1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề cơ bản về học thuật.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 03/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. x15y

    x15y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    các bạn nên nói về một cái gì đó của các bạn , cái gì là thực của bạn ,nó phải cụ thể , đừng nhai lại cái của người khác như thế
  2. datcongtu

    datcongtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    em chẳng hiểu ghì cả chán ghê ...
    [​IMG]
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    46
    Chào Bác Dat Công tử? DATCONGTU
    Các Bác viết thế mà bác chả hiểu thật à ? Lọa thật !!! Lạ thật nhỉ !!!
    Là Hai Lúa (HL) từ Bạc Liêu (1 tỉnh ĐBSCL), HL hiểu nôm na như sau:
    1- DiễN DỊCH Thấp, duới góc đơn giản (lối của LT):
    Hai Lúa vội vàng tra từ điển:
    SUCK:
    http://vietdic.www.dantri.com.vn/Translate.aspx?Word=suck&DicID=1&inFont=Unicode&outFont=Unicode
    TIT:
    http://vietdic.www.dantri.com.vn/Translate.aspx?Word=tit&DicID=1&inFont=Unicode&outFont=Unicode
    Khà Khà; Hỉu rồi ấy nhỉ ?
    2-DiễN DỊCH kiểu Cao:
    A] Theo phương thức Dị Biệt hoá (thành 2 đề):
    B] Theo phương thức đồng nhất hoá
    Theo Cao Xuân Huy, Bản thể là cái phạm trù cao nhất mà người ta k0 thể DiểN DỊCH từ những phạm trù cao hơn mà cũng không thể qui nạp từ những khái niệm thấp hơn.
    Bản thể cũng không cần phải được định nghĩa vì nó là hiển nhiên.

    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 02/05/2006
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đây là bài luận mà Thắng tôi viết trên edu. Mời các văn tham khảo.
    KHẢO SÁT VỀ TRI THỨC VÀ NHẬN THỨC
    Nhân sự cố máy tính năm 2000(Y2K) tôi có nảy ra một ý tuởng là tìm hiểu những hoàn cảnh nào đã dẫn đến việc phát minh ra số không. Truớc đó tôi có đọc một cuốn sách của GS Nguyễn Cảnh Toàn viết về phuơng pháp rèn luyện tư duy toán học, trong đó GS nhận định "số không nghĩa là không có gì". Qua sự có Y2K tôi thấy nhận định trên không còn đúng nữa. Sau đây là những phát kiến mới của tôi về vấn đề trên.
    Phần I : CON SỐ KHÔNG VÀ CẤU TRÚC TRI THỨC.
    Câu chuyện :
    Có một nhà buôn Ấn Độ trên con đuờng tơ luạ. Ông ta có một cửa hàng và một nguời con. Anh ta vẫn thuờng quan sát, phân loại các loại hàng hóa mà nguời cha mang về, đặc biệt là việc đếm số luợng của chúng, từ 1,2,3...đến trăm, vạn...vv.
    Một hôm có một vị khách ngoài vũ trụ ghé cửa hàng. Vị khách đặt mua hai món hàng, đó là lạc đà và môtô. Ông ta mô tả kĩ từng món hàng và dặn nguời con hãy ghi lại số luợng từng món hàng trên mặt cát ngoài sân. Khi nguời cha về, anh ta bèn nói :
    - Thưa cha, có một vị khách, ông ta đặt mua 2 món hàng, món thứ I thì nhà ta vẫn thuờng bán, đó là lạc đà, còn món hàng thứ II thì ông ta bảo nó giống như con ngựa vậy, nhưng có 2 bánh xe thay cho 4 chân và chỉ uống một loại nuớc gọi là xăng thay vì ăn cỏ.
    - Món hàng thứ I nhà ta có bán nhưng hết rồi, còn món hàng thứ II thì ta chưa từng thấy.
    - Vậy thì phải kí hiệu gì cho ông ta ?
    - Có gà ắt phải có trứng, hết gà thì hẳn phải còn trứng. Vậy lạc đà nên kí hiệu bằng một quả trứng (hình ovan). Còn moto vì ta phải tìm nên kí hiệu bằng dấu X vậy.
