1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tuyệt kỹ võ công chùa Thiếu Lâm qua một số tác phẩm của tác giả Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Hero_Zeratul, 01/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Các tuyệt kỹ võ công chùa Thiếu Lâm qua một số tác phẩm của tác giả Kim Dung

    Chùa Thiếu Lâm, Thái Sơn Bắc Đẩu của võ học Trung Nguyên là nơi lưu truyền các thần công ảo diệu uy trấn giang hồ. Các tuyệt kỹ này đã được Kim Dung nhắc đến rất nhiều trong những tác phẩm của mình. Bài viết này có mục đích chính là ?~liệt kê? những tuyệt kỹ trên. Điều này có nghĩa là những thần công sẽ được đề cập đến trong bài viết này là vì đã xuất hiện trong các tác phẩm kiếm hiệp của tác giả Kim Dung chứ không nhất thiết là phải có thật ngoài đời.

    Khi viết bài này tôi đã tham khảo Kiếm Hiệp cốc đồ và tìm thấy hai topic có nội dung liên quan :

    + Luận bàn về Thiếu Lâm Tự trong Kim Dung truyện

    + Tuyệt kỹ chùa Thiếu Thất

    Tuy nhiên, topic thứ nhất có nội dung rộng quá và cũng không có bài nào đề cập riêng đến các tuyệt kỹ võ công. Topic thứ hai thì có liệt kê bảy mươi hai tuyệt kỹ với những trích dẫn cụ thể từ các bài báo có cơ sở thực tế trong khi nội dung của bài viết này lại chỉ đơn thuần dựa vào một số tác phẩm của tác giả Kim Dung. Hơn nữa, tôi cũng chỉ chủ yếu trích dẫn từ hai pho truyện Thiên Long Bát BộỶ Thiên Đồ Long Ký, ngoài ra có tham khảo thêm các bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký, Thần Điêu Hiệp Lữ, Hiệp Khách Hành.

    Khi khảo sát uy lực của các lộ võ công, giữa các tác phẩm đã có sự sai khác nhau khá đáng kể. Ví dụ trong truyện Thiên Long Bát Bộ, Cưu Ma Trí dễ dàng dùng chỉ lực phá tan chiếc hòm gỗ cùng với cả bản lề, đai sắt trong khi ở bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký, việc ngón tay có thể in được dấu vết trên đĩnh vàng đã được coi là cảnh giới của chỉ lực công phu. Hoặc ngay trong truyện Thiên Long Bát Bộ cũng đã có sự không rõ ràng giữa số tuyệt kỹ tối đa mà một người có khả năng luyện được. Tuy nhiên những mâu thuẫn trên không có ý nghĩa lắm và bài viết này cũng không đi sâu vào phân tích những điều trên

    Theo truyền thuyết để lại và cả những khảo cứu nghiêm túc, võ công Thiếu Lâm có tất cả bảy mươi hai tuyệt kỹ, trong chuyện Kim Dung, con số bảy mươi hai luôn được nhắc đến như một tương truyền lâu đời bất di bất dịch. Tuy nhiên, ta còn gặp thêm một số thần công khác ngoài con số bảy mươi hai trên, đó là trường hợp của Dịch Cân Kinh, của Cửu Dương Chân Kinh, ?Vì vậy hai chữ ?otuyệt kỹ? tôi dùng trong topic có nghĩa là những lộ công phu võ học ảo diệu, có uy lực rất lớn. Đó có thể là nội công, là chỉ lực, chưởng pháp, cước pháp hay là trận pháp, trượng pháp, đao pháp ?

    Qua một số tác phẩm kể trên, tôi đã thống kê được 42 tuyệt kỹ sau đây :

    1. Dịch Cân Kinh
    2. Đàn Chỉ Thần Thông
    /**/
    3 + 4. Cửu Dương Thần Công và Thiếu Lâm Cửu Dương Công
    /**/
    5. Đại Lực Kim Cương Chỉ
    /**/
    6. Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công
    /**/
    7. Kim Cương Phục Ma Khuyên
    8. Tu Di Sơn Chưởng
    /**/
    9. Long Trảo Thủ
    /**/
    10. Bát Nhã Chưởng (Bản cũ dịch là Ban Nhược Chưởng)
    11. Ma Ha Chỉ
    12. Đại Kim Cương Quyền
    /**/
    13. Vi Đà Chử
    /**/
    14. Cà Sa Phục Ma Công
    /**/
    15. Niêm Hoa Chỉ
    16. Đa La Diệp Chỉ
    17. Vô Tướng Kiếp Chỉ
    /**/
    18. Đạt Ma Chưởng
    19. Phục Hổ Chưởng
    20. Như Lai Thiên Thủ Pháp
    21. Như Ảnh Tuỳ Hình Thoái
    22. Nhiên Mộc Đao Pháp
    23. Đại Trí Vô Định Chỉ
    24. Khứ Phiền Não Chỉ
    25. Tịch Diệt Trảo
    26. Nhân Đà La Trảo
    /**/
    27. Đại Kim Cương Chưởng
    28. Nhất Phách Lưỡng Tán
    29. Ác Thạc Chưởng
    30. Hổ Trảo Thủ
    31. Ưng Trảo Công
    32. Thiếu Lâm Cầm Nã Thập Bát Đả
    33. Tụ Lý Càn Khôn
    34. Thiên Trúc Phật Chỉ
    35. Thần Chưởng Bát Đả
    36. Kim Cương Thiền Sư Tử Hống
    37. Phục Ma Trượng Pháp
    38. La Hán Phục Ma Thần Công
    39. La Hán Trận Pháp
    40. Đại Vi Đà Chưởng
    41. Ba La Mật Thủ
    42. Tán Hoa Chưởng

    42 công phu trên, có môn công phu hình thành nên bản lĩnh của những đại cao thủ được nhắc đến xuyên suốt cả bộ truyện, có môn chỉ được miêu tả qua một hai chiêu, thậm chí có môn chỉ được đề cập đến qua tên gọi. Do bài viết tương đối dài, tôi sẽ chia thành các bài nhỏ hơn, mỗi bài sẽ đề cập đến một hoặc một số tuyệt kỹ. Trong danh sách trên, mỗi tuyệt kỹ nằm cùng trong một phần được ngăn cách bằng các dấu /**/ sẽ được đề cập đến trong cùng một bài.

    1. Dịch Cân Kinh
    2. Cửu Dương Thần Công và Thiếu Lâm Cửu Dương Công
    3. Đại Lực Kim Cương Chỉ
    4. Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công
    5. Kim Cương Phục Ma Khuyên
    6. Long Trảo Thủ
    7. Tuyệt Kỹ Thiếu Lâm và những người học lén võ công
    7.1 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm và Ba La Tinh
    7.2 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm với Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác
    7.3 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm trong tay Cưu Ma Trí
    7.3.1 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm trong tay Cưu Ma Trí - tại chùa Thiên Long
    7.3.2 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm trong tay Cưu Ma Trí ?" trên núi Thiếu Thất
    8. Dò tìm chương hồi, sưu tầm qua các tác phẩm

    Các tác phẩm của Kim Dung tồn tại một số bản dịch khác nhau, giữa các bản dịch đôi khi có sự sai khác, ví dụ trong bản Thiên Long Bát Bộ cũ có nói đến việc Du Thản Chi ở trong chùa Thiếu Lâm phục dịch Ba La Tinh hơn 1 năm (do đó sẽ có sai khác khi tính thời gian Thản Chi luyện Dịch Chân Kinh). Các trích dẫn sau này sẽ chủ yếu lấy từ hai bộ :

    + Thiên Long Bát Bộ : bản 50 hồi do dịch giả Nguyễn Duy Chính dịch
    + Ỷ Thiên Đồ Long Ký : bản 40 hồi do dịch giả Nguyễn Duy Chính dịch

    Các phần trích dẫn sẽ được để màu xanh (blue) và ghi rõ số hồi, số trang



    Zeratul - The Chief of DarkTemplar




    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 01/03/2004
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    1. Dịch Cân Kinh
    ?oDịch Cân Kinh là bảo điển chí cao vô thượng trong võ học, có điều pháp môn tu tập không phải dễ dàng, cần phải phá được cảnh giới ?ongã tướng, nhân tướng?, trong bụng không còn nghĩ đến chuyện tu tập võ công??
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 29 trang 1473)

