1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tướng TQ từng đến xâm lược VN

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dieppphi, 23/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dieppphi

    dieppphi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Đại Việt Sử Ký toàn thư, Đại Việt Sử lược của ta đèu chép là 5000 q đó bạn à!
  2. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Muốn đánh 1 nước dĩ nhiên phải chọn thời điểm thích hợp để động binh. Trước đó còn phài dùng nhiều mưu sách như: do thám, nội gián, ly gián, gây bạo động, chia rẽ nội bộ đối phương... Chả có thằng ngu nào đi tấn công 1 nước đang thời hưng thịnh cả.
    Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng là thiện chiến, ngòai ra có địa hình sông núi hiểm trở, lam sơn chướng khí. Bọn giặc phương Bắc chỉ đánh ta những lúc dân tộc chúng ta mất đòan kết, nội bộ trong ngòai lủng củng hoặc lúc giao thời giữa hai dòng họ Phong kiến. Khi dân tộc VN đã đòan kết lại thành 1 khối thì không có 1 kẻ thù nào có thể khuất phục được chúng ta.
    Trở lại vấn đề quân số của các đa quân phương Bắc. Cần phải nhận định rằng đó là những con số phóng đại quá mức. Con số hàng chục vạn quân tôi cho là quá lớn. Không thể có con số đó là vì:
    - Điều kiện dân số, sự phát triển của các đô thị: đánh vào 1 nước giàu và đông dân thì khác với 1 nước nghèo và ít dân. Đánh vào sâu trong lãnh thổ địch mà dân ít, thành nghèo thì lấy đâu ra lương thực và chiến lợi phẩm để nuôi và khao quân?
    - Vấn đề chính trị: đưa tướng giỏi, quân đông cả triệu người khi đánh được VN rồi, ai đảm bảo là chúng không theo gương Triệu Đà xưng vương luôn, ly khai với Trung Nguyên? Làm chính trị phải có tính đa nghi, không khéo được cho đi đánh nước Nam là bị đì, quân ít, tướng dát không chừng. Trong lịch sử chỉ có Thóat Hoan là 1 hòang tử đích thân sang nước Nam thôi, còn lại tòan tướng không phải hòang tộc. Chả dại dì mà nó cho đem theo quân thiện chiến chủ lực cả.
    - Điều hết quân đi đánh nước Nam thì lấy đâu ra quân chống giữ các mặt khác và bảo vệ kinh đô? Nếu cử gần cả triệu quân đánh VN thì quân lực nhà Minh phải có tổng cộng cả chục triệu người. Trong khi sử sách ghi lại vào thời cực thịnh nhà Minh cũng chỉ có chừng hơn triệu đến hai triệu quân mà thôi.
    Tóm lại thì ngòai Mã Viện, còn lại bọn tướng tá đánh sang VN tòan là đồ lởm cả. Quân đội thì lấy từ miền Nam Trung Hoa vốn không thiện chiến và ít phải đánh đấm nên cũng không có gì là ghê gớm lắm. Nhân đây cũng xin có một nhận xét là trên thế giới, khi xảy ra nội chiến thì quân Miền Bắc thường thắng quân miền Nam. Có thể do yếu tố khí hậu, địa lý chăng?
    Nói vậy không phải hạ thấp chiến công của cha ông mình. Trên thế giới hiếm có 1 dân tộc nào bị đô hộ hàng ngàn năm vẫn tồn tại và bền bỉ chiến đấu chống quân thù. Nhưng xin nhớ cho rằng chúng ta không phải mạnh về thể lực, giàu có hay tài nghệ mưu lược mà mạnh về tinh thần đoàn kết và ý chí bất khuất, không bao giờ khuất phục (gọi là lỳ đó).
  3. YoutaMoutechi

    YoutaMoutechi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Mộc Thạnh em ơi. Mà Mộc Thạnh người Minh mà em bảo là con cháu Mộc vương phủ trong Lộc đỉnh ký thời Khang Hi thì cũng đến chịu. Kiến thức cỡ em mà cũng góp chuyện không thấy ngượng sao ?
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần điều động quân lính làm cho xã hội biến động, đều phải cân nhắc ta hay Tàu, Tây đều vậy, đi đánh nước khác, chiến tranh là việc hệ trọng của quốc gia (binh pháp Tôn Tử: "Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh: 1.- Một là đạo.2.- Hai là Thiên.3.- Ba là Địa.4.- Bốn là Tướng. 5.- Năm là Pháp"). Nhà cầm quyền Trung Hoa đều phải biết binh pháp Tôn Tử. Quân tướng sang đánh không tồi, không rởm đâu ợ.
    Số quân lính thường trực phải làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền. Khi điều động đi đánh phương xa sẽ phải tuyển lính ở các châu quận (quân ở kinh đô lo bảo vệ triều đình không thể đưa đi, quân đi đánh thường lấy ở các châu quận) và tuyển thêm lính mới từ dân chúng ở các châu quận. Ở các châu quận, vốn có sẵn quân đội để bảo vệ chính quyền ở châu quận đó, những người này được tuyển ở châu quận đó hoặc tuyển từ các châu quận khác đi lính thú (nói nôm na giống như là nghĩa vụ quân sự ngày nay). Số quân lính ở mỗi châu quận, thường đóng ở trong các thành trì là chỗ quận trị, châu trị, phủ quan lại ở châu quận đó, lấy lúa gạo và các thực phẩm đánh thuế trong dân chúng mà nuôi quân, rất là tốn kém, toàn là sức dân mà ra cả. Quân thường trực ở mỗi châu quận không thể nhiều được, để duy trì đội quân ấy rất nhiều của cải, thóc lúa... => Quân đi đánh xa thường phải chú trọng đến vấn đề thời gian chiến tranh, số lượng lương thảo, đường sá có thuận lợi hay không, cho nên quân số càng ít càng tốt (nhưng phải đảm bao tinh nhuệ, chiến đấu giỏi, quân cốt tinh nhuệ chứ không cần nhiều).
    Mỗi lần chiến tranh, để có lương thảo và các đồ hậu cần, phải tăng cường đánh tô thuế, nông dân bị sức ép nhiều nhất. Trước khi đánh nơi nào đó, thường phải sửa sang cầu đường cho quân đội hành quân thuận lợi, chuyên chở lương thảo, khí giới, lại phải lao dịch, lại còn tâm lý khi chiến tranh (sợ bị die, một đi không trở về nữa) cũng là một vấn đề. Cho nên thường phải chọn những kẻ liều lĩnh, ham lập công danh, kinh nghiệm chiến trường nhiều năm hoặc đã từng phục vụ trong quân đội, trung thành với vua... => Những quân lính phải đi đánh không thuộc hạng tồi (về khả năng chiến đấu và sự tận tâm phục vụ). Không ai chọn kẻ bị bắt ép, nhát gan, chưa đánh đã chạy trong quân ngũ. Nếu không chỉ đi lao dịch trong quân đội, chuyên chở lương thảo.

