1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các ứng cử viên thay thế mig-21 và su-22m4 nhà ta

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 05/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Vấn cố đấm ăn xôi à, radar ERIEYE mà cậu lấy để lấp liếm EL/W-2090 nó # nhau 1 trời 1 vực đấy

    Đang tự vạch mặt đấy hả :eek:

    • Illustrations made in Modo for SAAB AB.

      Erieye is the first high-performance, long-range Airborne Early Warning & Control (AEW&C) system based on active phased-array pulse-Doppler radar.
      Read more about the product Here.
    Lại tự vạch mặt

    The EMB-145 AEW&C is a derivative of the Embraer ERJ-145 regional jetliner airframe, modified with the integration of an airborne early warning radar and mission system.

    Trong nguồn của bạn thánh phán đấy, ko phân biệt được AWACS vs AEW&C thì bó tay thật rồi.

    Thật buồn cười, AEW Erieye theo quảng cáo chỉ control được các máy bay cùng hệ NATO, nhưng Pakistan sử dụng nó thì chỉ có đám F-16C Block 25 cũ là có thể nghe lệnh được, còn đám JF-17 thì chịu.

    Theo trang web của KQ Pak, AEW Erieye chỉ đúng 300 độ

    The ERIEYE radar system is an AEW&C SYSTEM developed by SAAB Microwave Systems (formerly Ericsson Microwave Systems) of Sweden. It is based on the Active Electronically Scanned Array (AESA). The radar provides 300 degree coverage and has an instrumental range of 450km and detection range of 350 km in a dense hostile electronic warfare environment; in heavy radar clutter and at low target altitudes. In ad***ion to this, the radar is also capable of identifying friends or foes (IFF), and has a sea surveillance mode.

    http://pafsqk.yolasite.com/saab-2000.php



    Để tăng lên 30 độ trước và 30 độ sau thì phải giảm góc quyét

    http://defence.pk/threads/pakistan-recieved-its-second-saab-erieye-awac.55528/page-5.

    Còn radar EL/W-2090 thì cậu đã search xem nó được ai dùng và hình thù thế nào rồi chứ

    [​IMG]
    Last edited by a moderator: 22/04/2015
    beta222imagic2 thích bài này.
  2. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Tiêm kích J-11D của Trung Quốc hoàn thành chuyến bay đầu tiên

    Theo Sina, mẫu máy bay cải tiến này được trang bị radar mảng pha quét chủ động cũng như thiết bị nạp nhiên liệu trên không.

    Vũ khí trang bị cho J-11D còn có tên lửa không đối không tầm trung PL-10 hiện đại bậc nhất của Trung Quốc.


    http://soha.vn/quan-su/tiem-kich-j-...anh-chuyen-bay-dau-tien-20150501115642882.htm

    Đối thủ mới của Su-30MK2V
  3. quaden2012

    quaden2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2012
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    181
    Đây là thớt ứng cử viên cho mig21 và su22 mời bác move con j-11d sang http://ttvnol.com/threads/tiem-luc-quan-su-trung-quoc-phan-4.439480/ nhé.
    Các cụ khác thôi bàn a oắc a iếc gì ở đây, lạc đề qúa xa rồi ạ.
    codosaovang thích bài này.
  4. subasa2015

    subasa2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    101
    Jas 39 mua là ok mà he he
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Mỹ muốn bán phi cơ Scorpion cho Ấn Độ

    [​IMG]

    http://thediplomat.com/2015/05/us-to-offer-india-new-tactical-aircraft/#disqus_thread

    Chiếc Scorpion của Textron, trị giá 20 triệu đô, chỉ bằng 1/5 giá một chiếc F-35.

    Chiếc Scorpion, với vận tốc cao nhất ở 520 dặm/giờ, nhắm tới ba loại khách hàng chính.

    Loại thứ nhất là các không quân muốn sở hữu máy bay nhỏ có khả năng thực hiện các vụ không kích cũng như làm nhiệm vụ trinh thám, hoặc muốn thay thế các máy bay cũ.

