1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tuyệt kỹ võ công chùa Thiếu Lâm qua một số tác phẩm của tác giả Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Hero_Zeratul, 01/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    7.3.2 Tuyệt kỹ Thiếu Lâm trong tay Cưu Ma Trí ?" trên núi Thiếu Thất
    Đại cục đương trường đang diễn ra cuộc tranh cãi về sự sâu rộng, tương quan giữa võ công Thiên Trúc và Trung Thổ thì có một cao tăng nước Thổ Phồn tự nhận mình quán thông hết 72 tuyệt kỹ, qua đó cũng ngầm cho mọi người biết chủ ý rằng 72 tuyệt kỹ đó không phải chỉ riêng chùa Thiếu Lâm mới có. Để chứng thực cho lời nói của mình, Đại Luân Minh Vương của Đại Tuyết Sơn đã sử dụng liên tiếp 4 môn công phu mà môn nào cũng thể hiện sự cao thâm hơn các nhà sư Thiếu Lâm một mức :
    ?oCưu Ma Trí mỉm cười đáp
    - Không dám, vẫn mong được Huyền Sinh đại sư chỉ giáo
    Thân hình hơi nghiêng đi, chưởng bên trái đột nhiên giơ ngang, quyền bên phải đánh ra vù một tiếng, chiếc đỉnh đồng cắm hương trước tượng Phật Như Lai trúng phải quyền kình, nghe keng một tiếng nhảy vọt lên, chính là một chiêu trong Đại Kim Cương quyền pháp tên là Lạc Chung Đông Ứng. Quyền không chạm vào đỉnh mà kêu thành tiếng, không phải là khó, thế nhưng rõ ràng quyền đánh thẳng ra mà chiếc đỉnh đồng lại nhảy tưng lên đủ biết lực quả đấm khéo léo dường nào, đúng là bí yếu của Đại Kim Cương quyền
    Cưu Ma Trí không đợi cho đỉnh đồng rơi xuống, tay trái lại đánh ra một chưởng, tư thức đúng là chiêu Nhiếp Phục Ngoại Đạo trong Bát Nhã Chưởng. Chiếc đỉnh đồng ở trên không xoay đi nửa vòng, nghe bịch một tiếng, một vật gì đó rơi xuống, có điều tro trong đỉnh tung toé thành một vùng mờ mịt không nhìn rõ là gì, lúc đó dư lực chiêu Lạc Chung Đông Ứng đã hết rồi, chiếc đỉnh rơi tụt xuống, Cưu Ma Trí liền đưa ngón tay cái ấn về trước một cái, một luồng sức mạnh mẽ bẳn ra, chiếc đỉnh lập tức di chuyển sang bên trái nửa thước, Cưu Ma Trí ấn ra ba lần, chiếc đỉnh nhích sang một thước rưỡi, lúc đó mới xuống tới đất
    Các cao tăng chùa Thiếu Lâm trong bụng thán phục. Biết rằng gảy tay ba lần như thế trong không có gì kỳ lạ, công lực giấu bên trong đã đến mức siêu phàm nhập thánh, chính là chỉ số chính tông của Ma Ha chỉ, tên là Tam Nhập Địa Ngục. Ấy là nói tu tập ba cái gẩy tay đó dụng công khổ sở, mỗi lần ấn ra chẳng khác một lần đi vào địa ngục
    Tro than nhạt dần, thấy dưới đất có một vật to bằng bàn tay, chúng tăng nhìn xuống, ai nấy đều kinh hoảng, kêu bật lên một tiếng, đó chính là một bàn tay bằng đồng thau, năm ngón tay rõ ràng, cạnh bàn tay sáng loáng, chói lọi như vàng, lưng bàn tay rỉ xanh. Cưu Ma Trí phất tay áo một cái, cười nói :
    - Môn Cà Sa Phục Ma Công này luyện chưa được tinh, xin phương trượng sư huynh chỉ điểm
    Câu nói chưa dứt, chiếc đỉnh ở cách xa bảy thước trước mặt kia dường như một sinh vật sống, tự nhiên xoay vòng mấy cái, lúc đứng lại, phía trước kia quay vào bên trong nay lại hướng ra ngoài, trên thân đỉnh có một dấu cắt hình bàn tay, vết cắt sáng loáng. Những người vai vế hơi thấp trong quần tăng bấy giờ mới rõ, Cưu Ma Trí vừa rồi sử dụng chiêu Nhiếp Phục Ngoại Đạo trong Bát Nhã chưởng, chưởng lực không khác gì bảo đao sắc bén, cắt trên đỉnh một vết hình bàn tay?