    Trong truờng hợp bạn, bạn kí hiệu như thế nào ?
    THÍ NGHIỆM :
    Giả sử trên bàn không có vật gì. Bạn hãy hỏi các học sinh : - Các em cho biết trên bàn có gì không ? Các hs sẽ trả lời : - Không có gì. Bạn lại hỏi : - Thế trên bàn có sách không ? Các hs sẽ trả lời : - Không !
    Rõ ràng câu trả lời sau CÓ Ý THỨC HƠN. Cái "không" đó là Ý THỨC CỦA NGƯỜI HỌC SINH VỀ QUYỂN SÁCH.
    DẪN CHỨNG :
    Một nguời nguyên thủy lạc vào một khu rừng. Anh ta sẽ phải nếm thử tất cả các loại hoa quả để biết trái nào ngọt trái nào độc, ghi nhận rồi đặt cho chúng một cái tên và truyền cái tri thức ấy cho các thế hệ sau.
    KẾT LUẬN CHUNG :
    CON SỐ KHÔNG
    - Luôn mang hình dạng, tính chất.
    - Đó là nguyên nhân khả kiến của một sự việc đã xảy ra.
    - Hậu quả luôn đuợc biết truớc nguyên nhân (hay hậu quả khẳng định nguyên nhân).
    - Mọi việc đều có nguyên nhân, hãy tìm, mọi việc đều có hậu quả, hãy "luợng".
    Tri thức chính là những hậu quả hay kết quả thu đuợc trên con đuờng tìm tòi và phát triển của nhân loaị. Tri thức gồm những yếu tố chính sau : nó gồm có HÌNH, DẠNG, có TÍNH, CHẤT và CÁC LƯỢNG (Ở dạng sơ khai là những tiên lượng mơ hồ về những mức độ dẫn đến hậu quả hay kết quả.) Ta cũng có thể dùng sơ đồ sau : (Tạm gọi là "sơ đồ nhận thức")
    (kết quả,hậu quả 1)_(dẫn đến)__NGUYÊN NHÂN__(To)_(kq, hq 2)
    ________________(TRI THỨC) _____________(LƯỢNG)________
    LƯỢNG : nghĩa là tăng cuờng kết quả, giảm thiểu hậu quả.
    Bạn có thể trả lời hộ tôi, con gà và quả trứng, vật nào có truớc không ?
    PHẦN 2: NHỮNG CÂU CHUYỆN PHIẾM SẼ CHO TA NHỮNG KẾT LUẬN GÌ.
    Câu chuyện 1:
    Xét hai câu nói :
    - Tôi đi học và tôi nhận thức được việc học (của một sinh viên). Và câu :
    - Tôi chạy và tôi nhận thức được việc chạy (của một chú nai đang chạy thoát khỏi một con hổ)
    Hai câu nói trên đều có 1 điểm chung : tính nhân - quả.
    Câu thứ I : tôi đi học để làm gì ? Phục vụ đất nước, có địa vị xã hội. Câu nói thứ II, tôi chạy để thoát thân. Chỉ có những khác biệt sau :
    Câu I : chưa đủ tri thức (thế mới học), mà lại phục vụ cho cả đất nước và bản thân.
    Câu II: Tôi có tri thức hơn (con hổ : - HÌNH : to lớn, có móng vuốt, DÁNG : oai vệ,TÍNH : hung dữ, thích ăn thịt, các LƯỢNG, dĩ nhiên chú nai chỉ ƯỚC LƯỢNG một cách mơ hồ: nặng nề, chạy khá nhanh, khỏe), và tôi chạy chỉ để thoát thân.
    Kết luận : sinh viên ta cần có đủ những yếu tố cấu thành cái gọi là tri thức : HÌNH, DẠNG, TÍNH, CHẤT, CÁC LƯỢNG.
