1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các ứng cử viên thay thế mig-21 và su-22m4 nhà ta

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 05/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Có một điều mà các bạn trên này không biết có để ý về cách mua sắm vũ khí của ta không, từ khi bắt đầu phải tự túc mua sắm (từ đầu những năm 90) ta chưa bao giờ mua sắm mà không có sự chuẩn bị về lực lượng con người trước. Nói ta mua hàng của Pháp hay Mỹ, Thủy Điển nói cho vui chứ khoảng mươi năm trở lại đây không thấy có động thái cụ thể nào cả (hỏi hàng, gửi học viên đào tạo...). Còn nói về mua Su-30,35 về thay thế Mig-21 và Su-22 thì mọi người phải hiểu về cơ bản biên chế của phi đội Mig-21, Su-22 khác so với Su-27, Su-30 rồi mới phê về số lượng được. Mig-21, Su-22 một trung đoàn đủ số có 36 con trong đó có 32 con một chỗ và 4 con hai chỗ (vậy để biên chế cho tám E ta cần số lượng tương đối là 36*8=288 con), nhưng biên chế của một E Su-27, Su-30 như giờ chỉ có 12 con (vậy tám E cần số lượng là 12*8=96 con). Số Mig-21 và Su-22 cũ quá niên hạn nhưng thực tế vẫn bay được ta đem niêm cất chỉ sử dụng một số lượng nhỏ cho học viên bay tập, khi nào có chiến tranh thì mới sử dụng. Mình nghĩ đây là bài các cụ tiến thẳng nên hiện đại. Tính từ bây giờ cho đến năm 2020 hoặc 2025 thì ta cũng sẽ tích đủ gần 100 chú Su-30, 35 cho lực lượng không quân. Còn Mig-21 thì đến năm 2025 thì Ấn mới thải loại, nó nhiều tiền còn dùng tới đó thì thử hỏi Việt tiền còi còn cố dùng tới đâu.
    meo-u thích bài này.
  2. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Tiêm kích Trung Quốc giá trung bình chỉ bằng 1/5 tiêm kích Mỹ

    Thứ tư 16/10/2013 17:07
    ANTĐ - Trang mạng Aereo của Brazil ngày 15-10 đã cung cấp một bản báo cáo về Top 3 nước xuất khẩu máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới. Trong đó, Trung Quốc xếp thứ 3, sau Nga và Mỹ về cả số lượng lẫn giá cả máy bay.

    Theo trang mạng này, Top 3 nước xuất khẩu máy bay chiến đấu (bao gồm cả tiêm kích đánh chặn, tiêm kích đa năng, tiêm kích bom và cường kích) hàng đầu thế giới hiện nay là Nga, Mỹ và Trung Quốc. Trong giai đoạn 2009-2012, 3 nước này đã bán được tổng cộng 900 chiếc máy bay chiến đấu với tổng kim ngạch xuất khẩu 52,4 tỷ USD.
    Trong 3 năm qua, Nga đã bán được số lượng máy bay rất lớn, vượt qua cả Mỹ. Với việc xuất khẩu được 384 chiếc máy bay chiến đấu, chủ yếu thuộc "gia tộc" Sukhoi, Nga đã thu về 17,1 tỷ USD với giá bình quân 44,5 triệu USD/chiếc.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga có giá 70 - 80 triệu USD/chiếc

    Mỹ tuy đứng thứ 2 về số lượng máy bay đã bán được nhưng họ kiếm lời được gần gấp đôi Nga. Tổng cộng Mỹ đã bán ra nước ngoài 339 chiếc máy bay chiến đấu, với kim ngạch xuất khẩu khổng lồ là 31,4 tỷ USD, giá trị bình quân của 1 chiếc máy bay là 92,6 triệu USD.
    Trung Quốc tuy được xếp thứ 3 nhưng khoảng cách giữa họ và 2 nước dẫn đầu là vô cùng lớn. Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã bán được 187 chiếc máy bay chiến đấu nhưng chỉ thu về được có 3,7 tỷ USD với giá trị bình quân 1 chiếc máy bay cực thấp là 19,7 triệu USD.
    [​IMG]
    Phiên bản xuất khẩu của FC-1 Trung Quốc là JF-17 bán sang
    Pakistan có giá vẻn vẹn 10 triệu USD

    Căn cứ vào các hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu đã ký, trong vòng 3 năm, từ 2013-2015, lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu sụt giảm gần 300 chiếc với số lượng bán ra 529 chiếc, tổng kim ngạch giao dịch 41,4 tỷ USD (tính đến thời điểm gia hàng năm 2016).
    Trong giai đoạn này, thị trường máy bay chiến đấu ế ẩm vì 3 lí do. Thứ nhất là phiên bản xuất khẩu của các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của cả Nga, Mỹ và Trung Quốc không được phép bán ra trước năm 2020; thứ 2 là xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng của các nước đang tiếp tục mở rộng; thứ 3 là không quân các nước ngày càng coi trọng và ưu tiên mua sắm các loại tên lửa tầm xa.