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 39 trang 2023-2025)
    Cưu Ma Trí dùng nội công ảo diệu chấn áp quần tăng, định một mình đánh bại toà cổ tự vốn được coi là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ học Trung Nguyên. Các cao tăng Thiếu Lâm làm sao có thể chấp nhận một điều ngang ngược như vậy, Huyền Độ đại sư chiết giải công phu Niêm Hoa Chỉ rồi bị trọng thương trước chỉ lực của đối thủ. Diễn biến này dẫn đến việc Hư Trúc đứng ra tiếp chiến bảo vệ môn phái. Trận chiến ban đầu dùng toàn chiêu số Thiếu Lâm, một tiểu tăng dùng công phu nhập môn đấu với tuyệt kỹ tối cao. Với một căn bản nội lực hùng hậu, những thủ pháp, chưởng pháp thô sơ trong La Hán Quyền, Vi Đà Chưởng cũng chống đỡ được với những chiêu số tinh kỳ uy mãnh tuyệt luân :
    ?oCưu Ma Trí biết rằng ra tay đấu với chú tiểu này, thắng cũng chẳng hay ho gì mà thua thì thiên hạ cười chê nhưng ở vào tính thế bắt buộc, không thể nào tránh né được, lập tức múa chưởng đánh ra, chưởng phong có tiếng vụt vụt véo véo, tư thế thủ pháp chính là công phu thượng thừa của Bát Nhã Chưởng
    Vi Đà Chưởng là võ công căn bản của phái Thiếu Lâm, đệ tử bái sư nhập môn, đầu tiên học là La Hán Quyền, bài thứ hai là Vi Đà Chưởng. Bát Nhã Chưởng là chưởng pháp tối tinh ảo, từ Vi Đà Chưởng học lên đến Bát Nhã Chưởng tuần tự nhi tiến, thông thường cũng phải mất ba bốn chục năm công phu. Bát Nhã Chưởng là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm, luyện rồi sẽ không bao giờ hết, chưởng lực càng luyện càng mạnh mẽ, chiêu số càng luyện càng tinh thuần, quả đúng là không bờ không bến
    Từ khi phái Thiếu Lâm sáng lập môn phái, lấy Vi Đà Chưởng đấu với Bát Nhã Chưởng quả thực chưa từng có bao giờ, hai bên nông cạn tinh thô, đúng là hai thái cực của phái Thiếu Lâm, một nhà sư bậc tiền bối không bao giờ lại dùng Bát Nhã Chưởng để đấu với một đệ tử mới học Vi Đà Chưởng, dù cho thầy trò mớm chiêu dạy dỗ, nếu sư phụ dùng Bát Nhã Chưởng thì đệ tử ít lắm cũng phải dùng các loại Đạt Ma chưởng, Phục Hổ chưởng hay Như Lai Thiên Thủ Pháp?ra hầu tiếp
    Hư Trúc thấy chưởng lực đối phương ào tới, hơi nghiêng người tránh qua, song chưởng tống ra chính là một chiêu trong Vi Đà Chưởng, tên gọi Sơn Môn Hộ Pháp, chiêu thức tuy bình bình nhưng nội lực cực kỳ hồn hậu
    Cưu Ma Trí thân hình lưu chuyển, sử dụng hai môn Tụ Lý Càn Khôn, Vô Tướng Kiếp Chỉ nhắm đối phương điểm tới. Hư Trúc vừa lách qua, Cưu Ma Trí đã đoán trước được vị trí y di động. Đại Kim Cương quyền đánh ra nghe bình một tiếng trúng ngay vai đối phương. Hư Trúc loạng choạng lùi về sau hai bước. Cưu Ma Trí cười ha hả nói :
    - Tiểu sư phụ đã phục chưa ?
    Y liệu rằn chưởng lực đó có sức vỡ bia tan đá, ắt đánh gẫy vụn xương vai của Hư Trúc rồi, ngờ đâu Hư Trúc có Bắc Minh thần công hộ thể nên chỉ cảm thấy đầu vai đau ê ẩm rồi lại tiến lên, song chưởng vung ra từ trái sang phải đánh chéo xuống một chiêu tên gọi Hằng Hà Nhập Hải, hai tay chứa đầy chân khí, thật chẳng khác gì một trận hồng thuỷ dâng tràn cuồn cuộn đổ vào biển cả.
    Cưu Ma Trí thấy y chịu mình đấm một quyền mà như không hay biết, song chưởng đánh tới lực đạo hồn hậu như thế, trong lòng không khỏi kinh dị thầm, vung chưởng gạt qua, thân hình đi theo, hai chân đá liên hoàn, trong nháy mắt đá luôn sáu cái đều trúng ngực Hư Trúc. Đó là một trong các tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm gọi là Như Ảnh Tuỳ Hình Thoái, đá một cái thì chân sau như bóng với hình cũng ra theo, cú đá thứ hai từ ảnh biến thành hình, chân bên kia lại như ảnh tiếp tục đá tới cái thứ sáu Hư Trúc mới bật ngửa ra
    Cưu Ma Trí không để cho y kịp thở, liên tiếp tung ra hai chỉ, vụt vụt hai tiếng chính là Đa La Chỉ Pháp, Hư Trúc xoạc cẳng xuống tấn đầm lại một cái sử dụng chiêu Hắc Hổ Thâu Tâm trong La Hán Quyền. Chiêu đó quyền pháp cực kỳ thô thiển, thế nhưng có Tiểu Vô Tướng Công phụ vào khiến cho ngón Đa La chỉ có sức xuyên kim phá thạch kia phải tiêu giải giữa chừng
    Cưu Ma Trí cố ý phô trương, sử dụng Đa La chỉ xong, lập tức biến chiêu, một tay chém xuống, tuy chỉ tay không nhưng sử dụng chính là Nhiên Mộc Đao Pháp. Lộ đao pháp này khi luyện thành rồi, nếu chém vào một khúc gỗ khô chín chín tám mươi mốt đao liền, đao không làm khúc gỗ tổn hặinhng xuất phát hơi nóng có thể làm khúc gỗ bốc cháy được. Năm xưa sư phụ Tiêu Phong là Huyền Khổ đại sư luyện được công phu này, từ khi ông viên tịch rồi trong chùa không còn ai biết nữa. Nhiên Mộc đao pháp là phép sử đơn đao, khác hẳn với Hoả Diễm Đao Pháp dùng lăng hư chưởng lực mà Cưu Ma Trí sử dụng ở Thiên Long Tự
    Hiện giờ y dùng chưởng lực thay cho giới đao, hung hăng chém chặt, toàn là võ công của phái Thiếu Lâm. Một đao của y bổ xuống, nghe bộp một tiếng, tay phải Hư Trúc trúng chiêu, kêu lên :
    - Nhanh thật
    Quyền bên phải liền đánh ra, vừa đến giữa chừng thì cánh tay đã trúng đòn, chân lực Cưu Ma Trí dồn vào cạnh bàn tay nên y chặt xuống không khác gì đao thép, có thể cắt đứt đầu ngón tay, thế nhưng tay phải Hư Trúc trúng liên tiếp hai lần mà vẫn như không, còn dội lại khiến tay y ngâm ngẩm đau.