    Dịch Cân Kinh là một bản kinh văn bằng tiếng Phạn, bên trong có ẩn dấu các đồ hình minh hoạ quá trình điều khí vận công. Tuy nhiên phần hình lại được vẽ bằng một loại mực mà phải thấm nước mới đọc được. Trước đây, các nhà sư Thiếu Lâm vẫn chỉ biết đến bí kíp qua các câu Phạn ngữ và số người luyện thành thần công này cũng không nhiều. Nếu căn cứ theo truyện Thiên Long Bát Bộ thì Dịch Cân Kinh cũng không phải là một trong 72 tuyệt kỹ, do không tập đúng cách nên các nhà sư Thiếu Lâm còn cho rằng kinh này không linh nghiệm, nên khi bị A Châu lấy trộm mất thì tăng chúng trong chùa tuy tức giận thật nhưng cũng không coi là truyện lớn
    Trong các tác phẩm của Kim Dung (các bộ chữ Thiên, chữ Lộc, chữ Tiếu), số người luyện Dịch Cân Kinh là 5 người. Năm người này là : Phương Chứng đại sư, Lệnh Hồ Xung (Tiếu Ngạo Giang Hồ); Du Thản Chi, Cưu Ma Trí (Thiên Long Bát Bộ), Trừng Quan đại sư (Lộc Đỉnh Ký). Trong 5 người này thì có 4 người luyện thành, còn Cưu Ma Trí thì bị tẩu hoả nhập ma suýt chết.
    Trong Lộc Đỉnh Ký, võ công Thiếu Lâm chỉ được nhắc đến trong một số hồi khi Vi Tiểu Bảo lên chùa Thiếu Lâm xuất gia. Dịch Cân Kinh được Trừng Quan đại sư đề cập tới khi nói về việc luyện Đàn Chỉ Thần Thông. Theo như lời của thủ toạ Bát Nhã Đường thì muốn luyện Dịch Cân Kinh (theo đường lối thông thường) thì trước hết phải luyện qua Niêm Hoa Cầm Nã Chỉ, Bát Nhã Chưởng rồi mới tới Dịch Cân Kinh, khi đã có công phu Dịch Cân Kinh rồi thì có thể luyện được một tuyệt kỹ khác là Đàn Chỉ Thần Thông
    Việc Phương Chứng đại sư luyện thành Dịch Cân Kinh cũng là điều có sẵn, trong hai bộ truyện Thiên Long Bát Bộ và Tiếu Ngạo Giang Hồ chỉ đề cập đến quá trình luyện Dịch Cân Kinh của Du Thản Chi, Cưu Ma Trí và Lệnh Hồ Xung. Trong 3 người trên, chỉ có hai người luyện thành và quá trình luyện Dịch Cân Kinh của hai người này cũng là hoàn toàn ngẫu nhiên. Du Thản Chi luyện Dịch Cân Kinh bắt đầu từ một lần trúng độc hôn mê, vô tình làm theo các tư thế trên đồ hình, Lệnh Hồ Xung luyện Dịch Cân Kinh nhưng lại tưởng đó là tâm pháp luyện khí do Phong Thanh Dương truyền cho. Còn Cưu Ma Trí, một người ?ođại trí, đại tuệ? thì cố công luyện hết tuyệt kỹ Thiếu Lâm, cuối cùng thì bị mất hết võ công nửa đời rèn luyện. Những điều trên quả là ứng với đặc điểm ?ocần phải phá được cảnh giới ?ongã tướng, nhân tướng?, trong bụng không còn nghĩ đến chuyện tu tập võ công??
    Về mức độ tăng tiến kinh hồn của Dịch Cân Kinh thì phải nói đến trường hợp của Du Thản Chi. Vô tình nhặt được bảo điển bằng tiếng Phạn do Tiêu Phong đánh rơi, Du Thản Chi cất giữ Dịch Cân Kinh cũng như một hình thức ?otrả thù?. Sau vụ ám sát Tiêu Phong không thành, Du Thản Chi bị A Tử bắt giữ, bị hành hạ đủ điều và cuối cùng bị chụp vào đầu chiếc ***g sắt. Vì lòng si mê đến độ mù quáng trước A Tử, Du Thản Chi sẵn sàng thò tay vào bình chứa con rết độc. Độc tính của con rết mạnh đến mức chỉ trong phút chốc cánh tay Du Thản Chi đã biến thành màu đen. Du Thản Chi đau đớn lăn lộn khiến mồ hôi thấm vào Dịch Cân Kinh hiện lên đồ hình và những nét vẽ chỉ dẫn. Nhờ làm theo tư thế người trong đồ hình mà chất độc của con rết đã bị hoá giải. Thời gian từ lúc Du Thản Chi bị giam tại Nam Kinh đến khi xảy ra đại hội võ lâm trên núi Thiếu Thất có thể liệt kê như sau :
    + Trong 3 tháng liền, Du Thản Chi vận công theo yếu quyết Dịch Cân Kinh hoá giải chất độc của đủ thứ độc trùng
    + Sau khi hút chất độc của Côn Lôn Băng Tằm và bị đóng băng, Du Thản Chi bắt đầu luyện Dịch Cân Kinh theo đúng thứ tự trong khoảng nửa năm. Lúc này công lực của Thản Chi đã bắt đầu ghê gớm, đốt lửa cứu thầy trò Đinh Xuân Thu thoát khỏi bầy trăn rồi nhận Tinh Tú Lão Quái làm sư phụ.
    + Sau khi gia nhập phái Tinh Tú được 3 ngày, Du Thản Chi đến chùa Thiếu Lâm, vô tình đánh trọng thương Phong Ba Ác và Huyền Thống đại sư
    + Sau 4 ngày nữa : đến nhà Tiết Mộ Hoa, cùng Đinh Xuân Thu đánh bại đoàn người Thiếu Lâm và Yến Tử Ổ.
    + Sau đó 9 ngày : trên núi Lôi Cổ, Du Thản Chi phóng hàn chưởng đẩy lui cột lửa cứu Đinh Xuân Thu. Ngay hôm đó, trong trận chiến giữa Đinh Xuân Thu và Mộ Dung Phục, Du Thản Chi cứu A Tử và gặp Toàn Quan Thanh. Lúc này, công lực của Du Thản Chi đã đủ để trấn áp quần hùng Cái Bang giành ngôi bang chủ.
    + Từ lúc này đến khi Du Thản Chi lên núi Thiếu Thất là khoảng hơn 120 ngày. Con số trên được tính một cách gián tiếp : cùng lúc Du Thản Chi gặp Toàn Quan Thanh thì cũng là lúc Hư Trúc cứu Thiên Sơn Đồng Mỗ, sau đó 85 ngày thì xảy ra trận chiến cuối cùng giữa Đồng Mỗ và Lý Thu Thuỷ, tiếp theo khoảng 25 ngày kể từ lúc Hư Trúc trở về núi Phiêu Miễu cho đến khi giải Sinh Tử Phù cho quần hùng và Hư Trúc quay về Thiếu Lâm. Hư Trúc về chùa Thiếu Lâm chịu phạt được 11 ngày thì Triết La Tinh và Thần Sơn thượng nhân đến chùa, rồi Hư Trúc giao chiến với Cưu Ma Trí và ngay trong ngày hôm đó xảy ra vụ việc quần hùng gặp mặt tại núi Thiếu Thất theo thiếp mời của Du Thản Chi suy tôn võ lâm minh chủ.
    Trên núi Thiếu Thất, Du Thản Chi đã đánh bại Đinh Xuân Thu (nhưng lại bị khống chế vì Đinh Xuân Thu lợi dụng A Tử), đấu chưởng áp đảo Huyền Từ phương trượng, chưởng lực có thể sánh ngang với Tiêu Phong. Tổng cộng hơn một năm rưỡi, từ một kẻ văn dốt võ dát trở thành một trong những cao thủ đệ nhất trong thiên hạ
    Nguyên Dịch Cân Kinh được biết đến như một bản Phạn văn giấu trong Bồ Đề Viện chùa Thiếu Lâm. A Châu lẻn vào chùa Thiếu Lâm lấy trộm được và đưa cho Tiêu Phong. Do không hiểu Phạn ngữ nên Tiêu Phong đã không luyện pho thần công này. A Châu chết đi, Tiêu Phong luôn giữ kinh văn bên người như một vật kỷ niệm. Khi tình cờ gặp Du Thản Chi và biết được uyên nguyên của y với Tụ Hiền Trang, một chút xúc động đã khiến Tiêu Phong làm rơi bảo điển. Du Thản Chi nhặt được Dịch Cân Kinh nhưng sau đó lại bị Cưu Ma Trí đoạt mất. Đại Luân Minh Vương nước Thổ Phồn ham luyện võ công đến mức độ tẩu hoả nhập ma rồi giác ngộ ra chân lý dưới một đáy giếng cạn. Bản kinh văn được trao lại cho Đoàn Dự với mục đích hoàn trả lại cho chùa Thiếu Lâm.
    Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, uy lực của Dịch Cân Kinh được thể hiện qua trận chiến giữa Phương Chứng đại sư và Nhậm Ngã Hành. Mặc dù có Hấp Tinh Đại Pháp nhưng Nhậm Ngã Hành vẫn chịu kém một bậc trước công lực của phương trượng chùa Thiếu Lâm. Ở Tiếu Ngạo Giang Hồ, Dịch Cân Kinh đã được dùng như một bài thuốc giúp cho Lệnh Hồ Xung thoát khỏi sự đe doạ của các luồng chân khí dị chủng. Lệnh Hồ Xung luyện Dịch Cân Kinh dưới sự hướng dẫn của Phương Chứng đại sư với một tâm trạng vô cùng thoải mái. Lúc đó Lệnh Hồ Xung không còn nghĩ gì đến sự sống chết (vì Nhậm Ngã Hành đã hẹn ngày và thề rằng sẽ làm cỏ núi Hằng Sơn). Dịch Cân Kinh luyện thành, các luồng chân khí dị chủng không còn hành hạ Lệnh Hồ Xung nữa. Đúng hẹn, Giáo Chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo lên am Vô Sắc trong một chiếc kiệu tiền hô hậu ủng. Thế nhưng trận chiến thảm khốc đã không xảy ra mà thay vào đó là lời thề ?oThiên thu vạn đại vĩnh vi phu phụ?. Độc giả không được chứng kiến uy lực vô song khi kết hợp thần công Dịch Cân Kinh với sự ảo diệu của Độc Cô Cửu Kiếm mà thay vào đó là giai điệu cầm tiêu hợp tấu của bản ?oTiếu Ngạo Giang Hồ?