    Về lượng: chia làm 2 loại : lượng - tri thức, lượng - nhận thức (tam gọi là "lượng sơ cấp và lượng thứ cấp")
    Chú nai có tri thức về con hổ và trong một tình huống nào đó chú nhận thức được mối nguy hiểm cận kề, giải pháp là BỎ CHẠY, chạy như thế nào, ZIC ZẮC. Các giải pháp cũng là tri thức, chạy zic zắc là một thứ kinh nghịêm. Ở đây chú phải LƯỢNG, tức tùy thuộc con đường để ước luợng các khoảng cách. Sinh viên cũng buộc phải biết các "lượng - nhận thức", tức phải biềt thời gian học, chi phí bao nhiêu.
    Ta nhận thấy tri thức luôn ở "phía sau", còn nhận thức lại luôn ở "phía trước". Ở thời điểm xuất phát (học, chạy) thì NGUYÊN NHÂN = HẬU QUẢ (bị vồ) = KẾT QUẢ (tốt nghiệp) = 0. Hay nói cách khác:
    NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀ HẬU QUẢ NHƯNG BẰNG KHÔNG.
    Câu chuyện 2:
    1. Một sinh viên đi vào một siêu thị, gặp một loại quả trông rất ngon, tò mò, anh ta đưa tay nhón một quả và ăn thử - Ôi chao ! Quả gì mà ngon thế ? Anh ta hỏi cô nhân viên. - Quả ấy người ta gọi là quả xoài. Cô nhân viên trả lời.
    2. Một sinh viên khác khi vào siêu thị bắt gặp một loại quả gọi là "quả xoài". Anh ta thấy lạ bèn hỏi cô nhân viên - Quả xoài ăn nó như thế nào hả cô ? - Đó là loại quả ngon và ngọt. Cô nhân viên trả lời.
    Kết luận :
    TH1 : Tính từ ngon ngọt được biết trước, ta ghi nhận "ngon ngọt - xoài".
    TH2: tính từ ngon ngọt biết sau danh từ, ta ghi nhận "xoài - ngon ngọt".
    Kết luận chung : chính hoàn cảnh đã tạo nên thói quen đặt tính từ trước hay sau danh từ.
    Vấn đề : chúng ta có nên biết ơn những người quả cảm, dám nếm thử để khám phá cho nhân loại, hay chỉ biết "dạy gì, học nấy". Và liệu khả năng "nếm thử" có phải là một bản năng giúp loài người phát triển không ? (xin nhường các nhà khảo cổ).
    Có lẽ nên chia làm hai trường phái Giáo dục.
    Con số không nhỏ bé như hạt gạo như tôi đã trình bày ở trên, chứa đựng cả một kho tri thức của nhân loại. Hay nói một cách khác số không chính là sự tồn tại trong hiểu biết của con người. Xin nêu một trường hợp khác. Chẳng hạn tôi hỏi bạn:
    - Có lạc đà không ? Trả lời ; - Không ! (số lượng = 0) và câu nói :
    - Bạn có đồng ý không ? - Không ! (Ý nghĩa của ngôn từ)
    Cả hai câu hỏi đều xác định. Có biết mới trả lời. Nếu không biết bạn sẽ hỏi lại: - Lạc đà là gì ? Đồng ý việc gì cơ chứ ?
    PHẦN 3 : CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ NHẬN THỨC.
    Nhận thức là điều thuờng xuyên có ở chúng ta, như hơi thở vậy. Có thể nói sống nghĩa là nhận thức. Nhận thức đuợc thể hiện và phát triển qua các buớc sau :
    1. Nhận thức qua giác quan : là hình thức nhận thức nguyên thuỷ. Như nghe, nhìn, ngửi nếm, rờ rẫm.
    2. Nhận thức qua ngôn ngữ : Loài sinh vật nào cũng có ngôn ngữ riêng để thông tin cho nhau.
    3. Nhận thức qua đơn vị : Chỉ con nguời mới có. Con nguời trao đổi vật chất. Chẳng hạn : đổi một con gà lấy một giạ thóc. Anh bán củi nhận thấy nhu cầu về củi bèn lên rừng chặt củi bán kiếm lời.
