1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các ứng cử viên thay thế mig-21 và su-22m4 nhà ta

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hinado, 05/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Romeos

    Romeos Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    49
    Nhưng tóm lại là anh hỏi cái dòng này kia mà =))

    Và dòng trích dẫn cũng chỉ nói Rafale và Typhoon, ko liên quan tới Jas và F-16

    --- Gộp bài viết: 04/07/2015, Bài cũ từ: 04/07/2015 ---
    zing, vietq là trang chính thống =)) chú em xem trang chủ http://www.stratpost.com/ nó là trang gì nhé
  2. TOYAMAMIHA

    TOYAMAMIHA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    264
    Nói rồi, tự kiếm lại mà đọc
    Anh không cần phải đôi co nhai lại với kẻ không hề đọc anh nói gì mà chỉ biết troll cù nhây(:|
  3. Romeos

    Romeos Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    49
    Ồ giờ mới biết 2 trang này là trang chuyên quân sự quốc phòng =))

    http://news.zing.vn/
    http://vietq.vn/

    Anh ơi, anh dốt tiếng anh mà anh lato quá =)) mà trong đầu anh chứa gì thế ! anh nói gì anh cũng ko nhớ à

    --- Gộp bài viết: 04/07/2015, Bài cũ từ: 04/07/2015 ---
    anh ko thèm đôi co mà sao vẫn lảng vảng nick trong đây thế =)) vẫn còn cay mũi à hahah
  4. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    MiG-35 có thể thay thế huyền thoại MiG-21 ở Việt Nam?
    Trịnh Thái Bằng | 07/08/2015 20:00

    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Báo Nga: Việt Nam có thể mua tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral

    Có thể cất cánh từ sân bay dã chiến, bằng tốc độ cao và tầm bay thấp, MiG-35 có thể đột kích đội hình đối phương, cận chiến, thoát ly chiến trường và quay trở về ở một vị trí hoàn toàn bất ngờ.
    MiG-35 thoát phận long đong?
    Bầu trời tất cả các nước trên thế giới đều giống nhau, nhưng đối với không quân của mỗi nước lại có học thuyết quân sự riêng biệt, từ đó hình thành nghệ thuật tác chiến đường không riêng biệt.

    Căn cứ vào những yếu tố đặc thù như: lãnh thổ, con người, lịch sử, truyền thống, kinh nghiệm và phương tiện chiến đấu, hình thành nên chiến thuật tác chiến đường không.

    Nghệ thuật tác chiến của không quân Việt Nam cũng khai thác triệt để các kinh nghiệm, yếu tố đã mang lại chiến thắng trong chiến tranh chống lại lực lượng không quân Mỹ, hùng hậu và mạnh nhất thế giới giai đoạn 1968 - 1972.

    Trong đó, yếu tố đóng vai trò quyết định là yếu tố tư tưởng - tinh thần trong mỗi người phi công tiêm kích lực lượng không quân Việt Nam.

    Có những đặc điểm phổ biến và đóng vai trò quyết định trong nghệ thuật tác chiến trên không của KQ Việt Nam, được thể hiện rất rõ nét trong tổng kết các kinh nghiệm trước đây và phương thức huấn luyện chiến đấu ngày nay:

    1- Tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng hạn chế, do đó số lượng máy bay chiến đấu của Việt Nam thường nhỏ hơn số lượng máy bay chiến đấu của đối phương nhiều lần.

    2- Đặc thù chiến đấu bảo vệ tổ quốc, yếu tố phòng ngự tiến công đóng vai trò chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.

    Do đó phương thức tác chiến thường là: phục kích, tập kích đường không và các phương án là; bí mật tiếp cận, chiếm ưu thế trên không, tấn công ở tầm gần và rút lui nhanh chóng bảo vệ lực lượng.

    Với phương án tác chiến này, số lượng máy bay tiêm kích đánh chặn không cần đông, nhưng phải đảm bảo khả năng độc lập tác chiến cao, khả năng xuất kích tiến công bất ngờ (cất cánh ở những nơi bất ngờ nhất, hạ cánh ở những nơi địch khó phát hiện nhất).