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 02/03/2004
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    2. Cửu Dương Thần Công và Thiếu Lâm Cửu Dương Công
    ?oĐóng mở chín mạch dương, ngậm chặt nguyên khí, cuốn sách này được gọi tên là Cửu Dương Chân Kinh?
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký hồi 16 trang 613)
    Đây là thần công xuyên suốt bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Bí quyết luyện Cửu Dương Thần Công được chép trong 4 quyển kinh Lăng Già. Bản kinh Lăng Già này là nguyên bản của Đạt Ma Sư Tổ mang đến Trung Nguyên vì vậy ban đầu, Cửu Dương Thần Công được cho là do Đạt Ma Sư Tổ viết ra, tuy nhiên sau này, Trương Tam Phong có nghi vấn về sự tích của thần công này và đặt ra giả thiết rằng Cửu Dương Thần Công do tăng nhân Thiếu Lâm Trung Thổ nghĩ ra và viết vào lề của các quyển kinh Lăng Già. Nói chung là không có kết luận nào chính xác về tác giả của Cửu Dương Thần Công
    Giác Viễn là một nhà sư già trông coi Tàng Kinh Các của chùa Thiếu Lâm, ông chỉ thích nghiên cứu kinh điển mà không màng đến chuyện luyện võ công. Bí quyết Cửu Dương Thần Công được ông phát hiện từ rất lâu nhưng chỉ được coi là một phương pháp làm cho thân thể khoẻ mạnh. Giác Viên dần dần dạy lại Cửu Dương Chân Kinh cho học trò của mình là Trương Quân Bảo. Hai thầy trò rèn luyện thần công mà không hề nghĩ rằng mình đang luyện một trong những công phu đệ nhất trên giang hồ
    Bắt đầu từ một đoạn trong chương cuối cùng của bộ ?oThần Điêu Hiệp Lữ?, Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây lấy trộm bộ kinh Lăng Già rồi bỏ trốn. Giác Viễn đại sư cùng Trương Quân Bảo đuổi theo đến núi Hoa Sơn, tại đây họ gặp tân Võ Lâm Ngũ Bá : Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp, Trung Ngoan Đồng. Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây giấu bộ kinh vào bụng một con vượn xám nên mọi người không tìm thấy được. Đoạn truyện này đã nói lên uy lực của Cửu Dương Thần Công với người vô tình luyện được ở mức chưa đầy đủ : Giác Viễn đại sư và Trương Quân Bảo hoàn toàn không bị võ công của Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây xâm phạm mà ngược lại còn khiến đối thủ bị thương. Bộ chân kinh mất tích một cách bí ẩn, truyện Thần Điêu Hiệp Lữ kết thúc với cảnh Quách Tương nhìn theo hình bóng Dương Qua và Tiểu Long Nữ đi dần xuống núi
    Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây trốn sang Tây Vực, tuy nhiên cả hai luôn đố kỵ rồi dẫn đến tàn sát lẫn nhau. Trước khi chết, Doãn Khắc Tây gặp Côn Lôn Tam Thánh Hà Túc Đạo, nhờ đến chùa Thiếu Lâm báo với Giác Viễn rằng chân kinh giấu trong bụng con vượn ?okinh tại hầu trung?, tuy nhiên, Hà Túc Đạo lại nghe nhầm thành một câu vô nghĩa ?okim tại du trung? (vàng ở trong dầu). Hà Túc Đạo đến Thiếu Lâm, do hiểu lầm mà xảy ra trận chiến với thầy trò Giác Viễn. Giác Viễn đại sư chân bị xiềng, trên vai gánh đôi thùng sắt đầy nước chống lại với đòn thế ảo diệu của Hà Túc Đạo. Dĩ nhiên là nhà sư chưa hề luyện qua võ công nhưng Hà Túc Đạo cũng không thể dễ dàng áp đảo ông được. Thấy thầy chưởng lực của đối phương uy hiếp, Trương Quân Bảo nhảy vào vòng chiến. Sau 10 chiêu không thắng được đối thủ, Hà Túc Đạo bỏ đi với lời thề không bao giờ đặt chân vào Trung Nguyên. Mọi việc tưởng như đã kết thúc, nào ngờ những chuyện cũ lại bị lôi lên để truy xét, nỗi ám ảnh về cái chết của Khổ Trí thiền sư dưới chưởng của một người đầu đà làm bếp dẫn đến quy định ?otự luyện võ công là có tội?? Giác Viễn gánh Trương Quân Bảo và Quách Tương chạy xuống núi. Trước khi viên tịch, ông tụng lại toàn bộ bản kinh Lăng Già cùng với nội dung Cửu Dương chân kinh. Có tất cả 3 người nghe được là : Trương Quân Bảo, Quách Tương và Vô Sắc Thiền Sư. Do nội dung của Cửu Dương chân kinh lẫn vào với nội dung kinh Lăng Già nên không ai trong số 3 người lĩnh hội được toàn bộ yếu quyết. Sự việc này dẫn đến sự hình thành bí kíp Cửu Dương Công của 3 phái : Võ Đương, Nga Mi, Thiếu Lâm
    Bắt đầu bằng việc Du Đại Nham trên đường hành hiệp thì bị trọng thương, Trương Thúy Sơn vâng lệnh thầy xuống Giang Nam điều tra và gặp Ân Tố Tố. Cả hai lên Vương Bàn Sơn đảo tham dự cuộc dương đao lập uy của Thiên Ưng Giáo rồi bị Tạ Tốn bắt ép lên thuyền ra biển. Con thuyền bị bão tố trôi dạp về phía Bắc, rồi cả 3 người sống với nhau 10 năm trên Băng Hỏa Đảo. Tạ Tốn bày cách đóng bè lợi dụng sức gió đưa mọi người về Trung Thổ còn bản thân ông ta thì ở lại, quyết tâm xa lánh giang hồ. Trên đường về núi Võ Đương, gia đình Trương Thúy Sơn liên tiếp bị tập kích, Trương Vô Kỵ bị Hạc Bút Ông bắt đi. Hạc Bút Ông dùng âm độc Huyền Minh Thần Chưởng tra khảo Trương Vô Kỵ về tung tích của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn và thanh Đồ Long đao. Vô Kỵ nhất định không chịu tiết lộ nơi ở của nghĩa phụ nên bị Hạc Bút Ông đưa lên núi Võ Đương nhằm uy hiếp tinh thần vợ chồng Trương Thúy Sơn. Tuy nhiên, khi Hạc Bút Ông đưa Trương Vô Kỵ lên núi Võ Đương cũng là khi vợ chồng Thúy Sơn tự sát. Trương Tam Phong cứu Trương Vô Kỵ khỏi tay Hạc Bút Ông nhưng cũng phải bó tay trước nội lực âm độc vô tỷ của Huyền Minh thần chưởng đã ngấm sâu vào người Vô Kỵ. Trương Tam Phong dạy Võ Đương Cửu Dương Công cho Trương Vô Kỵ, giúp Vô Kỵ tự hình thành trong người một nguồn nội công thuần dương chống lại công lực âm độc Huyền Minh thần chưởng. Sau 2 năm, Võ Đương Cửu Dương Công của Vô Kỵ đã tiểu thành nhưng âm độc cũng đã phát tán đi các kinh mạch, không cách gì có thể khu trục ra được
    Xót xa giọt máu duy nhất của người học trò thứ 5, Trương Tam Phong không màng gì đến sự ganh đua giữa các đại phái mà đề nghị các phái Nga My, Thiếu Lâm bổ túc thêm về Cửu Dương Công. Tuy nhiên Diệt Tuyệt Sư Thái và Không Văn phương trượng đều không chấp nhận lời đề nghị trên. Trương Tam Phong dắt Vô Kỵ rời khỏi núi Thiếu Thất, trên đường đi ông đã cứu Chu Chỉ Nhược và Thường Ngộ Xuân. Thường Ngộ Xuân dắt Vô Kỵ đến Hồ Điệp Cốc cầu Y Tiên Hồ Thanh Ngưu cứu giúp. Trương Vô Kỵ ở nhà Hồ Thanh Ngưu hai năm, được chữa trị bằng mọi thủ pháp cao minh nhưng bản lĩnh của Điệp Cốc Y Tiên cũng phải bó tay trước Huyền Minh thần chưởng. Trương Vô Kỵ ở nhà Hồ Thanh Ngưu học được y thuật cao siêu, rồi sóng gió giang hồ lại nổi lên, sự xuất hiện của cao thủ các môn phái bị đả thương, của Kim Hoa Bà Bà, của Diệt Tuyệt Sư Thái ? dẫn đến việc Vô Kỵ dẫn Dương Bất Hối sang Tây Vực tìm cha. Trương Vô Kỵ bị lừa gạt, bị truy đuổi rồi cuối cùng phải chạy trốn vào một hang sâu. Trong hang núi, Vô Kỵ tìm được 4 quyển kinh Lăng Già trong bụng con vượn bạch. Luyện xong quyển thứ nhất, âm độc Huyền Minh Thần Chưởng đã bị khu trừ gần hết. Sau 5 năm, luyện xong bí kíp, Trương Vô Kỵ chôn kinh văn, rời hang đá, dấn thân vào giang hồ
    Vì đã được Trương Tam Phong truyền dạy Cửu Dương Công kèm theo kiến thức quảng bác về y học nên Trương Vô Kỵ mới có khả năng tự luyện Cửu Dương thần công một cách nhanh chóng như vậy (tất cả là hơn 5 năm). Rời khỏi hang núi, công lực của Vô Kỵ lúc này đã cao hơn hẳn vợ chồng Hà Thái Xung trưởng môn phái Côn Lôn. Gặp lại Châu Nhi rồi bị phái Nga My bắt giữ, Trương Vô Kỵ vô tình tham gia vào cuộc viễn chinh của 6 đại môn phái chống lại Minh Giáo. Trên sa mạc, Vô Kỵ đứng yên chịu được Cửu Dương Công của phái Nga My. Cửu Dương thần công được ví như nước biển lớn không bao giờ cạn, Trương Vô Kỵ đuổi theo Vi Nhất Tiếu suốt cả ngày rồi bị Thuyết Bất Đắc nhốt vào túi vải mang lên Quang Minh Đỉnh
    Trên Quang Minh Đỉnh, tinh thần bị chấn động trước âm mưu hiểm ác của Thành Côn, sự tức giận, lòng căm thù khiến Cửu Dương Thần Công trong người Vô Kỵ bùng phát. Cửu Dương Chân Khí phá vỡ chiếc túi vải thiên triền bách kết. Đến lúc này quá trình luyện công của Vô Kỵ mới được coi như đại công cáo thành. Trương Vô Kỵ đuổi theo Viên Chân, rồi vô tình luyện được Càn Khôn Đại Na Di. Với căn bản nội công vô địch thiên hạ, rồi kinh nghiệm chiến đầu được rèn luyện qua hàng chục trận chiến khốc liệt, Vô Kỵ trở thành cao thủ đệ nhất ?oquán tuyệt cổ kim, vô song vô đối?
    Cửu Dương Thần Công và Thiếu Lâm Cửu Dương Công không có mặt trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, vì trong Thiên Long Bát Bộ, chùa Thiếu Lâm đã có đủ 72 tuyệt kỹ rồi, mà nếu xét về thời gian thì bối cảnh trong phần đầu của Ỷ Thiên Đồ Long Ký phải sau Thiên Long Bát Bộ mấy trăm năm. Thiếu Lâm Cửu Dương Công không được đề cập đến nhiều, nhưng uy lực của môn công phu này cũng rất ghê gớm. Trong trận chiến với Tạ Tốn, Thành Côn đã dùng Cửu Dương Công do Không Kiến đại sư truyền dạy nhằm hóa giải và phản hồi kình lực Thất Thương Quyền.

    Trương Vô Kỵ cùng Triệu Mẫn lui khỏi giang hồ, Cửu Dương Thần Công sau khi chứng tỏ uy lực tuyệt đối vô song của mình cũng đã vĩnh viễn biệt tích. Cũng không biết sau này ai có cơ duyên lọt vào hang núi trên dãy Côn Lôn tìm được Cửu Dương chân kinh, luyện thành thần công cái thế, lập nên những kỳ tích lẫy lừng ??

