị hiếu thẩm mỹ khác, ở đó những giá trị Trịnh Công Sơn sẽ được nhìn nhận lại một cách bình tĩnh mà chính xác hơn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Bởi vì giống như âm nhạc không phản ảnh các sự vật mà phản ánh các quá trình, cuộc đời nghệ thuật của Trịnh Công Sơn và cuộc sống các ca khúc của ông cũng phản ảnh một quá trình mà cho đến nay thực tình là chúng ta chưa tổng kết hết, chưa lý giải nổi và càng chưa dự báo được. Cho nên bài viết này chỉ dám từ Trịnh Công Sơn để nghĩ về những điều chưa biết, chưa hiểu và chưa đoán được ấy mà thôi.

    Vào khoảng cuối 1984 có lần tôi và nhà văn đã quá cố Ung Ngọc Trí ngồi uống nước ở chỗ 81 Trần Quốc Thảo hiện nay. Đang nói chuyện chợt có một người đi qua nhìn Trí, Trí khẽ gật đầu mỉm cười. Tôi hỏi ?oCó quen hả??, Trí đáp ?oSơ sơ thôi?. ?oAi thế??, Trí ngạc nhiên: ?oTrịnh Công Sơn mà mày không biết à??. ?oTao làm sao mà biết được?. Tôi nhìn theo người đàn ông mảnh khảnh đang thong thả bước, chợt có một cảm giác là lạ. ?oTrông tâm sự quá?. Trí im lặng một lúc rồi nói ?oĐang ở ẩn?. Ngay lập tức tôi cảm thấy như có một dòng điện chạy suốt sống lưng ?oGiang sơn tịch tịch, Bá Nha chi cầm vận không đàn, Thạch lại sàn sàn, Khuất tử chi lan nghiêu yên bạc?. Trí cau có ?oNói tiếng Việt đi mày?. ?oGiang sơn vắng ngắt, tri âm nào mà gảy khúc Bá Nha, Đá núi mờ xa, bến bờ đâu mà bơi chèo Khuất tử, của Nguyễn Thông gởi Phan Liêm con Phan Thanh Giản. Bá Nha chắc mày biết rồi, còn Khuất tử là Khuất Nguyên?. Trí nhìn tôi với ánh mắt lạ lùng ?oMày giỏi đấy, nhưng mới đúng phân nửa thôi?. Mới đây nhạc sĩ Lê Anh Trung cho tôi biết là trong khoảng 1975 ?" 1985 Trịnh Công Sơn cũng có sáng tác nhiều nhưng theo những chủ đề khác với hơn mười năm nay.

    Câu chuyện trên có đáng gọi là một kỷ niệm về Trịnh Công Sơn không thì tôi không rõ. Nhưng hôm trước đọc báo thấy tin Trịnh Công Sơn từ trần, tôi chợt nhớ lại nó. Và nghĩ tới Ung Ngọc Trí, tới Hạ sĩ quan.

