1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tư tưởng lớn thường gặp nhau như thế nào?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cuonglhvt, 19/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Các tư tưởng lớn thường gặp nhau như thế nào?

    Xưa nay ta có câu "Các tư tưởng lớn thường gặp nhau". Tôi xin phép mở Topic này để tìm hiểu về những tương đồng vô tình hay cố ý trong võ học.
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    bài này được "Thái dụng" từ ACCVN.net.
    Jujutsu-1 chút gì để nhớ
    By Jigoro Kano and T.Lindsay, 1887
    Thời kì phong kiến NB, có vô số những môn võ thuật hay rèn luyện mà các samurai được huấn luyện vô cùng nghiêm khắc để chiến đấu. Trong số đó có jujutsu, tiền thân của Judo ngày nay, cũng được huấn luyện. "Jujutsu" có thể dịch là "môn võ chiến thắng bằng sự mềm mại và dẻo dai". Tên gọi của môn võ này cũng rất thích hợp để hình dung 1 môn võ tay ko, mặc dù trong nhiều trường hợp thì vũ khí ngắn được sử dụng để chiến đấu với vũ khí dài. mặc dù có vẻ giống với đấu vật, những jujutsu hoàn toàn khác với môn đấu vật ở các nước phương Tây, nguyên lý chung của nó ko phải là dùng sức mjanh đấu với sức mạnh, mà chiến thắng nhờ sự mềm dẻo.
    Từ ngày bãi bỏ hệ thống phong kiếnm jujutsu vẫn đôi ko được sử dụng, nhưng vào thời điểm đó thì nó đã trở nên phổ biến ở NB, nhờ những cải tiến quan trọng như 1 môn thể thao, ược chứng minh qua sự thành lập của hàng loạt các trường dạy jujutsu và judo ở thủ đô.
    Đầu tiên, chúng ta thử phác họa về jujutsu, thành lập 1 bảng tường thuật về các ngôi trường, và kết quả của sự hình thành này trong thời điểm đó.
    Jujutsu được biết đến trong thời kì phong kiến qua nhiều tên gọi như yawara, tai-jutsu, kogusoku, kempo avf hakuda. 2 tên gọi thông dụng nhất là jujutsu và yawara.
    Trong thời gian đi tìm lịch sử của jujutsum chúng tôi gặp ko ít khó khăn ngay từ lúc đầu, ko giống như những môn võ khác, jujutsu có rất ót những văn bản chính xác. Sách về jujutsu cũng hiếm và ko đầy đủ. Những người thành lập các trường dường như đã "chế biến" jujutsu cho phù hợp với trường mình. Trong thời điểm đầu, kiến thức về môn võ này chỉ có các võ sư mới biết, và họ ko bao giờ truyền thụ lại cho võ sinh của mình (T_T selfish đến thế là cùng)
    Hơn nữa, chính sự hẻo lánh và rời rạc giữa các địa phương, hậu quả của chế độ phong kiến, đã ngăn cản ít nhiều những hiểu biết giữa các võ ư và võ sinh giữa các ryu, dãn đến những những ý kiến trái ngược nhau được truyền lại. Bên cạnh đó, ta cũng nên biết rằng các võ sinh quan tâm đến kết quả rèn luyện của họ hơn là kiến thức về nó. >.<
    Trở lại với nguồn gốc của jujutsu, có ko ít những ý kiến khác nhau được đưa ra.
    Bugei Sho-den, 1 tuyển tập về những võ sư nổi tiếng của các trường phái võ thuật khác nhau đã nói rằng kogusoku và ken, tương đương với kempo,1 loại võ níu ^^, và sau đó trở thành môn võ dùng sự dẻo dai để chiến thắng. Người ta cho rằng Kogusoku được Takenouchi, 1 người dân Sakushiu, thành lập. Giả thiết cho rằng vào năm thứ nhất Tenbun, 1532, 1 phù thủy xuất hiện ở nhà của ông và dạy ông 5 bí quyết để níu giữ lấy 1 người, sau đó phù thủy rời khỏi và ko cho ai biết xuất xứ của mình (hix, thế mà cũng được T_T).