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:41 ngày 01/03/2004
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    3. Đại Lực Kim Cương Chỉ
    ?o?
    Trương Thúy Sơn thấy sư phụ trầm ngâm không nói, biết là suy nghĩ của mình không sai, lại gặng tiếp :
    - Sư phụ, trong võ lâm có kỳ nhân dị sĩ nào tự mình luyện thành môn Kim Cương Chỉ này không ?
    Trương Tam Phong chầm chậm lắc đầu, nói :
    - Phái Thiếu Lâm phải mất hàng ngàn năm mới thành được tuyệt kỹ này, không phải một lúc mà xong. Dù có người nào tuyệt đỉnh thông minh cũng không tự mình nghĩ ra được
    Ngừng lại một lát, ông tiếp :
    - Hổi ta còn nhỏ ở chùa Thiếu Lâm, vì chưa được truyền thụ võ công nên đến giờ phút này cũng không biết tại sao tấm thân máu thịt của con người lại có thể luyện đến mức có ngón tay mạnh đến thế?
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký chương 3, trang 118)
    Đây là môn công phu gây ra một nghi án, bí ẩn trong suốt nửa đầu bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Ai đọc chuyện cũng thấy xót thương cho số phận của Du Đại Nham, đệ tử thứ 3 của Trương Tam Phong bị tàn phế 20 năm trời không đi lại được. Môn công phu này cũng gián tiếp góp phần gây nên cái chết của vợ chồng Trương Thuý Sơn, Ân Tố Tố. Mặc dù thương tật của Du Đại Nham không phải là do Ân Tố Tố gây ra, tuy nhiên khi Đại Nham bị đối phương dùng Kim Cương Chỉ lực tra khảo thì chàng đã bị trúng độc không thể cử động được, mà nguyên nhân của chất độc lại từ Thất Tinh Đinh và Văn Tu Châm của anh em nhà họ Ân. Vì mặc cảm có lỗi với sư huynh mà Trương Thuý Sơn đã hoành kiếm tự vẫn rồi Ân Tố Tố cũng chết theo chồng. Sau này, lục hiệp Ân Lê Đình khi rời khỏi Quang Minh Đỉnh cũng bị các nhà sư tập kích, xương chân xương tay bị bóp nát vụn, bản thân bị vứt vào vực cát trên hoang mạc, may mà Ân Lê Đình công lực cao thâm ngậm đá giết quạ rồi được đoàn người của Minh Giáo cứu thoát ? Các vụ tập kích kỳ bí xảy ra mà nạn nhân là đệ tử phái Võ Đương, đối thủ tuy không xưng danh nhưng luôn để lại dấu vết chứng tỏ tuyệt kỹ bí truyền mà cả thiên hạ đều biết là của phái Thiếu Lâm
    Bắt nguồn từ một chiến lược chia rẽ lâu dài do thân vương Mông Cổ Sát Hãn Đặc Mục Nhĩ thi hành mà sau này đến lượt con gái là Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ kế tục, lợi dụng võ công Thiếu Lâm bị Hoả Công Đầu Đà - ***** sáng phái Kim Cương Môn học lén và truyền ra ngoài, Đại Lực Kim Cương Chỉ đã trở thành công cụ gây chia rẽ hai môn phái lớn nhất thời bấy giờ. Cao thủ Võ Đương hai lần bị tuyệt kỹ Thiếu Lâm đánh gẫy xương chân tay, các đầu xương đều bị bóp gẫy vụn, không cách gì khôi phục lại được. Trong lần thứ nhất, một toán người giả làm Võ Đương lục hiệp tiếp nhận Du Đại Nham từ Long Môn Tiêu Cục. Ân Tố Tố nghi ngờ bàm theo thì bị đối phương dùng Mai Hoa Châm (cũng là một môn ám khí bí truyền của phái Thiếu Lâm) đả thương. Du Đại Nham bị tra khảo về thanh đao Đồ Long, bị bẻ gãy xương tay chân, đến các đốt xương ngón tay ngón chân cũng không còn nguyên vẹn. Quả thật lần này, âm mưu đã thành công hơn cả dự kiến ban đầu, Kim Cương Chỉ lực đả thương đệ tử của phái Võ Đương, đĩnh vàng lưu lại 5 vết ngón tay làm chứng, rồi cộng thêm việc Ân Tố Tố tàn sát toàn gia Long Môn tiêu cục mà tổng tiêu đầu Đô Đại Cẩm lại là đệ tử tục gia của phái Thiếu Lâm (việc này bắt nguồn từ việc Ân Tố Tố vào Long Môn tiêu cục kiếm thuốc giải độc trên Mai Hoa Tiêu). Rồi các sự việc khác liên tiếp xâu chuỗi với nhau để 10 năm sau vợ chồng Thuý Sơn, Tố Tố tự sát trên núi Võ Đương. Về ?odanh nghĩa? là do bị các môn phái bức tử nhưng thật ra sự việc khiến Thuý Sơn tự sát chính là mặc cảm có lỗi với sư huynh. Tất cả những điều trên khiến cho đệ tử phái Thiếu Lâm và Võ Đương luôn ?obằng mặt nhưng không bằng lòng? trong hơn 20 năm trời. Lần thứ hai, Ân Lê Đình bị ám hại khi một mình rời khỏi Quang Minh Đỉnh. Mặc dù lần này không rõ ràng là đổ tội cho phái Thiếu Lâm vì ngay lúc đó, chùa Thiếu Lâm và núi Võ Đương liên tiếp bị tấn công với mục đích chia rẽ võ lâm với Minh Giáo nhưng ít ra nó cũng gây nghi ngờ khiến Trương Vô Kỵ kéo quần hùng Minh Giáo tiến lên núi Thiếu Thất vấn tội
    Phải sau hơn nửa pho truyện, các bí mật mới được hé mở. Năm xưa, một người làm bếp âm thầm học lén võ công Thiếu Lâm, đánh chết thủ toạ Đạt Ma Đường là Khổ Trí thiền sư, trốn đi lập nên Kim Cương Môn. Sau này, ít nhất là ba đệ tử của Kim Cương Môn đã làm thuộc hạ cho triều đình nhà Nguyên với các tuyệt kỹ bí truyền như Đại Lực Kim Cương Chỉ, Bát Nhã Kim Cương Chưởng ? Trong truyện không đề cập đến danh tính của cao thủ sử dụng Kim Cương Chỉ lực mà chỉ biết y được gọi là A Tam (chắc chắn danh tính của A Tam và sư huynh của y là A Nhị sẽ bắt đầu từ chữ Cương vì sư đệ của y là Cương Tướng). Tất cả những bí ẩn và uy lực ghê gớm của Đại Lực Kim Cương Chỉ được mô tả qua trận đấu giữa A Tam và Trương Vô Kỵ
    ?o?
    A Tam nghe xong tức giận đến mặt đang đỏ biến thành tím ngắt, rống lên một tiếng, nhảy chồm tới, tay trái lúc thì quyển, lúc thì chưởng, tay phải lại dùng thuần chỉ lực công phu, chộp cào đâm chọc, vồ cào cấu phất, năm ngón tay lúc thì như phán quan bút, lúc thì như điểm huyệt quyết, như đao như kiếm, như thương như kích, thế công cực kỳ ác liệt
    Thái Cực Quyền của Trương Vô Kỵ chưa thuần thục nên tay chân luống cuống chưa ứng phó nổi, đột nhiên nghe xoẹt một tiếng, tay áo đã bị rách một đường, chỉ còn cách thi triển khinh công, vừa chạy vừa né tránh mới tạm thoát được công phu chỉ lực ghê gớm chưa từng thấy kia ??
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký, chương 24, trang 1008)
    Khi bị Trương Tùng Khê chấp vấn, Không Văn phương trượng có trả lời rằng đương thời tại chùa Thiếu Lâm chỉ có 3 sư huynh đệ ông ta và 3 vị tiền bối (chắc là các nhà sư Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp) luyện thành Kim Cương Chỉ. Võ công phật môn uy lực tuyệt luân nhưng luôn lấy từ bi làm gốc, Kim Cương Chỉ lực nát đá, tan vàng nhưng dưới tay những nhà sư Thiếu Lâm chắc chắn không bao giờ dùng vào việc bẻ nát vụn xương tay xương chân người ta đến mức độ ?okhông còn thuốc gì trị được?. Kim Cương Chỉ của Kim Cương Môn xuất phát từ Thiếu Lâm Tự và đã được biến cải đi khiến cho trở thành một môn võ công tàn ác khủng khiếp. Do võ công của Kim Cương Môn không truyền rộng rãi trong Trung Nguyên nên các môn phái đều không biết đến, tuy nhiên điều này đã được Hồ Thanh Ngưu nghiên cứu và ghi chép lại trong y kinh
    ?o ? Tây Vực có một lộ ngoại gia võ công, nghi là bàng chi của phái Thiếu Lâm, thủ pháp thật là quái dị, bẻ gẫy xương chân tay người ta, không có thuốc gì trị được, chỉ có bí dược của chính họ là Hắc Ngọc Đoạn Tục Cao mới có thể cứu thôi, nhưng cao đó phương thức phối chế thế nào thì không truyền ra ngoài??
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký chương 24, trang 1011)
    Trận chiến giữa Trương Vô Kỵ và A Tam kết thúc, kẻ chuyên dùng Kim Cương Chỉ bẻ xương người khác thì nay đến lượt mình bị uy lực Cửu Dương Thần Công đánh gãy vụn xương chân xương tay. Đây cũng chính là dụng ý của Trương Vô Kỵ nhằm lấy Hắc Ngọc Đoạn Tục cao trị thương cho sư bá, sư thúc. Sau này, vết thương của Du Đại Nham và Ân Lê Đình đã được chữa khỏi nhưng Vô Kỵ cũng phải chịu thêm một phen khốn đốn vì ?othuốc giả? dưới bàn tay của cô gái Mông Cổ Triệu Mẫn

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    4. Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công
    ?o? Nào ngờ Phật môn thần công, tuỳ tâm mà phát ra, quyền kình của ta tuy trúng vào bụng nhưng thần công của ông ta đã trải ra khắp mọi nơi. Ta chỉ thấy trời xoay đất chuyển , tim phổi dường như vỡ nát, bị đẩy lui tới bảy tám bước, lưng đụng vào một cái cây, mới dừng lại được ??
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký chương 8 trang 269)
    Được đánh giá là một trong năm đại thần công của phái Thiếu Lâm, cái tên Kim Cương Bất Hoại Thể ban đầu dễ khiến ta liên tưởng đến một công phu tập luyện khiến thân thể cứng hơn sắt thép, như ?okim cương?, không sức mạnh nào có thể xâm phạm nổi. Tuy nhiên, qua trận đấu giữa Không Kiến thần tăng và Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, người đọc có thể thấy môn công phu này còn ảo diệu, tinh thâm hơn gấp nhiều lần
    Tạ Tốn là một người văn võ kiêm toàn, làm đến chức hộ giáo pháp vương của Minh Giáo. Tuy nhiên, toàn gia Tạ Tốn bị sát hại bởi chính sư phụ của ông ta là Hỗn Nguyên Tích Lịch Thủ Thành Côn. Đây là khởi nguồn của một âm mưu lâu dài nhằm tiêu diệt Minh Giáo. Hai lần Tạ Tốn tìm sư phụ để báo thù thì đều bị đánh bại. Đến lần thứ 3, sau khi luyện xong ?oThất Thương Quyền? thì Thành Côn đột nhiên biệt tích. Tạ Tốn trở nên tàn ác, điên loạn tàn sát anh hùng trên giang hồ và để lại dòng chữ ?okẻ giết người là Hỗn Nguyên Tích Lịch Thủ Thành Côn? với mục đích ép sư phụ phải ra mặt. Tiếp tục thực hiện âm mưu, Thành Côn đến Thiếu Lâm, bái Không Kiến thần tăng làm sư phụ và nhờ Không Kiến đứng ra ?ohoá giải oan cừu?. Với tấm lòng từ bi, xả thân để hoá giải kiếp nạn, Không Kiến thần tăng đã đứng yên chịu 13 quyền của Tạ Tốn. Ba quyền đầu, Tạ Tốn dùng ?oTích Lịch Quyền? thì Không Kiến thần tăng vận công chịu đựng. Phải đến lần thứ tư, Thất Thương Quyền được tung ra thì thần công Kim Cương Bất Hoại Thể mới bắt đầu được sử dụng. Thần công này ảo diệu ở chỗ không những khiến công lực của đối phương không xâm phạm được mình mà còn đẩy sức tấn công của đối phương phản kích lại chính kẻ ra đòn. Thất Thương Quyền là tuyệt kỹ chấn sơn của phái Không Động, ?otrong quyền bao gồm bảy kình lực không đều, cương mãnh có, âm nhu có, cương trung hữu nhu có, nhu trung hữu cương có, chém ngang có, đánh thẳng có, ép vào bên trong có. Địch nhân đỡ được kình lực thứ nhất, không đỡ được kình lực thứ hai, nếu đỡ được kình lực thứ hai, đến kình lực thứ ba làm sao đối phó ??? Vậy mà khi đánh vào người Không Kiến thần tăng đều bị dội ngược lại, ?ocương nhu phân minh, từng lớp từng lớp cái nào ra cái nấy?. Tạ Tốn từ đầu còn nương tay, sau thì sử dụng toàn lực, thậm chí còn lừa lúc đối thủ đang nói chuyện để tấn công vậy mà vẫn không thể xâm phạm chút nào đến thân thể gày gò của nhà sư già, bản thân còn bị quyền kình phản hồi lại không tránh khỏi nội thương
    12 quyền liên tiếp tung ra và được hoá giải, hai người đều chờ đợi đòn Thất Thương Quyền cuối cùng. Với Không Kiến đại sư, một huyết cừu trên giang hồ sẽ tiêu tan, các đồng đạo võ lâm vô tội sẽ không bị tàn sát nữa. Với Tạ Tốn, mối thù toàn gia sẽ vĩnh viễn không bao giờ trả được. Khổ nhục kế đã được thi hành, Tạ Tốn đặt cả tính mạng vào chưởng lực tự giáng xuống đầu mình, Không Kiến đại sư lao tới cứu đối thủ rồi trúng một Thất Thương Quyền tan nát nội tạng. Cái chết của nhà sư tuy không làm dứt được lòng thù hận cũng đã một phần nào thức tỉnh Tạ Tốn ?ochỉ mong về sau khi ra tay giết người, cư sĩ hãy nghĩ tới lão nạp một chút?. Chính Tạ Tốn sau này đã thừa nhận với Trương Thuý Sơn rằng khi hai người đấu nội công trên thuyền, ông ta không dùng Thất Thương Quyền lấy mạng đối thủ cũng là vì chợt nghĩ đến Không Kiến đại sư