    Đông Chu liệt quốc hồi 68 chép Vệ Linh công qua nước Tấn chúc mừng Tấn Bình công dựng cung Tử Kỳ, tới sông Bộc nửa đêm không ngủ được, nghe có tiếng đàn cầm văng vẳng liền khoác áo ngồi dậy nghe, tiếng đàn rất nhỏ nhưng nghe rất rõ, hỏi tùy tùng thì không ai nghe thấy gì cả. Vệ Linh công thích âm nhạc, có một nhạc sư là Sư Quyên rất giỏi nhạc, đi đâu cũng mang theo, bèn gọi Sư Quyên tới, Sư Quyên nghe một lúc thì nói là đã hiểu được đại lược, Vệ Linh công sai ở lại đó một đêm nữa, đêm sau lại nghe có tiếng nhạc, Sư Quyên lấy đàn gảy theo, học được hết chỗ thần diệu. Khi tới nước Tấn Vệ Linh công xin gặp Sư Khoáng là nhạc sư giỏi của Tấn Bình công, Tấn Bình công bèn cho gọi Sư Khoáng lên ngồi cạnh Sư Quyên, nhân hỏi gần đây có khúc nhạc nào mới không, Sư Quyên nói xin gảy một khúc đàn vừa nghe được lúc đi đường, mới gảy được vài tiếng Tấn Bình công đã khen hay, gảy được nửa khúc thì Sư Khoáng xua tay nói ?oThôi đừng gảy khúc nhạc vong quốc ấy nữa?, Tấn Bình công hỏi vì sao, Sư Khoáng nói ?oVua Trụ nhà Ân có nhạc sư tên Sư Diên chế ra khúc nhạc ủy mị, vua Trụ rất thích. Về sau Chu Vũ vương diệt nhà Ân, Sư Diên ôm đàn chạy về phía đông nhảy xuống sông Bộc, từ đó về sau ai thích âm nhạc đi qua đều nghe có tiếng đàn văng vẳng dưới nước. Khúc này Sư Quyên nghe được lúc đi đường, ắt là khúc đàn trên sông Bộc?. Liệt tử, Thang vấn, chép Bá Nha là người giỏi đánh đàn, Chung Tử Kỳ là người giỏi nghe đàn, chơi thân với nhau. Một hôm Bá Nha đánh đàn mà nghĩ tới núi cao (Cao sơn), Tử Kỳ nói ?oTiếng đàn nghe vòi vọi như núi cao?. Hôm khác Bá Nha đánh đàn mà nghĩ tới nước chảy (Lưu thủy), Tử Kỳ nói ?oTiếng đàn nghe réo rắt như nước chảy?. Khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ cây đàn vì cho rằng trong thiên hạ không còn ai là kẻ tri âm (hiểu tiếng đàn) của mình nữa. Quả thật đáng sợ cho cái khả năng phản ảnh, thông tin và mỵ lực cuốn hút, quyến rũ của âm nhạc. Nhưng ngoài chàng Bá Nha tài hoa họ Trịnh, trong thế kỷ XX và nhất là hiện nay Việt Nam lại có không ít các Sư Diên.

    Tôi có viết một đôi câu đối điếu nhưng không gởi tới đám tang Trịnh Công Sơn. Sinh tiền ông không quen biết gì tôi, mà tôi lại không phải là một trong cácTử Kỳ của ông. Nhưng tôi lại nghĩ không rõ nếu ngày xưa Bá Nha chết trước thì Tử Kỳ có tự chọc thủng tai mình cho điếc không, nên xin cứ chép phần phiên âm Việt Hán ra đây để các Tử Kỳ của Trịnh Công Sơn đọc thử.
    Vãn Trịnh quân Công Sơn
    Cao sơn lưu thủy nhã thanh tồn, Bá Nha tiên thệ
    Bộc thủy Sư Diên dâm nhạc khởi, Chung Tử hà vi?
    (Cao sơn Lưu thủy khúc hay còn, Bá Nha mất trước
    Bộc thủy Sư Diên cung bậy trỗi, Chung Tử làm sao?)



    Hậu học Cao Tự Thanh bái vãn
    Ngày 3.4.2001
  2. lang_ly_bach_dieu

    lang_ly_bach_dieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi Bá Nha Trịnh Công Sơn!
    Kính bác,
    Bình sinh em hâm một bác lắm, khoan khoái khi nghe nhạc bác lắm, hoan hỉ được đọc những bài báo viết về âm nhạc của bác lắm. Vậy mà, khi bác đi thì em hết sức băn khoăn.
    Em băn khoăn vì nhiều lẽ:
    Đầu tiên là em không biết ở đâu, từ chốn thâm sơn cùng cốc hay phố xá thị thành nào mà chui ra lắm người hâm mộ bác quá. Điều này làm em bị sốc, bác à. Vì chẳng may lâu nay em cứ nghĩ những người hâm mộ bác cũng in ít thôi. Cái gì cũng vậy, nhiều quá đâm ra loãng. Vả chăng, cứ xét hành động của người hâm mộ thì bác cũng biết. Đầu con hẻm nhà bác có tay đồng hương nghĩ ra kế sách mở quán cóc uống cà phê, khách khứa hầu hết là những người hâm mộ bác. Họ đến, để ngồi, uống cà phê, cách cánh cổng nhà bác vài mươi mét và khỏang cách như thế cũng đủ họ tâm niệm một điều rằng mình đang ở gần nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Em cũng thường ghé chỗ này, cũng là "cư dân" của con hẻm được đính kèm cái họ của bác thành một cái tên mỹ miều nhất trong thế giới các lòai hẻm của Sài Gòn: hẻm Trịnh.