    Những số liệu trong sử sách, quân số đối phương bao nhiêu thì đối phương là người hiểu rõ nhất, bên ta chép sử thường phải dựa vào tin đồn và thực tế lúc lâm trận và các doanh trại đóng quân mà suy đoán ra (dùng binh đánh giặc là hành động dối trá mà, ai cho đối phương biết thực lực của mình? Hoặc là phao tin đồn lên để thực hiện tâm lý chiến). Sử Tàu chép ít hơn, có thể tin được về số lượng.
    Phần lớn các lục địa trên Trái Đất ở phía bắc bán cầu (phía bắc xích đạo), người ở phương bắc hơn, khí hậu ôn hoà và lạnh giá, con người hoặc có sức chịu đựng và khoẻ hơn. Lúa mì trồng ở xứ ôn đới lạnh và khô, lúa nước trồng ở xứ nóng ẩm. Người bắc Trung Hoa ăn lúa mì, người nam Trung Hoa ăn lúa nước. Người có truyền thống ăn lúa nước có thể trạng không bằng người ăn lúa mì (chiều cao, cân nặng). Người Trung Hoa xưa có câu: "Người Tần béo, người Sở gầy" - Có ý nói người Tần ở phương bắc và tây ăn nhiều thịt và lúa mì nên béo khoẻ, người Sở ở phương nam ăn lúa nước, rau quả nhiều nên yếu và thon. Yếu tố địa lý, khí hậu cũng có lý đấy. Theo ngũ hành, phương bắc Trung Hoa (mệnh Thuỷ) khắc chế phương nam Việt Nam (mệnh Hoả). Tuy nhiên:
    "Ngũ hành tương sinh tương khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp nhau thay đổi, không có mùa nào cố định mãi, bóng mặt trời lúc dài lúc ngắn, vành trăng có khi tròn khi khuyết" - binh pháp Tôn Tử.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 08/02/2008
  5. dieppphi

    dieppphi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Thạnh với Thịnh là 1 bác ơi! Như Châu với Chu đó!
    Kiểm tra lại vốn tiếng Việt đi bác ơi!
  6. dreamdestroyer

    dreamdestroyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    1
    Ý là người đời Minh sao lại là con cháu người đời Thanh được
  7. dieppphi

    dieppphi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Đời Thanh hồi nào!? Nếu bạn chưa rõ thì cứ giở Lộc Đỉnh ký ra coi, vừa ko chán lại được phổ cập kiến thức.
    Mộc vương phủ khởi đầu từ Mộc Anh, là người nổi bật nhất trong 20 đứa con nuôi của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mộc Thạnh (Thịnh) là con trai thứ 2 của Mộc Anh. Họ Mộc đời đời trấn thủ Vân Nam. (Khi sang nước ta, MT ban đầu đóng vai trò hỗ trợ cho Trương Phụ đã xuất phát từ Vân Nam), phần lớn người họ Mộc đều được truy phong Vương tước sau khi chết, nên chỗ ở của họ gọi là Mộc vương phủ, nhưng thật ra chẳng có Vương gia sống nào cả!
  8. dreamdestroyer

    dreamdestroyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    1
    Đó là ý của bạn Moutachi . Còn tôi thì chưa đọc LĐK và chưa bao giờ đọc Kim Dung cả. Xưa nay chỉ đọc Cổ Long thôi. Trong truyện kiếm hiệp, thỉnh thoảng có bổ sung 1 số kiến thức kiểu như: Thanh Long tuyền kiếm là một báu vật, chém sắt như bùn. Ngày xưa cao thủ võ lâm Đặng Dung bên nước Việt sau khi báo thù không thành đã có thơ rằng: Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, kỷ độ Long tuyền đái nguyệt ma (thù trả chưa xong đầu đã bạc, thanh long tuyền kiếm đã bao lần reo mừng dưới ánh trăng)
  9. vnandrei

    vnandrei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Xin lỗi, tớ nhỡ tay cóp nhầm bài của dieppphi ở trên
  10. dieppphi

    dieppphi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Bạn dịch chơi hay dịch thật vậy?

Chia sẻ trang này