    Loại thứ hai là những nước đã sở hữu hoặc đang sản xuất các máy bay cao cấp, nhưng cũng muốn sở hữu một lượng lớn các máy bay giá rẻ.

    Loại thứ ba là các cường quốc quân sự cần máy bay hiện đại để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, trong môi trường ít rủi ro hơn.

    Textron cũng có lợi thế là không phải làm theo yêu cầu của một quốc gia hay không quân cụ thể nào.

    Chiếc Scorpion không phải là một chiến đấu cơ lợi hại trên chiến trường. Tuy nhiên nó có thể cung cấp những video góc rộng về cho chỉ huy dưới mặt đất, giống như các máy bay không người lái ở Afghanistan.

    Textron hiện đang muốn cung cấp 350 máy bay huấn luyện cho không quân Mỹ.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/cul...50407_low-cost-fighter-jets-take-off_vert_fut
  6. quaden2012

    quaden2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2012
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    181
    Đến lượt Quata mua 24 Rafael các cụ, bọn nhà giầu có khác, nhiều khách mua ko biết nó có giảm giá chút nào ko để nhà ta ké 1 vài phi đội các cụ nhỉ :))


    [​IMG]
    Xem cái hình vật liệu thân vỏ của nó thật là ngon quá ...
    alakhuban thích bài này.
  7. jade2110

    jade2110 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2014
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    17
    Mơ về nơi xa lắm!
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.585
    Con này mà giao cho Nga làm nặng bèo gì cũng 14 tấn. RCS chắc khoảng 3m2 :-D
  9. quaden2012

    quaden2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2012
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    181
    Phớp nó giảm giá 20% cho Ấn, ta ké dăm ba con đi nhẩy, cở 1 tỷ obama thì được 6 con hầy :))
    --- Gộp bài viết: 07/05/2015, Bài cũ từ: 07/05/2015 ---
    Giao cho Nga thì sẽ Nikel hóa khung vỏ ngay cũng tầm 14 - 15 ton :D
  10. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Trung Quốc chê bai vũ khí Việt Nam

    VietnamDefence - Sau vụ tai nạn Su-22M3 của Việt Nam, một số trang mạng Trung Quốc lập tức tung tin chê bai vũ khí Việt Nam.

    [​IMG]
    Su-22M3 của Không quân Việt Nam

    Ngày 20/4/2015, trang Sina Military Network ở Bắc Kinh lớn tiếng hăm dọa, các tàu khu trục tên lửa lớp Type 052D có khả năng đánh chặn và bắn hạ các tiêm kích-bom Su-22 của Không quân Việt Nam một khi trong tương lai nổ ra một cuộc xung đột giữa hai nước trên Biển Đông.

    Tính đến cuối năm 1979, Liên Xô đã cung cấp cho Không quân Việt Nam 180 tiêm kích MiG-21bis, 40 máy bay tiến công mặt đất Su-22M3 và 6 máy bay huấn luyện Su-22U để thay thế các máy bay cường kích lạc hậu A-37 và tiêm kích F-5E thu được từ không quân ngụy vào cuối chiến tranh ở Việt Nam. Sau đó, Việt Nam đã nhận thêm 32 tiêm kích-bom Su-22M4 và 4 máy bay huấn luyện Su-22UM3 vào năm 1988. Các máy bay này từng được xem là mối nguy hiểm khủng khiếp nhất đói với lực lượng mặt đất của Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước.

    Trong cuộc đụng độ đẫm máu tại đá Gạc Ma (Johnson South Reef) vào năm 1988, Su-22M3 và Su-22M4 đã không được triển khai chống các hạm tàu hải quân Trung Quốc mặc dù thủy binh Trung Quốc đã được cảnh báo về các máy bay này. Theo trang Flightglobal, Việt Nam hiện có trong trang bị 38 chiếc Su-22, ngoài ra còn hơn 50 chiếc được cất giữ.