    Em không biết bác có bao giờ ghé lại cái quán cóc rất gần nhà này không (vì chưa bao giờ em gặp bác ở đây). Và cũng không biết bác có chia sẻ được nỗi niềm ấp ủ về một điều tâm niệm của những "cư dân hẻm Trịnh": uống cà phê để được nghĩ là đang ở gần bác.
    Cư dân hẻm Trịnh cũng ít thôi, ngồi riết rồi thấy toàn những gương mặt quen quen.
    Và, những khi bác đớn đau, những khi bác gặp bi kịch, những đọan đường lên thác xuống ghềnh của bác, những đêm những ngày đổi trắng thay đen... bác có bao nhiêu người kề cận, sẻ chia?
    Theo em biết, số người này cũng ít thôi.
    Và như thế thì bác hẳn không ngở rằng sau khi bác quá vãng, người hâm mộ bác bỗng tăng lên đột biến. Họ xuất hiện dưới nhiều hình thức, bác à, bằng rất nhiều hình thức, bởi họ có một mẫu số chung rất "hoành tráng": là Tử Kỳ của Trịnh Công Sơn.
    Nói đến đây, chắc bác cũng cảm thông cho nỗi băn khoăn của em, cũng như cái sự sốc của em nó có lý do thiệt tế là như thế.
    Thứ hai, nếu bác có sống lại, thì hẳn bác rất lấy làm ngạc nhiên về những Bá Nha thuộc giới của bác thời bấy giờ. Chắc bác không ngờ rằng trong năm qua, giới Bá Nha của bác được giải thưởng Trái Cóc Xanh của một tờ báo châm biếm, bởi sự xuất hiện của nhiều Bá Nha đạo nhạc. Em băn khoăn vì không hiểu tại làm sao cái giới Tử Kỳ của những Báo Chấn, Quốc Bảo... ở đâu sao không thấy nói năng gì. Bác mất đi rồi, em băn khoăn quá, nếu bác còn, thì khi hiện tượng Bá Nha dỏm nổi lên như thế, bác có ý kiến ý cò gì chăng? Vì thái độ của những Tử Kỳ đời nay thì bác biết rồi đấy.
    Thứ ba, hiện nay dường như giới Bá Nha của bác đang đi vào ngõ cụt của nghề rồi. Bác sống ở đời viết nhạc thì nhiều mà quên, không để lại chút ít bí kíp nào cho giới Bá Nha đàn em sau này học tập. Báo hại những Bá Nha bây giờ chạy theo nhạc Tàu, nhạc Tây, nhạc Thái, nhạc không Tàu, không Tây, không Thái... lung tung hết cả. Bác có sống khôn thác thiêng thì hôm nào nhân tiện, bác online lên forum này cho bọn em xin một ít ý kiến, nhé!
    Nếu được vậy thì bọn em hân hạnh vô cùng.
    Đa tạ bác, không biết bên kia thế giới bác có dùng câu "chào đoàn kết thân ái và quyết thắng" không, nhưng em cũng xin mượn nó để gửi đến bác.
    Trân trọng chào bác.
  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hãy nghe và im lặng...
    Bình luận bài của bác lang_ly_bach_dieu (không liên quan gì đến Từ Kỳ của Trịnh Công Sơn cả nhé)
    1. Bác định làm ma cũ bắt nạt ma mới à? Người ta tìm đến với Trịnh những năm sau này có nghĩa người ta là Tử Kỳ dỏm hết à? Đáng để bác nhạo hết à?