    Còn ken thì rõ ràng hơn : Chingempin, 1 người Trung Hoa, rời khỏi đất nước mình vì sự diệt vong của triều đại nhà Minh, đến NB sống ở ngôi miếu Kokushoji, Yedo, Tokyo ngày nay. 1 tài liệu khác cho thấy rằng Ching đã đến 1 ngôi miếu gồm 3 ronin Fukuno, Isogai, Miura. 1 ngày, Ching nói với họ rằng ở TH có 1 môn võ, nhưng ông ko hiểu được nguyên lí của nó. 3 ronin đã cùng nhau nghiên cứu và cuối cùng đã trở nên thành thạo. (<-đáng tin hơn ^^)
    Ju, cũng như jujutsu, được 3 ronin ấy truyền dạy khắp đất nước. Những luật lệ cơ bản đầu tiên của nó :
    1. Ko dùng hết sức kháng cự lại đối phương, mà phải mềm dẻo
    2. Ko chiến đấu vì những chiến thắng nhất thời
    3. Ko gắt gỏng (dùng võ mồm ^^), phải giữ cho tâm tịnh
    4. Ko bị quấy nhiễu bởi mọi thứ
    5. Ko bị khẩn trương bởi những tình huống xấu
    6. Và sau cùng, định luật về hơi thở cũng rất quan trọng
    Trong Bujutsu riu soroku, 1 cuốn sách về những võ sư khác nhau của các võ đường, cũng đưa ra những dẫn chứng như thế về kogusoku như jujutsu, và nói rằng Miura sống vào khoảng năm 1560.
    Trong Chinomaki, 1 chứng nhận của các võ sư Kito cho võ sinh, chúng tôi tìm thấy 1 lịch sử ngắn và nguyên lý của môn võ được dạy trong võ đường. Ở đây, thời gian được dẫn chứng là vào năm thứ 11 Kuabun (1671).
    Theo đó, có 1 người đàn ông tên Fukuno, người đã tự học môn võ thuật chiến đấu ko khí giới và nổi tiếng vì đã đánh bại những người mạnh hơn ông nhiều. Lúc đầu, chuyện này cũng ko nổi trội cho lắm, nhưng 2 trong số các võ sinh của ông đã trở nên có tiếng, và họ đã chia ra thành lập 2 võ đường, Miura và Terada. Môn võ của Miura là wa (yawara) và của Terada là ju (jujutsu).
    Owari meisho zue lại đưa dẫn chứng về Chingempin. Theo đó, Ching đến từ vùng Korinken (<-cóc bít vùng gì T_T), đã trốn đên NB khỏi sự suy tàn và sụp đổ của nhà Minh. Ông nhận được sự tiếp đón thân thiện của hoàng tử Owari, và qua đời ở tuổi 85 năm 1671, mà mộ của ông được cho rằng vẫn còn ở Kenchuji, Nagoya. Trong đó cũng có đề cập đến lời nói của Kenpohisho rằng khi Ching sống ở Kokushoji, Azabu, 3 ronin Fukuno, Isogai và Miura (T_T) cũng sống ở đó, và Ching đã dạy họ môn võ để níu lấy người khác mà ông đã thấy ! Cuối cùng 3 ronin, sau khi lắng nghe, đã giác ngộ môn võ này và cuối cùng, võ đường kitoryu đã thành lập !
    1 quyển sách khác có tên là Sen tetsu so dan, 1 trong những sách có tiếng nhất về thể loại này ^^, nói rằng Ching sinh năm thứ 15 Banreki, và theo lịch Trung Hoa, là năm 1587. Rồi ở Nagoya, ông gặp 1 tu sĩ tên Gensei vào năm thứ hai Manji, 1659, và quen thân với nhau. Họ thậm chí còn sáng tác 1 số bài thơ trong Gen Gen Sho Washu.
    1 cuốn sách khác nữa, Kiyu sho ran nói rằng Ching đến NB năm 1659.
    Cũng có người nói rằng Shunshui, 1 học giả Trung Hoa nổi tiếng, đến NB khi nhà Minh sụp đổ năm thứ 2 Manji (1659). Có vài dẫn chứng cho thấy Ching đến NB sau năm thứ 2 Manji (1659) Như thế, dẫn chứng cho rằng Miura truyền dạy Bujutsu rusoroku là ko xác thực. Dẫn chứng cũng cho thấy Ching đến NB muộn hơn, và là người cùng thời với Miura.