    Cưu Ma Trí kinh ngạc hết sức, trong lòng nghĩ ngay : ?oGã tiểu hoà thượng này dù có luyện được Kim Chung Trảo, Thiết Bố Sam thì cũng không thể chịu được trọng thủ của ta, như thế là cớ gì? À, đúng rồi, chắc là bên trong tăng y gã có mặc bảo giáp hộ thân?. Y nghĩ đến việc đó, ra chiêu chỉ tấn công vào mặt, Đại Trí Vô Định Chỉ, Khứ Phiền Não Chỉ, Tịch Diệt Trảo, Nhân Đà La Trảo, liên tiếp sáu bảy môn công phu Thiếu Lâm, chộp vào mắt, vào cổ họng Hư Trúc
    Cưu Ma Trí tấn công một loạt cực kỳ nhanh nhẹn như thế khiến cho Hư Trúc chân tay luống cuống không sao chống đỡ được, chỉ còn nước thoái lui liên tiếp, đến Vi Đà Chưởng cũng không sử dụng nổi, chỉ đấm ra hết quyền nọ đến quyền kia duy nhất một chiêu Hắc Hổ Thâu Tâm, nhưng mỗi quyền lại ép cho Cưu Ma Trí phải lùi lại nửa thước, nhưng chính vì cách xa nửa thước đó mà những chiêu số kỳ diệu của Cưu Ma Trí không trúng vào người y được?
    (Thiên Long Bát Bộ hồi 40 trang 2037-2040)
    Ban đầu hai bên đều sử dụng võ công Thiếu Lâm, sau đó thì sáp lại dốc toàn lực ra đối chiến, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng đấu với võ công Đại Tuyết Sơn nước Thổ Phồn. Trận chiến kết thúc với món ám khí đâm ngập vào vai Hư Trúc, quần nữ núi Phiêu Miễu xuất hiện hộ vệ chủ nhân dẫn đến sự bộc lộ thân phận của Hư Trúc. Hư Trúc bị trục xuất khỏi sư môn, rồi thì những diễn biến liên tiếp xảy ra, quần hùng lên núi Thiếu Thất suy tôn võ lâm minh chủ, các trận chiến kinh hồn lại được tiếp diễn liên tục tưởng chừng không bao giờ dứt.
    Đại Luân Minh Vương, Hộ Quốc Pháp Sư của nước Thổ Phồn là một người uyên thông Phật Pháp, tinh thâm võ học. Chỉ vì ham muốn thâu tóm mọi tuyệt chiêu bí kíp của thiên hạ mà đã cố công nghiên cứu 72 tuyệt kỹ và Dịch Cân Kinh của phái Thiếu Lâm đến mức có thể dùng nội lực phát chiêu y hệt tuyệt kỹ chân chính. Trong trận chiến với Mộ Dung Phục ở nước Tây Hạ, Cưu Ma Trí lâm vào tình trạng nội lực tuân trào như muốn phá vỡ cơ thể để thoát ra. May sao dưới đáy giếng cạn, Đoàn Dự hút sạch nội công giúp Cưu Ma Trí khỏi bị mất mạng. Nhờ Đoàn Dự trả lại Dịch Cân Kinh cho phái Thiếu Lâm, rũ bỏ mọi ganh đua hiếu thắng, Cưu Ma Trí ?ođại triệt đại ngộ, trở thành một vị cao tăng, chuyên tâm dịch kinh luận từ tiếng Thiên Trúc sang Tạng văn, hoằng dương Phật pháp độ được cho rất nhiều người?

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 02:04 ngày 01/03/2004
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    8. Dò tìm chương hồi, sưu tầm qua các tác phẩm
    Phật môn võ công lấy từ bi làm gốc, trong suốt các tác phẩm của Kim Dung, thần công tuyệt kỹ không bao giờ được các nhà sư Thiếu Lâm sử dụng một cách khinh suất. Lúc Tiêu Phong đột nhập vào Thiếu Lâm tự, các nhà sư đã sử dụng một loạt thủ pháp : Cầm Long Thủ, Ưng Trảo Thủ, Hổ Trảo Công, Kim Cương Chỉ, Ác Thạch Chưởng .. rồi ông lại phải chống đỡ với Kim Cương Chưởng của Huyền Từ phương trượng và chưởng pháp Nhất Phách Lưỡng Tán của Huyền Tịch đại sư. Trong trận chiến tại Tụ Hiền Trang, ta được biết đến hai môn tuyệt kỹ là Tụ Lý Càn KhônThiên Trúc Phật Chỉ của các nhà sư Huyền Nạn, Huyền Tịch. Khi các nhà sư xuất thủ ngăn chặn quần nữ núi Phiêu Miễu, người đọc được biết đến các môn công phu : Hổ Trảo Thủ, Ưng Trảo CôngThiếu Lâm Cầm Nã Thập Bát Đả. Trước mặt quần hùng trên núi Thiếu Thất, đáp lại lời thách thức của Du Thản Chi, Huyền Từ phương trượng nói sẽ dùng Đại Kim Cương Chưởng để đấu với Giáng Long Thập Bát Chưởng và Hàng Ma Thiền Trượng để đầu lại Đả Cẩu Bổng.
