1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tướng lĩnh QĐND Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ptlinh, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    *Trung tuớng còn nhớ gì về những ngày tiến quân vào giải phóng Sài Gòn?
    -Tôi không trực tiếp tham gia các mũi tiến công. Nhưng trước đó, tôi đã tổ chức chu đáo cánh quân phía Nam chuẩn bị tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tình hình lúc ấy theo tin tức ta nắm được, địch có âm mưu: nếu thất thủ Sài Gòn sẽ rút về bên kia sông Tiền để củng cố lực lượng, thành lập chính phủ bốn thành phần. Do đó, tôi được phân công ở lại chỉ huy sở của Miền để trực và chỉ huy hoạt động phối hợp của các quân khu, tỉnh đội; đồng thời kiêm Tư lệnh quân đoàn dự bị nhằm đối phó với âm mưu mới này của địch.
    Sáng 1-5-1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, tôi được phân công đi tiền trạm vào thành phố để chuẩn bị đón Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh và Bộ tư lệnh Miền. Có thể nói, đó là những giờ phút đẹp nhất trong cuộc đời binh nghiệp mà tôi mơ ước.
    *Nhưng Trung tướng vẫn chưa được nghỉ ngơi, khi cuộc chiến biên giới Tây Nam Tổ quốc xảy ra?
    -Là người lính thì chẳng bao giờ có quyền nghỉ ngơi. Sau giải phóng, tôi về nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân khu 7, rồi khi anh Trà ra Bắc làm Tổng tham mưu phó Bộ tổng tham mưu, thì tôi là Quyền tư lệnh quân khu. Trong chiến dịch biên giới Tây Nam, tôi là Tư lệnh tiền phương Quân khu 7, anh Năm Ngà là Phó tư lệnh, đưa một cách quân sang giải phóng Campuchia. Về sau, tôi được điều về làm Phó tổng thanh tra quân đội, cho đến khi về nghỉ an dưỡng chờ quyết định hưu trí.
    *Thưa Trung tướng, một đời vào sinh ra tử, kỷ niệm đẹp nào thờ chinh chiến thường sống lại trong trí nhớ của Trung tướng?
    -Kỷ niệm thì nhiều, đẹp cũng có, đau thương cũng có. Tôi nhớ hoài về hình ảnh của một đồng đội, một vị lãnh đạo là anh Nguyễn Văn Vịnh ở buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Bấy giờ, tôi đang chỉ huy bộ đội chủ lực thì được tin quê nhà Bến Tre bị quân Pháp đánh chiếm. Tỉnh đội trưởng bệnh nặng, không người thay. Bộ tư lệnh khu 8 mới họp bàn, cử người về phụ trách, nhưng bàn mãi mà không ai thích hợp. Tôi xin về. Anh Vịnh lúc ấy đang là Chính uỷ khu 8, không đồng ý. Anh bảo tôi là chỉ huy bộ đội chủ lực, không quen với cơ sở địa phương, sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng lại từng bước lực lượng dân quân du kích tỉnh nhà vừa bị địch đánh phá nặng, gây tổn thất lớn. Dù vậy, cuối cùng do không có người, tôi cũng được phân công về Bến Tre, tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở, dần dần thành lập lại tiểu đoàn. Khi bắt tay vào thực tế, tôi mới thấm thía những ý kiến cân nhắc chân thành và sáng suốt của anh Nguyễn Văn Vịnh.
    *Trong các tướng lĩnh quân đội ta, Trung tướng gần gũi và quí mến ai nhất?
    -Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Chí Thanh.
    *Trung tướng có thể nói vì sao?
    -Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp anh ấy, tôi dã cảm tình ngay. Không phải vì anh ấy là Bộ trưởng, là Tổng tư lệnh đâu mà vì những đức tính toát ra từ con người. Khi tổ chức con đường 559B vào Nam, anh em họp tính toán đi cặp theo Hoàng Sa và Trường Sa, dự kiến mất 5-6 ngày. Thế là chuyến đầu tiên lên đường. Ngày nào Cục tác chiến cũng họp giao ban, do anh Giáp chủ trì. Mỗi lần tôi vào họp, anh Giáp đều hỏi đã có tin tức gì về chuyến tàu chưa. Tôi nhìn anh lắc đầu. Cứ thế. Anh tỏ ra hết sức lo lắng! Đến ngày thứ 11, tôi vào giao ban, anh níu tay tôi hỏi. Tôi cười, nói đã có điện. Anh mừng quá, lấy bức điện vào đóng cửa phòng, đọc. Khi bước trở ra, tôi thấy anh chảy nước mắt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một đồng chí lãnh đạo cao cấp, là người đứng đầu quân đội mà có tình cảm sâu sắc với chiến trường như thế. Thấy anh khóc, tôi không cầm lòng được, cũng khóc theo. Rôi anh Giáp cho mở tất cả thực phẩm dùng đãi khách quốc tế ở nhà họp Quân uỷ Trung ương, để anh em ăn mừng.
    *Với Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, ngoài kỉ niệm nói trên, Trung tướng còn nhớ gì về vị tướng tài ba bạc mệnh này không?
    -Nhiều lắm. Với tôi, anh Vịnh là một người anh lớn mà tôi luôn kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách. Chúng tôi luôn xem nhau như anh em một nhà. Anh Vịnh nguyên là một kỹ sư canh nông của Pháp, một trí thức yêu nước trở thành một nhà cách mạng, một vị chỉ huy có bản lĩnh của quân đội ta. Anh sống rất tình cảm và giúp đỡ anh em cấp dưới một cách chí tình. Chỉ tiếc anh Vịnh ra đi quá sớm!
    Đối với quân khu 8 thời chống Pháp, công lao anh Vịnh rất lớn. Với tư cách là Chính uỷ, anh Vịnh là trung tâm tập hợp đoàn kết mọi lực lượng-có thể nói là một đội quân ô hợp lúc bấy giờ: bao gồm các chi đội độc lập ở trong nước lẫn hải ngoại trở về, vừa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vừa do Đảng dân chủ lãnh đạo. Với sự thuyết phục của anh Vịnh, nhiều Trung ưong uỷ viên Đảng dân chủ, như anh Nguyễn Đăng chẳng hạn-đã trở thành đảng viên Cộng sản, được đề bạt làm Phó tư lệnh Quân khu 8, sau là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. Nếu hiểu được sự tranh giành quyết liệt quyền lãnh đạo trong quân khu bấy giờ giữa Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ thì mới thấy hết công lao của anh Vịnh. Và Quân khu 8 có thể nói là quân khu ổn định nhất của Nam Bộ vào thời điểm cực kỳ rối ren này.
    *Ông còn nhớ gì thời diểm Tướng Vịnh bị kỷ luật?
    -Anh em chúng tôi hoàn toàn không tán thành bản án kỷ luật quá nặng so với sai sót của anh. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là thái độ chấp hành kỷ luật của anh, một đảng viên trung thành, một tướng lãnh, một cán bộ lãnh đạo gương mẫu-bấy giờ anh đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Khi anh em đề nghị anh khiếu nại bản án kỷ luật nặng nề, anh nói: ?oChuyện đã như vậy rồi thì thôi. Anh em đừng bàn bạc xôn xao nữa, không hay. Hãy tập trung vào nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đoàn kết chống Mỹ ở miền Nam!?.
    *Tình cảm của Trung tướng đối với Tướng Vịnh thật đặc biệt. Tôi cũng đã nghe nhiều người nói về nhân cách và tài năng của vị tướng thành Nam này. Thế còn đối với Đại tướng Hoàng Văn Thái, Trung tướng có kỷ niệm nào đáng nhớ?
    -Đại tướng Hoàng Văn Thái là người cao to, đẹp trai, phong cách đàng hoàng, giản dị, thái độ luôn điềm tĩnh, chín chắn, tự tin. Khi đứng trước những vấn đề gay go, khúc mắc, anh Hoàng Văn Thái luôn bình tĩnh, kiên trì giải quyết vấn đề. Anh không bao giờ tỏ ra khoe khoang thành tích của mình. Có thể nói, Hoàng Văn Thái là tướng tham mưu tài ba, điển hình của quân đội ta. Thời gian anh vào Nam làm Tư lệnh Miền, chúng tôi rất gắn bó với nhau. Có những đêm, tôi cùng anh thức uống trà bàn công việc, rồi đờn địp với nhau. Tôi đờn theo kiểu tài tử Nam Bộ. Còn anh Thái đờn theo giai điệu dân gian Bắc Bộ. Có một vài bản, chúng tôi có thể ?ophối? lẫn nhau?
    *Được biết Trung tướng cũng từng là đồng đội thân thiết của nữ tướng Nguyễn Thị Định?
    -Chị Ba Định và tôi là người cùng huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Bích lúc ấy hình như là Tỉnh uỷ viên kiêm Chủ tịch Mặt trận Bình dân tỉnh. Tôi thì hoạt động bí mật, thường liên lạc với anh Bích và anh Nguyễn Văn Nguyễn. Tôi gặp chị Ba Định lần đầu khoảng năm 1936-1937, lúc chị và anh Bích mới thành hôn được vài tháng. Chị Ba Định là một phụ nữ đảm lược, sống giản dị, có tác phong rất dễ gần gũi quần chúng. Với tư cách là Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre thời chống Mỹ, chị là nhân vật nòng cốt đã trực tiếp lãnh đạo thành công phong trào Đồng Khởi. Không những giỏi về đấu tranh chính trị, chị Ba Định còn là nữ tướng sắc sảo, đóng góp nhiều ý kiến hay trên chiến trường.