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    5. Kim Cương Phục Ma Khuyên
    ?o?Kim Cương Phục Ma Khuyên của ba nhà sư lấy tinh nghĩa yếu chỉ từ kinh Kim Cương, điểm tối hậu là mong đạt đến ?ovô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng? khiến cho không còn phân biệt ta với người, sống với chết, mọi việc đều là không huyễn cả ??
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký hồi 38 trang 1681)
    Chùa Thiếu Lâm bắt được Kim Mao Sư Vương, giam ông ta vào hầm đất nằm giữa ba cội tùng. Ba vị sư già Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp lãnh trọng trách canh chừng không cho các thế lực bên ngoài đến cướp Kim Mao Sư Vương. Nguyên nhân việc này là do mưu kế của Thành Côn nhằm tiêu diệt các cao thủ võ lâm, còn lý lẽ thuyết phục các nhà sư là dụ kẻ đồng đảng của Tạ Tốn đến để ?otrừ ma diệt ác?. Tin tức về nơi giam giữ Tạ Tốn bị truyền ra ngoài (việc này cũng là do Thành Côn sắp đặt), những món nợ máu của Kim Mao Sư Vương cùng với tám chữ ?oVõ Lâm trí tôn, bảo đao Đồ Long? liên tiếp kéo cao thủ các môn phái đến chùa Thiếu Lâm, không ít người đã bỏ mạng trong Kim Cương Phục Ma Khuyên, trong đó có cả vợ chồng trưởng môn phái Côn Lôn là Hà Thái Xung và Ban Thục Nhàn
    Kim Cương Phục Ma có thể xem là một loại trận pháp do ba cao tăng tu luyện đến mức độ tâm ý tương thông, dùng ba sợi dây đen làm binh khí kết thành. Đối thủ dù có là một người hay đông đến mười sáu, ba mươi hai người đi chăng nữa thì cũng chỉ có ba nhà sư đối địch. Những sợi dây dài là binh khí sở trường tấn công từ xa, nhưng khi đã thu lại chỉ còn tám thước thì hầu như không còn uy lực gì có thể xâm phạm nổi, đối thủ tấn công vừa phải chống đỡ với những sợi dây khi thì uốn lượn như những con linh xà, khi thẳng băng như mâu, như kích, vừa phải chống lại những tuyệt kỹ bí truyền đã qua hàng chục năm khổ luyện, Trong trường hợp kẻ địch lọt vào được giữa vòng Kim Cương Phục Ma thì bị sức tấn công mạnh đến mức ?okhông khí xung quanh dường như ngưng đọng thành một khối?, khiến cho kẻ địch ?ochỉ còn thủ mà không còn công, chỉ mong tự bảo vệ được mình mà thôi?
    Quyết tâm cứu nghĩa phụ, Trương Vô Kỵ ba lần tấn công Kim Cương Phục Ma Khuyên. Lần nào cũng là những trận đấu kinh tâm động phách. Lần thứ nhất, Trương Vô Kỵ vô tình lọt vào giữa Kim Cương Phục Ma Khuyên, sau khi giao đấu đến hai trăm chiêu, chàng đã lâm vào một tình thế vô cùng khó khăn, hung hiểm :
    ?oCửu Dương thần công của chàng vốn dĩ dùng không bao giờ hết, càng sử dụng càng mạnh mẽ, nhưng lúc này mỗi chiêu đều hao phí nội lực rất nhiều, cảm thấy như kình lực ở sau không nối liền được với kình lực đi trước, tình trạng này từ khi luyện thành thần công chàng chưa từng bị bao giờ. Đến khi trao đổi thêm mấy chục chiêu nữa, Trương Vô Kỵ nghĩ thầm : ?oMình có đầu thêm thì chỉ có nước chịu chết, hôm nay tìm cách thoát thân, sau này sẽ cùng với ông ngoại, Dương tả sứ, Phạm hữu sứ, Vi Bức Vương, năm người hợp lực thì ắt có thể thắng được tam tăng, lúc đó hãy tính đến chuyện cứu nghĩa phụ
    Chàng nghĩ thế nên liên tiếp tân công vào Độ Ách ba chiêu liền, đang toan thoát ra, ngờ đâu ba sợi dây kết lại thành một cái vòng vững chãi như thành đồng vách sắt, mấy lần chàng xông ra đều bị dội lại, không cách nào thoát thân được?
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký chương 36 trang 1569)
    Cảm thấy mình không thể thoát được Kim Cương Phục Ma Khuyên, Trương Vô Kỵ vừa chống đỡ, vừa giải thích với tam tăng về sự việc của Tạ Tốn. Gian kế của Thành Côn bị bóc trần, Độ Ách đại sư tạm ngưng tấn công, Thành Côn dùng tảng đá che thân nhảy vào ám sát Vô Kỵ nhưng không thành, rồi thì Hà Gian song sát, các cao thủ phái Thanh Hải tiếp tục tấn công vào Kim Cương Phục Ma khuyên, Trương Vô Kỵ ra tay trợ giúp tam tăng ?Trận chiến kết thúc, Trương Vô Kỵ nhất thời chưa cứu được Tạ Tốn cũng một phần vì Tạ Tốn ăn năn vì tội lỗi của mình muốn ở lại xám hối, một phần cũng là vì chưa tự mình phá được Kim Cương Phục Ma Khuyên
    Trận chiến thứ hai chỉ cách trận chiến thứ nhất chưa đầy một ngày, lần này Trương Vô Kỵ thống lãnh đại đội nhân mã Minh Giáo tiến lên núi Thiếu Thất. Hai bên lấy ba địch ba, Giáo chủ Minh Giáo Trương Vô Kỵ, Quang Minh Tả Sứ Dương Tiêu và Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính đấu với Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp tam tăng. Ba người từ bên ngoài tấn công vào. ?oHai bên đấu chừng ăn xong một bữa cơm, ba người phe Trương Vô Kỵ đã dồn cho vòng dây thu nhỏ lại chỉ còn chừng hơn một trượng. Thế nhưng vòng càng thu nhỏ, kháng lực của ba nhà sư càng mạnh thêm, ba người mỗi khi tiến lên được thêm một bước, sức lực hao phí so với lúc trước tăng thêm gấp mấy lần. Dương Tiêu và Ân Thiên Chính càng đấu càng kinh hãi, lúc đầu cục diện là ba đánh ba, sau nửa giờ rồi, Dương, Ân hai người gần như không còn chịu nổi, thành ra hai người hợp công Độ Nạn, còn Trương Vô Kỵ một mình chống đỡ Độ Ách, Độ Kiếp nhị tăng? (Ỷ Thiên Đồ Long Ký chương 36 trang 1594). Trận chiến kéo dài từ sáng sớm đến lúc mặt trời ngả về phía tây, Trương Vô Kỵ đầu nội kình với hai nhà sư Độ Kiếp, Độ Ách, Dương Tiêu dùng võ học xảo diệu hợp sức với chưởng lực ?ovỡ núi tan bia? của Ân Thiên Chính tấn công Độ Nạn. Bị hai cao thủ hợp sức giáp công, Độ Nạn đại sư dùng Tu Di Sơn Chưởng đấu với Ân Thiên Chính, đồng thời sợi dây vẫn vùn vụt sách giải chiêu số tinh kỳ của Dương Tiêu. Trận chiến đi đến lúc sắp sửa lưỡng bại câu thương thì Tạ Tốn lên tiếng khuyên giải. Trận chiến này tuy chưa phá vỡ Kim Cương Phục Ma Khuyên nhưng cũng là dịp để quần hùng Minh Giáo phô diễn võ công trên núi Thiếu Thất
    Lần thứ ba tấn công Kim Cương Phục Ma Khuyên là sự hợp công của Trương Vô Kỵ và chưởng môn Nga My Chu Chỉ Nhược. Ban đầu, Vô Kỵ dùng toàn võ công Ba Tư vụng về nhưng vô cùng hung hiểm. Gần một trăm chiêu đầu hết sức độc địa nhưng không mảy may xâm phạm chút nào tới ba nhà sư, bản thân Vô Kỵ ma tâm nổi lên, dần đi vào chỗ nguy hiểm. Tạ Tốn ở dưới địa lao tụng kinh Kim Cương giúp Vô Kỵ tĩnh tâm trở lại, chàng ngưng thần sử dụng toàn lực đầu với tam tăng. Trận đấu này không kéo dài như trận đấu thứ hai nhưng do cả hai bên đều dùng hết sức nên đã nhanh chóng biến thành cuộc đấu nội lực. Võ công Chu Chỉ Nhược tuy biến ảo lạ lùng nhưng căn bản nội công lại kém những nhân vật cao thủ đệ nhất vì vậy trong cuộc đấu này, gần như chỉ có thần công của Trương Vô Kỵ chống lại chiêu số, nội kình của Thiếu Lâm tam tăng. Tình thế càng lúc càng nguy hiểm cho bên tấn công, tuy nhiên bằng những hành động quyết liệt, liều mình, Trương Vô Kỵ đã phá vỡ Kim Cương Phục Ma Khuyên
    ?oChàng trong bụng hoang mang, nội lực liền sút giảm bị tam tăng thừa cơ tấn kích khiến cho đã gian nan lại càng thêm nguy hiểm. Chỉ trong một chớp mắt, trong đầu Trương Vô Kỵ hiện ra biết bao yêu thương Tạ Tốn dành cho khi còn ở trên Băng Hoả Đảo, lại nghĩ đến Tạ Tốn mắt đã mù nhưng chấp nhận mạo hiểm quay trở lại giang hồ cũng chỉ vì mình, hôm nay nếu không cứu nổi ông ta thật chàng cũng không mong sống nữa làm gì. Bỗng thấy trường tiên của Độ Nạn từ sau cuốn tớii, chàng không còn nghĩ gì tới sinh tử an nguy của bản thân, tay trái vươn ra để cho cây roi quất vào cánh tay, dùng phương pháp Na Di Càn Khôn để ngự sức đánh vào, tay phải dùng thánh hoả lệnh đỡ hai sợi dây của Độ Ách, Độ Kiếp đang tấn công tới, thân hình chẳng khác gì một con chim đại bàng bay giạt qua bên trái, giữa không trung xoay một vòng đã quấn luôn trường tiên của Độ Nạn vào cây thông ông ta ngồi
    Chiêu đó quả không ai ngờ nổi, Trương Vô Kỵ lấy tay đẩy một cái tung ngược người về sau định xiết cho sợi dây lún sâu vào cây thông, Độ Nạn kinh hãi hết sức giựt lại, Trương Vô Kỵ biến chiêu thật nhanh, theo đà giựt kéo luôn về phía ông ta. Thân cây tùng tuy to thật nhưng dưới gốc đã bị khoét mất một nửa để làm chỗ tránh gió tránh mưa cho ba nhà sư, lúc này bị sợi trường tiên dẻo dai cuốn lấy, do hai luồng lực đạo của Độ Nạn và Trương Vô Kỵ cùng kéo, nghe lách cách mấy tiếng, cây tùng gãy ra làm đôi từ trên không đổ ụp xuống
    Nhân lúc Độ Ách, Độ Kiếp nhị tăng còn đang kinh ngạc chưa kịp trở tay, song chưởng của Trương Vô Kỵ liền tung ra, quát lên một tiếng đánh thẳng vào cây tùng của Độ Ách, chưởng lực đó là công lực cả một đời chàng, cây tùng kia chịu không nổi, lập tức gãy ngay. Hai cây tùng gãy, cành lẫn lá nặng phải đến mấy nghìn cân đổ ập vào cây tùng của Độ Kiếp, Trương Vô Kỵ phi thân nhảy lên, hai chân đạp luôn vào cây tùng thứ ba, cây đó cũng gãy nốt, rung chuyển rồi từ từ ngã xuống?
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký chương 38 trang 1681)
    Ba cây tùng bị đánh gãy, Trương Vô Kỵ xông vào được vòng Kim Cương Phục Ma, dùng Càn Khôn Đại Na Di xê dịch tảng đá đậy nắp hầm, kéo được Tạ Tốn lên. Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp đồng thời xuất thủ ngăn chặn dẫn đến việc hai bên dùng yếu quyết chữ ?oNiêm? quyết đấu nội lực với nhau. Ba nhà sư đã luyện tập khô thiền nên tập trung hết sức phát huy nội lực, còn Vô Kỵ phải vận công với một tâm trạng luôn lên xuống như nước triều dâng vì những diễn biến bất ngờ bên ngoài. Chu Chỉ Nhược uy hiếp Tạ Tốn, Chu Điên định tự sát, rồi cô gái áo vàng xuất thủ tấn công Chu Chỉ Nhược. Trận chiến cuối cùng cũng kết thúc một cách hoà bình, hai bên đều đồng thời thu lại công lực, bốn người đứng lên trong tiếng cười xuất phát từ tấm lòng bội phục lẫn nhau