    VN nên mua JF-17
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Xăng chạy xe máy còn ko đủ, đòi trang bị máy bay chuẩn NATO cứ phải đeo bình mới bay đường dài được, VN là nước nghèo cần các loại máy bay phạm vi tác chiến xa, đa nhiệm chỉ có Su-27/30, J-11/16 là hợp
  3. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    ==============

    Mềnh thì không đồng tình món Kfir này cho lắm. Vì : Mirage III ra đời từ thời 5x -> nâng cấp lên Mirage 5 năm 1967, ông Israel bị cấm vận nên cú quá sai Mossad đi ăn cắp mẫu thiết kế về tự làm ra ông Nasher hay Kfir sau này. Năm 1975 mới được IAF xài thì đến năm 1976 trở đi bị F-15/F-16 thay thế dần, toàn để làm dự bị hoặc niêm cất. Sau đó những chiếc máy bay niêm cất này được bán cho mấy ông Nam Mỹ, sau khi nâng cấp. Mấy ông kia vài xài vừa nâng cấp qua bao nhiêu đời từ C2-C7-C10 cũng tốn kha khá nên mới long lanh như trong video. Hồ sơ thành tích của mấy em Kfir này cũng chẳng có gì ngoài 1 em MiG-21 Syria mà bọn kia nó cũng phủ nhận. Bây giờ có vác về thì cũng là đồ khung thân từ thời 7x chứ có mới mẻ gì đâu mà đòi thêm 20 năm nữa (IAI đã không sản xuất thêm từ những năm đầu 8x). So Kfir C10 với MiG-29 đời đầu khung thân 8x thì khác gì so T-55M3 với T-72? Đấy là chưa kể đến yếu tố chính trị, Do Thái bị Mỹ ràng buộc về chuyện bán Kfir do sử dụng động cơ J7 vốn là đồ nhái từ động cơ Mỹ.
    Nếu đã tính đến Kfir thì thà tính đến Mirage F1 còn hơn :)) Còn tuyệt nhất là Mirage-2000.
    sinh_vien_gia thích bài này.
  4. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    nghe đồn ngày xưa mình định mua con Mirage 2000 nhưng Mỹ can thiệp không cho bán=((
  5. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Cách tốt nhất là VN mua F-7 thay cho MiG-21 và JH-7 thay cho Su-22M4