    *Trung tướng có kỷ niệm vui nào với tướng Định?
    -Nhiều kỷ niệm lắm. Tôi nhớ năm 1947-1948, chị Ba Định đứng ra tổ chức Đại hội phụ nữ tỉnh Bến Tre. Tôi là đai biểu quân sự được mời tới dự. Tính tôi hay chọc phá. Trong đại hội có ?oChương trình thi điền kinh? được dán chữ lớn trên tấm băng-rôn. Vô tình, chữ ?on? của chữ ?ođiền? bị dán ngược thành chữ ?ou?. Tôi đến và phát hiện, liền kêu chị Ba lại trêu chọc. Chị đỏ mặt, cười và đánh tôi: ?oĐồ mắc dịch, cứ cố tìm cho bằng được chuyện để chọc phá?.
    *Gần đây, Tướng Đỗ Mậu của chế độ Việt Nam cộng hoà xuất bản một cuốn hồi ký, Trung tướng có đọc không?
    -Có. Từng là viên tướng nhiều uy quyền của chế độ Sài Gòn cũ, nhưng những gì Đỗ Mậu thể hiện trong hồi ký, tôi cho là tương đối trung thực. Tất nhiên, có nhiều điều mà tôi không thể biết hết được.
    *Thưa Trung tướng, suốt đời chiến đấu, vậy còn thời gian nào Trung tướng dành cho cuộc sống tình cảm riêng tư và gia đình?
    -Thế hệ chúng tôi vừa lớn lên là đã lao vào cuộc chiến đấu vì nền độc lập, tự do của dân tộc, nên thật ít có thời gian nghĩ đến chuyện riêng tư. Riêng gia đình tôi may mắn là đều được trui rèn trong môi trường quân nhân, cả vợ lẫn con cái.
    *Trung tướng gặp bà nhà trong hoàn cảnh nào?
    -Thuở nhỏ chúng tôi là láng giềng của nhau. Cô ấy là một thợ cấy giỏi có tiếng. Chúng tôi thấy tình tình hợp nhau, thương nhau và xin gia đình tổ chức đám cưới. Năm tôi 18 tuổi tham gia cách mạng cũng là năm chúng tôi thành hôn. Sau đó, cô ấy cũng đi cách mạng và vào quân đội. Chúng tôi giúp đỡ, sánh vai cùng nhau đi qua những chặng đường gian khổ lẫn vinh quang của đất nước. Bảy đứa con chúng tôi lần lượt ra đời trong chiến tranh, nay đã khôn lớn, đều tốt nghiệp đại học và đều là quân nhân. Đứa con đầu của chúng tôi là Đồng Văn Be, phi công chiến đấu đã hy sinh trong cuộc đụng độ với không lực Mỹ trên bầu trời miền Bắc. Còn vợ tôi thì vừa mới mất. Hiện tôi đang sống với một gia đình có tất cả 24 cháu nội, ngoại. Tôi đáng ở một ?otrận chiến? mới là dạy dỗ, động viên con cháu để chúng trở thành những công dân có ích cho xã hội.
    *Trung tướng nghĩ gì khi đứng trước cảnh có những thanh thiếu niên bây giờ, trong số ấy có không ít con của những cán bộ, ăn chơi, hút xách, trác tráng, gây rối loạn trật tự an ninh?
    -Tôi hết sức buồn và lo lắng. Trong các cuộc họp đều đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, số thanh niên bị sa đoạ trước ma lực của đồng tiền, theo tôi, chỉ là một bộ phận nhỏ thôi. Do đó, chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng vào lớp trẻ bây giờ trước vận hội mới của đất nước.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thượng tướng Trần Văn Trà
    *Thưa Thượng tướng, một đời lặn lội với chiến trường, bí quyết nào giúp Thượng tướng vẫn giữ được sức khỏe tốt như vậy?
    -Không có bí quyết gì cả. Tôi đi nhiều, làm việc nhiều, tập thể dục và ăn uống điều độ. Thế thôi.
    *Thương tướng có ăn kiêng không?
    -Không. Do ở vùng biển miền Trung từ nhỏ, nên tôi rất thích ăn cá, ăn rau.
    *Còn thú tiêu khiển?
    -Đánh cờ. Hồi còn ở trong rừng thì thỉnh thoảng chơi tú-lơ-khơ. Tôi cũng rất thích chơi ảnh nghệ thuật và mê điện ảnh.
    *Hiện nay, công việc bình thường hàng ngày của Thượng tướng là gì?
    -Một phần thời gian dành cho hội cựu chiến binh, thỉnh thoảng tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước, còn chủ yếu là nghiên cứu lịch sử về tư tưởng, chiến lược, chiến thuật quân sự và viết lại những bài học, kinh nghiệm trong chiến tranh. Ngoài ra, tôi cũng tranh thủ thường xuyên theo dõi tin tức qua báo đài. Tạp chí Kiến thức ngày nay của các bạn thì tôi không bỏ số nào.
    *Thời gian tới, Thượng tướng có dự định cho xuất bản tác phẩm mới nào không?
    -Tôi có viết cuốn hồi ký ?oNhững chặng đường lịch sử B2 thành đồng?. Năm 1982, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã in tập 5-Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Gần đây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in thêm tập 1-?oHoà bình hay chiến tranh? và sách nghiên cứu ?oTư tưởng quân sự Hồ Chí Minh?. Các tập còn lại đang chuẩn bị ra mắt độc giả.
    *Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam cũng như thế giới, vị tướng nào đem lại cho Thượng tướng sự khâm phục lớn lao nhất?
    -Quang Trung Nguyễn Huệ. Tôi chưa thấy vị tướng nào trên thế giới bách chiến bách thắng như ông. Chỉ cần một trận đánh tại Rạch Gầm-Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã đuổi được quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, giải quyết xong một cuộc chiến tranh. Rồi chỉ trong vòng một khoảng thời gian ngắn, thần tốc, Nguyễn Huệ lại đánh tan quân xâm lược Thanh? Cả cách hành quân, cách đánh, nghệ thuật chỉ huy cũng khó ai sánh bằng, rất mưu lược và sáng tạo.
    *Cả một đời vào sinh ra tử, bây giờ nhìn lại, Thượng tướng có cảm thấy hối tiếc điều gì không?
    -Không. Tôi rất thỏa mãn về cuộc đời mình vì đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Tổ quốc, nhân dân giao phó.
    *Xưa Nguyên Công Trứ ở tuổi ?ocổ lai hi? khi nghe tin bờ cõi bị xâm lấn, vẫn thanh gươm yên ngựa sẵn sàng ra trận. Còn bây giờ, nếu đất nước lại lâm nguy, Thượng tướng có sẵn sàng đi Nam về Bắc như xưa không?
    -Sằng sàng, đó là trách nhiệm thiêng liêng của một người lính, một công dân.
    *Thế sao Thượng tướng không trở lại tham gia chính trường?
    -Có lẽ điều này tôi chịu ảnh hưởng tư tưởng Bác Hồ:
    Kháng chiến thành công ta trở lại
    Trăng xưa, hạc cũ, nước non này
    Nhiệm vụ do nhân dân, đất nước giao phó, mình hoàn thành được nhiệm vụ nào trong giai đoạn nào của lịch sử cũng đều rất quí; chỉ vì nhiệm vụ, không nên vì danh lợi, địa vị, chức quyền. Vì lẽ đó, mà cuộc sống bây giờ của tôi rất thư thái. Cuộc đời con người ai cũng phải đến lúc nghỉ ngơi, nhưng nghỉ thế nào, lúc nào cho trọn vẹn, cho thanh thản thì mới là điều quan trọng.
    *Thưa Thượng tướng, tên tuổi Trần Văn Trà không xa lạ gì đối với nhân dân Việt Nam, bạn bè thế giới lẫn cả đối phương trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến. Nhưng để bắt đầu sự nghiệp gian khổ và anh hùng của mình, tuổi thơ Thượng tướng đã gắn bó nơi đâu?
    -Đó là một vùng quê nghèo khó nhưng giàu tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau ở vùng duyên hải miền Trung, một vùng mà phong trào cách mạng rất cao, kể cả thời Văn thân cho đến phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tôi sinh ngày 15-9-1919, tuổi Mùi ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tên thật là Nguyễn Chấn. Gia đình tôi không có ruộng. Cha tôi là thợ xây, còn mẹ tôi mua gánh bán bưng nuôi anh em tôi ăn học. Cha tôi tham gia phong trào cách mạng 1930-1931. Do chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng đó và đọc thơ văn của các bậc tiền bối yêu nước, nên tôi luôn mơ tưởng làm được việc giải phóng dân tộc. Mơ ước tuổi thơ ấy cũng chính là lý tưởng của cả đời tôi. Và 4 câu thơ:
    Vó ngựa trập trùng lên ải Bắc
    Tuyết sường lạnh lẽo giá râu mày
    Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ
    Ngựa hí vang lừng trận gió may
    Không biết tác giả là ai, nhưng nó có tác động đến tâm hồn lãng mạn cách mạng của tôi. Nó diễn tả được tâm trạng và mơ ước tuổi thơ. Vì vậy, khi được cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do, tôi như thoả mãn được ước vọng.
