1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tướng lĩnh đã trực tiếp cầm quân trong chiến tranh VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi My2Cents, 27/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Trường hợp tướng Hạnh được tuyển mộ là theo chính sách binh vận, khác với các trường hợp cài cắm ngay từ đầu như Phạm Ngọc Thảo, Nguyễn Thành Trung.
  3. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0

    copy lại bài này từ http://5nam.ttvnol.com/f_533/520167/trang-3.ttvn để các bro hiểu thêm...
    QUÂN ĐỘI NAM VIỆT NAM
    .
    Lính và cấp chỉ huy tháng 7-1972
    Peter Braestrup
    Washington Post, 9-7-1972
    .
    Khi những tiền đồn biên giới và thị trấn ngoại biên rơi vào tay Bắc Việt trong tháng 4 và tháng 5, tổng thống Thiệu đối diện với 1 thực tại gai góc: Nhiều tướng lãnh mà Thiệu ưu đãi vì trung thành về chính trị lại gây thảm họa khi làm chỉ huy ở chiến trường.
    Thiệu đã bố trí lại các lực lượng của Sài Gòn 1 cách táo bạo đáng kinh ngạc để đối phó với những khủng hoảng ở chiến trường. tại An Lộc, Kontum, Huế, ông ta ra lệnh tổng động viên mạnh hơn để bổ xung 70.000 lính mới cho những tổn thất trước đó của Nam VN. Ông ta bay đến những bộ chỉ huy tiền tuyến để nói chuyện với các sỹ quan cao cấp và gắn huy chương cho những quân nhân anh dũng.
    Nhưng chủ yếu, những thắng lợi bước đầu của Hà Nội - và những khuyết điểm trong chỉ huy mà họ lộ ra ?" đã không làm cho Thiệu thay đổi ?ohệ thống? chính trị quân sự của Nam VN.
    Thay vì thế, ông ta thường tìm cách cân bằng giữa ?oan toàn chính trị? với nhu cầu quân sự khi ông ta thuyên chuyển đổi chỗ các tư lệnh mặc cho dư luận phản đối.
    Trong con mắt các quan chức Mỹ, và của những nhà bình luận trong nước. Cuộc tổng tấn công của miền Bắc đã không cho cựu tướng 46 tuổi này 1 lựa chọn nào khác: Khi viện trợ Mỹ giảm dần, giới lãnh đạo quân đội không thể tồn tại và duy trì tình trạng ?ochính trị? là phần chính mà ?ochuyên môn quân sự? là phần phụ.
    Dưới áp lực của các biến cố, Thiệu đã cách chức 2 trong số 4 tư lệnh vùng của miền Nam, thay thế 3 trong số 13 tư lệnh sư đoàn, sắp xếp lại khoảng hơn chục vị trí trong số 44 sỹ quan tiểu khu trưởng.
    Kết quả chung, theo người Mỹ, là một ?osự cải thiện khiêm tốn?.
    Thay đổi đáng kể nhất ?" và có lẽ là khó khăn nhất về chính trị cho Thiệu ?" đã xảy ra ở phía bắc lãnh thổ, nơi mà tổn thất quân sự trong tháng 5 đã đe dọa cố đô Huế.
    Tại đây, những mối nguy của nền chính trị quân sự của nam VN ?" như thường thấy ?" trở nên hiển nhiên nhất. Vị chỉ huy Vùng 1 chiến thuật, vốn bao hàm 5 tỉnh phía bắc lãnh thổ, là trung tướng Hoàng Xuân Lãm, 44 tuổi, một sỹ quan mặt mày tròn trĩnh dễ ưa, thích cầm gậy tư lệnh và đội mũ nồi đen của dân thiết giáp. Cú tổng tấn công choáng váng là quá tầm sức của ông ta, và của nhiều tướng khác.
  4. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân
    [​IMG]
    Sanh năm 1923 - Chuâ?n tướng 1964 - Thiếu tướng 1966
    Thượng Nghị Sĩ (1967)
    Chuâ?n tướng Nguyễn Văn Chức
    [​IMG]
    Sanh năm 1928 - Chuâ?n tướng 1973
    Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận (4/1975)
    Chuâ?n tướng Nguyễn Văn Điềm
    [​IMG]
    Chuâ?n tướng 1964
    Tư Lệnh SĐ 1 BB (1975)
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 05:28 ngày 30/11/2006
  5. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Tài liệu sai nhiều quá! Ông Tín phải sửa lại cho cho chính xác chứ!
