1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tướng lĩnh đã trực tiếp cầm quân trong chiến tranh VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi My2Cents, 27/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai
    [​IMG]
    Sanh năm 1929 - Chuâ?n tướng 1967 - Thiếu tướng 1974
    Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Trung Ương (1975)
    Thiếu tướng Đỗ Mậu
    [​IMG]
    Sanh năm 1917 - Thiếu tướng 1963
    Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa (1964)
    Chuâ?n Hồ Trung Hậu
    [​IMG]
    Chuâ?n tướng 1971
    Chánh Thanh Tra QĐIII (1975)
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 06:23 ngày 11/11/2006
  2. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Trung tưóng Phạm Tuân,Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
    Sinh ngày 14-2-1947.
    - Gia nhập quân ngũ tháng 9-1965.
    - Là một trong hai phi công Việt nam ,duy nhất trên thế giới hạ gục B-52
    -Là người Á châu thứ hai bay vào vũ trụ
    Ảnh :
    [​IMG]
    Đầu năm 1973, tại trại giam Hoả Lò mà nhiều người biết đến với cái tên Hilton - Hà Nội, diễn ra cuộc trò chuyện giữa Phạm Tuân với viên phi công lái máy bay B52 bị bắn rơi. Viên phi công Mỹ không thể hiểu nổi điều gì đã giúp người Anh hùng của không quân Việt Nam có thể hạ được "pháo đài bay" B52
    [​IMG]
    Ngày 23-7-1980, tại sân bay vũ trụ Baicônua (Liên Xô), tàu vũ trụ Liên Hợp 37 đã đưa Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Victor Vaxilevich Gorơbátcô vào vũ trụ để tiến hành các thí nghiệm khoa học.
  3. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Thiếu tướng Trần Đại Nghiã
    [​IMG]
    Giáo sư Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
    Phạm Quang Lễ sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở miền quê Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, . Mồ côi cha lúc 6 tuổi, mẹ và chị gái đã tần tảo nuôi em vượt khó ăn học. Phạm Quang Lễ luôn ghi nhớ lời căn dặn cuối cùng của cha trước khi đi xa: ?o...phải lo học hành đến nơi đến chốn,? phải biết mang hiểu biết của mình giúp ích cho đời?. Và giữa năm 1933, người thanh niên thông minh giàu nghị lực Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng tú tài: Tú tài ta và tú tài tây. Nhưng vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội để học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm để giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ.
    Được nhà báo Vương Quang Ngươu - một việt kiều trí thức yêu nước tận tâm giúp đỡ, đã vận động Hội ái hữu của Trường Chasseloup-Laubat cấp cho Phạm Quang Lễ học bổng một năm, tháng 9/1935 Anh lên tàu thủy đi Pháp du học.
    Sau những năm tháng học tập cần cù, với trí thông minh và nghị lực cao, Phạm Quang Lễ đã nhận được cùng một lúc ba bằng đại học: Kỹ sư cầu đường, kỹ sư điện và cử nhân toán học. Sau đó Anh còn thi và lấy tiếp bằng Kỹ sư hàng không, bằng của Trường mỏ và Trường đại học bách khoa.
    Ngày 20/10/1946, ***** từ Paris trở về và Phạm Quang Lễ cũng theo Bác trở về Tổ quốc sau hơn 11 năm du học.
    Được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã cùng nhiều đồng chí xây dựng và phát triển ngành quân giới, chế tạo ra nhiều loại vũ khí mới trong điều kiện vô cùng thiếu thốn về vật tư thiết bị, trong đó nổi bật nhất :
    1.Súng và đạn Bazôka
    2.Súng không giật SKZ
    3.Bom bay ( hoả tiễn )
    Súng Bazoka đã làm chiến thuật phòng ngự bằng lô cốt betong ,dày tới 1m nưả nổi,nưả chìm phá sản.Cũng chính nó cùng với đại bác không giật SKZ bắn cháy và chìm nhiều tank và tầu chiến Pháp...
    Ông góp phần quan trọng để quân đội ta chiến thắng trên chiến trường. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã mở nhiều lớp đào tạo và bồi dưỡng lý thuyết và thực hành chế tạo vũ khí cho cán bộ, công nhân ngành quân giới trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Với những cống hiến hết mình, tại Đại hội anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ở Việt Bắc năm 1952, kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, một trong bảy Anh hùng lao động đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Từ những năm 1950 cho đến cuối đời, nhà khoa học Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhà nước tin tưởng và giao nhiều trọng trách quan trọng: Cục trưởng Cục quân giới, Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần rồi Phó chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật (Bộ quốc phòng). Từ Thứ trưởng Bộ Công thương rồi Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, dù ở cương vị nào Ông cũng hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc và lại tiếp tục được cử giữ nhiều trọng trách mới: Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước. Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước.
    Ông là người đứng đầu công trình cải tiến tên lưả Sam-2,vốn để bắn máy bay tầng thấp,bắn rơi được trên 30 máy bay B-52
    bay ở tầng cao trong 12 ngày đêm Tháng Chạp 1972,bẻ gãy đợt tiến công chiến lược cuả Không quân Mỹ vào Hà nội
    Hoà bình lập lại (1975), Ông đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam rồi Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã qua Hiệu trưởng đầu tiên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam, Cố vấn Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Đại biểu quốc hội khoá II, III. Mỗi chặng đường công tác thành công của ông đều được ghi nhận bằng những huân chương và giải thưởng cao quý như: Danh hiệu Anh hùng lao động, huân chương kháng chiến, huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh và còn được bầu là Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (trước đây).