    Trung Quốc lại tiếp tục thắng thầu cho Tanzania

    (Kienthuc.net.vn) - Tanzania đã tiếp nhận từ Trung Quốc 12 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-7TN – phiên bản xuất khẩu của J-7G được Trung Quốc cái tiến từ MiG-21 Liên Xô.
    Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, Không quân Tanzania đã tiếp nhận 12 chiếc máy bay chiến đấu F-7TN và 2 chiếc máy bay huấn luyện FT-7TN của Trung Quốc.
    Theo nguồn tin, hợp đồng này được ký kết trong năm 2009, việc giao hàng hoàn thành trong năm 2012, nhưng mãi bây giờ mới được tiết lộ. Những chiếc máy bay này sẽ thay thế 11 chiếc máy bay chiến đấu cũ F-7A mà Tanzania cũng nhập khẩu từ Trung Quốc từ những năm 1970.
    Các máy bay chiến đấu mới sẽ được triển khai ở Dares Salaam và sân bay Mwanza.
    [​IMG] Một chiếc F-7 xuất khẩu cho Bangladesh với buồng lái kiểu mới, kiểu dáng chiếc F-7 này khá giống với biến thể MiG-21F-13 với mũi nhọn thụt sâu vào trong cửa hút không khí cho động cơ phản lực.
    Tiêm kích F-7TN là phiên bản xuất khẩu của tiêm kích J-7G được Tập đoàn Hàng không Thành Đô sao chép cải tiến từ dòng tiêm kích huyền thoại MiG-21 của Liên Xô. J-7 (biến thể xuất khẩu F-7) được xem là mẫu tiêm kích chiến đấu bán chạy nhất của công nghiệp hàng không Trung Quốc hiện nay, với 13 quốc gia mua sử dụng. Tuy nhiên, chủ yếu những nước dùng J-7 đều tập trung ở khu vực Trung Đông và châu Phi.
    Các máy bay J-7 hay bản xuất khẩu F-7 so với tiêm kích MiG-21 nhìn chung không có sự đổi khác nhiều về hình dáng, kích thước, khả năng mang vũ khí mà chủ yếu được cải tiến về hệ thống điện tử hàng không (nhất là radar).
    Ví dụ, trong giai đoạn từ 2008-2010, Trung Quốc từng xuất khẩu F-7NM sang Namibia và F-7NI cho Nigeria, những chiến đấu cơ này sử dụng hệ thống radar điều khiển hỏa lực Grifo7 do Italy sản xuất. Riêng trong lô hàng xuất khẩu sang Tanzania lần này, được sử dụng hệ thống radar KLJ-6E do Trung Quốc chế tạo.
    Những loại radar này có tầm trinh sát, phát hiện mục tiêu cao hơn so với mẫu radar RP-21/22 trên dòng MiG-21. Tất nhiên, những chiếc MiG-21 hiện đại hóa theo tiêu chuẩn hiện đại (như MiG-21 Bison Ấn Độ, MiG-21 Lancer Romania) sau này dùng các radar có tầm hoạt động xa hơn.
    J-7 (hay F-7) trang bị động cơ tuốc bin phản lực của Trung Quốc cho tốc độ ngang bằng MiG-21, hỏa lực có pháo 30mm trong thân (cơ số 60 viên) và 5 giá treo mang tổng cộng 2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không tầm ngắn, bom hàng không và rocket 55/90mm.

    Máy bay JH-7, quân cờ cho chiến lược khống chế biển Đông của Trung Quốc

    [​IMG]
    Máy bay JH-7, quân cờ cho chiến lược khống chế biển Đông của Trung Quốc

    Để thực hiện cho tham vọng vươn rộng xuống phía Nam biển Đông, cũng như ý đồ khống chế toàn bộ khu vực này, giới chức quân sự Trung Quốc đã để mắt tới việc bố trí các phi đội máy bay JH-7 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm của Việt Nam. Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất trong nhóm Đông (Amphitrite Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở biển Đông. Tên tiếng Anh: Woody Island, tiếng Pháp: île Boisée. Đảo nằm ở tọa độ 16°50 vĩ Bắc, 112°19 kinh Đông, có chiều dài tới 1,7 km, chiều ngang 1,2 km, diện tích 320 acres hay chừng 1,3-2,1 km². Trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác.

    Sau khi chiếm đóng đảo Phú Lâm năm 1956, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay lớn đáp ứng được việc cất/hạ cánh cho các máy bay hạng nặng cùng hai bến cảng tàu lớn trên đảo, nhằm phục vụ mục đích quốc phòng và kinh tế của Trung Quốc trong toàn bộ khu vực biển Đông.



    Trước những lợi thế về vị trí và địa lý của hòn đảo này, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ tới việc đưa các phi đội máy bay JH-7 tới đây, nhằm tăng cường hơn nữa “sự có mặt” của mình tại khu vực biển Đông, tạo bước đi quan trọng cho chiến lược khống chế khu vực này và cũng để tạo đà cho kế hoạch vươn rộng xuống phía Nam.

    Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc có ý định đưa các máy bay JH-7 tới Phú Lâm là muốn tận dụng triệt để khả năng đặc biệt của loại máy bay tiêm kích-ném bom do chính Trung Quốc sản xuất. Đồng thời, để ứng dụng khả năng tác chiến trên biển của một loại máy bay tấn công ném bom xâm nhập sâu trong mọi thời tiết, trang bị hệ thống đối phó điện từ (ECM), và khả năng quét địa hình tương tự như loại F-111.

    JH-7 là máy bay đơn giải và nhẹ hơn so với máy bay Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe, và rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30. JH-7 là đại biểu cho một khả năng tấn công vào các vị trí quan trọng trên biển. JH-7A là một phiên bản nâng cấp với radar JL-10A PD, hệ thống fly-by-wire mới, kính chắn một mảnh, thêm các giá treo vũ khí, và khả năng mang được tên lửa chống bức xạ của Nga Kh-31 và bom điều khiển bằng laser.