    *Và xuất phát từ đây, Thượng tướng bắt đầu hành trình binh nghiệp của mình?
    -Năm 1936, tôi thi vào trường kỹ nghệ Huế. Tôi tham gia phong trào học sinh yêu nước. Năm 1938, tôi được chi bộ Đảng nhà trường kết nạp Đảng Cộng sản. Năm 1939, tôi vô Sài Gòn làm công nhân hoả xa và tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau đó tôi bị thực dân Pháp bắt. Ra tù, hoạt động bí mật, lại vào tù lần 2. Ngày 22-8-1945 chính phủ Trần Trọng Kim phóng thích tù chính trị, ra khỏi tù tôi tham gia tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Sài Gòn. Tôi bắt liên lạc với Xứ uỷ và được phân công về Kỳ bộ ********* do anh Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách.
    Ngày 23-9-1945, quân Pháp tái chiếm Nam Bộ. Kháng chiến bùng nổ. Tôi trở thành người lính, tham gia trận đầu tiên giữ mặt trận Cầu Bông trong nội thành Sài Gòn. Mặt trận Sài Gòn vỡ. Cơ quan lãnh đạo ta về Mỹ Tho. Tôi xin ở lại Sài Gòn chiến đấu. Trung ương tăng cường cho Nam Bộ lực lượng Nam tiến. Anh Nguyễn Bình vào chỉ huy khu 7, Đào Văn Trường chỉ huy khu 8 và Vũ Đức (tức Hoàng Đình Giong người dân tộc Tày) chỉ huy khu 9. Dù vậy, tình hình vẫn hết sức khó khăn. Sau đó, tôi đưa một bộ phận ?oGiải phóng quân liên quận? về tăng cường, chấn chỉnh khu 8. Tôi cùng anh em lập ra Chi đội 14 (chi đội bằng trung đoàn sau này), tôi làm Chi đội trưởng và bắt đầu xây dựng căn cứ địa Đồng Tháp Mười. Tháng 9-1946, tôi được Trung ương chỉ định làm Khu trưởng khu 8, anh Trương Văn Giàu làm Khu phó, còn anh Nguyễn Văn Vịnh là Chính uỷ. Cuối năm 1947, đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Nam Bộ được thành lập, đó là tiểu đoàn 307 thuộc khu 8. Các khu khác cũng lần lượt thành lập những tiểu đoàn chủ lực. Tiểu đoàn 307 sau này rất nổi tiếng và đi vào thơ, nhạc đấy. Giữa năm 1948, tôi cùng đoàn đại biểu Quân dân chính Nam Bộ được cử ra Việt Bắc báo cáo tình hình với Trung ương. Lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mà khi còn hoạt động bí mật trước năm 1945 tôi từng biết qua tài liệu và tiếng tăm.
    Nam Bộ có bộ đội chủ lực, lại được phát triển củng cố các lực lượng địa phương và dân quân du kích, nên đã đánh thắng những trận vang dội như trận Cổ Cò, Giồng Dứa, Tầm Vu, La Ngà? Nhiều chiến dịch được mở ra. Bấy giờ anh Nguyễn Bình là Tư lệnh Nam Bộ, còn tôi là Phó tư lệnh. Năm 1950, tôi về làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ khu Sài Gòn-Gia Định. Năm 1951, anh Nguyễn Bình ra Bắc và bị hy sinh trên đường đi. Lúc đó, Nam Bộ cũng được chia làm hai phân liên khu: miền Đông gồm các tỉnh tả ngạn và miền Tây gồm các tỉnh hữu ngạn sông Tiền. Miền Đông tôi làm Tư lệnh, anh Phạm Hùng làm Chính uỷ, anh Nguyễn Văn Nguyễn làm Phó tư lệnh. Miền Tây thì anh Lê Hiến Mai làm Tư lệnh, anh Phan Trọng Tuệ làm Chính uỷ. Sau Hiệp định Geneve, tôi chỉ huy lực lượng tập kết ra Bắc và làm Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam.
    *Lúc đó Thượng tướng mới vừa trong 35 tuổi!
    -Vâng, cho đến năm 1956-1958, tôi sang Liên Xô cùng với các anh Nam Long, Vũ Lăng, Vũ Yên, Nguyễn Văn Minh, Đỗ Đức Kiên. Đây là đoàn cán bộ quân sự Việt Nam đầu tiên sang học ở Học viện cao cấp Liên Xô. Nhưng rồi bị bệnh tôi phải về. Năm 1960-1961 mới sang học lại. Từ năm 1959, sau khi có Nghị quyết 15, tôi đã xin vào Nam chiến đấu, nhưng bệnh chưa lành, không được đi. Năm 1963 tôi mới thực hiện được mong ước của mình, là trở về chiến trường xưa với đồng bào Nam Bộ.
    *Được biết, Thượng tướng còn là người trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ đạo việc mở đường 559-đường mòn Hồ Chí Minh, mà báo chí phương Tay gọi là ?otrận đồ bát quái xuyên rừng rậm??
    -Năm 1959, việc tổ chức lực lượng cán bộ tập kết ra Bắc trở vào Nam được đặt ra. Tôi và anh Nguyễn Văn Vịnh đề đạt với Tổng bí thư và được chấp thuận. Tôi được Trung ương và Quân uỷ Trung ương giao nhiệm vụ chọn, huấn luyện, đưa cán bộ tập kết trở về chiến đấu và tổ chức con đường này, trước nhất là vào đến khu 5. Tôi mời anh Võ Bẩm người Quân khu 5, đến giao thực hiện cụ thể kế hoạch? Và nói đến đường mòn Hồ Chí Minh trên Trường Sơn thì cũng phải nhớ tới đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Cùng thời gian làm đường 559, tôi cũng giao cho anh Võ Bẩm tổ chức vận tải đường biển cho đến khu 5 lấy tên là 759. Nhưng rồi bị thất bại. Cho đến năm 1960-1961, nhờ một số đồng chí và ghe thuyền do Trung ương Cục miền Nam phái ra xin vũ khí, tôi nghiên cứu phương án khả thi và cho tổ chức đường 759 trên biển trở lại. Chuyến đầu tiên đi bằng tàu gỗ, khởi hành năm 1962, chở 28 tấn vũ khí, cập bến Rạch Gốc thuộc Cà Mau thành công. Sau mới đóng tàu sắt chở 100 tấn. Tôi mời anh Nguyễn Văn Đảnh, Cục trưởng đường biển, trước làm việc ở Ba Son, tham gia vào việc đóng tàu. Tôi đã trực tiếp lo tổ chức vận chuyển người và vũ khí cả 2 đường 559 và 759 cho đến năm 1963 khi tôi trở về Nam mới giao lại cho Bộ tổng tham mưu phụ trách.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thượng tướng Trần Văn Trà
    *Thưa Thượng tướng, một đời lặn lội với chiến trường, bí quyết nào giúp Thượng tướng vẫn giữ được sức khỏe tốt như vậy?
    -Không có bí quyết gì cả. Tôi đi nhiều, làm việc nhiều, tập thể dục và ăn uống điều độ. Thế thôi.
    *Thương tướng có ăn kiêng không?
    -Không. Do ở vùng biển miền Trung từ nhỏ, nên tôi rất thích ăn cá, ăn rau.
    *Còn thú tiêu khiển?
    -Đánh cờ. Hồi còn ở trong rừng thì thỉnh thoảng chơi tú-lơ-khơ. Tôi cũng rất thích chơi ảnh nghệ thuật và mê điện ảnh.
    *Hiện nay, công việc bình thường hàng ngày của Thượng tướng là gì?
    -Một phần thời gian dành cho hội cựu chiến binh, thỉnh thoảng tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước, còn chủ yếu là nghiên cứu lịch sử về tư tưởng, chiến lược, chiến thuật quân sự và viết lại những bài học, kinh nghiệm trong chiến tranh. Ngoài ra, tôi cũng tranh thủ thường xuyên theo dõi tin tức qua báo đài. Tạp chí Kiến thức ngày nay của các bạn thì tôi không bỏ số nào.
    *Thời gian tới, Thượng tướng có dự định cho xuất bản tác phẩm mới nào không?
    -Tôi có viết cuốn hồi ký ?oNhững chặng đường lịch sử B2 thành đồng?. Năm 1982, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã in tập 5-Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm. Gần đây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in thêm tập 1-?oHoà bình hay chiến tranh? và sách nghiên cứu ?oTư tưởng quân sự Hồ Chí Minh?. Các tập còn lại đang chuẩn bị ra mắt độc giả.
    *Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam cũng như thế giới, vị tướng nào đem lại cho Thượng tướng sự khâm phục lớn lao nhất?
    -Quang Trung Nguyễn Huệ. Tôi chưa thấy vị tướng nào trên thế giới bách chiến bách thắng như ông. Chỉ cần một trận đánh tại Rạch Gầm-Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã đuổi được quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, giải quyết xong một cuộc chiến tranh. Rồi chỉ trong vòng một khoảng thời gian ngắn, thần tốc, Nguyễn Huệ lại đánh tan quân xâm lược Thanh? Cả cách hành quân, cách đánh, nghệ thuật chỉ huy cũng khó ai sánh bằng, rất mưu lược và sáng tạo.