    Từ hai yếu tố đã nêu, KQVN cần những máy bay có khả năng tác chiến đa nhiệm, cơ động chiến đấu tiếp cận mục tiêu bí mật (trần bay thấp, lợi dụng địa hình), độc lập xuất kích và cơ động chiến đấu (xuất kích từ một sân bay dã chiến bí mật, và quay trở về sân bay bí mật khác).

    Máy bay phải gọn, nhẹ, cất cánh ở mọi điều kiện, mang đủ vũ khí theo nhiệm vụ được giao, tấn công bất ngờ, quyết liệt và thoát ly chiến trường nhanh chóng.

    [​IMG]
    MiG-21 có nghĩa là chiến thắng

    MiG - trong khái niệm của Việt Nam, đồng nghĩa với “én bạc chiến thắng”, được xây dựng bởi những MiG-21 đã mang lại rất nhiều chiến công huyền thoại trên bầu trời Việt Nam.

    Tiếp nối truyền thống của MiG-21, MiG-35 có thể xứng đáng có một vị trí trong hàng ngũ những cánh bay của Không quân Việt Nam.

    MiG-35 là sự phát triển và hoàn thiện của các dòng máy bay nổi tiếng MiG-29K/KUB và MiG-29M/M2. MiG-35 có cấu trúc thiết kế tương tự như MiG-29K - máy bay tiêm kích trên tàu sân bay.

    Khung sườn máy bay, hệ thống động cơ, hệ thống điều khiển bay, cabin của phi công trên tất cả các máy bay đều giống nhau, ngoại trừ bộ phận gầm nhẹ, thay vì móc phanh máy bay đã sử dụng hệ thống dù hãm, các cánh của máy bay không gập.

    [​IMG]
    MiG-35

    MiG-35 được thiết kế là máy bay tiêm kích đa nhiệm, có mục đích thực hiện các nhiệm vụ:

    - Chiếm ưu thế chủ động trên không;

    - Đánh chặn các phương tiện tấn công đường không của đối phương;

    Những thông số cơ bản của máy bay tiêm kích MiG-35

    Kíp lái: 1 người

    Chiều dài: 17,3 m, cao: 4,5 m, sải cánh: 11,99 m

    Trọng lượng rỗng: 17.500 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa 23.500 kg

    Khối lượng vũ khí: 6.500 kg

    Lượng dầu dự trữ: 4.800 kg

    Tốc độ ở độ cao thấp: 1400 km/h; Tốc độ ở độ cao khai thác sử dụng: 2.100 km/h; Trần bay: 17.500 m

    Tầm hoạt động xa nhất khi không có thùng dầu phụ: 2.000 km, có 3 thùng dầu phụ: 3.000 km, có 3 thùng dầu phụ và tiếp dầu trên không: 6.000 km

    - Triển khai các đòn tập kích đường không bằng vũ khí chính xác vào các mục tiêu trên đất liền, trên biển, trên không, tiếp cận vùng phòng không của đối phương ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện khí hậu, thời tiết;

    - Tiến hành trinh sát đường không có sử dụng các phương tiện trinh sát quang - điện tử và các phương tiện trinh sát radar - điện tử khác;

    - Tác chiến trong đội hình không quân hỗn hợp và thực hiện nhiệm vụ điều hành tác chiến trên không các cụm máy bay hỗn hợp;

    MiG-35 được lắp đặt đài radar chủ động mảng pha, tổ hợp phòng thủ điện tử, hệ thống quang học và hệ thống phòng thủ thụ động.

    Trong biên chế trang thiết bị trên máy bay có một thiết bị quang học đồng bộ đa dụng, có thể thực hiện 3 nhiệm vụ: dẫn đường, chỉ thị mục tiêu và trinh sát quang điện tử.

    Zhuk-AE (FGA-29) lắp trên MiG-35 là radar mảng pha chủ động (AESA), có khả năng theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu và tấn công cùng lúc 2 - 6 mục tiêu trên khoảng cách đến 130 km.