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    6. Long Trảo Thủ
    Chàng còn đang trầm ngâm, Không Tính đã tiến lên mấy bước, tay phải vươn ra chộp vào đầu chàng, cái trảo đó từ cổ tay cho đến ngón tay, thẳng băng như cây bút, kình đạo cực kỳ ghê gớm
    Ân Thiên Chính quát lên :
    - Long Trảo Thủ đó, không nên coi thường
    Trương Vô Kỵ thân hình hơi nghiêng qua, nhẹ nhàng tránh được. Không Tính một trảo chưa trúng, trảo thứ hai đã tiếp theo, thế này xem ra lại càng nhanh nhẹn cương mãnh hơn lần trước. Trương Vô Kỵ né qua bên trái tránh được. Không Tính liên tiếp tung ra trảo thứ ba, thứ tư, thứ năm nghe vù vù, chỉ nháy mắt, nhà sư mặc áo màu tro đã biến thành một con rồng xám uốn lượn, múa may, long trảo vươn ra, áp chế Trương Vô Kỵ không còn đường nào né tránh. Chỉ nghe xoẹt một tiếng, Trương Vô Kỵ bay vụt qua một bên, tay áo bên phải đã bị Không Tính chộp được. cánh tay trơ ra, hiện rõ năm vết xước, máu nhỏ ròng ròng??
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký hồi 21, trang 843)
    Long Trảo Thủ được miêu tả một lần duy nhất trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký qua màn giao đấu giữa Trương Vô Kỵ và Không Tính thần tăng. Đây cũng là lần đầu tiên Vô Kỵ giao đấu bằng quyền cước với một cao thủ hạng nhất kể từ khi chàng luyện thành Càn Khôn Đại Na Di (trước đó Vô Kỵ đã đấu với các cao thủ phái Không Động nhưng chàng chỉ dùng nội lực Cửu Dương Thần Công để chịu Thất Thương Quyền). Long Trảo Thủ với ?oba mươi sáu thức, nhanh nhẹn độc địa, không cần biến hoá nhiều? ban đầu đã bức bách Trương Vô Kỵ khiến chàng không còn cách nào trả đòn, chỉ còn cách dùng khinh công né tránh. Tuy nhiên chỉ sau một lần quan sát, Trương Vô Kỵ đã học thuộc cả 36 thức trong môn tuyệt kỹ này. Với mong muốn hoà giải mâu thuẫn giữa lục đại môn phái với Minh Giáo, Vô Kỵ đã dùng chính các chiêu của Long Trảo Thủ để đánh bại Không Tính (việc này có lẽ cũng tương tự với việc Cưu Ma Trí dùng nội công thượng thừa để bắt chước tuyệt kỹ Thiếu Lâm) :
    ?oKhông Tính đột nhiên hét lớn một tiếng, tung mình nhảy tới, hai bàn tay như gió táp mưa sa, Bổ Phong Thức, Tróc Ảnh Thức, Phủ Cầm Thức, Cổ Sắt Thức, Phê Kháng Thức, Đảo Hư Thức, Bão Tàn Thức, Thủ Khuyết Thức tám thế liên hoàn ào ào đánh tới. Trương Vô Kỵ thản nhiên như không, cứ theo đúng như từng thức một mà trả lại. Bổ Phong Tróc Ảnh, Phủ Cầm Cổ Sắt, Phê Kháng Đảo Hư, Bão Tàn Thủ Khuyết liên tiếp tám chiêu, chiêu nào cũng ra sau mà tới trước
    Tám thức Long Trảo Thủ này của Không Tính thần tăng liên hoàn bất tuyệt. chẳng khác gì một chiêu biến ra tám cách khác nhau, nhanh nhẹn vô cùng, nào ngờ ông ta đã nhanh thì Trương Vô Kỵ lại nhanh hơn, chiêu nào cũng chiếm được trước. Mỗi khi Không Tính xuất chiêu thì lại bị ép lùi lại một bước. lùi đến bước thứ bảy rồi, Bão Tàn Thức và Thủ Khuyết Thức ổn trọng như núi bấy giờ mới tung ra. Hai chiêu này là hai chiêu sau cùng thứ ba mươi nhăm và ba mươi sáu của Long Trảo Thủ, trong nháy mắt tưởng như bên trong có hàng trăm sơ hở, người ra chiêu tay chân luống cuống, hết sức chống đỡ, kỳ thực hai chiêu này tưởng là thủ mà chính là công, cực kỳ khéo mà làm như vụng, trong mỗi sơ hở đều ẩn phục những bẫy rất là lợi hại
    Long Trảo Thủ vốn dĩ là một môn võ công cương mãnh nhưng đến hai thức sau cùng này, trong cương mãnh có ẩn âm nhu, đã đạt tới mức phản phác hoàn chân, lô hoả thuần thanh
    Trương Vô Kỵ hú lên một tiếng trong trẻo, mạnh dạn tiến lên một bước, hai chiêu Bão Tàn, Thủ Khuyết đánh nhứ ra, đột nhiên biến ngay thành chiêu Nã Vân Thức đi vào chính giữa. Không Tính cả mừng, nghĩ thầm : ?oSau cùng ngươi đã lọt vào bẫy của ta rồi?. Ông ta tháy cánh tay phải của Vô Kỵ rơi vào vòng vây không cách nào có thể lui về được nữa, song chưởng liền quay trở về đánh vào, nghe bụp một tiếng đánh trúng ngay khuỷu tay Trương Vô Kỵ. Không Tính là một cao tăng hữu đạo, tháy thanh niên này tinh thông tuyệt nghệ của phái Thiếu Lâm. ngại rằng chàng có uyên nguyên gì với môn phái chăng, huống chi mấy chiêu trước đánh vào trọng huyệt của mình, đều có ý nhường nhịn rút tay về, nên chiêu này ông ta cũng không hạ sát thủ chỉ cần đánh gãy cánh tay của Trương Vô Kỵ mà thôi. Ngờ đâu song chưởng vừa chạm vào cánh tay chàng, bỗng thấy một nguồn kình lực nhu hoà hậu trọng đẩy ra, giữ chặt song chưởng không cho đánh tới. Ngay lúc đó, năm ngón tay của Trương Vô Kỵ đã ấn nhẹ vào huyệt Đản Trung trên ngực Không Tính rồi?
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký hồi 21, trang 847, 848)
    Không Tính thần tăng ở chùa Thiếu Lâm địa vị cực cao nhưng tính tình lại mộc mạc giản phác. Sau thất bại này, ông đã toan bẻ gãy các ngón tay nhưng được Trương Vô Kỵ ngăn cản. Bội phục trước võ công của đối thủ, ông đã khẩn khoản mời Vô Kỵ lên chùa Thiếu Lâm để chỉ điểm thêm cho mình. Trương Vô Kỵ cũng đã đáp lại với những lời nói xuất phát từ lòng trân thành thật sự vừa giữ thể diện cho phái Thiếu Lâm, vừa khiến cho các cao thủ Thiếu Lâm không ra khiêu chiến với chàng nữa
    Khi Trương Vô Kỵ bị Chu Chỉ Nhược đâm trọng thương, Không Tính thần tăng là người sốt sắng nhất điều trị vết thương cho chàng. Rất tiếc sau trận chiến tại Quang Minh Đỉnh, độc giả không còn gặp lại ông nữa, trên đường về Trung Nguyên, Không Tính đã bị ?oA Tam? ?" cao thủ của Kim Cương Môn, thuộc hạ của Triệu Mẫn sát hại