    Thiếu đâu cái chức Tư lệnh Quân khu IV (1963) rồi. Nhất là trong chức vụ này, tướng Cao đã gánh tránh nhiệm trong trận Ấp Bắc, cũng như bị Đại tá Nguyễn Hữu Hạnh hù đến nỗi không kéo quân về "cứu giá"
    Năm 1963, Lý Tòng Bá hãy còn chỉ huy Chi đoàn 7 M113 với hàm Đại úy. Mười năm sau, 1972, ông ta "mới" được phong hàm Chuẩn tướng.
    Tướng Ba Ngộ được phong Thiếu tướng từ thời Pháp lận (1953), sau về đầu thủ tướng Diệm và được giữ nguyên cấp bậc. Chức vụ cuối cùng của ông là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội đồng tướng lĩnh (1963)
  6. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này thì bác biết là trớt quớt rồi, vì trước năm 1964, VNCH không có hàm Chuẩn tướng.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Chuâ?n tướng Lý Tòng Bá
    Sanh năm 1931 - Chuâ?n tướng 1962
    Tư Lệnh SĐ 22 BB (1972)
    [/QUOTE]
    Năm 1963, Lý Tòng Bá hãy còn chỉ huy Chi đoàn 7 M113 với hàm Đại úy. Mười năm sau, 1972, ông ta "mới" được phong hàm Chuẩn tướng.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ
    Thiếu tướng 1963
    CHT Sở Du Kích Chiến (1956)
    [/QUOTE]
    Tướng Ba Ngộ được phong Thiếu tướng từ thời Pháp lận (1953), sau về đầu thủ tướng Diệm và được giữ nguyên cấp bậc. Chức vụ cuối cùng của ông là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội đồng tướng lĩnh (1963)
    [/QUOTE]
    - Phâ?n vê? tướng Lý To?ng Bá, tôi đaf đánh máy sai tư? 1972 tha?nh 1962. Xin lôfi các bác.
    - Phâ?n vê? tướng Trâ?n Văn Đôn, tôi dịch tư? nguyên ba?n Anh văn cu?a Who''s Who In Vietnam, Vietnam Press, Saigon 1975 ghi:
    - Brigadier General, Joint Chief of Staff, ARVN, 1953-1957
    - Phâ?n vê? tướng Hu?ynh Văn Cao, tôi dịch tư? nguyên ba?n Anh văn cu?a Who''s Who In Vietnam, Vietnam Press, Saigon 1972.
    - Phâ?n vê? tướng Nguyê?n Giác Ngộ, được bác bô? túc thêm chức vụ năm 1963, xin cám ơn bác.
  7. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Trong chủ đề này, để có một thông tin hoàn chỉnh và khách quan, đòi hỏi phải có sự tra cứu ở nhiều tài liệu, để so sánh và đưa ra được những thông tin trung lập và chính xác nhất. Thiết nghĩ, bác Tín cũng nên kiểm tra và cập nhật lại những thông tin này.
    Còn về cấp bậc của tướng André Đôn, sở dĩ có sự khác biệt là vì tướng Đôn được phong hàm Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam vào năm 1955 (trước khi thành lập Quân lực VNCH). Do hệ thống quân hàm bấy giờ theo quân đội Pháp, nên được ghi là Général de Brigade. Who''s who căn theo đó nên dịch thành Brigadier General. Khi bác Tín dịch lại, không chú ý kiểm tra nên dịch luôn thành Chuẩn tướng. Kỳ thực, theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam năm 1950 thì quân hàm Général de Brigade được dịch là Thiếu tướng. Tương tự vậy, cấp bậc Major Gen. người Mỹ dịch từ Général de Division, mà bác dịch là Thiếu tướng, đúng ra phải dịch là Trung tướng.
    Cóp lại đọan đã post trước đây:
    "Để dễ hình dung, các bạn tạm so sánh như sau (QGVN / Liên hiệp Pháp / Mỹ / VNCH sau năm 1964)
    - Thiếu tướng (2 sao) / Général de Brigade / Brigadier General / Chuẩn tướng (1 sao)
    - Trung tướng (3sao) / Général de Division / Major General / Thiếu tướng (2 sao)
    - Đại tướng (4 sao) /Général de Corps d''''Armée / Lieutenant General / Trung tướng (3 sao)
    - Đại tướng 5 sao / Général d''''Armée / General / Đại tướng (4 sao)
    - Thống chế (7 sao) / Maréchal / General of Army / Thống tướng (5 sao).