    4. Nhận thức qua chữ nghĩa : Do luợng thông tin quá nhiều, nguời ta nghĩ ra một hình thức lưu giữ thông tin. Họ dùng các kí hiệu, sau hình thành chữ viết.
    5. Nhận thức qua Nhân Văn : Nhằm bảo vệ những phẩm chất và văn hoá. Như bảo vệ một giống cây hay vật nuôi quí. Bênh vực lẽ phải và chính nghĩa. Giải phóng con người.
    Tính chất : nhận thức mang tính nhân quả nên luôn có HƯỚNG (cho ý thức và hành động). Đó là một quá trình phát triển vào bên trong.
    Đồ thị :
    Ý thức và hành động là một "véctơ tổng" trên đồ thị nhận thức. Trục tung tuợng trưng cho Tri thức, trục hoành là bối cảnh.
    Chúng ta đang sống giữa các quá trình, quá trình của tự nhiên, của vũ trụ. Và cái quá trình mà mỗi con người từ bé cho đến khi trưởng thành đều phải trải qua, đó là quá trình của xã hội được tạo dựng bởi tri thức của loài người tự cổ chí kim. Chỉ có quá trình của xã hội mới có vô số những biến cố. Cái quá trình của Giáo Dục cũng vậy, vô số những biến cố, những khái niệm mới, chẳng đơn giản một chiều, tạo nhân rồi đợi quả để có một mùa Giáo Dục bội thu. Và điều này đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng hơn là tri thức. Có thể nền Giáo Dục của chúng ta đang cần thay một chiếc áo mới, nhưng tôi thấy chẳng khác nào một "người trong mưa", khờ khạo bộp chộp, mất phương hướng hay có vô số phương hướng ?
    Tôi chỉ đơn giản dùng một chiếc kính lúp để soi vào một mắc xích của quá trình trên. Những ông già bà lão mắt kém thì cần kính để soi rõ mặt con chữ. Nhưng học sinh mới là người cần một "chiếc kính lúp" để soi rọi vào cái gọi là tri thức, tìm hiểu cái sức mạnh mà những bậc vĩ nhân vẫn thường nói về nó. Hay chúng cần một ít ôxy trong thời đại công nghiệp hóa để thở. Nền Giáo dục có thừa tri thức và nội lực để cất cánh, nhưng dường như vẫn thiếu dưỡng khí.
    Như những tình huống trong tự nhiên hoang dã, bầy hổ đang tăng số lượng và nhu cầu sinh tồn của chúng cũng đang tăng nhanh. Nhưng những chú nai cũng chẳng dễ để bị bắt, chúng phải phát triển những kỹ năng chạy. Thế đấy, những kỹ năng săn mồi và những kỹ năng chạy.
    PHẦN 4 : NGUYÊN LÝ NHẬN THỨC.
    Các quá trình nhận thức luôn tuân theo nguyên lý sau :
    Các hình, dạng, tính chất luôn làm qui chiếu cho lượng.
    Mọi bài giảng đều qui về một "phương trình" = 0.
    Điển hình nhất là môn giảng Văn, điều cần thiết nhất là hình tượng của tác phẩm, đó là một cách tiếp cận hay nhất. Bản thân chữ "Văn" cũng mang ý nghĩa "nét vẽ".
    TÌNH HUỐNG : Một sinh viên Việt Nam du học nước ngoài. Một sinh viên nước ngòai hỏi : - Nhân vật Văn học Việt nam nào là điển hình nhất ? Thay cho mọi ngôn từ, bạn có thể vẽ nhanh một nhân vật văn học không ?
    Tôi rất thích thư họa nhưng chưa có thì giờ học tập, giá như xưa kia các thầy cô có dạy nhỉ. Về vấn đề minh họa hình tượng một tác phẩm, tôi nghĩ cũng chẳng khó khăn gì, chỉ là những nét phác họa, chấm phá hoặc biếm họa mà các thầy cô có thể thực tập trong những lúc rỗi, nó cũng sẽ giúp thư giãn và cân bằng. Trong bài giảng các thầy cô nên phác họa bên trái và giảng văn bên phải của bảng. Và tôi cũng thắc mắc rằng tại sao những tác phẩm kinh điển, được giảng dạy trong nhiều năm, thế mà không một họa sĩ tài ba nào của nước ta đả động đến ?