    GS.VS Trần Đại Nghĩa sống rất giản dị, mẫu mực được nhân dân cả nước và đồng nghiệp yêu quý, mến phục. GS.VS Trần Đại Nghĩa là người đại diện xuất sắc cho đội ngũ khoa học nước nhà. Các công trình nghiên cứu của Ông được quốc tế đánh giá cao.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chán.
  5. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Giáo sư Lễ là đồng hương với tôi. Tôi ở Mỹ Lộc, ông ở Chánh Hiệp.
    Ông là người rất giỏi và rất khiêm tốn. Ông từng nói với tôi rằng, trong kháng chiến chống Pháp, vì quá ít kỹ sư, nhất là ngành quân khí, nên ông được lựa chọn để gánh lấy tránh nhiệm, vì ông là một trong số ít người Việt có nghiên cứu ngành này, lại có kiến thức rộng về các lĩnh vực liên quan (như kết cấu, hóa học, cơ khí chính xác...). Tuy nhiên, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thì chúng ta đã có rất nhiều chuyên gia giỏi, đào tạo có bài bản, tiếp thu những công nghệ mới (như điện tử), nên vai trò của ông trong giai đoạn này không giữ vị trí chủ chốt nữa.
    Về vụ dùng SAM2 bắn B52, ngày trước để giữ bí kíp, nên nhà nước ta thường tuyên truyền là SAM2 được cải tiến. Về sau này, chúng ta mới công bố, yếu tố chính để bắn rơi B52 lại chính là chiến thuật bắn, nổi tiếng với "quyểnsổ tay màu đỏ". Thực tế, tầm bắn của SAM2 hoàn toàn có thể bắn rơi B52, nhưng do khi ấy Mỹ đã những chuẩn bị về khí tài gây nhiễu để vô hiệu hóa tên lửa này (cũng cần nhớ VN không ở vị trí như Trung Đông, nên thường "được" đối xử khá tệ bạc. Trớ trêu là chính tại trên chiến trường VN thì những vũ khí lạc hậu của LX lại phát huy tác dụng và trở nên nổi tiếng). Do đó, khi chuẩn bị sử dụng SAM2 để đánh B52, Giáo sư Lễ được giao nhiệm vụ lãnh đạo để nghiên cứu các phương án tận dụng và khắc phục cải tiến toàn bộ hệ thống phòng không về mặt kỹ thuật (không chỉ riêng SAM2). Trong vụ SAM2, cùng với nhóm chuyên gia LX, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận và có những đề xuất cải tiến để chuyển về LX. Những cải tiến này quả thật tăng hiệu suất tiêu diệt máy bay (như các yếu tố tăng khả năng dò tìm, điều khiển, tránh nổ sớm... cho cả tên lửa lẫn rada). Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là chiến thuật bắn đúng. Đây chính là điều mà không quân Mỹ không ngờ đến, dẫn đến "sự thảm bại của B52" chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
  6. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên có những chương trình Nghiên cứu của Viện Sĩ người ta ko thể công bố trên sách báo nên ko thế biết dc những cống hiến của Viện sĩ cho nền Công nghiệp quốc phòng Vn .Chắc có lẽ phải sau 1 thời gian rất dài nữa may ra mới công bố nhỉ ?.Mình nhớ có 1 bài báo đăng phỏng vấn Viện sĩ thì ông có nói đã là Viện sĩ thì ko bao giờ ngừng công việc nghiên cứu của mình ...mặc dù Viện sĩ tuổi đã cao sức yếu nhiều .
    Viện sĩ Trần Đại Nghĩa từng là Hiệu trưởng đầu tiên ở Đh BKHN điều này mình cũng nghe cậu mình từng là SV BKHN nói . Trong phòng truyền thống của Đh BKHn có như thế mà .
    Viện sĩ là 1 trong những trí thức cùng thời với giáo sư Tạ Quang Bửu và Giáo sư cũng là Hieu trưởng của Đh BKHN nữa ...
    Được badinh sửa chữa / chuyển vào 01:28 ngày 12/11/2006
  7. qthac

    qthac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Em tưởng nhiều hơn hai chứ? Bác liệt kê hộ em những ai đã hạ gục được B52 với được không ạ? Cảm ơn bác nhiều.
  8. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Là Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều.Anh hùng Vũ Xuân Thiều đã hi sinh sau khi hạ được chiếc B-52(do khoảng cách giữa 2 máy bay quá gần nên ko kịp tránh-tớ nói theo sách giáo khoa Lịch sử).
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ờ, công nhận gần, sgk lịch sử viết đúng phết, cái "khoảng cách quá gần" ấy chính xác là bằng 0. Ông Thiều ông í bắn sạch cả 2 quả đạn vẫn ko hạ được B52 nên tận dụng luôn máy bay mình làm quả đạn thứ 3 để đánh kiểu kamikaze. Vụ này ít người biết vì sau đó bị giấu nhẹm, Mr. Thiều dù anh dũng nhưng ai cũng học theo tấm gương đó thì có mà hết máy bay. Chỉ mãi sau này sự vụ mới được bạch hoá, trước trên này cũng đã có topic nói chuyện này rồi, mỗi tội Bộ GD ko cập nhật thông tin.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Vụ anh hùng Xuân Thiều suy cho cùng chỉ là giả thiết thôi mà bác. Không chiến trên không thì không ai nhìn thấy được rõ ràng, nhất là ban đêm. Kể cả mấy thằng lái cái B52 bị bắn hạ, lẫn mấy thằng hộ tống đi gần đấy cũng không thể biết chính xác 100% được.

Chia sẻ trang này