    Còn một tuyệt kỹ ai cũng nhớ và xuất hiện trong nhiều tác phẩm, đó là thần công Sư Tử Hống, thần công này thường được dùng để truyền tin, để chế áp đối thủ. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, tuyệt kỹ này được gọi tên đầy đủ là Kim Cương Thiền Sư Tử Hống, Phương Chứng đại sư sử dụng thần công này làm Đào Cốc Lục Tiên hôn mê bất tỉnh

    Phái Thiếu Lâm cũng lưu truyền La Hán Trận, tuy nhiên không có tác phẩm nào (trong số các tác phẩm tôi liệt kê phía trên) đề cập chi tiết đến trận pháp này. Chỉ biết La Hán Trận được các nhà sư kết thành, chuyên dùng để đối phó với đại địch
    Mở đầu truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký, qua hồi ức của Giác Viễn đại sư, ta biết đến công phu Thần Chưởng Bát Đả. Trên đường rời núi Võ Đương, Đô Đại Cẩm có đề cập đến một môn công phu là Đại Vi Đà Chưởng. Trên núi Võ Đương, Cương Tướng của Kim Cương môn dùng Bát Nhã Kim Cương Chưởng ám toán đả thương Trương Tam Phong?
    Truyện Hiệp Khách Hành tuy không nói nhiều về võ công Thiếu Lâm nhưng cũng đề cập đến bí quyết luyện nội công là La Hán Phục Ma Thần Công. Yếu quyết được khắc trên mình 18 bức tượng La Hán dưới dạng các đường nét vận khí. Bên ngoài các bức tượng lại được phủ một lớp đất sét với những đường nét kinh mạch biểu diễn cách luyện công nhập môn của phái Thiếu Lâm nên không ai biết đến thần công này. Đại Bi lão nhân lẻn vào chùa Thiếu Lâm lấy trộm bộ tượng La Hán nhưng lại bị người trong bang Trường Lạc tập kích hạ sát. Trước khi chết, Đại Bi lão nhân tặng lại bộ tượng cho Thạch Trung Kiên. Thạch Trung Kiên bị bắt đi từ bé, được Mai Sương Cô truyền dạy nội công hàn băng, sau đó bị Tạ Yên Khách lừa truyền dạy Viêm Viêm công với mục đích để hai luồng nội công âm dương xung kích lẫn nhau. Khi hai luồng nội công xung khắc nhau kịch liệt thì Thạch Trung Kiên bị Triển Phi đánh 1 chưởng trúng huyệt Đản Trung giúp kinh mạch được đả thông, ?othuỷ hoả giao tế, nội lực thuần dương chẳng những không làm tổn hại đến thân thể chàng mà nó còn trở nên một luồng nội lực ghê gớm cổ kim chưa từng có?. Thạch Trung Kiên vô tình làm vỡ lớp đất bên ngoài các bức tượng, chiếu theo đồ hình rèn luyện giúp cho nội lực trong người được thông suốt, thuỷ hoả giao hội. Nhờ tư chất thông tuệ khác thường và tinh thần giản phác, không mành đến ghanh đua thế tục, kèm theo một nền tảng nội lực thâm hậu nên Thạch Trung Kiên luyện môn thần công này chỉ mất có 3 ngày và trở thành một trong những đệ nhất cao thủ về nội lực. Dấn thân vào giang hồ, trải qua bao phen sóng gió, chàng trai quê mùa chất phác Thạch Trung Kiên đã trở thành một hiệp khách chân chính, thanh đao trong tay chàng dẹp tan bao ân oán, cứu khổ phò nguy giúp đời
    Võ học chùa Thiếu Lâm bác đại tinh thâm, các đệ tử Phật môn cả đời tu luyện mới có thể đạt được đến những bản lĩnh tối cao xuất chúng. Qua đoạn đối thoại giữa Trừng Quan đại sư và Vi Tiểu Bảo, ta thấy được sự rèn luyện lâu dài và tuần tự từng bước, từ võ công nhập môn đến tuyệt kỹ ảo diệu : ?oVõ công của phái Thiếu Lâm chúng ta học lần lần theo thứ tự. Trước hết là học Thiếu Lâm trường quyền thành thuộc rồi mới qua Phục Hổ Quyền, kế đến La Hán Quyền. Học được bấy nhiêu, nội ngoại công đã tới căn bản tương đương và có thể học qua Vi Đà Chưởng. Thông thường chưởng pháp này phải học mất năm năm. Người nào thông minh học tiếp đến Tán Hoa Chưởng, Môn Tán Hoa Chưởng thành tựu rồi thì bọn đệ tử các phái khác trông võ lâm ít kẻ địch nổi. Đến môn Ba La Mật Thủ có học được hay không là tuỳ ở tư cách từng người mà quyết định. Tỷ như bọn Tĩnh Tế, Tĩnh Thanh, mấu tên sư điệt đang luyện Tán Hoa Chưởng. Phải mười năm nữa thì Tĩnh Thanh có thể học sang Ba La Mật Thủ, còn Tĩnh Tế ít chuyên tâm về võ học mà luyện Ba La Mật Thủ thì chỉ có hại chứ chẳng có ích gì ??