    Xin lý giải về ngôn từ:
    - HÌNH : là nhận thức sơ khai nhất về một sự vật, sự việc.
    - DẠNG : là một biến thể của hình. Trong văn học dùng chữ "dáng". Như các cụ thường bảo "nhất dáng, nhì da".
    - TÍNH : như tính chất vật lý, hóa học. Chúng có số đo. Trong nhân văn là tính cách, tính tình.
    - CHẤT : có vô số chất trong vật lý và hóa học. Trong nhân văn gọi là bản chất.
    Xin bàn thêm về yếu tố "lượng". Đấy là từ tôi xin phép được xử dụng chung. Xin phép được lý giải như sau :
    - LƯỢNG : là đặc tính chung của các loại vật chất và các quá trình như : số lượng, năng lượng, khối lượng, hàm lượng, chất lượng, thời lượng, lượng giác, diện tích, thể tích. Tất cả đều có số đo.
    - LƯỢNG : Là ước lượng (như ước lượng các khoảng cách và lực trong thể thao). Với những khái niệm trừu tượng nhân văn là nhận xét, đánh giá, bình luận.
    Ví dụ :
    - Trong hóa học : Khối lượng các nguyên tử nguyên tố hóa học lấy nguyên tử C làm qui chiếu.
    - Trong vật lý : Độ lớn của lưc F lấy đơn vị N làm qui chiếu. Lực có bởi năng lượng được giải phóng, năng lượng là một dạng vật chất.
    - Đồ thị không gian và thời gian : Không gian có hình, dạng và chứa đựng vật chất. Thời gian luôn trôi đi và làm già vật chật.
    - Địa lý : cần vẽ hình địa hình các vùng, đánh giá, nhận xét và cho số liệu.
    - Sử : Dựa vào các mốc thời gian, vẽ hình sơ đồ nơi xẩy ra các biến cố, nhận xét đánh giá và cho số liệu.
    - Toán : để tạo một "khoảng mở" cho học sinh, không cần phải theo một trình tự logic. Ví dụ nên giảng kỹ về hệ tọa độ Đe-các, nói rõ đấy chỉ là mối quan hệ hai chiều của một quá trình, như không gian và thời gian (có ích cho vật lý), thống kê các dạng đồ thì thường gặp.
    PHẦN 5 : THIẾT LẬP HỆ THỐNG CHO ĐIỂM MỚI.
    Xin mạnh dạn đề xuất một hệ thống cho điểm mới. Cái gọi là tri thức sẽ trải dài suốt lịch sử loài người, ta tượng trưng bằng hoành độ. Dĩ nhiên học sinh chưa thể biết hết, tri thức xa xôi vẫn là một ẩn số X, hiện tại vẫn là nhận thức bài giảng.
    - Nếu bạn nào chưa có một khái niệm nào (hình, dạng, tính, chất), hãy tạm cho bạn điểm X.
    - Những bạn biết khái niệm nhưng vẫn mơ hồ, điểm không.
    - Bạn biết công thức tính : điểm 0-1.
    - Bạn biết đánh giá nhận xét, giải được ngững bài toán khó : 0-1 đến 0-9.
    Theo tôi nghĩ cách cho điểm như trên sẽ khuyến khích sự tự tìm tòi ở học sinh.
    Có lẽ ông cha ta đã giải được được câu đố vui về con gà và quả trứng từ rất lâu. Như chuyện Mai An Tiêm trên hoang đảo. Cái nguyên nhân sâu xa là việc "loài chim ăn được thì con người ắt cũng ăn được", và cái nguyên nhân gần thì "ta hãy thử gieo trồng xem sao". Cái tính chất biện chứng cũng được thể hiện trong câu nói "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhưng "Nguồn" và "Kẻ trồng cây " lại là những nguyên nhân trở về trước, nguyên nhân của quá khứ, các thầy có nghĩ đến những "nguyên nhân được kiểm chứng" như Mai An Tiêm đã làm không ? Và tôi xin phép được nhắc nhở, uống nước hãy nghĩ đến những người sau. Những ngọn lửa trại hè vẫn cần có oxy và sự thoáng mát. Làm sao thắp sáng những ngọn lửa đam mê ?