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    7. Tuyệt kỹ Thiếu Lâm Tự và những người lén học võ công
    Theo nguyên tắc thì những tuyệt kỹ Thiếu Lâm Tự chỉ truyền cho đệ tử bản môn (dĩ nhiên là sẽ có những trường hợp đặc biệt như của Lệnh Hồ Xung). Tuy nhiên, trong chuyện Thiên Long Bát Bộ, ta thấy có tất cả 4 nhân vật đã lén đọc và luyện bí kíp trong Tàng Kinh Các, đó là Ba La Tinh, Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn và Cưu Ma Trí
    7.1 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm và Ba La Tinh
    Ba La Tinh được lệnh của sư huynh là Triết La Tinh hành hương từ Thiên Trúc sang Trung Thổ với danh nghĩa là thu thập lại Kinh Phật rồi lén đột nhập vào Tàng Kinh Các đọc trộm 3 bộ kinh thư Đại Kim Cương Quyền, Bát Nhã Chưởng Pháp và Ma Ha Chỉ Quyết. Vì đã học thuộc lòng và luyện thành võ công trong 3 bộ kinh trên nên sau khi bị phát hiện, Ba La Tinh bị giữ lại chùa Thiếu Lâm. Triết La Tinh sang Trung Thổ cứu sư đệ, được Thần Sơn thượng nhân, phương trượng chùa Thanh Lương giúp sức mời thêm Quán Tâm đại sư của chùa Đại Tướng Quốc ở Khai Phong, Đại Thanh đại sư chùa Phổ Độ ở Giang Nam, Giác Hiền đại sư ở chùa Đông Lâm Lư Sơn, Dung Trí đại sư chùa Tĩnh Cảnh ở Tràng An đến chùa Thiếu Lâm đòi thả người ra. Ban đầu Ba La Tinh không thừa nhận rằng mình đã xem bí kíp võ công mà chỉ xem kinh Phật, tuy nhiên, sự việc đã được lộ rõ sau khi triết chiêu với Huyền Sinh đại sư :
    ?oĐột nhiên bên cạnh hơi có gió động, áo vàng thấp thoáng, vù một cái, một người đã nhắm Ba La Tinh đánh ra một quyền, quyền phong đúng ngay vào huyệt Chí Dương ở sau lưng vừa nhanh vừa mạnh, cực kỳ lợi hại
    Chiêu đó quá ư bất ngờ, xem ra không thể nào giải cứu được. Ba La Tinh lập tức lật ngược tay lại, chưởng trái thủ ngay huyệt Thần Đạo, chưởng phải án ngữ huyệt Cân Súc, lòng bàn tay ngửa ra ngoài, chưởng lực đẩy ra, huyệt Thần Đạo nằm ở trên huyệt Chí Dương còn huyệt Cân Súc thì nằm ở bên dưới, song chưởng đan lại thành một bức tường chắn, bảo vệ huyệt Chí Dương, thủ pháp cực kỳ xảo diệu
    Mọi người trong Đại Hùng Bảo Điện thấy chiếu số của y thật vững vàng, tưởng như hai người cố ý diễn tập để y có dịp được lộ chút tài nghệ, chẳng khác gì anh em đồng môn sách chiêu, biểu diễn chưởng pháp thượng thừa, nhịn không nổi ai đấy cùng kêu lên :
    - Hảo chưởng pháp
    Chưởng lực của Ba La Tinh đánh dạt quyền của người kia đánh tới, quyền đó biến thành chưởng, chém vào sau ót Ba La Tinh. Bấy giờ mọi người đã nhìn rõ, người tấn công lén là một tăng nhân trung niên của chùa Thiếu Lâm. Hoà thượng đó biến chiêu cực nhanh, Ba La Tinh vừa quay đầu lại, hữu chưởng lập tức chém xuống liền
    Ba La Tinh liền nhắm ngay cạnh bàn tay nhà sư kia đâm ngón tay bên trái ra, nếu y không thu chiêu thì thể nào huyệt Hậu Khoát bên ngón tay út cũng bị trúng chỉ, khi đó toàn lực của Ba La Tinh tụ vào ngón tay,lập tức phế ngay bàn tay của nhà sư kia. Chỉ đó trông thì bình thường không có gì lạ nhưng bộ vị chuẩn xác, lực đạo ngưng tụ, không phải tầm thường. Có người buột miệng kêu lên
    - Hảo chỉ pháp !
    Tăng nhân kia lập tức thu chưởng về, song quyền đánh liên hoàn, chỉ nháy mắt đã đấm ra bảy cái. Bảy quyền đó chia ra đánh vào trán, cằm, cổ, vai, tay, ngực và lưng Ba La Tinh nhanh không thể tả. Ba La Tinh không cách nào tránh né, cũng đánh ra liên tiếp bảy quyền, chỉ nghe bình bình bình bình bình bình bình bảy tiếng ròn rã, quyền nào cũng đánh trúng một quyền của nhà sư kia.
    Y chỉ trong một sát na nhấp nháy mà quyền nào cũng đánh trúng một quyền của địch nhân, nếu không phải đã từng luyện tập nhuần nhuyễn thì dù võ công có cao hơn cũng không ai có khả năng đó được
    Bảy quyền đánh xong rồi, Ba La Tinh chợt nghĩ ngay ra một chuyện, kêu lên một tiếng hoảng hốt, nhảy lùi về sau. Trung niên tăng nhân kia không đuổi theo, chỉ chậm rãi lui lại ba bước chắp tay hành lễ với Huyền Từ và Thần Sơn nói :
    - Tiểu tăng vô lễ, xin thứ tội cho
    Huyền Từ cũng cười chắp tay đáp lễ. Thần Sơn mặt hầm hầm, hừ một tiếng, Huyền Từ quay sang Đạo Tâm, Quán Thanh, Giác Hiền, Dung Trí tứ tăng nói :
    - Xin bốn vị sư huynh chủ trì công đạo
    Trong đại điện bỗng chốc lặng như tờ. Từ khi Thần Sơn thượng nhân đề cập đến việc chùa Thiếu Lâm giam giữ nhà sư Thiên Chúc Ba La Tinh, Hư Trúc biết là chuyện trước mắt không liên quan gì đến mình, trong lòng nhẹ nhõm, đến khi một vị sư thúc tổ ra tay tập kích Ba La Tinh nhưng y đều hoá giải được, hai người sách chiêu xong vừa lui ra, Hư Trúc thấy hai bên ra chiêu công thủ không có gì đặc biệt, nhưng chẳng hiểu sao phương trượng bản tự ra chiều đắc ý còn đối phương lại có vẻ sượng sùng, mặc dù ba chiêu vừa rồi Ba La Tinh chưa lộ vẻ gì là kém thế
    Quán Tâm đại sư tằng hắng một tiếng nói
    - Ba vị ý ra sao ?
    Đạo Thanh đại sư đáp :
    - Ba chiêu Ba La Tinh sư huynh vừa sử dụng, chiêu thứ nhất dường như là chiêu Thiên Y Vô Phùng trong Bát Nhã Chưởng Pháp, chiêu thứ hai tựa hồ chiêu Dĩ Dật Đãi Lao trong Ma Ha Chỉ, còn chiêu thứ ba thì hẳn là chiêu Thất Tinh Tụ Hội trong Đại Kim Cương Quyền?
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 39 trang 2013)
    Sự việc tưởng như hai năm rõ mười rồi nhưng với sự cơ biến linh hoạt, Thần Sơn Thượng Nhân lại đề cập đến sự liên quan giữa tên tuyệt kỹ với tiếng Phạn để cưỡng từ đoạt lý nói rằng các tuyệt kỹ là từ Thiên Trúc truyền sang. Nhờ việc này, người đọc lại được biết thêm về nguồn gốc của ba tuyệt kỹ :
    ?o?Bát Nhã Chưởng là do phương trượng đời thứ tám của bản tự là Nguyên Nguyên đại sư sáng tác, Ma Ha chỉ là do vị Thất Chỉ đầu đà công quả trong chùa bốn chục năm nghĩ ra, còn Đại Kim Cương quyền phsáp là do sáu vị cao tăng đời thứ mười một hàng chữ Thông, cùng nhau công phu nghiên cứu ba mươi năm mới thành. Ba môn đó toàn là võ công Trung Thổ, so với công phu Thiên Trúc ?odĩ ý ngự kình, dĩ kình phát lực? hoàn toàn khác hẳn ??
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 39 trang 2014)
    Bằng trí nhớ khác thường của mình, Thần Sơn thượng nhân tiếp tục tranh cãi với các nhà sư Thiếu Lâm về nguồn gốc của ba tuyệt kỹ trên. Cuộc tranh cãi kết thúc bởi sự phô diễn võ công của Cưu Ma Trí. Sau này, Ba La Tinh ở lại chùa Thiếu Lâm với câu nói giải thích cho sư huynh ?oThiên Trúc cũng là Trung Thổ, Trung Thổ cũng là Thiên Trúc, đó chính là dụng ý của Đạt Ma Sư Tổ khi Đông Lai?.

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 01/03/2004
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    7.2 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm với Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác
    Mộ Dung Bác dòng dõi nước Đại Yên, tộc Tiên Ti. Với lòng nung nấu khôi phục lại đất nước đã mất, Mộ Dung Bác đã luôn tìm cách gây sóng gió, kích động hằn thù giữa võ lâm Trung Nguyên và các nước khác như Đại Liêu, Đại Lý. Mục đích của ông ta là chờ đợi một cảnh ?othiên hạ đại loạn, bốn bề giặc giã như ong? để rồi thừa cơ khôi phục lại đất đai của tổ tiên xưa. Mưu đồ này dẫn đến trận chiến tại Nhạn Môn Quan, quần hùng Trung Nguyên lần lượt gục ngã dưới tay Tiêu Viễn Sơn. Mặc dù là người chiến thắng nhưng Tiêu Viễn Sơn đã ôm theo vợ con nhảy xuống vực sâu vì tưởng họ đã chết. Đến lưng chừng, phát hiện đứa bé còn sống, ông liệng nó lên trên miệng vực. Đứa bé này được người Hán nuôi dưỡng và truyền dạy võ công trở nên một đại hiệp đệ nhất trên giang hồ : Bang Chủ Cái Bang, Nam Viện Đại Vương Tiêu Phong
    Dòng họ Mộ Dung có tiếng là am hiểu rộng rãi võ học các nhà cho nên việc Mộ Dung Bác lẻn vào Tàng Kinh Các chùa Thiếu Lâm cũng không phải chỉ đơn thuần xuất phát từ mưu đồ phục quốc. Mộ Dung Bác xem trộm toàn bộ kinh văn, nghiên cứu 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm đến mức độ đưa ra được cách phá giải tương ứng với từng tuyệt kỹ (dĩ nhiên là sự đúng đắn của các cách phá giải không hề được kiểm chứng). Trong chuyện không nói đầy đủ bản thân Mộ Dung Bác đã luyện được những môn thần công nào, chỉ biết rằng ông ta đã sử dụng thần công Vi Đà Chử để hạ sát Huyền Bi đại sư. ?oVi Đà Chử là một tuyệt học trong võ lâm, người nào trúng phải gân cốt đều đứt rời?. Trên núi Thiếu Thất, Mộ Dung Bác đã phô diễn Vi Đà Chử với mục tiêu là một cây cổ thụ :
    ?oMộ Dung Bác cười khẩy, người hơi nghiêng đi, đánh một quyền về phía cây cổ thụ bên cạnh, lách cách mấy tiếng, hai cành to từ trên cây gãy xuống, ông ta đánh vào thân cây, mà hai cành cây cách cả trượng lại chấn động rơi ra, thần công như thế quả phi phàm?
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 42 trang 2182)
    Với mưu đồ phục quốc, Mộ Dung Bác đã tặng Cưu Ma Trí bản sao 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm một cách đầy dụng ý. Cưu Ma Trí luôn coi Mộ Dung Bác như tri kỷ, chỉ đến khi tẩu hoả nhập ma, sống dở chết dở mới hiểu được thâm ý của đối thủ :
    ?oĐến lúc này sống không được, chết không xong, Cưu Ma Trí mới hiểu rõ dụng tâm độc ác của Mộ Dung Bác :?oY ẩn phục trong chùa Thiếu Lâm mấy chục năm, chắc hẳn đã nghe các nhà sư bàn luận là các tuyệt kỹ không thể luyện hết, nên khi gặp mình, thầy võ công tài lược có phần đáng ngại nên mới đem bí quyết giao lại cho ta. Y vốn dĩ một mặt muốn thử xem nếu luyện hết mọi tuyệt kỹ thì hậu hoạn thế nào, hai nữa muốn ta kết thù oán với chùa Thiếu Lâm, khích bác cho Thổ Phồn và Đại Tống hai bên tranh chấp. Khi đó họ Mộ Dung sẽ đục nước béo cò, hưng phục Yên Quốc. Bảy mươi hai tuyệt kỹ hẳn y cũng sao lục phó bản rồi, điều đó hiển nhiên chẳng nói cũng biết? (Thiên Long Bát Bộ hồi 45 trang 2351)
    Tiêu Viễn Sơn mai danh ẩn tích truy tìm những kẻ đã tàn sát gia đình mình. Ông lẻn vào Tàng Kinh Các học trộm võ công không nằm ngoài mục đích trả thù : ?oĐược, được ! Tiêu Viễn Sơn đã làm thì làm luôn thể, người ta nghi oan ta, thì ta làm cho mà biết. Trong ba mươi năm qua, Tiêu Viễn Sơn ẩn thân trong chùa Thiếu Lâm, đọc hết ráo kinh điển của bọn chúng rồi, Chư vị cao tăng Thiếu Lâm ơi, bọn ngươi có giỏi thì giết Tiêu Viễn Sơn này đi, nếu không võ học sẽ lưu truyền qua Đại Liêu đó. Các ngươi dẫu có ra Nhạn Môn Quan mai phục thì cũng không kịp nữa rồi? (Thiên Long Bát Bộ hồi 42 trang 2175). Trong chuyện cũng không nói rõ Tiêu Viễn Sơn đã luyện thành những thần công nào, chỉ biết là ban đầu ông tìm được bản Vô Tướng Kiếp Chỉ phổ, sau đó là Bát Nhã Chưởng Pháp, Phục Ma Trượng Pháp.
    Dù với mục đích gì thì cả Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác đều đã lâm vào Võ Học Chướng : ?oBảy mươi hai tuyệt kỹ của bản tự, công phu nào cũng có thể làm tổn thương chỗ yếu hại, lấy mạng người khác, độc ác ghê gớm không hợp với tính từ hoà của trời đất, thành thử mỗi hạng tuyệt kỹ đều phải có Phật pháp từ bi tương ứng để hoá giải. Cái đạo lý đó không phải tăng nhân trong chùa ai cũng biết, chỉ có những người đã luyện bốn năm môn tuyệt kỹ rồi, khi đó lãnh ngộ Thiền lý tự nhiên sẽ thấy có chướng ngại?(Thiên Long Bát Bộ hồi 42 trang 2231). Trên đỉnh Thiếu Thất, mọi âm mưu, bí ẩn đều lần lượt được tiết lộ. Cha con Tiêu Phong truy đuổi Mộ Dung Bác. Trong tàng kinh các, nhà sư già xuất hiện dùng Phật pháp vô biên hoá giải oan cừu. Hai kẻ tử thù nay trở thành huynh đệ cùng quy y trong một ngôi chùa, lãng quên chốn giang hồ đầy thị phi ân oán.