    (Lộc Đỉnh Ký hồi 103 trang 1549)
    /******************************/
    Xin được nhắc lại một lần nữa về mục đích chính của bài viết này, đó chỉ là ?oliệt kê? những tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm trong một số tác phẩm của tác giả Kim Dung.

    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên

    Cùng với Việt Nữ Kiếm, tất cả 15 bộ truyện thì tôi mới chỉ đọc được 7 bộ : Thiên, Xạ, Lộc, Tiếu, Ỷ, Hiệp, Thần. Với mục đích là liệt kê nên trong bài viết trên, 2 phần 3 nội dung là trích dẫn, rất mong được các bạn bổ xung những chỗ còn thiếu sót và chỉnh sửa thêm

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 01/03/2004
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bằng hữu thực hiện chủ đề này quả là tốn kém không ít công phu và kiên nhẫn. Đáng nể thật!
    Phần lớn vấn đề bằng hữu viết đều chính xác. Đôi khi có sự sai khác về tên gọi, tỷ như Đại Kim Cương chưởng hay Kim Cương chưởng, thì sợ rằng đến Kim Dung tiên sinh cũng không chú tâm được như bằng hữu để nhận ra điều đó.
    Riêng về cái gọi là Kim Cương Bất Hoại Thể thần công, tại hạ cho rằng nó không phải là 1 môn thần công của Thiếu Lâm. Kim Cương Bất Hoại Thể thần công là 1 tên gọi chung cho cảnh giới tối cao của những môn như Kim chung tráo, Thiết bố sam, hoặc chỉ những người luyện nội lực đến mức độ cực kỳ cao thâm, có cương khí vô hình bảo vệ, đao thương chém không vào. Ai đạt cảnh giới này đều có thể xem là đã luyện được Kim Cương Bất Hoại Thể thần công. Như vậy, môn thần công này chỉ là 1 cách nói khác khi Tạ Tốn đề cập đến Thiếu Lâm Cửu Dương Công của Không Kiến thần tăng. Những tay cao thủ khác, tỷ như Trương Chân nhân và Trương Vô Kỵ sau này, tu vi nội lực đều hơn Không Kiến thần tăng, có thể kể là đã luyện đến mức Kim Cương Bất Hoại Thể thần công.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  4. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , cám ơn bằng hữu , nhưng muh bài dài quá , tui lười đọc ...
    Đoạn cuối của post bằng hữu có liệt kê vài tuyệt kĩ Thiếu Lâm trong Lộc Đỉnh Kí , theo tại hạ thấy thì đó không phải là tuyệt kĩ Thiếu Lâm mà có lẽ chỉ là các môn võ công bình thường đại khái như Vi Đà Chưởng hay Phục Hổ Quyền thôi .
    Dịch Cân Kinh cũng không được liệt vào 72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm , còn Cửu Dương Thần Công , tại hạ cũng nghĩ nó không thuộc vào hạng trên .
    Rất cám ơn , hôm nào rảnh sẽ đọc kĩ lại bài của bằng hữu , phân tích và mổ xẻ hén .

    Majin-Boo
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Gửi Kiều huynh : Với phương pháp trích dẫn, liệt kê như tại hạ đã tiến hành thì Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công được đưa vào trong danh sách các tuyệt kỹ của Thiếu Lâm là cũng có cơ sở :
    ?oTa trong bụng tính toán chỉ còn cách dùng Thất Thương Quyền đánh cho ông ta bị thương, có thế sư phụ ta mới xuất hiện. Được cái là quyền kình của Thất Thương Quyền có thể thu phát theo ý muốn, ra tay có chuẩn mức, nên nói : ?oNhư thế thì đành đắc tội vậy?. Quyền thứ tư ta đánh ra, lần này dùng quyền kình Thất Thương Quyền. Quyền đánh trúng ngực, ngực ông ta hơi lõm vào, nhưng lại tiến lên trước một bước.
    Vô Kỵ nói :
    - Cái đó lạ thật, lần này vị lão hoà thượng không lùi mà lại tiến lên
    Trương Thuý Sơn nói :
    - Cái đó có phải là thần công Kim Cương Bất Hoại Thể của phái Thiếu Lâm chăng ?
    Tạ Tốn gật đầu :
    - Ngũ đệ kiến đa thức quảng, đoán không sai chút nào. Quyền đó ta đánh ra, so với ba quyền trước khác nhau xa, trên thân thể ông ta sinh ra một lực phản kích, khiến ta chấn động trên ngực dưới bụng, tưởng như gan ruột đều đảo lộn hết. Ta biết rằng ông ta cực chẳng đã phải sử dụng đến thần công đó, nếu không sẽ không đỡ nổi Thất Thương Quyền của ta. Ta đã nghe danh Kim Cương Bất Hoại Thể thần công của phái Thiếu Lâm là một trong năm đại thần công, lúc đó chính bản thân mình được lãnh giáo, quả thực thật là ghê gớm. Vì thế quyền thứ năm của ta hơi chuyển qua âm nhu, ông ta chỉ tiến lên trước một bước, và luồng âm kình phản kích lại ta cũng hoá giải dễ dàng?