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 13:28 ngày 13/11/2006
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    PHẦN 6 : HIỆU ỨNG CÁC SỰ KIỆN.
    Câu chuyện:
    Nhân dịp vào Xuân, các bộ lạc sống ven bờ một con sông bèn nhóm họp để bàn bạc việc hợp nhất để thành lập một quốc gia. Những người già nhất trong làng sau những lời chào hỏi xã giao, họ bắt đầu hỏi về tên tuổi để tiện việc xưng hô. Thuở ấy, cứ qua một mùa xuân, những bà mẹ lại bỏ một hạt dẻ vào một chiếc túi da của những đứa trẻ để tính tuổi của chúng. Và nhân dịp hội họp trọng đại này, các vị bô lão cũng mang những chiếc túi của mình để so sánh tuổi tác. Nhưng có hàng trăm vị bô lão nên việc so sánh tuổi để chọn ra một vị cao niên nhất cần khá nhiều thời gian. Thấy vậy, một vị bô lão liền đưa ra một sáng kiến, thay vì so sánh số lượng, ta hãy so sánh về trọng lượng vậy. Nhưng việc đo đạc cũng chưa đạt đến mức độ chính xác cần thiết. Những chiếc túi kia gần như có trọng lượng bằng nhau. Vị bô lão kia bèn kết luận : những chiếc túi kia chúng bằng nhau, và như vậy chúng ta có cùng độ tuổi, chẳng ai hơn ai, như thế chúng ta đều sinh ra trong một ngày. Rồi họ gộp chung những chiếc túi lại làm một để kết tình anh em. Từ đó phát sinh sự tích "bọc trứng nở trăm con".
    Câu chuyện trên chỉ là một giả thiết thôi. Nhưng ta có thể rút ra một qui luật sau :

    - Càng hướng về tương lai, các sự kiện trong quá khứ sẽ càng sít lại gần nhau.

    Như tỉ số của những hàm bậc nhất khi x tiến về "+ vô tận", tỉ số ấy bằng 1. Xét về mặt tâm lý, dường như chúng có cùng một điểm xuất phát.
    Thuyết tương đối đã chứng minh được sự tương đương giữa không gian và thời gian. Trong không gian có hiệu ứng những đường đồng qui, như hai nhánh đường ray dường như hội tụ tại một điểm ở phía xa, thì "hiệu ứng các sự kiện" cũng thế.
    Trở về câu chuyện trên, nếu ta ngược dòng thời gian về quá khứ thì những vị bô lão kia họ là những đứa trẻ lớn bé có độ tuổi khác nhau. Và như thế thì các sự kiện lại tách rời.
    Có lẽ đây là một trong những lý do khiến người ta thích học Anh ngữ . Tiếng Anh được chia làm 12 thì, 4 quá khứ, 4 hiện tại và 4 tương lai. Ở mỗi thời điểm của câu nói người nói luôn hướng về một sự kiện trước hoặc sau thời điểm ấy.
    Những câu chuyện thần thoại cũng có nguồn gốc từ hiệu ứng này. Như việc chú khỉ Tôn Hành Giả lên Thiên đình cầu viện, gặp các quan quan liêu, khỉ ta mới nằm ì ra, "một ngày ở thiên đình bằng ba năm ở hạ giới".
    Chính hiệu ứng các sự kiện đã tạo nên nhiều khái niệm mới tổng quát hơn, trừu tượng hơn. Xin dẫn chứng một sự kiện gần đây. Khái niệm "Thương mại hóa Giáo dục" là một hiệu ứng trùng lắp, đó là sự kết hợp giữa nền giáo dục cổ điển và kinh tế thị trường. Nhân đây tôi cũng xin tạo thêm cho khái niệm trên một hiệu ứng nữa. Đó là khái niệm "bán con". Hẳn ai cũng đọc tác phẩm "Tắt đèn", chị Dậu phải bán con để trả nợ, nền Giáo dục có cần thiết phải như vậy không ?