    [​IMG]
    Các thiết bị trinh sát, cảnh báo sớm trên MiG-35

    Thiết bị quan sát mục tiêu phía dưới OLS-K là thiết bị nhằm phát hiện và tấn công các mục tiêu tầm thấp và mặt đất, bao gồm các kênh hồng ngoại, kênh televideo, bộ phận đo xa laser và chỉ thị mục tiêu, thiết bị phát hiện các loại đèn laser.

    Toàn bộ thùng container nặng 110 kg. Phát hiện mục tiêu trên mặt đất (xe tăng, xuồng chiến đấu) ở khoảng cách từ 20 - 40 km. Đo xa mục tiêu trên mặt đất là 20 km.

    Đài quan sát phát hiện mục tiêu tên lửa tấn công NA-SAR và đài quan sát phát hiện mục tiêu tên lửa phía trên BC-SAR.

    Bộ phận quan sát quản lý bán cầu không gian phía trên được lắp đặt sau đèn cabin phi công, đài quan sát mục tiêu tên lửa phía dưới được lắp trong 1 container gắn phía dưới của vỏ bọc động cơ bên trái.

    Đài có mục đích phát hiện tên lửa phóng từ bán cầu phía trên và phía dưới máy bay, theo dõi và chọn lọc mục tiêu tên lửa và phương tiện mang tấn công bằng tên lửa.

    Bên cạnh đó là theo dõi các tên lửa trên đường bay liên tục, không bị ngắt quãng, đo tọa độ của tất cả các tên lửa tấn công. Tầm xa phát hiện mục tiêu phóng tên lửa - 50 km

    Thiết bị phát hiện bức xạ laser SOLO được lắp đặt bằng hai module ở bên trái và bên phải khuyên cánh máy bay. Được sử dụng nhằm phát hiện nguồn chiếu xạ laser, xác định tọa độ góc chiếu laser và tần số phát xung của đài phát laser.

    Có thể phát hiện các nguồn phát laser có bước sóng đến 1,06 micron và / hoặc 1,5 ... 1,6 mm, tần số xung đến 10 kHz.

    Máy bay MiG-35 tăng cường khả năng bảo vệ do được lắp đặt các tổ hợp phòng thủ, giảm độ phản xạ hiệu dụng và bức xạ hồng ngoại; năng lực phát hiện và tấn công mục tiêu do sử dụng các bộ khí tài và hệ thống phát hiện, chỉ thị mục tiêu.

    Máy bay có khả năng cất cánh và hạ cánh trên các sân bay không có thiết bị dẫn đường hạ cánh và không được chiếu sáng đường băng, đồng thời có khả năng hoạt động độc lập cao.

    Một đặc điểm của cấu trúc thiết kế trang thiết bị điện tử cho phép theo yêu cầu của khách hàng có thể lắp đặt trên máy bay các trang thiết bị nâng cấp có công nghệ và chế tạo ở Nga cũng như ở nước ngoài.

    Theo thiết kế, tất cả các hệ thống trên máy bay đều được lắp trang thiết bị theo nguyên tắc cặp đôi. Hệ thống máy tính điều khiển trên máy là hệ thống cặp đôi thay thế cho nhau, một máy tính hoạt động và một máy tính ở chế độ trực sẵn sàng.

    Mỗi động cơ đều dẫn động cho một hộp các bộ phận các thiết bị, hộp thiết bị tổ hợp cung cấp nguồn điện, thủy lực và dẫn động động cơ bơm dầu.

    Hệ thống điện nguồn cũng là cặp đôi máy phát điện. Thay vì có hai máy phát điện như MiG-29, MiG-35 có tới 4 máy phát điện.

    Để đảm bảo an toàn và giữ bí mật khi hoạt động trên sân bay dã chiến, MiG-35 được lắp thêm chế độ hệ thống điện nguồn độc lập, khi các động cơ điện có thể khởi động các bộ phận thiết bị của máy bay mà không cần khởi động động cơ.