    (Ỷ Thiên Đồ Long Ký chương 8 trang 269)
    Việc các đại cao thủ nội công thâm hậu đến mức có hộ thể thần công là trường hợp thường gặp trong các tác phẩm kiếm hiệp. Hơn nữa, việc luyện võ, đặc biệt là võ công Thiếu Lâm (trong các tác phẩm kiếm hiệp) luôn đi dần dần từng bước một, cái đi trước làm cơ sở cho những cái về sau. Không có căn bản nội công cực cao thì làm sao có thể phản hồi lại được kình lực của đối thủ, mà việc ?phản hồi lại? chắc chắn cao hơn việc chịu đựng nhiều lần. Tại hạ hoàn toàn tán thành nhận xét của huynh, việc khổ luyện đến mức độ Kim Cương Bất Hoại có thể được xem là cảnh giới tối cao của các môn : Kim Chung Trảo hay Thiết Bố Sam (mà hai môn này thì đâu phải chỉ phái Thiếu Lâm mới có). Tuy nhiên, tại hạ lập ra topic này gần như chỉ dựa vào việc trích dẫn và sưu tầm, việc đi sâu vào phân tích từng thần công, tuyệt kỹ thì quả thật là tại hạ chưa đủ trình độ.
    Gửi Mã Nhĩ Bố huynh : đúng là việc xếp hai môn công phu trên vào hàng ?otuyệt kỹ? hoàn toàn do nhận định cảm tính của tại hạ. Tuy nhiên như trong đoạn trích dẫn : ?oNgười nào thông minh học tiếp đến Tán Hoa Chưởng, môn Tán Hoa Chưởng thành tựu rồi thì bọn đệ tử môn phái khác trong võ lâm ít kẻ địch nổi. Đến môn Ba La Mật Thủ có học được không là tuỳ ở tư cách từng người quyết định? thì có thể thấy hai lộ võ công trên cũng có uy lực đáng kể. Nói là chung cũng chẳng có thêm được chút dẫn chứng nào khác vì chúng cũng chỉ được đề cập đến một lần duy nhất qua cuộc đối thoại mà thôi.
    Xét một cách cặn kẽ thì ta chỉ có thể khẳng định một môn võ công có là một trong số bảy mươi hai tuyệt kỹ hay không khi có đoạn trích dẫn nói trực tiếp (hoặc có dẫn chứng để suy luận gián tiếp) đến điều này (ví dụ : ?oBát Nhã Chưởng là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm, luyện rồi sẽ không bao giờ hết, chưởng lực càng luyện càng mạnh mẽ, chiêu số càng luyện càng tinh thuần, quả đúng là không bờ không bến?). Đúng như huynh nhận xét, không chỉ có Dịch Cân Kinh, Cửu Dương Thần Công mà cả Thiếu Lâm Cửu Dương Công, La Hán Phục Ma Công đều chắc chắn không thuộc vào bảy mươi hai tuyệt kỹ. Vấn đề này tại hạ cũng đã nói đến ngay trong bài mở đầu chủ đề và cũng đã được đề cập lại khi nói đến từng tuyệt kỹ
    Trong 15 pho kỳ thư bảo điển của Kim tiền bối thì tại hạ mới chỉ lĩnh hội được chưa đầy một nửa (7/15), do đó kiến thức vẫn còn thô thiển, nông cạn. Tại hạ rất mong được các huynh bổ xung thêm những chỗ còn thiếu sót

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 02/03/2004
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 02/03/2004
  6. Bodoi

    Bodoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    2.208
    Đã được thích:
    0
    Kiều huynh. Theo đệ biết thì Kim cương bất hoại thể thần công không phải chỉ là khi có nội lực cao thương đao bất nhập là có thể được. Nó là một công phu của Thiếu Lâm và số người đạt được đến cảnh giới này không phải nhiều. Trong một số bộ khác cũng có nói đến Kim cương bất hoại thể thần công đệ không nhớ rõ là bộ nào nhưng mà trong bộ đó có Hoá huyết chưởng và người đạt đến cảnh giới cao nhất của Hoá huyết chưởng cũng vô tình đạt đến cảnh giới là Kim cương bất hoại thể .
    Kim cương bất hoại thể phải chỉ là khi đạt trình độ nội lực cao thâm mới có được, chưa chắc các cao thủ đạt đến cảnh giới về nội lực đã có kim cương bất hoại thể mà đấy chỉ là có một bức màn cương khí bao quanh người, bức tường nội lực để chắn đao thương, chưởng hoặc ám khí. Còn Kim cương bất hoại thể thì khác. Khi luyện được công phu này thì dù không dùng nội lực hoặc lúc đấy bị tản mát nội lực cũng có thể dùng thân thể chống đao thương nhưng gặp chưởng thì chắc vẫn mất điện. Chưởng gây nội thương mà bác.
    Đệ có chút thiển ý có gì sai xin các huynh đệ chỉ bảo thêm.
    She remains by the window aloneStaring into the rainShe is trying to guide his way homeKeeps on praying for god to protect him
    She lights up a candle for hope to be foundCaptive and blind by the darkness aroundEach wave a promise, a new hope rebornSunrise consoles at the break of dawn
  7. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    chà chà, công nhận @Hero_Zeratul chịu khó thật.
    Tại hạ vừa lượn qua KHC đồ, thấy có một topic về tuyệt kỹ chùa Thiếu Thất của một vị tiền bối, nay đã quy ẩn giang hồ, tuyệt tích trong võ lâm. Nay mạn phép tiền bối đấy tại hạ mang đoạn đấy lên đây để quần hùng cùng đọc !