    *Cả một đời vào sinh ra tử, bây giờ nhìn lại, Thượng tướng có cảm thấy hối tiếc điều gì không?
    -Không. Tôi rất thỏa mãn về cuộc đời mình vì đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Tổ quốc, nhân dân giao phó.
    *Xưa Nguyên Công Trứ ở tuổi ?ocổ lai hi? khi nghe tin bờ cõi bị xâm lấn, vẫn thanh gươm yên ngựa sẵn sàng ra trận. Còn bây giờ, nếu đất nước lại lâm nguy, Thượng tướng có sẵn sàng đi Nam về Bắc như xưa không?
    -Sằng sàng, đó là trách nhiệm thiêng liêng của một người lính, một công dân.
    *Thế sao Thượng tướng không trở lại tham gia chính trường?
    -Có lẽ điều này tôi chịu ảnh hưởng tư tưởng Bác Hồ:
    Kháng chiến thành công ta trở lại
    Trăng xưa, hạc cũ, nước non này
    Nhiệm vụ do nhân dân, đất nước giao phó, mình hoàn thành được nhiệm vụ nào trong giai đoạn nào của lịch sử cũng đều rất quí; chỉ vì nhiệm vụ, không nên vì danh lợi, địa vị, chức quyền. Vì lẽ đó, mà cuộc sống bây giờ của tôi rất thư thái. Cuộc đời con người ai cũng phải đến lúc nghỉ ngơi, nhưng nghỉ thế nào, lúc nào cho trọn vẹn, cho thanh thản thì mới là điều quan trọng.
    *Thưa Thượng tướng, tên tuổi Trần Văn Trà không xa lạ gì đối với nhân dân Việt Nam, bạn bè thế giới lẫn cả đối phương trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến. Nhưng để bắt đầu sự nghiệp gian khổ và anh hùng của mình, tuổi thơ Thượng tướng đã gắn bó nơi đâu?
    -Đó là một vùng quê nghèo khó nhưng giàu tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau ở vùng duyên hải miền Trung, một vùng mà phong trào cách mạng rất cao, kể cả thời Văn thân cho đến phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tôi sinh ngày 15-9-1919, tuổi Mùi ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tên thật là Nguyễn Chấn. Gia đình tôi không có ruộng. Cha tôi là thợ xây, còn mẹ tôi mua gánh bán bưng nuôi anh em tôi ăn học. Cha tôi tham gia phong trào cách mạng 1930-1931. Do chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng đó và đọc thơ văn của các bậc tiền bối yêu nước, nên tôi luôn mơ tưởng làm được việc giải phóng dân tộc. Mơ ước tuổi thơ ấy cũng chính là lý tưởng của cả đời tôi. Và 4 câu thơ:
    Vó ngựa trập trùng lên ải Bắc
    Tuyết sường lạnh lẽo giá râu mày
    Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ
    Ngựa hí vang lừng trận gió may
    Không biết tác giả là ai, nhưng nó có tác động đến tâm hồn lãng mạn cách mạng của tôi. Nó diễn tả được tâm trạng và mơ ước tuổi thơ. Vì vậy, khi được cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do, tôi như thoả mãn được ước vọng.
    *Và xuất phát từ đây, Thượng tướng bắt đầu hành trình binh nghiệp của mình?
    -Năm 1936, tôi thi vào trường kỹ nghệ Huế. Tôi tham gia phong trào học sinh yêu nước. Năm 1938, tôi được chi bộ Đảng nhà trường kết nạp Đảng Cộng sản. Năm 1939, tôi vô Sài Gòn làm công nhân hoả xa và tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau đó tôi bị thực dân Pháp bắt. Ra tù, hoạt động bí mật, lại vào tù lần 2. Ngày 22-8-1945 chính phủ Trần Trọng Kim phóng thích tù chính trị, ra khỏi tù tôi tham gia tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Sài Gòn. Tôi bắt liên lạc với Xứ uỷ và được phân công về Kỳ bộ ********* do anh Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách.
    Ngày 23-9-1945, quân Pháp tái chiếm Nam Bộ. Kháng chiến bùng nổ. Tôi trở thành người lính, tham gia trận đầu tiên giữ mặt trận Cầu Bông trong nội thành Sài Gòn. Mặt trận Sài Gòn vỡ. Cơ quan lãnh đạo ta về Mỹ Tho. Tôi xin ở lại Sài Gòn chiến đấu. Trung ương tăng cường cho Nam Bộ lực lượng Nam tiến. Anh Nguyễn Bình vào chỉ huy khu 7, Đào Văn Trường chỉ huy khu 8 và Vũ Đức (tức Hoàng Đình Giong người dân tộc Tày) chỉ huy khu 9. Dù vậy, tình hình vẫn hết sức khó khăn. Sau đó, tôi đưa một bộ phận ?oGiải phóng quân liên quận? về tăng cường, chấn chỉnh khu 8. Tôi cùng anh em lập ra Chi đội 14 (chi đội bằng trung đoàn sau này), tôi làm Chi đội trưởng và bắt đầu xây dựng căn cứ địa Đồng Tháp Mười. Tháng 9-1946, tôi được Trung ương chỉ định làm Khu trưởng khu 8, anh Trương Văn Giàu làm Khu phó, còn anh Nguyễn Văn Vịnh là Chính uỷ. Cuối năm 1947, đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Nam Bộ được thành lập, đó là tiểu đoàn 307 thuộc khu 8. Các khu khác cũng lần lượt thành lập những tiểu đoàn chủ lực. Tiểu đoàn 307 sau này rất nổi tiếng và đi vào thơ, nhạc đấy. Giữa năm 1948, tôi cùng đoàn đại biểu Quân dân chính Nam Bộ được cử ra Việt Bắc báo cáo tình hình với Trung ương. Lần đầu tiên tôi được gặp Bác Hồ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mà khi còn hoạt động bí mật trước năm 1945 tôi từng biết qua tài liệu và tiếng tăm.
    Nam Bộ có bộ đội chủ lực, lại được phát triển củng cố các lực lượng địa phương và dân quân du kích, nên đã đánh thắng những trận vang dội như trận Cổ Cò, Giồng Dứa, Tầm Vu, La Ngà? Nhiều chiến dịch được mở ra. Bấy giờ anh Nguyễn Bình là Tư lệnh Nam Bộ, còn tôi là Phó tư lệnh. Năm 1950, tôi về làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ khu Sài Gòn-Gia Định. Năm 1951, anh Nguyễn Bình ra Bắc và bị hy sinh trên đường đi. Lúc đó, Nam Bộ cũng được chia làm hai phân liên khu: miền Đông gồm các tỉnh tả ngạn và miền Tây gồm các tỉnh hữu ngạn sông Tiền. Miền Đông tôi làm Tư lệnh, anh Phạm Hùng làm Chính uỷ, anh Nguyễn Văn Nguyễn làm Phó tư lệnh. Miền Tây thì anh Lê Hiến Mai làm Tư lệnh, anh Phan Trọng Tuệ làm Chính uỷ. Sau Hiệp định Geneve, tôi chỉ huy lực lượng tập kết ra Bắc và làm Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Việt Nam.
    *Lúc đó Thượng tướng mới vừa trong 35 tuổi!
    -Vâng, cho đến năm 1956-1958, tôi sang Liên Xô cùng với các anh Nam Long, Vũ Lăng, Vũ Yên, Nguyễn Văn Minh, Đỗ Đức Kiên. Đây là đoàn cán bộ quân sự Việt Nam đầu tiên sang học ở Học viện cao cấp Liên Xô. Nhưng rồi bị bệnh tôi phải về. Năm 1960-1961 mới sang học lại. Từ năm 1959, sau khi có Nghị quyết 15, tôi đã xin vào Nam chiến đấu, nhưng bệnh chưa lành, không được đi. Năm 1963 tôi mới thực hiện được mong ước của mình, là trở về chiến trường xưa với đồng bào Nam Bộ.
    *Được biết, Thượng tướng còn là người trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ đạo việc mở đường 559-đường mòn Hồ Chí Minh, mà báo chí phương Tay gọi là ?otrận đồ bát quái xuyên rừng rậm??