    Điều đó cho phép ở điều kiện dã chiến có thể kiểm tra được toàn bộ hệ thống máy bay mà không cần nguồn điện bên ngoài hoặc khởi động động cơ trên mặt đất.

    Cũng trên MiG-35 có lắp đặt hệ thống cung cấp khí oxy chủ động. Điều đó làm cho máy bay MiG-35 có thể hoạt động độc lập trên một sân bay dã chiến thông thường, không có các trang thiết bị phụ trợ.

    [​IMG]
    Động cơ RD-33MK cắt bổ

    Động lực của máy bay là động cơ tua bin cánh quạt phản lực hai khoang hai buồng đốt RD-33MK không khói lấy từ máy bay MiG-29.

    RD-33MK có lực đẩy cực đại hai buồng đốt là 9.000 kgf, lực đẩy cực đại là 5.400 một buồng đốt, dự trữ thời gian là 4.000 giờ, sửa chữa nhỏ 1.000 giờ.

    Động cơ được lắp đặt buồng đốt không khói và hệ thống điều khiển điện tử mới chịu trách nhiệm toàn bộ (FADEC).

    Động cơ được thiết kế theo dạng module, theo đơn đặt hàng của khách hàng có thể lắp động cơ nâng cấp điều khiển vector đa hướng nhằm tăng cường tối đa khả năng cơ động của máy bay.

    [​IMG]
    Phía trước buồng lái MiG-35

    Buồng lái máy bay MiG-35 hoàn toàn làm bằng kính trong suốt, cho phép phi công có thể quan sát không gian bán cầu phía trước và hai bên. Trong buồng lái có 3 màn hình multi indicator đa dụng và một màn hình vuông góc lớn trên kính buồng lái phía trước.

    Vũ khí trang bị được trên 9 giá treo vũ khí ở dưới thân và cánh. Máy bay có trang thiết bị tiếp dầu trên không và hơn thế, có khả năng cấp dầu cho máy bay khác.

    MiG-35 có một điểm rất đặc biệt, đó là công nghệ được chế tạo sử dụng nguyên lý chống rỉ của máy bay trên boong tàu sân bay với các tiêu chuẩn dành cho máy bay tiêm kích KQHQ.

    Chính điều này giúp cho MiG-35 có khả năng hoạt động rất tốt trong điều kiện môi trường nhiệt đới bờ biển.

    [​IMG]
    Vũ khí trong thân: pháo tự động GSh-30-1, cỡ nòng 30 mm, số lượng đạn 100 viên.

    Các loại vũ khí treo trên cánh: tên lửa Không đối không: R-27, RVV-АЕ, R-73; tên lửa chống tàu Kh-31А và Kh-35; tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đất: Kh-31P, Kh-25МL, Kh-29Т, Kh-29L; rocket; các loại bom có điều khiển và bom liệng, thủy lôi.

    [​IMG]
    Vũ khí trang bị trên MiG-35

    Từ những thiết kế cơ bản và vũ khí trang bị trên máy bay, có thể nhận thấy rõ ý đồ chiến thuật của nhà thiết kế.

    Nhà sản xuất MiG-35 dựa trên những kinh nghiệm có được từ MiG-21 và MiG-29, có xu hướng thiết kế MiG-35 dành cho môi trường tác chiến nhiệt đới - biển.

    Nếu Su-30MK2 là máy bay tiêm kích đa nhiệm, thì MiG-35 là máy bay tiêm kích đột phá đa nhiệm. Với khả năng cất cánh trên đường bay dã chiến.

    MiG-35 có thể cất cánh từ bất kỳ vị trí trên tuyến đường cong bờ biển Việt Nam, bằng tốc độ cao và tầm bay thấp, một biên đội MiG-35 có thể bay theo địa hình sát mặt nước biển, tránh sự phát hiện của các máy bay AWACS của đối phương.

    Bất ngờ chiếm độ cao đột kích đội hình tác chiến của đối phương, cận chiến tiêu diệt mục tiêu quan trọng, thoát ly chiến trường và quay trở về sân bay dã chiến ở một vị trí hoàn toàn bất ngờ với đối phương.