    Thực tế là sau khi "người đã về bên kia núi", cơ hội tiếp cận với nhạc của Trịnh Côgn Sơn được tăng lên gấp hàng chục hàng trăm lần, vì vậy số lượng thính giả tăng lên, là hợp logic. Theo đó, xác suất những thính giả trở thành "Tử Kỳ" của Trịnh cũng tăng lên, điều đó quá rõ ràng. Những người vốn nghe nhạc Trịnh từ xưa cũng có nhiều cơ hội tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn, cũng là nguồn thứ hai bổ sung cho "lực lượng Tử Kỳ". Vì vậy không phải nghi ngờ chuyện lực lượng Tử Kỳ phình to ra nhanh chóng sau ngày Bá Nha mất.
    Hai nữa, nghe nhạc Trịnh cũng như một quá trình lớn lên vậy, có sự trưởng thành theo thời gian. Bác già đầu nghe Trịnh không có nghĩa là bác có quyền nhìn những người mới nghe Trịnh bằng nửa con mắt, coi họ là dạng chíp hôi adua. Ai cũng có một thời thơ dại, ngờ nghệch, nhưng ai cũng sẽ lớn lên.
    Trong số những chíp hôi kia nghe nhạc Trịnh, sau này sẽ có những người thành Tử Kỳ của Trịnh, không chỉ hưởng thụ (nghe nhạc) mà biết đâu họ còn làm được nhiều điều khác cho nhạc Trịnh, mà những người già gối mỏi chân run như bác chỉ biết đứng nhìn? Ví dụ như cái chương trình Tình khúc Ơ-bai mà "chíp hôi" sonnippon đang làm kia, già đầu và khốn khó thì mấy người dám làm?
    Tóm lại thiên hạ dưới gầm trời rộng lớn này, ai cũng có quyền mon men tìm hiểu, có quyền yêu và có quyền tuyên bố tình yêu của mình với nhạc Trịnh, mà không có ông già nào có quyền nói rằng họ không đủ tư cách. Hơn nữa mỗi người cảm nhận và thể hiện tình yêu nhạc Trịnh của mình một kiểu, không ai có thể áp đặt hay chế giễu ai về điều này.
    2. Những ai đã kề cận sẻ chia với Trịnh Công Sơn những lúc lên thác xuống ghềnh, bác làm sao có thể biết và đánh giá được? Đó là cuộc đời riêng của người khác. Đến bản thân bác còn không đánh giá được cuộc đời này có bao nhiêu người cùng bác lên thác xuống ghềnh, làm sao bác đánh giá được cuộc đời của một người vốn có quá nhiều huyền thoại, mà bác chưa gặp bao giờ?
    3. "Giới Bá Nha đang đi vào ngõ cụt" là nhận định riêng của bác. Tôi thấy nhận định như vậy thì bác là người thiệt thòi, nên muốn nói thêm với bác chút thôi. Tất cả mọi thứ đều đang vận động, lịch sử đẹp không có nghĩa là hiện tại đáng vứt đi. Nếu bác mở lòng ra sẽ thấy được nhiều tài năng khác đang trở mình. Trịnh Công Sơn chỉ có một, và đã vĩnh viễn không còn. Không thể có Trịnh Công Sơn thứ hai, những sẽ có nhiều người khác, không phải bản sao của Trịnh, mà sẽ là những tài năng khác. Một ngày kia sẽ có thêm những box Nguyễn Cường, box Phó Đức Phương, box Trần Tiến, box Thanh Tùng... và số lượng Từ Kỳ của những Bá Nha này sẽ lại một phen bùng nổ khi - nói dại - các Bá Nha này lại đi sang bên kia thế giới. Lúc đấy lại khối kẻ vật mình khóc than sao nảy nòi ra quá nhiều Tử Kỳ yêu nhạc Phó, nhạc Nguyễn, nhạc Trần, biết bao giờ mới có một tài năng nữa loé sáng trên bầu giời âm nhạc... Cuộc sống luôn vận động... Và những tài năng đang chuyển mình.
    Hôm nay lys tôi ngứa tay vào khích đểu lang_ly_bach_dieu mấy câu, mong bác đừng giận. Viết ra là vì quí bác lắm, lâu ngày mới thấy quay trở lại đây, và vì nhutran đã mở ra một topic có nhiều chuyện để bàn... Chơi đùa với bác tí chút, mong nhận được bài phản công của bác.