    -Năm 1959, việc tổ chức lực lượng cán bộ tập kết ra Bắc trở vào Nam được đặt ra. Tôi và anh Nguyễn Văn Vịnh đề đạt với Tổng bí thư và được chấp thuận. Tôi được Trung ương và Quân uỷ Trung ương giao nhiệm vụ chọn, huấn luyện, đưa cán bộ tập kết trở về chiến đấu và tổ chức con đường này, trước nhất là vào đến khu 5. Tôi mời anh Võ Bẩm người Quân khu 5, đến giao thực hiện cụ thể kế hoạch? Và nói đến đường mòn Hồ Chí Minh trên Trường Sơn thì cũng phải nhớ tới đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Cùng thời gian làm đường 559, tôi cũng giao cho anh Võ Bẩm tổ chức vận tải đường biển cho đến khu 5 lấy tên là 759. Nhưng rồi bị thất bại. Cho đến năm 1960-1961, nhờ một số đồng chí và ghe thuyền do Trung ương Cục miền Nam phái ra xin vũ khí, tôi nghiên cứu phương án khả thi và cho tổ chức đường 759 trên biển trở lại. Chuyến đầu tiên đi bằng tàu gỗ, khởi hành năm 1962, chở 28 tấn vũ khí, cập bến Rạch Gốc thuộc Cà Mau thành công. Sau mới đóng tàu sắt chở 100 tấn. Tôi mời anh Nguyễn Văn Đảnh, Cục trưởng đường biển, trước làm việc ở Ba Son, tham gia vào việc đóng tàu. Tôi đã trực tiếp lo tổ chức vận chuyển người và vũ khí cả 2 đường 559 và 759 cho đến năm 1963 khi tôi trở về Nam mới giao lại cho Bộ tổng tham mưu phụ trách.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    *Thưa Thượng tướng, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, khi chuẩn bị bước đầu, trong tâm tưởng Thượng tướng có khi nào nghĩ rằng sẽ gặp phải thất bại hoặc chỉ thắng lợi ở mức độ nào đó, chứ không thắng lợi hoàn toàn?
    -Thực tế đối đầu với quân nguỵ tại chiến trường chủ yếu, chúng tôi đã hiểu rõ địch, rõ ta, hiểu rõ tương quan lực lượng và nhất là thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn. Sau mùa mưa năm 1974, Trung ương Cục miền Nam đã có hội nghị nhận định tình hình và ra nghị quyết Trung ương Cục để thông qua kế hoạch mùa khô 1974-1975 của Bộ tư lệnh Miền, nhằm đánh lớn thắng lớn. Tháng 9-1974, Trung ương Cục đã nhận định tình hình sẽ diễn biến nhanh, ngụy quân nguỵ quyền đang suy yếu trông thấy. Nếu xảy ra đột biến về quân sự chính trị ở Sài Gòn, chiến trường B2 phải tự mình tiến hành tấn công trận cuối cùng vào sào huyệt địch, kết thúc chiến tranh, mà không để lỡ thời cơ. Cũng từ tháng 9-1974, Trung ương Cục đã dự kiến chủ lực Miền đánh giải phóng Sài Gòn và các tỉnh thuộc B2 phải xây dựng lực lượng ngay, mạnh gấp 2-3 lần, để lúc ấy hiệp đồng tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện và xã giải phóng xã. Tình hình lúc ấy sẽ cho phép như vậy. Và thật ra, đây là kế hoạch chúng tôi ôm ấp từ lâu, bắt đầu từ khi chuẩn bị kế hoạch Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968.
    *Thế lúc ấy, kế hoạch của cả miền Nam, ngoài B2 thì thế nào, thưa Thượng tướng?
    -Trung ương Cục và Quân uỷ Miền đã gởi báo cáo ra Hà Nội và đề nghị Bộ chính trị triệu tập cuộc họp với đại diện tất cả các chiến trường, để bàn kế hoạch thống nhất toàn miền Nam. Tháng 11-1974, tôi và anh Phạm Hùng ra Bắc họp. Hội nghị của Bộ chính trị mở rộng có lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường tham dự vào tháng 12-1974, đã hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Ta phải đánh mạnh vào năm 1975 mới kết thúc thắng lợi vào năm 1976. Thời cơ nằm vào năm 1975, chứ không phải năm 1976. Quyết tâm này được củng cố sau khi ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, mà Bộ chính trị đánh giá trận Phước Long như một đòn ?otrinh sát chiến lược? để ta hiểu rõ Mỹ nguỵ và hiểu ta hơn. Cần phải nắm kịp thời cơ để hành động là mấu chốt của thành công. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, là trí tuệ của lãnh đạo.
    *Thượng tướng đánh giá thế nào về sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Việt Nam cộng hoà Dương Văn Minh?
    -Có nhiều người nghĩ rằng Dương Văn Minh đầu hàng để tránh cho Sài Gòn đổ nát, điều đó hoàn toàn sai lầm. Thật ra lúc ấy Mỹ vận động Nguyễn Văn Thiệu từ chức là có ý muốn nhường ngay ghế tổng thống Sài Gòn cho Dương Văn Minh, để Minh điều đình với ta. Nhưng Thiệu không chịu, mà mượn cớ Hiến pháp nhường cho Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Trần Văn Hương lên cuối ngày 21-4-1975 đến ngày 28-4-1975 mới giao chức Tổng thống lại cho Dương Văn Minh. Đó là ý đồ của đại sứ Mỹ và đại sứ Pháp tại Sài Gòn, mong Dương Văn Minh có thể nói chuyện được với ********* nhằm tránh cái thua triệt để.
    Về phía ta, ta hiểu rõ mưu đồ của địch dùng ngoại giao để chặn bớt thắng lợi của ta, không để ta thắng lợi triệt để. Vì vậy ta đánh mạnh đánh nhanh, thời gian là lực lượng, để địch không còn gì mà nói chuyện. Dương Văn Minh chỉ rủi ro hứng lấy sự đầu hàng vô điều kiện.
    *Khi chỉ huy quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, Thượng tướng có nghĩ rằng sẽ tránh cho Sài Gòn khỏi sự đổ nát?
    -Kế hoạch tấn công chiếm Sài Gòn đã dự kiến chiếm Sài Gòn nguyên vẹn. Thần tốc tấn công mãnh liệt không để cho địch tổ chức kháng cự, bằng 5 mũi dũng mãnh thọc vào trung tâm từ 5 hướng, chiếm cùng lúc 5 mục tiêu trọng yếu. Đó là nghệ thuật quân sự cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ tối đa sinh mệnh của nhân dân, tiết kiệm tối đa máu của chiến sĩ ta và giảm tối đa sát hại binh lính địch.
    *Thượng tướng có cảm tưởng gì khi vào tiếp quản thành phố?
    -Trở lại Sài Gòn nơi tôi từ đó ra đi kháng chiến 30 năm về trước, rồi nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam trong Ban liên hợp quân sự bốn bên tại Tân Sơn Nhất vào năm 1973. Ngày 30-4-1975 là ngày hạnh phúc và đẹp nhất đời tôi. Giấc mơ đời tôi đã thành hiện thực. Nhiệm vụ đã hoàn thành. Và hơn bao giờ hết, lòng tôi chạnh nhớ đến hàng triệu đồng bào, đồng đội đã hy sinh để có được ngày vinh quang. Đó là hình ảnh Trần Đình Xu, người chỉ huy bình tĩnh kiên cường trong mọi tình huống, đã hy sinh anh dũng trong lúc anh đang là Tư lệnh khu Sài Gòn năm 1969. Đó là Sư đoàn trưởng Nguyễn Thế Truyện dũng cảm vô song, là Hai Nhỏ (Nguyễn Văn Nhỏ), Phó tư lệnh Quân khu 8, một con người coi thường gian khổ hiểm nguy. Đó còn là hình ảnh Sáu Tâm (Nguyễn Việt Châu), người em ruột thân thương đã hy sinh anh dũng ở ven Cần Thơ năm 1969 khi làm nhiệm vụ Bí thư thành uỷ lãnh đạo Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa năm Mậu Thân 1968 ở Tây Đô?
    *Thưa Thượng tướng, cả đời gắn bó với chiến trường, vậy còn thời gian nào Thượng tướng dành cho gia đình?
    -Khoảng thời gian trở thành tướng về hưu. Gia đình thì có bà nhà lo?
    *Thượng tướng gặp bà từ lúc nào?
    -Vào năm 1949, khi tôi từ Việt Bắc trở về. Lúc đó vừa xảy ra trận càn lớn của quân Pháp ở Đồng Tháp Mười. Cụ Lê Đình Chi, Trưởng ban quân pháp Nam Bộ bị hy sinh cùng một người con gái ruột của ông. Cụ là một trí thức yêu nước cùng thế hệ với Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn Hưởng, đã tham gia cướp chính quyền ở dinh Gia Long, Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa. Sau cụ làm Trung đoàn trưởng chiến đấu ở Tây Ninh. Rồi Trung tướng Nguyễn Bình mời cụ về phụ trách quân pháp Nam Bộ. Trước tình cảnh mất mát của cụ và gia đình, tôi vô cùng xúc động. Tôi gặp gỡ và chia buồn với bà Lê Đình Chi (tức Lê Thị Tường Lân, nay là Bà mẹ Việt Nam anh hùng) và với người con gái đầu còn lại của cụ, cô Lê Thị Thoa. Không biết tự lúc nào, hai bên có cảm tình nhau. Phải chăng tình cảm riêng tư cũng bắt nguồn từ tình cảm chung yêu thương những người biết xả thân vì nước. Rồi cô ấy chuyển xuống rừng U Minh miền Tây học ngành y. Tôi lên nhận nhiệm vụ ở miền Đông. Lúc ấy tôi cũng chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Mãi cho đến năm 1954, anh em miền Tây mới đánh tiếng môi giới giữa chúng tôi. Thế rồi đám cưới được tổ chức ở Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh). Mấy tháng sau, cả gia đình tập kết ra Bắc. Cô ấy vừa nuôi dạy con vừa công tác và hết sức nhẫn nại, đã học lấy bằng phó tiến sĩ khoa học vào năm 1972. Trở về Nam, cô ấy làm Phó giám đốc Viện Pasteur tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ thì cũng đã về hưu. Nhờ cô ấy lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, thuốc thang mà tôi mới vượt qua được bệnh tật, yên tâm hoàn thành tập hồi ký về cuộc chiến 30 chống Mỹ. Chúng tôi có 3 con, 2 gái, 1 trai và 4 cháu nội, ngoại đang sống hạnh phúc bên nhau.