    Có nhiều giả thiết của nhiều võ đường khác nhau. Giả thiết của võ đường Yoshinryu như sau :
    Võ đường được thành lập bởi Miura Yoshin, 1 y sĩ vùng Nagasaki, Hizen. Ông đã truyền dạy từ từ những năm đầu Tokugawa shogun. Tin rằng sự yếu kém của sức khỏe là do kết hợp thể chất và tinh thần ko hợp lý , ông đã sáng tạo ra vài nguyên lý của jujutsu. Cùng với 2 đệ tử học y của mình, ông đã khám phá ra 21 đòn níu lấy đối thủ và sau cùng là 51 đòn tiếp theo. Sau khi ông chết, các đệ tử của ông đã chia thành 2 võ đường, 1 là Yoshinryu, từ tên của sư phụ Yoshin, và 1 là Miurayu, cũng từ tên của sư phụ.
    Giả thiết tiếp theo là từ 1 văn bản có tên Tenjin Shinyoryu Taiiroku. Trong đó có cuộc hội thoại giữa Iso Mataemon, võ sư của Tenjin Shinyoryu và Terasaki, đệ tử của ông. Nguồn gốc của jujutsu được nói đến như sau : 1 người tên Akiyama ở vùng Nagasaki đến Trung Hoa để học y dược. Ở đó, ông học được 1 loại võ tên hakuda gồm đánh và đấm, rất khác nhau, vì ta biết jujutu chủ yếu là níu và ném.
    Akiyama học được những nguyên lý của hakuda và 28 cách để cứu sống người chết (*_* gì kì vậy). Khi trở về NB, ông bắt đầu dạy võ, nhưng vì chỉ có 1 số đòn, các đệ tử chán nản và bỏ ông. Akiyama đau lòng đến 1 ngôi miếu tên Tenjin ở Tsukushi và ngồi thiền 1 ngày. Ở đây, ông khám phá 303 đòn khác. Điều gì đã dẫn đến điều này vẫn còn là 1 bí mật. 1 ngày có bão tuyết, ông quan sát 1 cây liễu bị bao phủ bởi tuyết. Ko giống cây thông đứng thẳng và bị cơn bão đánh ngã, cây liễu nương theo gió vf ko hề gãy ngã. Từ đây, ông đã suy nghĩ ra những đòn luyện tạp cho jujutsu. Và võ đường của ông tên là Yoshinryu, linh hồn của võ đường cây liễu. (<- dịch bậy *_*)
    Taiiroku lại phủ nhận chuyện Ching đã giới thiệu jujutsu cho NB, nhưng lại xác nhận rằng Akiyama đã học được vài chiêu thức võ thuật Trung Hoa, " nó giống như võ của chúng ta", để nói về loại võ Trung Hoa ấy. Ý kiến này được bản thân chúng tôi đồng ý. Có vẻ như jujutsu bắt nguồn và phát triển ở NB vì 1 số lý do sau :
    1. 1 thể loại võ thuật ko tay ko rất bình thường đối các quốc gia, và ở thời phong kiến thì NB cũng có thẻ phát triển jujutsu.
    2. Kempo Trung Hoa và jujutsu NB khác nhau về các đòn thức của nó.
    3. Sự xuất hiện của 1 môn võ tương tự như jujutsu đã có từ trước khi Ching đến NB.
    4. Những sự việc ko thỏa lý về nguồn gốc của nó.
    5. Loại võ đấu vật của NB đã có từ rất sớm, co snhieefu điểm giống với jujutsu.
    6. Khi võ thuật và nền văn hóa Trung Hoa được cho là cao hơn NB, thì giả thiết này được đưa ra để tạo thêm uy tín cho jujutsu (T_T)
    7. Vào thời cổ, các võ sư của nhiều trờng phái võ thuật khác nhau, như kendo ... chỉ tập luyện ở 1 khu vực nhất định.
    Khi đồng ý vói ý kiến này, chúng tôi lưu ý đến điều đầu tiên : Jujutsu được tập luyện và phát triển ở NB, chứ ko phải ở TH. Ở TH, môn kempo, theo Kikoshinsho, là 1 loại võ thuật đấm và đá.