    JH-7 có thể mang được 6.500 kg (14.500 lb) vũ khí; được trang bị 01 pháo tự động hai nòng 23 mm GSh-23L, 300 viên đạn; mang tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống tàu Yingji-8K và Yingji-82K (AShM), tên lửa chống bức xạ loại Yingji-91 và được trang bị bom rơi tự do và điều khiển bằng laser.

    Điều đặc biệt quan trọng, JH-7 có khả năng tác chiến bình thường trong mọi điều kiện thời tiết như: sương mù, mưa, bão lớn hay nắng gắt... sẵn sàng thực hiện các hoạt động tác chiến cho cả ngày và đêm. Đây được coi là một trong các lý do chủ yếu mà giới quân sự Trung Quốc cân nhắc để đưa tới Phú Lâm, sẵn sàng phục vụ cho các hoạt động trên biển Đông.

    Về đặc tính kỹ thuật, JH-7 có chiều dài 22,32 m; sải cánh 12,7 m; chiều cao 6,57 m; trọng lượng rỗng 14,500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28,475 kg; máy bay được trang bị 02 động cơ Xian WS9, lực đẩy 54 kN, đốt nhiên liệu lần hai là 91,2 kN mỗi chiếc; vận tốc cực đại 1.808 km/h trên độ cao 11.000 m (36.000 ft); tốc độ tuần tra 903 km/h; tầm bay 3.650 km; bán kính chiến đấu 1.650 km (890 hải lý); trần bay 15 km.

    Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, với điều kiện thuận lợi về vị trí chiến lược của đảo Phú Lâm và khả năng tác chiến của JH-7, Trung Quốc sẽ có khả năng cân bằng lực lượng quân sự với Việt Nam, do hiện nay Việt Nam đang sở hữu nhiều máy bay hiện đại thế hệ thứ ba là SU27/Su30 và MIC 29. Tiến tới sở hữu các máy bay chiến đấu SU30MK2 và tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga.
  6. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Tiêm kích rẻ tiền JF-17 Trung Quốc, cải tiến vẫn “siêu rẻ”
    (Kienthuc.net.vn) - Biến thể nâng cấp tiêm kích hạng nhẹ JF-17 Block II do Trung Quốc, Pakistan sản xuất vẫn có giá rẻ với khoảng 20-25 triệu USD/chiếc.
    Theo Defensenews, tại Tổ hợp hàng không Pakistan ở thị trấn Kamra, đoàn đại biểu Trung Quốc và Không quân Pakistan đã tham dự buổi lễ khởi động sản xuất máy bay chiến đấu JF-17 Thunder Block II - phiên bản cải tiến vào ngày 18/12.
    Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cho biết, JF-17 Block II sẽ được sản xuất với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, hệ thống điện tử được cải thiện, nâng cao khả năng mang tải, vận chuyển vũ khí tốt hơn và tăng cường liên kết dữ liệu và khả năng tác chiến điện tử.
    Máy bay JF-17 Block II có chi phí khoảng 20-25 triệu USD/chiếc, so với JF-17 thế hệ đầu có giá khoảng 15 triệu USD/chiếc.
    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17.
    Thủ tướng Nawaz Sharif nhấn mạnh, việc sản xuất máy bay JF-17 Thunder là một cột mốc quan trọng đối với khả năng tự lực trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng. Máy bay JF-17 là một biểu tượng phát triển quan hệ hữu nghị Pakistan - Trung Quốc.
    Ông Sharif cho biết, chính phủ đã cam kết tăng cường quốc phòng vững mạnh của đất nước. “Công nghệ mới và chuyên môn hiện đại đã làm thay đổi quốc phòng của chúng tôi thành một lực lượng lớn... Chúng ta muốn các lực lượng quốc phòng của chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng cho bất kỳ sự việc bất ngờ nào”.
    Ông này cũng bày tỏ sự hài lòng với giới lãnh đạo quân sự của Pakistan đã nhận thức đầy đủ môi trường thay đổi và đi theo một cách tiếp cận thống nhất và tích hợp tốt. Ông nói: “Vì lý do này, chúng tôi muốn đảm bảo rằng các lực lượng của chúng tôi cảnh giác cao, chủ động và được trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn cần thiết”.
    [​IMG]
    Dù giá rẻ nhưng JF-17 có khả năng chiến đấu tương đối mạnh.
    Máy bay JF-17 được đồng sản xuất bởi Pakistan và Trung Quốc năm 2003, được Không quân Pakistan giới thiệu vào năm 2007. Đây là loại máy bay có chi phí hiệu quả với khả năng thực hiện đa nhiệm vụ. Máy bay này đã tham gia triển lãm hàng không Dubai và khoảng 11 quốc gia đã bày tỏ quan tâm đến việc mua loại máy bay này.
    JF-17 là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ, một động cơ đã được phát triển bởi lực lượng Không quân Pakistan, Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC) và Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (CAC) của Trung Quốc.
    Tuy có giá rẻ nhưng JF-17 đem lại cho quốc gia sử dụng những tính năng hiện đại với radar có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu. Tầm phát hiện mục tiêu phía trước máy bay là trên 75km và phía sau là 35km, phát hiện mục tiêu trên biển cách 135km.
    JF-17 thiết kế với 7 giá treo có thể mang 3,6 tấn vũ khí chính xác cao làm nhiệm vụ tấn công diệt mục tiêu trên không, trên đất liền và mặt biển.