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:44 ngày 01/03/2004
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    7.3 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm tự trong tay Cưu Ma Trí
    Khác với Ba La Tinh, Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, Cưu Ma Trí không hề đột nhập vào Tàng Kinh Các mà được Mộ Dung Bác tặng cho bản sao bí kíp ghi chép lại 72 tuyệt kỹ (có kèm theo cả phân tích và cách hoá giải). Là một người ?ođại trí đại tuệ?, Cưu Ma Trí thấu hiểu hết yếu quyết của các tuyệt kỹ Thiếu Lâm và có thể dùng công lực Tiểu Vô Tướng Công xuất chiêu tương tự như các tuyệt kỹ
    ?o? Hư Trúc nghe Cưu Ma Trí tự xưng tinh thông bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản phái, vậy mà khi thi triển thì rõ ràng chỉ có một môn Tiểu Vô Tướng Công sử dụng chiêu số của Bát Nhã Chưởng, Ma Ha chỉ, Đại Kim Cương Quyền, chỉ vì Tiểu Vô Tướng Công uy lực quá mạnh, vừa thi triển đã chấn áp đương trường, mọi người không biết môn này lại tưởng y tinh thông tuyệt kỹ Thiếu Lâm thực??
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 39 trang 2028)
    Trong Thiên Long Bát Bộ không nói rõ Cưu Ma Trí đã luyện thành được môn nào, chỉ biết là bất kể tuyệt kỹ nào ông ta cũng có thể thi triển được. Mặc dù không phải là tăng nhân Thiếu Lâm nhưng có lẽ trong các tác phẩm của Kim Dung, Cưu Ma Trí lại là người biểu diễn nhiều tuyệt kỹ Thiếu Lâm nhất : tại chùa Thiên Long và trên núi Thiếu Thất
    7.3.1 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm trong tay Cưu Ma Trí ?" tại chùa Thiên Long
    Chùa Thiên Long là quốc tự nước Đại Lý, những bậc đế vương họ Đoàn sau khi từ bỏ chính sự thường quy y tại đây. Trong chùa chứa một bí kíp võ công có thể sánh ngang với Dịch Cân Kinh là Lục Mạch Thần Kiếm. Mộ Dung Bác khi bàn luận võ công với Cưu Ma Trí có đề cập đến Lục Mạch Thần Kiếm và bày tỏ sự tiếc nuối vì chưa được đọc bí kíp này. Sau khi Mộ Dung Bác giả chết, Cưu Ma Trí đã đến chùa Thiên Long đề nghị dùng bí kíp cùng cách phá giải 3 loại chỉ pháp của Thiếu Lâm là : Niêm Hoa Chỉ, Đa La Chỉ, Vô Tướng Kiếp Chỉ trao đổi lấy bản sao của Lục Mạch Thần Kiếm để đốt trước mộ Mộ Dung Bác (không biết Cưu Ma Trí có thành tâm thành ý như vậy không, nhưng trong suốt bộ truyện Thiên Long Bát Bộ, Cưu Ma Trí luôn tỏ ra coi trọng Mộ Dung Bác, chỉ đến khi hộ vệ vương tử nước Thổ Phồn sang Tây Hạ cầu hôn, bị tẩu hoả nhập ma thì mới biết được dụng ý của Mộ Dung Bác khi tặng bản sao 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm cho mình). Tại chùa Thiên Long, Cưu Ma Trí đã sử dụng 3 loại chỉ pháp trên nhằm chứng tỏ sự đúng đắn của ba cuốn kinh thư, đồng thời cũng là để trấn áp các cao tăng Đại Lý
    ?o?Cưu Ma Trí giơ ngón tay cái và ngón tay trỏ bên phải làm như đang cầm một đoá hoa tươi, miệng hơi mỉm cười, năm ngón tay trái búng nhẹ qua bên phải. Trong Mâu Ni Đường, ngoài Đoàn Dự ra, ai ai cũng là những đại hành gia suốt đời nghiên cứu chỉ pháp, thấy y ra tay thật là nhẹ nhàng, mỗi lần tay trái búng ra tưởng như đang rũ cho những hạt sương còn đọng trên đoá hoa tươi, nhưng lại e ngại sẽ làm rụng những cánh hoa, mặt lúc nào cũng mỉm cười hết sức từ hoà, quả là trong lòng sảng khoái. Cứ như lịch sử Thiền tông truyền lại, khi đức Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp trên đỉnh Linh Sơn, ngài cầm trên tay một bông hoa ba la vàng giơ lên cho mọi người coi, ai nấy lặng thinh không trả lời, chỉ có Ca Diếp tôn giả mặt rạng rỡ nở một nụ cười. Thích Ca Mâu Ni biết Ca Diếp đã lĩnh ngộ được tâm pháp liền nói :
    Ta có chính nhãn pháp tàng, niết bàn pháp môn, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền nay trao cho Ma Ha Ca Diếp
    Thiền Tông coi việc tâm truyền, đốn ngộ là điều quan trọng nhất, phái Thiếu Lâm thuộc về Thiền Tông lại càng tinh cứu môn Niêm Hoa Chỉ này
    Thế nhưng Cưu Ma Trí búng tay không lấy gì làm thần thông, liên tiếp mấy chục cái rồi giơ tay áo bên phải lên, há mồm thổi phù một cái, lập tức tay áo bay lả tả những mảnh vải nhỏ tròn như đồng tiền, trên tay áo hiện ra mấy chục cái lỗ nhỏ. Thì ra mấy chục lần sử dụng Niêm Hoa Chỉ của Cưu Ma Trí đều xuyên qua không khí đâm vào tay áo mình, nhu lực làm rách áo nhưng thoạt nhìn không ai biết, chỉ hơi có gió, lúc ấy công lực mới lộ ra
    Bản Nhân cùng với Bản Quan, Bản Tướng, Bản Tham và Bảo Định Đế người nọ nhìn người kia, ai nấy kinh hãi nghĩ thầm : ?oVới công lực của mình nếu dùng Nhất Dương Chỉ hư điểm vào cho rách áo thành lỗ thì không có gì là khó, nhưng ra tay nhẹ nhàng như thế, vẻ mặt ôn hoà mỉm cười mà vận được thần công thì mình không thể nào làm nổi. Môn Niêm Hoa Chỉ này khác hẳn Nhất Dương Chỉ, nội lực âm nhu, quả thực có điểm độc đáo đáng phải học hỏi
    Cưu Ma Trí mỉm cười nói
    - Quả thật đáng xấu hổ, công phu Niêm Hoa Chỉ của tiểu tăng còn kém xa Huyền Độ đại sư của chùa Thiếu Lâm, môn Đa La Chỉ này chắc còn sai sót nhiều
    Tiếp theo thân hình chuyển động, rảo bước đi vòng quanh cái hòm gỗ dưới đất, mười ngón tay liên tiếp điểm ra, nắp hòm bay tung toé, nhảy nhót liên hồi, chỉ trong giây lát đã vỡ tan thành những mảnh nhỏ
    Bọn Bảo Định Đế thấy chỉ lực của y phá tan chiếc rương gỗ thực không có gì làm lạ, có điều ngay cả xích sắt bản đồng, dây đai, bản lề các loại kim thuộc cũng bị chỉ lực của y cắt nát vụn khiến cho ai nấy không khỏi kinh hoàng
    Cưu Ma Trí cười nói
    - Tiểu tăng trình diễn môn Đa La Diệp Chỉ có hơi bá đạo, công phu quả thật là nông cạn vụng về
    Nói xong đưa hai bàn tay thu vào bên trong tay áo. Đột nhiên một mảnh gỗ vỡ bỗng dưng nhảy tưng tưng tưởng như có người vô hình nào đó dùng gậy khuấy lên. Nhìn lại Cưu Ma Trí thấy mặt y vẫn ôn hoà rạng rỡ, tay áo không hề rung động. thì ra chỉ lực giấu trong tay áo lén bắn ra, không có chút hình tích nào. Bản Tướng nhịn không nổi, buột miệng khen :
    Vô Tướng kiếp chỉ quả là danh bất hư truyền. Bội phục! Bội phục !
    Cưu Ma Trí khom lưng đáp
    - Đại sư quá khen. Mảnh gỗ kia bay tung lên đã là hữu tướng rồi. Nếu như muốn cho danh thực ăn khớp với nhau, luyện đến mức vô hình vô tướng, phải mất cả một đời người chưa chắc đã thành?
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 39 trang 500-502)
    Việc trao đổi ?obí kíp? không thành mà thay vào đó là hai bên trao đổi ?ovõ công?. Đây là trận chiến giữa Lục Mạch Thần Kiếm và Hoả Diễm Đao. Lục Mạch Thần Kiếm là vô hình kiếm khí còn Hoả Diễm Đao cũng là lăng hư chưởng lực. Kiếm khí, đao phong tràn ngập Mâu Ni Đường của Thiên Long tự. Diễn biến trận đấu được quan sát qua những làn khói lơ lửng trên không trung. Trận chiến kết thúc khi Khô Vinh thiền sư đốt cháy Lục Mạch Thần Kiếm kinh, Cưu Ma Trí hai phen thua trí nhưng cũng bắt được Đoàn Dự đi mất. Đoàn Dự bị dẫn đến Giang Nam và gặp Vương Ngữ Yên, người đã làm chàng mê mẩn trong suốt phần còn lại của bộ truyện

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

Chia sẻ trang này