  4. lang_ly_bach_dieu

    lang_ly_bach_dieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Bác Lys ơi
    1. Lãng Lý có bao giờ tự nhận mình là ma đâu mà bác nói thế? Vả chăng, lãng lý có bắt nạt ai đâu, trong suốt cái bức thư của mình? Bác quy chụp cho Lãng Lý là ỷ làm ma cũ mà bắt nạt ma mới là có đến hai điều không đúng. Buồn.
    2. Lãng Lý không hiểu tại sao bác Lys lại "duy" cái chuyện hễ nhạc sĩ nào đó chết thì số lượng Tử Kỳ mới bùng nổ. Cái này không có quy luật gì đâu, bác nhỉ? Nó chỉ có lý do ở chỗ: sau khi Bá Nha chết rồi, thì ai người biết được Tử Kỳ là Tử Kỳ nào? Còn bác cho rằng do sau khi Trịnh Công Sơn "về bên kia núi" thì "cơ hội tiếp cận nhạc Trịnh tăng lên". "Cơ hội tiếp cận nhạc Trịnh tăng lên", đó là một sự nới rộng cách nhìn nhận và cấm đóan của Nhà nước đối với nhạc Trịnh. Sự nới rộng này, là do cái đầu của mấy nhà quản lý, chứ hoàn toàn không phải ở chỗ "về bên kia núi" của Trịnh đâu. Vả chăng, bác lại đánh đồng "có nhiều người nghe nhạc Trịnh thì có nhiều Tử Kỳ của Trịnh", nghe không ổn. Nếu bác để ý Sài Gòn trước 1975, bác sẽ thấy số người nghe nhạc Trịnh vẫn nhiều hơn bây giờ nhiều, số bài nhạc của Trịnh Công Sơn cũng được nghe đầy đủ, nhiều, và thoải mái hơn bây giờ rất nhiều. Thời đó, ít ai tự nhận mình là Tử Kỳ của Trịnh lắm bác à. Vì khi ấy Trịnh còn sống mà, ai là Tử Kỳ của trịnh, là do Trịnh nhận, chứ sau khi Trịnh chết mà nảy ra nhiều Tử Kỳ, thì đó là do.... Tử Kỳ tự nhận.
    Tuy nhiên, tôi không hề phê phán, bắt nạt hay chế giễu gì cái lực lượng Tử Kỳ của Trịnh cả. Tôi nói rằng tôi sốc là tôi sốc ở chỗ số lượng Tử kỳ tăng đột biến sau khi Bá Nha chết thôi, chứ còn tôi có chỉ trích ai là Tử Kỳ rởm đâu mà bỗng dưng bác Lys chạnh lòng đến phải ngứa tay? (cái khái niệm "Tử Kỳ rởm" của bác Lys nghe cũng hay, nhưng với tôi thì chỉ có "Tử Kỳ" hay "không Tử Kỳ" chứ không có thể loại đã "Tử Kỳ" mà còn "rởm" - tội nghiệp bác Tử Kỳ ngàn xưa quá. Hic). Với lại, bác có quyền yêu nhạc Trịnh, thì tôi cũng có quyền sốc chứ, miễn là cái sốc của tôi không phương hại, không xúc phạm gì đến bác và giới Tử Kỳ, bác đồng ý chứ.
    3. Tôi cũng biết lực lượng Tử Kỳ như bác và các chư vị của Box Trịnh làm được nhiều việc cho Trịnh lắm (tất nhiên là làm sau khi Trịnh chết). Nhưng đó đâu phải là nội dung tôi bàn trong bài viết của tôi. Có lẽ khi khác, tôi sẽ lạm bàn đến nội dung "các Tử Kỳ đã làm gì cho Bá Nha Trịnh Công Sơn", nhưng chưa phải lúc này, bác ạ.