  8. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiê?u khác bác:
    Chuâ?n tướng 1 sao/Brigadier General/Général de Brigade
    Thiếu tướng 2 sao/Major General/Général de Division
    Trung tướng 3 sao/Lieutenant General/Général de Corps d''''Armée
    Đại tướng 4 sao/General of the Army/Général d''''Armée
    Thống tướng 5 sao/Marshal/Maréchal
    Chu? đê? ơ? đây cốt la? đăng hi?nh cho biết mặt mufi các tướng tham dự trong cuộc chiến VN nên tôi không đê? tâm nhiê?u đến các nga?y tháng. Xin bác bô? túc giu?m phâ?n na?y.
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 05:16 ngày 01/12/2006
  9. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm
    [​IMG]
    Sanh năm 1924 - Chuâ?n tướng 1964 - Thiếu tướng 1965
    Trưởng Phòng Tổng Quản BTTM (1968)
    Trung tướng Nguyễn Văn Là
    [​IMG]
    Thiếu tướng 1958 -Trung tướng 1968
    Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng (1975)
    Chuâ?n tướng Nguyễn Văn Lượng
    [​IMG]
    Chuâ?n tướng 1973
    Tư Lệnh SĐ 2 KQ (1975)

    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 04:52 ngày 01/12/2006
  10. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Cách hiểu này không sai, nếu đặt vào hoàn cảnh sau 1964.
    Trước năm 1964, không có quân hàm Chuẩn tướng (1 sao). Từ năm 1956 (năm thành lập QL VNCH) đến 1963, cấp bậc trên Đại tá là Thiếu tướng (2 sao). Bác Tín có thể thấy rõ là các tướng lĩnh được phong trước 1963 không có ông nào thụ phong Chuẩn tướng, từ Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Đỗ Cao Trí... đều bay thẳng từ Đại tá lên Thiếu tướng.
    Mãi đến năm 1964, tướng Nguyễn Khánh mới đặt ra quân hàm Chuẩn tướng 1 sao. Các tướng lĩnh phong từ 1964 đều từ Đại tá lên Chuẩn tướng (1 sao) rồi mới Thiếu tướng (2 sao). Như trường hợp của các tướng Cao Văn Viên, Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Cao Kỳ...
    Sự lộn xộn này là bởi từ năm 1950 đến 1963, hệ thống quân hàm cấp tướng của QĐ QGVN, sau là QL VNCH chịu ảnh hưởng của hệ thống quân hàm Pháp nên có danh xưng (Quy định về danh xưng cấp bậc của Bộ quốc phòng QGVN 1950):
    - Thiếu tướng (2 sao) / Général de Brigade
    - Trung tướng (3 sao) / Général de Division
    - Đại tướng (4 sao) /Général de Corps d''Armée
    - Đại tướng 5 sao / Général d''Armée
    - Thống chế (7 sao) / Maréchal
    Do đó, thiếu tướng Trần Văn Đôn được ghi cấp bậc theo tiếng Pháp là Général de Brigade (tiếng Anh phiên thành Brigadier General, và bác cũng bụp luôn thành Chuẩn tướng). Tương tự, trung tướng (3 sao) Nguyễn Văn Hinh, nhưng lại chỉ ghi sang tiếng Pháp là Général de Division, trong tiếng Anh chỉ tương đương với Major Gen. thôi (lỡ mà dịch sang tiếng Việt thành Thiếu tướng).
    Sau năm 1964, hệ thống quân hàm tướng mới lại ảnh hưởng theo quân đội Mỹ, từ đó có quy định dịch thuật như sau (quy định về danh xưng cấp bậc của Bộ Quốc phòng VNCH 1967):
    Chuẩn tướng (1 sao) / Brigadier General
    Thiếu tướng (2 sao) / Major General
    Trung tướng (3 sao) / Lieutenant General
    Đại tướng (4 sao) / General
    Thống tướng (5 sao) / General of Army

Chia sẻ trang này