    Nhưng jujutsu đòi hỏi nhiều hơn. Bên cạnh đó, 1 võ sinh TH được cho rằng đã tập luyện jujutsu mình, trong khi jujutsu đòi hỏi phải tập luyện 2 người.
    Mặc dù thừa nhận rằng có thể Ching đã giới thiệu kempo với NB, ko thể xem kempo và ju là 1 được. Bên cạnh đó, nế Ching đã luyện tập kempo, lẽ ra ông phải đề cập đến trong thi phổ của ông, Geugenshwashiu. Ngoài Ching ram ngời NB rất có thể đa học kempo từ những sách khác như Bubishi, Kikoshinsho ... Chúng ta tin rằng ju là võ thuật NB, vì ju đã phát triển hoàn hảo mà ko cần đến 1 sự trợ giúp nào của TH. Tuy rằng ju ko còn được luyện tập nữa, nhưng ju vân là 1 niềm tự hào về 1 thể loại võ thuật dùng "tâm" của NB.
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bài này chôm của Vovinamus.com
    Triết Lý Cây Tre
    Nguyễn Văn Sen
    Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân ly, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của người làm trai.
    Ba đời bảy họ nhà tre
    Hễ cất lấy gánh, nó đè lên vai
    Hoặc để nói lên lòng thương con vô bờ bến của tình mẫu tử thiêng liêng:
    Ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
    Khó đi mẹ dắt con đi
    Con đi trường học, mẹ đi trường đời
    Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách của dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng.
    Ngay từ thời dựng nước, cây tre đầu làng vốn gần gũi, thân quen, thoáng chốc trở thành vũ khí lợi hại có đủ tính cương nhu, giúp cậu bé làng Gióng đánh tan giặc Ân, sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt.
    Dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước, với các vũ khí lợi hại như cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn... Và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm quân thù bạt vía trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận.
    Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, kết đoàn, tạo thành sức mạnh khó lay chuyển. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ gãy cả bó được minh chứng.
    Thân tre thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ - một đặc tính độc đáo chỉ có ở cây tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân...
    Tính chất nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng.
    Trước những trận đánh quyết định để đảm bảo thắng lợi, chúng ta cần lùi lại để tạo đà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại VN đã chứng minh cụ thể điều đó. Với biểu tượng cây tre, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm vô cùng sống động và phong phú.
    Tóm lại, cây tre biểu tượng cho một nhân cách, một hoài bão cao thượng. Quần thể tre cho thấy một xã hội thuận hòa kỷ cương "tre già măng mọc", chứ không phải tranh sống theo kiểu "cây lớn đè cây nhỏ" giành lấy ánh sáng mặt trời.
    Bắt nguồn từ các quan điểm trên, các bậc thầy Vovinam Việt Võ Đạo quan sát cây tre ở nhiều góc độ, tư duy về lẽ sinh tồn, thành bại để đúc kết xây dựng một lý luận về vận động võ học, một quan niệm nhân sinh. Từ đó xây dựng một con người võ đạo biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, con người võ đạo vẫn biết "vật cùng tắc biến", hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là bài học đầu tiên để nắm các yếu lý của võ thuật.
    Với các phẩm tính có một không hai, cây tre chứa đựng những hình ảnh sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu và luôn hữu dụng cho con người. Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị và đầy lòng yêu thương... cũng là nét văn hóa đậm tính cách dân tộc mà cây tre là một biểu tượng điển hình của tinh thần nhân hòa và nguyên lý cương nhu phối triển.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 19/03/2006
  4. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    địch thủ bất động ta bất động
    địch thủ xuất thủ trứơc địch thủ dính đòn trứơc.
    võ thuật là gì : là làm sao để 2 đốt ngón tay tôi chạm vào mục tiêu.
    thêm cái banh chảnh banh tỏn của lão M
    xem cái tittle của pu nữa
    Được lanpurge sửa chữa / chuyển vào 15:55 ngày 19/03/2006
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hiểu... Chết liền tại chỗ!

Chia sẻ trang này