    1. Nhất chỉ kim cương pháp
    2. Túc xạ công (bắn bằng chân)
    3. Hà mô công
    4. Bạt đinh công (đóng, nhổ đinh)
    5. Bao thụ công (ôm cây)
    6. Tứ đoạn công
    7. Nhất chỉ thiền công
    8. Thiết đầu công
    9. Thiết bố sam
    10. Bài đả công
    11. Thiết tảo trửu (chổi sắt)
    12. Trúc diệp thủ (tay lá trúc)
    13. Ngô công khiêu
    14. Đề thiên cân (nhấc ngàn cân)
    15. Tiên nhân chưởng
    16. Cương nhu pháp
    17. Chu sa chưởng
    18. Ngoạ hổ công
    19. Tù thuỷ công (lội nước)
    20. Thiên cân hạp (cánh cống ngàn cân)
    21. Kim chung trạo (chuông vàng úp)
    22. Toả chỉ công (khoá ngón)
    23. La hán công
    24. Bích hổ du tường công
    25. Tiên kình công (kình lực roi)
    26. Tỳ bà công
    27. Lưu tinh trang
    28. Mai hoa thung
    29. Thạch toả công
    30. Thiết tý công
    31. Đàn tử quyền
    32. Nhu cốt công
    33. Song toả công
    34. Xuyên liêm công
    35. Ưng trảo công
    36. Thiết ngưu công
    37. Ưng dực công
    38. Dương quang thủ
    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild
  8. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    39. Môn đáng công (luyện hạ bộ)
    40. Thiết đại công
    41. Yết đế công (nhào lộn kiểu Yết Đế)
    42. Quy bối công (lưng rùa)
    43. Thoản tung thuật (nhảy ngược)
    44. Khiêu dược pháp
    45. Thiết tấn công
    46. Khinh thân thuật
    47. Ma sáp thuật
    48. Thạch trang công
    49. Thiết sa chưởng
    50. Nhất tuyến xuyên
    51. Hấp âm công
    52. Thương đao bất nhập pháp
    53. Phi hành công
    54. Ngũ độc thủ
    55. Phân thuỷ công
    56. Phi thiềm tẩu bích thuật (chạy trên vách)
    57. Phiên đằng công
    58. Bá mộc trang (tấn cọc bách)
    59. Bá vương trửu (khuỷu tay Bá Vương)
    60. Niêm hoa công (hái hoa)
    61. Bài sơn chưởng
    62. Mã yên công (yên ngựa)
    63. Ngọc đới công (thắt lưng ngọc)
    64. Âm quyền công
    65. Sa bao công (bao cát)
    66. Điểm thạch công (điểm vào đá)
    67. Bạt sơn công (bạt núi)
    68. Đường lang trảo (trảo bọ ngựa)
    69. Bố đại công (túi vải)
    70. Quan âm chưởng
    71. Thượng quán công
    72. Hợp bàn công.
    ALEXI"WILDCHILD"LAIHO@wildchild
  9. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Bài này của thánh cô @thieu_iot !
    Thất thập nhị huyền công Thiếu Lâm Tự
    Võ công Thiếu Lâm được khám phá, trước tác bổ túc thêm mỗi ngày mỗi nhiều qua tinh thần kích lệ di ngôn của ***** để lại, do đó các Sư trưởng, các cao thủ thiên tài Thiếu Lâm Tự, lần lượt phân chi khai sinh nhiều lối luyện công vô cùng mới lạ, nhiều bài quyền tân kỳ nổi danh như: Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên nương theo bài Tiểu La Hán quyền 18 thế, chế ra bài "Linh thú ngũ quyền" gồm Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc mỗi bài nếu thu hẹp lại thì có 4 cách biến chuyển theo tư thế của 4 loài thú tiên, cách luyện cực kỳ chậm chạp, bài này sau được dành cho môn đồ sở đẳng luyện nội công nhập môn trước khi chính tông luyện công ở các bực cao hơn. Cũng bài này khai triển thành 128 thế với những đường quyền, cước vô cùng lợi hại: Khi nhu khi cương, khi hư khi thực, chợt cao chợt thấp, chợt xa chợt gần, biến ảo dị thường.
    Minh Tông đại sư một hôm đang luyện bài Mê tông La Hán quyền, chợt nhìn ra sân chùa, thấy những cách mai rơi rụng lạ lùng trước cơn gió tàn đông, hòa điệu với tuyết phủ, người quyên mất thực tại, chân vẫn bước theo bộ vị mà tay cứ uốn éo theo tư thế của những cánh hoa rơi, mỗi cánh mai rơi rụng một khác, sau này người khám phá ra những thế quyền mới, trong ba ngày đêm sáng tác một loạt 5 bài quyền, gọi là "Ngũ Lộ Mai hoa quyền" bốn bài đánh theo bốn phương Nam, Bắc, Ðông, Tây một bài chủ tại trung ương, tổng hợp của 4 bài kia, vận khí nhiều hơn dụng lực, bài này sau được chuyển danh thành "Mai Hoa Phong Vũ quyền", gọi tắt là Phong quyền, chủ nhu hòa vận khí, từ thế ẻo lả mềm mại như không có hơi sức. Phong quyền chuyên đánh gió, là khắc tinh của Lôi quyền. Ai đã từng luyện 5 bài Mai Hoa đều nhận thấy điều đó. Nhiều người lầm tưởng "Ngũ lộ Mai Hoa" là sáng tác của Ngũ Mai lão ni đời Mãn Thanh. (Hai danh từ giống nhau chỉ là sự trùng hợp vô tình. Ngũ Mai Lão ni nguyên họ Hoàng Hoa ở Bạch hạc sơn, Long sơn Tự, Họ Hoàng Hoa ở chân núi Bạch Hạc: Hoàng Hoa trại, trại được lập từ đời vua Sùng Chính nhà Minh, đặc biệt của phái "Bạch Hạc " là thương pháp nổi danh nhất có bài "Bạch Hạc thiết hê thương" ) còn quyền cước hoàn toàn thuộc Thiếu Lâm.