    Đây cũng là cách đánh truyền thống của không quân tiêm kích Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh 1968 - 1972, gây sự kinh hoàng đối với những phi công dày dạn kinh nghiệm của không quân Mỹ.

    Ngoài ra, cũng với tốc độ cao ở độ cao thấp, MiG-35 có thể bất ngờ công kích các cụm AVG (cụm không quân hải quân chiến thuật) của đối phương bằng tên lửa chống tàu Kh-31, Kh-35 và thoát khỏi tuyến phòng không của máy bay đối phương trong thời gian ngắn.

    Với phương thức tác chiến đánh nhanh, thoát ly nhanh. Một lực lượng không quân tiêm kích không lớn cũng có thể là một địch thủ đáng sợ trên vùng nước biển Đông.

    http://soha.vn/quan-su/mig-35-co-the-thay-the-huyen-thoai-mig-21-o-viet-nam-20150807171931829.htm
    imagic3 thích bài này.
  5. Mai Son

    Mai Son Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    103
    Trọng lượng rỗng 17.500kg
    Cất cánh tối đa 23.500kg
    Vậy tất tần tật nhiên liệu, vũ khí, phi công tối đa có 6.000kg :(
  6. ttanh919

    ttanh919 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    148
    Khối lượng vũ khí: 6.500 kg

    Lượng dầu dự trữ: 4.800 kg

    Là sao ta :rolleyes:
  7. matcua3

    matcua3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    496
    MiG-35 có thể cất cánh từ bất kỳ vị trí trên tuyến đường cong bờ biển Việt Nam, bằng tốc độ cao và tầm bay thấp, một biên đội MiG-35 có thể bay theo địa hình sát mặt nước biển, tránh sự phát hiện của các máy bay AWACS của đối phương.
    Bó tay với sò há. Đến trần bay và tầm bay cũng không phân biệt được.
  8. akayroai

    akayroai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    22
    1 số thanh niên rất là manh động các cụ nhờ. Ae trên này trao đổi để học hỏi thôi, kém cái jh thì nghe các cụ giỏi nói thì hiểu dần ra. Cứ phải lôi 3 cái link nước ngoài ra dọa nhau chửi nhau làm jh, các thanh niên có ở bên nước họ đâu mà biết mấy trang ấy có khác soha ở vn hay ko. Tốt nhất là cứ chắp tay nghe cụ kuy giảng kinh, không hiểu thì hỏi trên tinh thần xây dựng chứ đừng hung hăng
    imagic3 thích bài này.
  9. FarmerTadien

    FarmerTadien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    677
    Cơ hội để có MiG-35 cho VN đang rất sáng sủa... hợp đồng cung cấp 64 MiG-29 (chắc là bản MiG-35) cho Ai Cập đã thành hiện thực, nếu MiG-35 thành công ở Ấn nữa thì tuyệt.

    VN cần MiG-35 theo tiêu chí sau: Không cần đa nhiệm, tối giản có thể... nhiệm vụ duy nhất: Không chiến đánh chặn...Mục tiêu: thay thế toàn bộ số lượng MiG-21 hiện tại.
    Takamiya thích bài này.
  10. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Những đồn đoán về 'kẻ đóng thế' MiG-21 Việt Nam
    (Vũ khí) - Đã có nhiều đồn đoán về ứng cứ viên thay thế tiêm kích MiG-21 già nua của Không quân Việt Nam, trong đó có JAS-39 Gripen, MiG-29 và tiếp theo là MiG-35.
    Những đồn đoán

    Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Sergei Korotkov, người đứng đầu tập đoàn chế tạo máy bay MiG tiết lộ, MiG-35 có thể sẽ xuất hiện ở Việt Nam, nơi những chiến đấu cơ thế hệ 3 MiG-21 đang ở giai đoạn cuối cùng của vòng đời.

    "Theo đánh giá của chúng tôi, có những triển vọng nhất định dành cho các máy bay MiG-35 tại Việt Nam, nơi sắp kết thúc thời hạn phục vụ của MiG-21", ông Korotkov cho biết.