    4. Bác lớn tiếng tuyên bố rằng bác và những người yêu nhạc Trịnh đều có quyền tuyên bố tình yêu nhạc Trịnh của mình. Điều này đúng quá đi chứ, nhưng đâu thể vì thế mà bác lại quy chụp rằng tôi nói rằng các bác không đủ tư cách, tôi có nói thế đâu, bác có trích bài tôi đây, bác đọc lại đi, nhé. Bác lại nói tôi chế giễu và áp đặt "kiểu cảm nhận và tình yêu nhạc Trịnh" của các bác. Đến đây thì tôi lạ quá, tôi có nói điều ấy bao giờ? Tôi ngờ rằng trước lúc viết bài trả lời tôi, bác đọc phải một bài của một ai đó rồi nhầm chăng. Bác nên xem lại bài viết trước khi gửi, điều mà tôi luôn luôn tự nhắc mình làm.
    5. Tôi chia sẻ với bác niềm tin vào các "nhạc Phó, nhạc Nguyễn, nhạc Trần" hiện nay (vì không có niềm tin thì thật khó sống, dù chỉ nói riêng là sống với mảng âm nhạc, bác nhỉ?). Và tôi cũng tự thấy mình thiệt thòi bên cạnh cộng đồng vì "giới Bá Nha đang đi vào ngõ cụt. Bác tự phán đây là nhận xét riêng của tôi, nhưng tôi không dám nhận đâu, vì các bậc đàn anh, tiền bối, và những người am hiểu âm nhạc hơn đã nhận xét rồi. Tôi không sáng tác ra một "nhận xét riêng" đâu. Cái này thì tôi từ chối sự ưu ái bác dành cho tôi vậy.
    6. Bác đưa ra thông báo: "tất cả tài năng đang trở mình" rồi lại nhắc lại "đang chuyển mình". Tôi hiểu ý bác: bác tin vào sự trở mình và chuyển mình của các tài năng. Còn tôi, tôi chỉ tin vào kết quả làm việc của các tài năng (nếu có) thôi.
    7. Đại phàm, tôi rất thích đọc những bài phê phán chỉ trích tôi, thậm chí chỉ phản biện tôi hay góp ý tôi, tôi cũng rất hoan hỷ. Tôi tự nhủ khi viết bài và lắng nghe đều hết sức chừng mực. Nhưng, đọc bài của Lys vừa rồi, tôi lấy làm lạ khi thấy Lys có một số động tác như sau:
    a. Lys hai lần dùng chữ "già đầu" để chỉ tôi trong bài trả lời, mặc dù trong bài viết của tôi trước đó, tôi không hề đặt ra vấn đề tuổi tác của một Tử Kỳ nào, với Lys, càng không. Lys cũng mạnh dạn dùng chữ "già đầu và khốn khó" trong lần lặp lại để chỉ tôi. Tôi hiểu đây là một cách nhấn mạnh bằng lối nói nặng nề. Nhưng tôi không hiểu tại sao Lys lại có thái độ đó. Tôi nghĩ, vấn đề tuổi tác mà Lys muốn đặt ra để tranh luận là vấn đề mới (vì trước đó tôi chưa đặt ra), thì Lys nên nêu ra một cách lịch sự, thuyết phục, chứ vô lẽ Lys đang đối thọai với người ta, rồi hốt nhiên chửi người ta là già đầu và khốn khó, thì xúc phạm quá. Đành rằng Lys có thể trẻ, Lys có thể giàu có, nhưng Lys chưa gặp tôi, tôi chưa gặp Lys, mà Lys mạnh dạn xúc phạm cá nhân tôi thì đúng là lạ thật. Vả lại, cái câu "Bác già đầu nghe Trịnh không có nghĩa là bác có quyền nhìn những người mới nghe Trịnh bằng nửa con mắt", là do Lys tự lập luận, trong bài viết của tôi, tôi không hề nhìn bất kỳ ai nghe nhạc Trịnh bằng nửa con mắt và xem những người mới nghe nhạc Trịnh (làm sao tôi biết, Lys có biết không?) bằng nửa con mắt.
    b. Thái độ xúc phạm và miệt thị cá nhân của Lys cũng thật nặng nề. Lys viết "những người già gối mỏi chân run như bác". Tôi không biết căn cứ vào đâu, trong trường hợp nào, khi tôi và Lys chưa hề gặp nhau và tất nhiên là cũng chưa hề "thử qua chân, gối" gì cả, mà Lys có kết luận như vậy. Nếu tôi nói Lys vu khống để xúc phạm người thì hóa ra tôi "hình sự hóa" cái diễn đàn tao nhã này. Nhưng tôi thật sự không hiểu tại sao Lys có kết luận như vậy, tại sao Lys lại bịa đặt để xúc phạm một người mà Lys chưa hề gặp mặt như vậy?