    *Xin cảm ơn Thượng tướng. Kính chúc Thượng tướng cùng bà luôn hạnh phúc và trường thọ.
    -Cảm ơn anh. Qua Kiến thức ngày nay cho tôi gởi lời chào trân trọng đến tất cả đồng bào, đồng đội nhân ngày 30-4 lịch sử này.
    Cuộc phỏng vấn trên được thực hiện vào tháng 4-1995. Khi tập sách này đến tay bạn đọc thì Thượng tướng Trần Văn Trà đã vĩnh viễn ra đi sau một cơn bạo bệnh vừa đúng một năm (20-4-1996). Sứ mệnh hoành thành. ?oThiên mã? thanh thản và đột ngột ?othăng?, như bốn câu thơ mà vị danh tướng để lại:
    Ra đi hai bàn tay trắng
    Trở về một dải giang sơn
    Trăng xưa, hạc cũ, dòng sông lặng
    Mây nước yê bình, thiên mã thăng
    Thượng tướng Trần Văn Trà đã ngã xuống trên chiến trường. Đây không phải là chiến trường lửa đạn. Đây là chiến trường của tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc, nhân dân và đồng đội. Ông ngã xuống giữa lúc đang tìm kiếm ?ođối tác? ở Singapore mong xây dựng ở Việt Nam một bệnh viện hiện đại để chữa bệnh cho thương bệnh binh, những đồng đội đã từng sát cánh cùng ông trên chiến trường dầu sôi lửa bỏng.
    Tướng Trà ra đi!

  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    *Thưa Thượng tướng, trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, khi chuẩn bị bước đầu, trong tâm tưởng Thượng tướng có khi nào nghĩ rằng sẽ gặp phải thất bại hoặc chỉ thắng lợi ở mức độ nào đó, chứ không thắng lợi hoàn toàn?
    -Thực tế đối đầu với quân nguỵ tại chiến trường chủ yếu, chúng tôi đã hiểu rõ địch, rõ ta, hiểu rõ tương quan lực lượng và nhất là thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn. Sau mùa mưa năm 1974, Trung ương Cục miền Nam đã có hội nghị nhận định tình hình và ra nghị quyết Trung ương Cục để thông qua kế hoạch mùa khô 1974-1975 của Bộ tư lệnh Miền, nhằm đánh lớn thắng lớn. Tháng 9-1974, Trung ương Cục đã nhận định tình hình sẽ diễn biến nhanh, ngụy quân nguỵ quyền đang suy yếu trông thấy. Nếu xảy ra đột biến về quân sự chính trị ở Sài Gòn, chiến trường B2 phải tự mình tiến hành tấn công trận cuối cùng vào sào huyệt địch, kết thúc chiến tranh, mà không để lỡ thời cơ. Cũng từ tháng 9-1974, Trung ương Cục đã dự kiến chủ lực Miền đánh giải phóng Sài Gòn và các tỉnh thuộc B2 phải xây dựng lực lượng ngay, mạnh gấp 2-3 lần, để lúc ấy hiệp đồng tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện và xã giải phóng xã. Tình hình lúc ấy sẽ cho phép như vậy. Và thật ra, đây là kế hoạch chúng tôi ôm ấp từ lâu, bắt đầu từ khi chuẩn bị kế hoạch Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968.
    *Thế lúc ấy, kế hoạch của cả miền Nam, ngoài B2 thì thế nào, thưa Thượng tướng?
    -Trung ương Cục và Quân uỷ Miền đã gởi báo cáo ra Hà Nội và đề nghị Bộ chính trị triệu tập cuộc họp với đại diện tất cả các chiến trường, để bàn kế hoạch thống nhất toàn miền Nam. Tháng 11-1974, tôi và anh Phạm Hùng ra Bắc họp. Hội nghị của Bộ chính trị mở rộng có lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường tham dự vào tháng 12-1974, đã hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Ta phải đánh mạnh vào năm 1975 mới kết thúc thắng lợi vào năm 1976. Thời cơ nằm vào năm 1975, chứ không phải năm 1976. Quyết tâm này được củng cố sau khi ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, mà Bộ chính trị đánh giá trận Phước Long như một đòn ?otrinh sát chiến lược? để ta hiểu rõ Mỹ nguỵ và hiểu ta hơn. Cần phải nắm kịp thời cơ để hành động là mấu chốt của thành công. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, là trí tuệ của lãnh đạo.
    *Thượng tướng đánh giá thế nào về sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Việt Nam cộng hoà Dương Văn Minh?
    -Có nhiều người nghĩ rằng Dương Văn Minh đầu hàng để tránh cho Sài Gòn đổ nát, điều đó hoàn toàn sai lầm. Thật ra lúc ấy Mỹ vận động Nguyễn Văn Thiệu từ chức là có ý muốn nhường ngay ghế tổng thống Sài Gòn cho Dương Văn Minh, để Minh điều đình với ta. Nhưng Thiệu không chịu, mà mượn cớ Hiến pháp nhường cho Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay. Trần Văn Hương lên cuối ngày 21-4-1975 đến ngày 28-4-1975 mới giao chức Tổng thống lại cho Dương Văn Minh. Đó là ý đồ của đại sứ Mỹ và đại sứ Pháp tại Sài Gòn, mong Dương Văn Minh có thể nói chuyện được với ********* nhằm tránh cái thua triệt để.
    Về phía ta, ta hiểu rõ mưu đồ của địch dùng ngoại giao để chặn bớt thắng lợi của ta, không để ta thắng lợi triệt để. Vì vậy ta đánh mạnh đánh nhanh, thời gian là lực lượng, để địch không còn gì mà nói chuyện. Dương Văn Minh chỉ rủi ro hứng lấy sự đầu hàng vô điều kiện.
    *Khi chỉ huy quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, Thượng tướng có nghĩ rằng sẽ tránh cho Sài Gòn khỏi sự đổ nát?
    -Kế hoạch tấn công chiếm Sài Gòn đã dự kiến chiếm Sài Gòn nguyên vẹn. Thần tốc tấn công mãnh liệt không để cho địch tổ chức kháng cự, bằng 5 mũi dũng mãnh thọc vào trung tâm từ 5 hướng, chiếm cùng lúc 5 mục tiêu trọng yếu. Đó là nghệ thuật quân sự cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ tối đa sinh mệnh của nhân dân, tiết kiệm tối đa máu của chiến sĩ ta và giảm tối đa sát hại binh lính địch.
    *Thượng tướng có cảm tưởng gì khi vào tiếp quản thành phố?
    -Trở lại Sài Gòn nơi tôi từ đó ra đi kháng chiến 30 năm về trước, rồi nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam trong Ban liên hợp quân sự bốn bên tại Tân Sơn Nhất vào năm 1973. Ngày 30-4-1975 là ngày hạnh phúc và đẹp nhất đời tôi. Giấc mơ đời tôi đã thành hiện thực. Nhiệm vụ đã hoàn thành. Và hơn bao giờ hết, lòng tôi chạnh nhớ đến hàng triệu đồng bào, đồng đội đã hy sinh để có được ngày vinh quang. Đó là hình ảnh Trần Đình Xu, người chỉ huy bình tĩnh kiên cường trong mọi tình huống, đã hy sinh anh dũng trong lúc anh đang là Tư lệnh khu Sài Gòn năm 1969. Đó là Sư đoàn trưởng Nguyễn Thế Truyện dũng cảm vô song, là Hai Nhỏ (Nguyễn Văn Nhỏ), Phó tư lệnh Quân khu 8, một con người coi thường gian khổ hiểm nguy. Đó còn là hình ảnh Sáu Tâm (Nguyễn Việt Châu), người em ruột thân thương đã hy sinh anh dũng ở ven Cần Thơ năm 1969 khi làm nhiệm vụ Bí thư thành uỷ lãnh đạo Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa năm Mậu Thân 1968 ở Tây Đô?
    *Thưa Thượng tướng, cả đời gắn bó với chiến trường, vậy còn thời gian nào Thượng tướng dành cho gia đình?
    -Khoảng thời gian trở thành tướng về hưu. Gia đình thì có bà nhà lo?
    *Thượng tướng gặp bà từ lúc nào?