    [​IMG]
    Su-22M3 của Không quân Việt Nam
    Với tầm tấn công 500 km, các máy bay Su-22 của Việt Nam có khả năng hoạt động trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Việt Nam đã đưa vào trang bị tổng cộng 24 tiêm kích-bom tiên tiến Su-30MK2V mua của Nga để thay thế cho Su-22 đã lạc hậu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng này là chưa đủ để thay thế hoàn toàn Su-22. Trong một cuộc đối đầu tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông, Su-22 sẽ khó sống sót trước cuộc tấn công từ các tàu khu truc hiện đại của hải quân Trung Quốc, trang mạng Trung Quốc huênh hoang.

    Trang mil.news.sina.com.cn ngày 21/4/2015 lại châm chích “các ống khói bay” của Không quân Việt Nam rơi vì thiếu phụ tùng.

    Trang này viết, mới đây Việt Nam đã nhận được 2 tiêm kích Su30MK2 trong số 12 chiếc đặt mua, các máy bay này được chở đến bằng một máy bay vận tải An-124 Ruslan. Nhưng trong tuần này, Việt Nam đã mất 2 tiêm kích-bom Su-22М3 vốn có biệt danh là “các ống khói bay”. Các tai nạn này cho thấy, đội máy bay của Không quân Việt Nam đã lạc hậu, cũ kỹ đến mức nào và rằng, Nga không còn cung cấp phụ tùng cho các máy bay này. Các máy bay này cùng với MiG-21bis đã được chuyển giao vào năm 1979. Hiện nay, Việt Nam đặt ra vấn đề xây dựng công nghiệp hàng không của mình.

    Năm 1996-98, Việt Nam đã yêu cầu Nga hiện đại hóa Su-22, nhưng việc này chỉ dừng ở việc sửa chữa sơ sài. Năm 2004, Việt Nam mua từ Czech phụ tùng và vũ khí dành cho Su-22, ngoài ra, họ cũng có khả năng mua với giá rất rẻ các máy bay Su-22 từ Ba Lan, nhưng các thương vụ này khó lòng giải quyết được vấn đề bảo đảm phụ tùng trong thời gian dài.

    Hiện nay, máy bay có khả năng chiến đấu mạnh nhất của Không quân Việt Nam là Su-30MK2V với tổng số 36 chiếc, trong những năm 1990. Việt Nam cũng đã mua 12 tiêm kích Su-27SK/UB/PU. Có tin, các máy bay Su-27 “rất hiếm khi cất cánh”, điều đó có thể nói lên sự bắt đầu cuộc khủng hoảng tương tự như với Su-22.

    Su-22M4 của Không quân Việt Nam

    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/vietnam/Trung-Quoc-che-bai-vu-khi-Viet-Nam/20155/54469.vnd
    --- Gộp bài viết: 08/05/2015, Bài cũ từ: 08/05/2015 ---
    Xem ra khả năng tiến thẳng lên hiện đại của KQ/KQHQ NDVN ngày càng chông gai rồi, ko những số máy bay cũ Su-22, Mig 21 đang ngày càng lạc hậu lão hóa, mà máy bay mới Su-27 cũng bắt đầu có dấu hiệu "sử dụng hạn chế". VN phải mau chóng tìm một máy bay thích hợp cả A2A, A2G, anti-ship, mà ứng cử viên sáng giá nhất theo cá nhân tôi, là JF-17 hoặc MiG-35
    --- Gộp bài viết: 08/05/2015 ---
    Vật liệu này cũng tốt đấy, nhưng giờ tên lửa đa số là all-aspect nên chúng có thể tấn công ở những chỗ kim loại yếu nhất (mặc dù vẫn là đầu đạn nổ mảnh), với 2 tên lửa R-77M/PL-12 thì Rafale khó có cơ hội sống sót

Chia sẻ trang này