    Tôi cũng hy vọng chồng của Lys (đã hoặc đang hoặc sẽ) không thuộc dạng gối mỏi chân run như cái điều mà Lys hằng ám ảnh. Ám ảnh đến mức Lys nghĩ rằng tất cả người đàn ông đối thoại với mình, dù chưa gặp mặt, thì cũng đều như thế.
    Được lang_ly_bach_dieu sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 31/03/2005
    Được lang_ly_bach_dieu sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 01/04/2005
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bác Lãng Lý: Tôi tạ tội với bác. Nếu bác cho phép, tôi xin xoá cái bài kia đi, rồi về Hà Nội giơ đầu chịu roi phạt (hoặc rượu phạt).
    Sự thực là tôi lúc nào cũng quí và trọng bác. Bài viết kia có over-spoken, có lẽ khi đó tôi quá khích và đùa quá trớn. Mong bác xá tội.
  6. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Xin đặt lại tên topic theo kiểu: Người yêu Trịnh và nhạc của ông, liệu đã là Bá Nha với Tử Kì hay chưa ? ... chứ để như trên e khó hiểu .
    Bá Nha vì mất tử kì mà đập cây đàn quý, Trịnh không phải là Bá Nha và người nghe e cũng chưa phải Tử Kì . Trịnh không có fan thì vẫn đàn hát vô tư vậy thì người nghe tranh nhau muốn làm Tử Kì đời xưa mà chi nữa
    Được yeucaidep sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 31/03/2005
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Suất toái dao cầm phượng vĩ hàn,
    Tử Kỳ dĩ thệ hướng thùy đàn!
    Đại thiên thế giới giai bằng hữu,
    Dục mịch tri âm nan thượng nan.
    Thật buồn cười, khi mà có người lại ví giữa người nhạc sĩ bây giờ và người nghe nhạc là Bá Nha-Tử Kỳ.
    Thật là một người " sính chữ nghĩa".
    Thật buồn cười...
    Hiểu vậy uh?
    Nghe nhạc của ông này ông kia, phải biết ông ta viết như thế nào, hiểu rõ gai góc từng câu chữ của người nhạc sĩ, hiểu rõ từng ý khi người nhạc sĩ đưa vào ca khúc.Nếu vậy, ngoài những nhà nghiên cứu, người ta làm vì công việc của họ, và cũng vì miếng cơm manh áo của họ, công việc của họ là vậy, thế thôi...Và ai giám vỗ ngực bảo mình hiểu rõ từng ý ông này ông kia viết.
    Người ta nghe là nghe thế thôi, miễn là người ta thích.Người ta thích ông này vì giai điệu ông ta viết ra làm người ta thích, ca từ của ông hay.Thích không đồng nghĩa với cái việc phải hiểu rõ vì sao mình thích.
    Người ta khi nghe 1 câu nhạc, người ta bảo thích.Nhưng vì sao lại thích, nó ý nghĩa, nó hay.Nhưng thật buồn cười, khi có kẻ lại nói, thực sự anh thích câu đó, câu đó phải thực sự ghê gớm , mang một ý nghĩa siêu thực, hàm chứa nhân học, phật học....