    -Vào năm 1949, khi tôi từ Việt Bắc trở về. Lúc đó vừa xảy ra trận càn lớn của quân Pháp ở Đồng Tháp Mười. Cụ Lê Đình Chi, Trưởng ban quân pháp Nam Bộ bị hy sinh cùng một người con gái ruột của ông. Cụ là một trí thức yêu nước cùng thế hệ với Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn Hưởng, đã tham gia cướp chính quyền ở dinh Gia Long, Sài Gòn trong Tổng khởi nghĩa. Sau cụ làm Trung đoàn trưởng chiến đấu ở Tây Ninh. Rồi Trung tướng Nguyễn Bình mời cụ về phụ trách quân pháp Nam Bộ. Trước tình cảnh mất mát của cụ và gia đình, tôi vô cùng xúc động. Tôi gặp gỡ và chia buồn với bà Lê Đình Chi (tức Lê Thị Tường Lân, nay là Bà mẹ Việt Nam anh hùng) và với người con gái đầu còn lại của cụ, cô Lê Thị Thoa. Không biết tự lúc nào, hai bên có cảm tình nhau. Phải chăng tình cảm riêng tư cũng bắt nguồn từ tình cảm chung yêu thương những người biết xả thân vì nước. Rồi cô ấy chuyển xuống rừng U Minh miền Tây học ngành y. Tôi lên nhận nhiệm vụ ở miền Đông. Lúc ấy tôi cũng chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Mãi cho đến năm 1954, anh em miền Tây mới đánh tiếng môi giới giữa chúng tôi. Thế rồi đám cưới được tổ chức ở Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh). Mấy tháng sau, cả gia đình tập kết ra Bắc. Cô ấy vừa nuôi dạy con vừa công tác và hết sức nhẫn nại, đã học lấy bằng phó tiến sĩ khoa học vào năm 1972. Trở về Nam, cô ấy làm Phó giám đốc Viện Pasteur tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ thì cũng đã về hưu. Nhờ cô ấy lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, thuốc thang mà tôi mới vượt qua được bệnh tật, yên tâm hoàn thành tập hồi ký về cuộc chiến 30 chống Mỹ. Chúng tôi có 3 con, 2 gái, 1 trai và 4 cháu nội, ngoại đang sống hạnh phúc bên nhau.
    *Xin cảm ơn Thượng tướng. Kính chúc Thượng tướng cùng bà luôn hạnh phúc và trường thọ.
    -Cảm ơn anh. Qua Kiến thức ngày nay cho tôi gởi lời chào trân trọng đến tất cả đồng bào, đồng đội nhân ngày 30-4 lịch sử này.
    Cuộc phỏng vấn trên được thực hiện vào tháng 4-1995. Khi tập sách này đến tay bạn đọc thì Thượng tướng Trần Văn Trà đã vĩnh viễn ra đi sau một cơn bạo bệnh vừa đúng một năm (20-4-1996). Sứ mệnh hoành thành. ?oThiên mã? thanh thản và đột ngột ?othăng?, như bốn câu thơ mà vị danh tướng để lại:
    Ra đi hai bàn tay trắng
    Trở về một dải giang sơn
    Trăng xưa, hạc cũ, dòng sông lặng
    Mây nước yê bình, thiên mã thăng
    Thượng tướng Trần Văn Trà đã ngã xuống trên chiến trường. Đây không phải là chiến trường lửa đạn. Đây là chiến trường của tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc, nhân dân và đồng đội. Ông ngã xuống giữa lúc đang tìm kiếm ?ođối tác? ở Singapore mong xây dựng ở Việt Nam một bệnh viện hiện đại để chữa bệnh cho thương bệnh binh, những đồng đội đã từng sát cánh cùng ông trên chiến trường dầu sôi lửa bỏng.
    Tướng Trà ra đi!

  6. YanCanCook

    YanCanCook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Có một điều làm em luôn thắc mắc là tại sao một con người dạn dày chiến công , có uy tín lớn trong lòng nhân dân và chiến sĩ miền Nam như tướng Trà lại không được thăng hàm Đại tướng . Tướng Trà là một trong những tướng lĩnh Việt Nam khiến em kính trọng nhất . Bác nào hiểu chuyện , xin giải thích cho em rõ căn nguyên ạ !
  7. YanCanCook

    YanCanCook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Có một điều làm em luôn thắc mắc là tại sao một con người dạn dày chiến công , có uy tín lớn trong lòng nhân dân và chiến sĩ miền Nam như tướng Trà lại không được thăng hàm Đại tướng . Tướng Trà là một trong những tướng lĩnh Việt Nam khiến em kính trọng nhất . Bác nào hiểu chuyện , xin giải thích cho em rõ căn nguyên ạ !
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Tôi nhớ một lần, trong một buổi trò chuyện riêng, có người hỏi tướng Trà: "Tại sao hồi Ba Bình (tức Nguyễn Bình) vào Nam, lại để Ba Bình làm Tư lệnh Nam Bộ (nếu tôi nhớ không lầm thì khi đó, Nguyễn Bình là phái viên Trung ương, sau hội nghị An Phú Xã thì được cử làm Khu trưởng Khu 7, còn tướng Trà khi ấy là Khu khưởng Khu 8. Sau này Nguyễn Bình mới nhận chức Ủy viên Quân sự Nam Bộ), mà không để anh hoặc anh Ba Tô Ký (Thiếu tướng Tô Ký)?". Xin nói thêm, khi đó Nguyễn Bình là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, lại từ Bắc mới vào, còn cả ông Ba Trà và Ba Tô Ký dù còn rất trẻ, đều là dân Cộng sản lâu năm, đi tù miệt mài và gắn bó rất lâu với vùng Nam Bộ. Tôi nhớ khi đó, tướng Trà cười và nói rất nhẹ nhàng: "Khi đó ai nghĩ vậy! Việc nước trên hết!". Khi đó, tôi nghĩ khâm phục tướng Trà hơn, vì sau đó ông còn nói thêm nữa, đại ý là một người đều có công việc của mình, không tham danh lợi, đều vì lý tưởng. Hình như sau này, trong lần phỏng vấn của nhà báo Phan Hoàng, tướng Tô Ký cũng nhắc câu nói này.
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Tôi nhớ một lần, trong một buổi trò chuyện riêng, có người hỏi tướng Trà: "Tại sao hồi Ba Bình (tức Nguyễn Bình) vào Nam, lại để Ba Bình làm Tư lệnh Nam Bộ (nếu tôi nhớ không lầm thì khi đó, Nguyễn Bình là phái viên Trung ương, sau hội nghị An Phú Xã thì được cử làm Khu trưởng Khu 7, còn tướng Trà khi ấy là Khu khưởng Khu 8. Sau này Nguyễn Bình mới nhận chức Ủy viên Quân sự Nam Bộ), mà không để anh hoặc anh Ba Tô Ký (Thiếu tướng Tô Ký)?". Xin nói thêm, khi đó Nguyễn Bình là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, lại từ Bắc mới vào, còn cả ông Ba Trà và Ba Tô Ký dù còn rất trẻ, đều là dân Cộng sản lâu năm, đi tù miệt mài và gắn bó rất lâu với vùng Nam Bộ. Tôi nhớ khi đó, tướng Trà cười và nói rất nhẹ nhàng: "Khi đó ai nghĩ vậy! Việc nước trên hết!". Khi đó, tôi nghĩ khâm phục tướng Trà hơn, vì sau đó ông còn nói thêm nữa, đại ý là một người đều có công việc của mình, không tham danh lợi, đều vì lý tưởng. Hình như sau này, trong lần phỏng vấn của nhà báo Phan Hoàng, tướng Tô Ký cũng nhắc câu nói này.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Thượng tướng Hoàng Cầm
    *Thưa Thượng tướng, Hoàng Cầm là tên thật hay là bí danh?
    -Tên thật của tôi là Đỗ Văn Cầm, còn Năm Thạch hay Hoàng Cầm là những cái tên khác khi gia nhập quân đội. Theo phong trào chung trong Cách mạng tháng Tám, nhiều người đã lấy họ Hoàng như: Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Hoàng Minh Thảo, Hoàng Mười, Hoàng Tùng, Hoàng Đan, Hoàng Phương,?
    *Trước khi bước vào con đường binh nghiệp, tuổi thơ của Thượng tướng bắt đầu từ đâu?
    -Quê tôi ở xã Cao Sơn, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Tôi sinh ngày 30-4-1920, tuổi Thân, trong một gia đình nông dân nghèo. Mẹ mất năm tôi 4 tuổi, đến năm 12 tuổi thì mất cha. Nhà có 4 anh em, do hoàn cảnh như vậy, mỗi người phân tán lưu lạc một nơi. Tôi đi ở đậu cho người ta 5 năm, dưới hình thức con nuôi, nhưng cách đối xử và công việc chẳng khác đứa ở. Khi làm mộ táng cho cha mẹ tôi, họ đưa 3 đồng tiền Đông Dương, đến khi tôi bỏ đi thì họ đòi lại. Tôi ở nhờ làm thuê hết nhà này sang nhà khác, cho đến năm 20 tuổi tôi bỏ làng ra đi, lưu lạc từ Hà Đông đến Hà Nội với nhiều nghề lặt vặt kiếm sống. Cuộc sống vô gia dư của một anh nhà quê không đồng dính túi, buộc tôi phải đi lính khố xanh cho Pháp. Hai năm ở Lai Châu, rồi ********* tuyên truyền, tôi tham gia hoạt động cách mạng. Từ Cách mạng tháng Tám tôi vào Cứu quốc quân, Vệ quốc đoàn, Giải phóng quân tham gia mặt trận Sơn la năm 1947. Lúc bấy giờ, tôi vẫn nghĩ chỉ tham gia quân đội một thời gian rồi quay về quê kiếm vốn buôn bán làm ăn?
    *Những ngày đầu tiên gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam để lại ấn tượng gì trong cuộc đời Thượng tướng?