    Chiêu Ðức sư trưởng nương theo bài La Hán Lôi quyền chế ra bài Lôi Quyền, một bài quyền với lối đấm đá ào ạt, mạnh như vũ bão, nhanh như điện chớp, bài này dùng để kết thúc trận đánh, hoặc giải quyết thần tốc trong đám địch thủ đông người.
    Năm pho sách của ***** để lại quá súc tích, hàm dưỡng nên đã trải qua bao nhiêu thế hệ, mỗi người một cách khai thác mãi không bao giờ hết. Từ 5 pho sách ấy những võ công mới lạ cứ sanh nở ra mãi, có người cao hứng mai lo luyện tập và truyền dạy những lợi thế của mình, lần ra những nguyên tắc căn bản. Thiếu Lâm phái nổi lên một phong trào sáng tác sôi nổi hơn bao giờ cả -- xưa nay vật cùng tắc biến, thế sự thăng trầm, tột độ của sự hưng thịnh là điều sắp suy tàn, các trưởng lão Thiếu Lâm Tự dư hiểu điều đó, các ngài lo buồn và bắt buộc hành động để cứu vãn tình thế.
    Mùa thu năm 1333, tây lịch, vào đời vua Huệ Tôn (Thuận Ðế) niên hiệu Nguyễn Thông, Ðại Hội võ thuật Thiếu Lâm khai mở, không phải để biểu diễn võ công tường trình công tác, mà để chỉnh lý nội bộ. Ðại Hội này có mặt bốn vị Trưởng Lão tiền bối Thiếu Lâm đã ẩn cư gần 20 năm nay, nay lại xuất hiện để minh chức cho một khúc quanh trong lịch sử Thiếu Lâm.
    Triệu tập Ðại Hội do sư trưởng đời thứ 12: Nguyên Hạnh thiền sư, dự Ðại hội gồm có các trưởng tràng chi nhánh, các tân, cựu môn đồ, các quan nhân (nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh) mục đích của Ðại Hội là cảnh cáo các võ sư tự ý mở dạy bừa bãi công phu sở trường của mình, không sát với chương trình đã ấn định và tiêu chuẩn của Thiếu Lâm phái, kỳ Ðại Hội cũng sửa lại một vài qui điều đã lỗi thời. Suốt hai tháng bàn cãi sôi nổi, gần 700 đại diện chi nhánh võ phái toàn quốc đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, phần cuối Ðại Hội vô tình lái qua một hướng khác: các võ sư địa phương, các cao thủ đưa ra những môn tu luyện mới lạ từ sau ngày ***** viên tịch, mà các môn này đã được các Sư trưởng tiền nhân cứu xét và chấp nhận đặc cách vào danh sách võ công hậu bộ của Thiếu Lâm, không một lý do nào lại không được tu luyện nếu mình cảm thấy có sở trường ăn khớp với môn đó. Sau gần nửa tháng bế tắc Ðại Hội và Sư trưởng chưa tìm ra phương pháp thích đáng thì Nguyên Nhiên tăng một? môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm đưa ra ý kiến là phải tập những võ công căn bản, sau đó ai có thiên tài gì tùy ý luyện riêng. ý kiến được chấp nhận. Sau khi tổng kết lại thì ngoài 5 pho sách do ***** lưu truyền, số sáng tác sau này có cả ngàn thứ khác nhau, được xếp thành 72 loại, dù sau này có một thiên tài tìm thêm được các công phu mới nữa, và có la lớn lên rằng đây là loại đặc biệt chưa từng có thì cũng vui lòng được cho xếp vào một trong 72 trên vì cùng thứ và không ngoài 72 thứ mà Ðại Hội đã ấn định, vd. như có nhiều cách tập khinh công khác nhau, cách tập có nhiều nhưng chung quy cũng để luyện khinh công thì được xếp vào tuyệt kỹ thứ 15 : có tất cả 8 phương pháp tập thủy công khác nhau và dù sau này có thêm nhiều cách mới nữa thì cũng thuộc bộ thủy công .. 72 môn loại này được thiên hạ truyền thành danh là 72 tuyệt kỹ, danh từ đặc biệt của Thiếu Lâm gọi là "Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kỹ".
    Chỉ cần luyện thành công một trong 72 tuyệt kỹ này cũng đủ căn bản ra thành lập một võ phái, lần đầu tiên một cao tăng Thiếu Lâm luyện được 7 tuyệt kỹ vang danh và kỳ nhân trong giới võ lâm Trung Hoa.
    Thích Phước Ðiện(Tập san Võ thuật)
    Được wildchild sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 03/03/2004
  10. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái này là ngoại công , chắc là 72 tuyệt kỹ ngoại công ?
    Sa bao công là đánh bao cát rồi , còn có phi thiềm tẩu bích là khinh công.

Chia sẻ trang này