    Người ta nghe 1 ca khúc của ông này hay, rồi người ta muốn nghe ca khúc thứ2, thứ 3.... của ông và dẫn đến người ta thích các ca khúc của ông, và...cũng thích luôn, tôn thờ luôn cả ông.Và khi người ta nghe bài hát đó thấy hay, hàm chứa nhiều điều, thì người ta muốn tìm hiểu nó, những gì gắn với nó, và cặn kẻ hơn ca từ nó....Rồi muốn tìm hiểu người nhạc sĩ mình yêu thích, và mong muốn làm một điều gì...Nhưng tất cả những điều đó, cũng không phải để phản ánh: Bạn yêu nhạc sĩ này, chắc bạn phải biết rất nhiều điều về ông, phải thuộc rất nhiều, nghe rất nhiều ca khúc của ông...
    Thích là thích thế thôi...
    Và làm sao người nhạc sĩ viết ra cái mà làm cho người ta thích mới là cả vấn đề
    .
  8. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Thôi xin hai bác. Người phải uống rượu phạt là nhu tran. Hai bác đừng phiền lòng nhau, kẻo mà tổn thất cho nhân loại lắm ạ.
    Bác Lãng Lý cũng nên để ý tới cái khía cạnh đùa của bác lys với ạ, kẻo lại phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
    Thôi 2 bác xí xoá nhé? kẻo em lại phải một phen đi lùng mua năn về ăn mất thôi, hic!
    Lys ơi..., khi mô về Hà Nội? Nhu Tran cùng Lys đi uống rượu... mừng đê...ê...
  9. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Có ví von thế, so sánh thế, quá lời một tí, cũng là vì lòng yêu đối với nhạc Trịnh thôi bạn ạ. (Điều này không cần phải giải thích nếu bạn cũng yêu Trịnh như chúng tôi). Đây không phải là một diễn đàn khoa học mà bạn!
    Không ai nói không có fan thì Trịnh không đàn hát vô tư được (chẳng có cái lý nào như thế). Và cũng không ai đang tranh nhau làm Tử Kỳ như bạn nghĩ cả.
    Ví như Bá Nha & Tử Kỳ chỉ là để nói về tấm lòng người yêu Trịnh đối với người nhạc sỹ tài hoa ấy thôi. Dám nghĩ Trịnh cũng không mong người yêu nhạc mình đang so đo xem mình có phải là Bá Nha hay không.
    Sao lại cứ phải cân đong đo đếm thế nhỉ? Có ý nghĩa chi đâu. Cổ nhân có hàng vạn điển tích để hậu thế mượn để diễn đạt tình cảm của mình mà.
    Được nhutran sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 02/04/2005
  10. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Lys đọc cái này hết 20'' vẫn không hiểu ý bài viết nói chuyện gì. Vấn đề nào tác giả cũng để lửng lơ, buông câu chuyện ra đó rồi vặn ngay sang chuyện khác, ý tứ củabản thân tác giả không được biểu đạt một cách ngay thẳng, rõ ràng, cá nhân lys đọc cảm thấy rất khó chịu.
    Đặc biệt là từ chuyện "khúc nhạc vong quốc" của Sư Diên, tác giả bắt sang Bá Nha Tử Kỳ, tớ không thấy có mối liên hệ nào giữa 2 câu chuyện, và chốt bằng câu này: "Nhưng ngoài chàng Bá Nha tài hoa họ Trịnh, trong thế kỷ XX và nhất là hiện nay Việt Nam lại có không ít các Sư Diên". Từ Bá Nha Tử Kỳ, ông Cao Tự Thanh (tác giả) lại gán cho Trịnh cái mác Bá Nha và đưa đẩy vào ý Sư Diên, với cách diễn đạt mập mờ "ai hiểu thế nào cũng được". Lys tôi thấy cách viết như vậy không đàng hoàng cho lắm.
    2. "Nhưng tôi lại nghĩ không rõ nếu ngày xưa Bá Nha chết trước thì Tử Kỳ có tự chọc thủng tai mình cho điếc không." Hị hị... bạo lực wé.... Hổng có hướng thiện chút nào.
    3. Cặp câu đối tui không dám luận, tiếng Hán dốt nhưng mà muốn hỏi "Bộc thuỷ Sư Diên dâm nhạc khởi" chính ra nghĩa là gì?
    Mong ở đây có cao thủ nào vào giải đáp giùm.

Chia sẻ trang này