    -Lớp thanh niên chúng tôi là lớp thanh niên mất nước, được giác ngộ tinh thần dân tộc, đánh đổ thực dân, cứu nước. Họ rất bình dị và trong sáng, sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng. Sau này, chúng tôi mới được giác ngộ giai cấp, kết nạp vào Đảng. Từ Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 cho đến cuối năm 1947, chúng tôi đánh giặc chủ yếu từ vũ khí cướp được của giặc. Ăn uống thì dựa vào nhân dân. Chỉ đến năm 1948 trở đi thì quân ta mới có chế độ về khí tài, lương thực thực phẩm, quân trang? Trong đội quân hỗn hợp ấy, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành. Tôi còn nhớ đôi câu đối vui ghép đầy đủ tên chiến sĩ tiểu đội đầu tiên của tôi:
    Thám Hữu Đào Lan Cầm Thượng Thuý
    Thanh Liêm Miêu Miễn Thưởng Vân Sì
    Hiện nay chỉ còn lại tôi, anh Vân Sì và anh Thưởng, nhưng anh Thưởng thì lâu nay cũng bặt tin.
    *Và từ đây, Thượng tướng bắt đầu cuộc hành trình binh nghiệp của mình?
    -Từ năm 1946 đến 1949 tôi ở Trung đoàn 148 tham gia mặt trận Sơn La, đánh nhau với Quốc dân đảng. Năm 1949 tôi về Trung đoàn Sông Lô (209) làm Tiểu đoàn phó, đánh Đông Khê với quân Pháp. Rồi tôi lên làm Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trung Trung đoàn Sông Lô. Năm 1954, tham gia Điện Biên Phủ, trung đoàn tôi là đơn vị chủ lực, bắt sống tướng De Castrie. Sau Điện Biên, tôi về làm Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 312, khi anh Lê Trọng Tấn và anh Trần Độ chuyển công tác, tôi lên làm Sư đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ vào cuối 1954. Mười năm sau, cuối năm 1964 thì tôi được lệnh vào Nam chiến đấu. Tôi tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch như Phước Long-Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 13, Lộc Ninh? Và cuối cùng là chỉ huy trận đánh Xuân Lộc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Rồi đến năm 1979 đưa Quân đoàn 4 sang giải phóng Campuchia. Đến năm 1981 tôi lên làm Phó tư lệnh đoàn 719 do tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh ở Campuchia. Tháng 5-1982, tôi ra làm Tư lệnh Quân khu 4, đưa cả Sư đoàn 341 theo. Bấy giờ, tình hình Lào bất ổn, tôi được lệnh đưa quân sang đất nước Triệu Voi và ở đấy 5 năm. Sau đó, về làm Tổng thanh tra quân đội 5 năm nữa, rồi mới nghỉ hưu chữa bệnh. Cuộc đời binh nghiệp tôi có thể tóm tắt như thế.
    *Vâng, chỉ cần có thế các nhà văn cũng đã đủ tư liệu viết nên một pho sách quí giá; nhưng thưa Thượng tướng, cuộc đời Hoàng Cầm không chỉ có thế mà còn được biết đến với nhiều giai thoại kỳ thú hơn nhiều. Chẳng hạn như chuyến bí mật vượt đại dương lần đầu vào Nam chiến đấu?
    -Chuyến đi nhớ đời đấy. Một ngày cuối năm 1964, tôi và anh Trần Độ từ Hà Nội bay sang Quảng Châu, Trung Quốc. Bấy giờ, Trung Quốc đang giúp Campuchia xây dựng tuyến đường sắt Sihanoukville-Phnôm Pênh. Chúng tôi cải trang thành công nhân máy tàu trên một chuyến tàu biển chở sắt đường ray sang Campuchia phục vụ công trình trên. Con tàu bắt đầu nhổ neo vào một buổi sáng dày đặc sương mù, lần lượt vượt qua nhiều ?ođiểm nóng? nguy hiểm, hết Hoàng Sa rồi tới Trường Sa do hải quân Việt Nam cộng hoà kiểm soát. Nhằm đánh lạc hướng tình báo địch, con tàu chạy xuống gần đảo quốc Singapore rồi bẻ lái đột ngột hướng lên cảng Sihanoukville. Hải trình kết thúc an toàn sau một tuần hồi hộp vượt đại dương.
    *Rồi Thượng tướng sang chiến trường B2 bằng cách nào?
    -Đến đây thì dễ rồi. Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia đúng hẹn đi xe hơi xuống cảng. Trên xe có 4 người. Hai người xuống xe để tôi và anh Trần Độ thế vào, chạy về Phnôm Pênh. Tới vùng ngoại ô, cơ sở của ta bố trí anh Ba Râu chờ đón sang xe chạy thẳng về nhà kho một thương gia Hoa kiều nằm ngay trung tâm thủ đô. Ít hôm sao, tôi và anh Trần Độ giả Việt kiều đi chơi cuối tuần bằng xe dịch lịch rồi chạy ù sang biên giới nước ta. Anh Huỳnh Kháng Minh chờ sẵn đón chúng tôi. Ba anh em đèo nhau bằng ?ongựa sắt? theo đường mòn cắt rừng qua ngả Cà Tum về Cục R, đang đóng ở Tân Biên thuộc Tây Ninh. Anh Huỳnh Kháng Minh về sau được cử làm Thứ trưởng Bộ thông tin tuyên truyền Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam và đã hy sinh trên đường công tác.
    *Được biết, sau đó Thượng tướng hai lần trở lại Hà Nội cũng qua đường Phnôm Phênh.
    -Nhưng không phải bằng đường biển nữa mà bằng đường hàng không. Tôi lấy hộ chiếu giả Việt kiều, mua vé Hãng Air France bay sang Quảng Châu rồi mới quay về Hà Nội. Bọn tình báo địch đâu có ngờ các tướng ?o*********? gây cho chúng mất ăn mất ngủ ở chiến trường B2, lại có thể ngang nhiên một cách đàng hoàng, công khai trước mặt chúng như vậy.
    *Nghe nói, khi mới đến Phnôm Pênh lần đầu, Thượng tướng còn muốn nghe cả đài miền Bắc?
    -Sau này nghĩ lại mới giật mình. Mày mà lúc ấy anh chủ nhà là thương gia Hoa kiều cản kịp thời, bảo với tôi và anh Trần Độ rằng ở tầng trên đang có địch!
    *Thưa Thượng Tướng, là người trực tiếp thành lập và chỉ huy Quân đoàn 4, quân đoàn chủ lực đầu của Quân giải phóng miền Nam, xin Thượng tướng cho biết vài nét về quân đoàn này?
    -Sau một thời gian vào B2, tôi được lệnh xây dựng sư đoàn 9 chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam. Đây là sư đoàn đàn anh trong cuộc đối đầu với quân Mỹ, về sau được tuyên dương đơn vị anh hùng. Tôi là Sư đoàn trưởng, còn anh Lê Văn Tưởng là Chính uỷ đầu tiên. Sau đó, tôi được cử làm Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Miền. Bấy giờ anh Trần Văn Trà là Tư lệnh thay anh Hoàng Văn Thái. Tôi nhận lệnh thành lập thành lập Quân đoàn 4 vào ngày 20-7-1974, từ 2 sư đoàn chủ lực là Sư đoàn 7 và 9 cùng một số tiểu đoàn binh chủng độc lập. Tôi được phân công làm Tư lệnh, anh Bùi Cát Vũ-Phó tư lệnh, Hoàng Khánh Nghĩa-Tham mưu trưởng, Ba Vinh-hậu cần. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, anh Hoàng Thế Thiện về làm Chính uỷ. Khi sang Campuchia thì tôi kiêm luôn Chính uỷ. Về vai trò Quân đoàn 4 ngay từ khi thành lập đã được giao 2 nhiệm vụ chính: Thứ nhất, là đơn vị chủ lực của B2 (từ khu 6 trở vào), giải phóng các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, hỗ trợ du kích chiến tranh, xây dựng cơ sở. Thứ hai, là đơn vị cơ động của vùng Nam Đông Dương; chính vì vậy mà năm 1979 Quân đoàn 4 mới tiến vào giải phóng Phnôm Pênh.
    Sau khi thành lập, vào ngày 12-12-1974, Quân đoàn 4 tiến hành đánh chiếm và giải phóng toàn bộ tỉnh Phước Long. Đây là trận đánh rất có ý nghĩa chiến lược, vì qua đó, biết được tình hình mạnh yếu của địch, cũng như thấy được thời cơ đã đến mà Trung ương đề ra sách lược mới. Tiếp theo đó, Quân đoàn 4 tiến đánh Bình Long qua Bắc Tây Ninh, Dầu Tiếng, Chơn Thành; đánh từ Mỏ Vẹt đến La Ngà qua Hoài Đức, Tánh Linh, Bà Rịa để hình thành bàn đạp bao vây Sài Gòn từ nhiều hướng. Sau chiến thắng Dầu Tiếng tháng 3-1075, Sư đoàn 9 được lệnh tách khỏi quân đoàn chuyển về làm lực lượng nòng cốt cho Đoàn 232 chiến đấu phía tây nam Sài Gòn. Bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, phiên chế Quân đoàn 4 có ba sư chủ lực là Sư đoàn 7, Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6 được thành lập từ hai trung đoàn chủ lực của Quân khu 7.

Chia sẻ trang này