    Đông Nam Á là một "khu vực thú vị" cho các nhà chế tạo máy bay khi nói đến doanh số tiềm năng, ông Korotkov nói đồng thời cho biết thêm, sự quan tâm với chiến đấu cơ MiG-35 đang tăng dần ở Ấn Độ khi New Delhi chỉ nhập một số lượng nhỏ chiến đấu cơ Rafale của Pháp.

    Ông Korotkov nói: "Không giống những chiếc MiG-29 truyền thống, MiG-35 thừa hưởng thiết kế khí động học, đây là một cỗ máy đa nhiệm. Nó có thể sử dụng những loại vũ khí có độ chính xác cao để tấn công mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên mặt đất. Nó cũng có thể thực hiện một số chức năng mà trước đó phải phụ thuộc vào máy bay trinh sát".

    Trước khi xuất hiện thông tin về tương lai có thể của MiG-35 trong Không quân Việt Nam, truyền thông nước ngoài cũng từng có nhận định tương tự với tiêm kích khác của dòng MiG là MiG-29 và chiến đấu cơ JAS-39 Gripen do Thụy Điển sản xuất.

    Tuy nhiên, đến nay những thông tin trên mới chỉ dừng lại ở những đồn đoán của truyền thông quốc tế và chưa có bất cứ thông tin chính thức nào của Việt Nam đưa ra về những lời đồn đoán này.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-35.
    Kẻ thay thế xứng đáng

    MiG-35 được xếp vào loại máy bay chiến đấu đa dụng thế hệ thứ 4++. Tiêm kích MiG-35 có khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài khả năng không chiến, nó được trang bị toàn bộ các vũ khí điều khiển chính xác, độc lập tấn công đối đất, tấn công đối hải ngoài khu vực phòng không hoặc tham gia tác chiến trong các biên đội hỗn hợp.

    Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm các thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện, thiết bị điện tử - quang học tiên tiến, để có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không, thậm chí là đảm nhận chức năng chỉ huy tác chiến trên không, để điều phối hoạt động cả biên đội máy bay chiến đấu.

    MiG-35 tích hợp được tất cả những tính năng ưu việt nhất của các máy bay thế hệ thứ 4 và một phần của thế hệ thứ 5, giúp nó có thể chiến thắng tất cả các máy bay thế hệ thứ 4 của phương Tây và đối địch sòng phẳng trong cuộc chiến kiểm soát không phận với các máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ và NATO.

    MiG-35 có tốc độ bay tối đa lên tới 2750 km/h (Mach 2,6), hơn cả Su-35 với 2,26 Mach; trần bay cao 18,9 km; hành trình tối đa 2000 km, bán kính tác chiến 600 km; tốc độ leo cao cực nhanh với 300m/s (hơn cả Su-35 với 280m/s).

    Với 3 bình dầu phụ, phạm vi hành trình của MiG-35 sẽ lên tới 3100 km (bán kính tác chiến 1000 km), nếu sử dụng cả 3 bình dầu phụ và tiếp dầu trên không, MiG-35 sẽ có tầm bay lên đến 6000 km.

    Ngoài ra, các chiến đấu cơ MiG-35 còn có khả năng nhận tiếp dầu trên không từ các hệ thống tiếp dầu đồng đội, nâng cao phạm vi tác chiến trong điều kiện thiếu thốn các loại máy bay tiếp dầu trên không cỡ lớn.

    Về vũ khí, trang bị, với 9 giá treo vũ khí (có thể tùy biến để mang theo thùng dầu phụ), MiG-35 có thể mang theo tối đa khoảng 6,5 tấn vũ khí.

    Nó có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa không đối không hiện đại nhất Nga như: Vympel R-27, Molniya R-60, Vympel R-77, Vympel R-73… Ngoài ra, nó còn được trang bị một khẩu pháo 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 với 150 viên đạn, chuyên sử dụng trong cận chiến.