    Nhiều quốc gia có kinh tế eo hẹp chết mê chểt mệt với JF-17 còn VN !
  7. kientrunganh

    kientrunganh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2005
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    73
    Con JF7 này là mẫu thiết kế loại của chương trình Mig 29 mà các bác Cẩu quảng cáo ác nhỉ
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    chỉ tiếc là công nghiệp hàng không nhà mình lẫn tiềm lực kinh tế ẹ quá, không thì e rất thích những mẫu phản lực cất cánh hạ cánh thẳng đứng như Yak-141
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Yakovlev_Yak-141
    Việc Liên xô thiếu tiền nên ngưng phát triển dòng tiêm kích này đúng là mất mát quá lớn, nếu nhà ta có tiềm lực đủ mạnh thì việc mua lại hoàn toàn thiết kế này, nhờ bọn Yakovlev nó thiết kế lại hệ thống điện tử hiện đại rồi sản xuất hàng loạt thì quá tuyệt. Dù được thiết kế từ 198x nhưng tính năng thông số kỹ thuật vẫn cực kì phù hợp với yêu cầu hiện tại: tốc độ max: 1,7mach, tầm bay 1400km, trần bay 15km, với truyền thống óanh du kích kiểu nhà ta thì việc trang bị máy bay cất hạ cánh thẳng đứng trên nhiều sân bay dã chiến nhỏ trong rừng rậm thì rất phù hợp
    quaden2012 thích bài này.
  9. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Không trông mong vào các loại hiện nay để thay thế giống đấy đâu. Tiền bỏ ra để sắm mấy con đấy đều không bõ.

    Các khả năng hợp lý hiện có là:
    - Tăng số lượng Su30 lên đâu đó khoảng 6E để thành máy bay chủ lực
    - Trông chờ hoặc đặt hàng trực tiếp Nga ngố cải biến Yak131 thành loại 1 động cơ kiểu RD33 chẳng hạn, có thể tương đương với JF17 của tàu, loại này trang bị để xài tạm, lấp chỗ trống khoảng 1-2 E làm tiêm kích điểm và ngựa thồ cho Su30
    - Sau 2020 tính đến LMFI của Nga ngố
  10. quangduong90

    quangduong90 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    49
    Em nghĩ triển vọng nhất của ta bây giờ để thay cho Mig-21 là đề nghị Nga làm riêng cho ta 1 bản Yak-130 tiêm kích loại ngon ngon. Có thể nâng cấp, chỉnh sửa khung thân để bay siêu âm và khả năng thao diễn tốt như các dòng tiêm kích khác, có thể lắm 2 động cơ hoặc 1 động cơ loại mạnh như các dòng tiêm kích hạng nhẹ khác. Vận tốc cũng phải tầm 1900 km/h, rada cũng phải có khả năng bắt mục tiêu tầm 100 km đổ lại. Nhờ thế giá cả có thể chấp nhận được và đủ trang bị số lượng lớn, ta cũng có thể đề nghị cho sản xuất một số thành phần để làm quen. Tuy đã có 2 phiên bản tiêm kích của Yak-130 nhưng thấy không được ngon lắm.
    Thật ra nhìn phiên bản tiêm kích T-50 của Hàn cũng ngon đấy, tiếc là linh kiện Mẽo nhiều, không thể mua được

Chia sẻ trang này