    Tuy có sở trường là không chiến nhưng nó cũng được trang bị các tên lửa không đối hạm và không đối đất. Ngoài ra, nó cũng có thể mang theo 2000 lbs bom điều khiển bằng laser và vô tuyến KAB-500Kr, KAB-500-OD, KAB-1500Kr…

    Trong quá trình nghiên cứu, chế tạo MiG-35, nhà sản xuất Mikoyan đã rất chú trọng đến vấn đề hoàn thiện tính năng bay, động cơ và các thiết bị điện tử, kéo dài tuổi thọ của máy bay. Chi phí cho mỗi giờ bay của MiG-35 cũng được hạ thấp, chỉ bằng hơn 40% kinh phí của MiG-29.

    (Vũ khí) - Đã có nhiều đồn đoán về ứng cứ viên thay thế tiêm kích MiG-21 già nua của Không quân Việt Nam, trong đó có JAS-39 Gripen, MiG-29 và tiếp theo là MiG-35.
    MiG-35 trang bị 2 động cơ phản lực vector RD-33MK mới cải tiến, có tính tin cậy cao, thời gian sử dụng giữa 2 lần đại tu dài, mức tiêu hao nhiên liệu thấp và lực đẩy lớn, lực đẩy mỗi động cơ là 9000kg, sau khi gia lực (đốt sau) là 11.000kg.

    Động cơ RD-33MK mới cải tiến có ưu điểm là triệt tiêu hầu hết khói, với hệ thống vỏ bọc động cơ được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt và bao phủ một loại sơn hấp thụ radar, che chắn hồng ngoại và quang học.

    Động cơ thế hệ mới này đã giúp MiG-35 hạn chế bớt khả năng bộc lộ trước radar của đối phương - điểm yếu rất lớn của các chiến đấu cơ dòng MiG-29.

    Điểm đặc biệt là RD-33MK thuộc dòng động cơ phản lực vector, điều khiển hướng phụt linh động, có khả năng điều chỉnh hướng lên - xuống - trái - phải, với 15 độ ở chế độ lên - xuống và 8 độ ở chế độ trái - phải.

    Tính năng này được coi là nổi trội hơn so với động cơ chiến đấu cơ đồng hạng của Mỹ và phương Tây, giúp máy bay có khả năng cơ động và linh hoạt cao hơn các máy bay Mỹ và NATO. MiG-35 được áp dụng công nghệ kiểm soát bay điện tử số hóa hoàn toàn mới Fly-by-wire.

    Đây là hệ thống điều khiển bay thông minh, bao gồm hệ máy tính với các thuật toán phức tạp. Fly-by-wire tác động và kiểm soát đến bề mặt điều khiển bay, hệ thống trong buồng lái, các đường kết nối, tạo ra tính siêu cơ động cho máy bay theo ý định tác chiến của của phi công.

    Nó tiếp nhận động thái bay của phi công, tính toán, lập lệnh và điều khiển các cơ cấu khí động học, điều khiển hướng bay, động cơ và hướng luồng phụt, đảm bảo cho máy bay không bị thất tốc, tắt máy đột ngột hay cơ động quá giới hạn, giúp máy bay hoạt động linh hoạt, điều khiển ổn định ở mọi tốc độ.

    MiG-35 được lắp đặt radar mảng pha điện tử Zhuk AE Phazotron N-109, hoạt động ở dải tần X-band, cự li thám trắc trên không tối đa có thể lên tới hơn 200km, dưới mặt đất là 60km, có khả năng đồng thời theo dõi 30 mục tiêu và điều khiển hệ thống vũ khí tấn công 6 mục tiêu cũng một lúc.

    Radar mảng pha điện tử Zhuk AE Phazotron N-109 còn phối hợp với thiết bị định vị quang học - điện tử OLS, hoạt động theo cơ chế thu nhận hình ảnh và đưa ra phân tích, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình nhờ vào cảm biến hồng ngoại và hình ảnh mạnh mẽ. Điều này là ưu thế rất lớn trong tác chiến đối không với những loại máy bay hiện đại của địch.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...-ke-dong-the-mig-21-viet-nam-3283506/?paged=2

Chia sẻ trang này