    Và có lẽ một số thầy cô cũng đang mắc phải "hội chứng song ngữ", cái gì cũng cố nhớ ra một từ Anh, Pháp tương đương rồi mới bình luận.
    Tôi nghĩ câu "Giáo dục tự khai hóa" có lẽ tạm ổn hơn, đó là tự tìm ra những tiềm năng về con người, địa thế và khả năng kinh tế.
    -----------------
    Con người luôn xác định thế và lực trong môi trường tự nhiên và cơ giới, đó là thế và lực xác định. Nhưng trong môi trường thông tin, thế và lực luôn được xác định bởi những "hiệu ứng các sự kiện" mới , ngoài những thuật toán và những cách thức thâm nhập có trật tự, còn vô số những khái niệm mới mà bạn có thể tự nghĩ ra và thực thi. Thông tin là vô số những sự kiện, và tại sao bạn lại không thể tạo một câu chuyện thần thoại cho chính mình ?
    PHẦN 7 : CON NGƯỜI LÀ TOÁN TỬ TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN.
    Những điều tưởng chừng như vô lý xưa kia như câu nói :- Tôi biết bạn ở đây nhưng không bíêt bạn ở đâu ? Bạn chẳng ở đâu cả nhưng bạn lại ở khắp nơi, là điều có thực khi bạn ngồi trước bàn phiếm được nối mạng. Việc bạn xác lập và truy cập cũng cần một số thao tác có trật tự. Cái đó khác nào bạn là một "toán tử" trong phương trình Schrodinger (phương trình hàm sóng của electron quanh hạt nhân nguyên tử H). Vế = 0 kia là xác định thế và lực, toán tử là những khái niệm thuật toán mà các lập trình viên ai cũng biết. Dĩ nhiên bạn cũng dễ dàng tìm kiếm thông tin xác định như tin tức, hình ảnh, số liệu. Và trong trường hợp này thì tri thức có thể được hiểu như "thông tin = ngôn từ" phục vụ cho nhận thức của bạn.
    PHẦN KẾT :
    Ngôi sao Hỏa nhỏ bé xưa kia đang hiện rõ dần qua những chiếc kính thiên văn, những con tàu do thám và robot tự hành. Con người ngày càng nhận thức rõ về một nơi chốn trong cuộc hành trình bất tận. Hạt nhân nguyên tử nhỏ bé tưởng chừng như không tồn tại kia chúng cũng phải hiện nguyên hình. Mỗi học sinh chúng ta có phải là những Tôn Ngộ Không của thế kỷ 21 không. Ngoài sự giác ngộ về tự nhiên, họ còn cần phải giác ngộ về những gì nữa ? Đó là công việc của nền Giáo dục.
  6. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể giải thích cho mình một cách dễ hiểu và ngắn gọn về phương pháp biện chứng được không? Ai đã tạo ra phương pháp này hoặc là đã khám phá được quy luật tư duy này? Cách tư duy như thế nào mới là biện chứng? Tư duy biện chứng mâu thuẫn với logic hình thức phải không? Ví dụ như mình có hai câu như thế này:"Tôi chăm học. Tôi được loại giỏi" Ví dụ thế. Thì nếu nghĩ theo logic hình thức thông thường là " Vì tôi chăm học nên tôi mới được loại giỏi". Vậy thì nếu nghĩ theo tư duy biện chứng, chúng ta sẽ nói thế nào?
    Cám ơn các bạn.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nếu tôi không nhầm thì chính Aristot là người khám phá, còn Hegel là người tác giả thuyết Duy vật biện chứng. Phép biện chứng theo tôi thì ngược với những nhận thức thông thường, tức suy ngược về những nguyên nhân đã dẫn đến những hậu quả hay kết quả trong thực tại.
    Theo tư duy biện chứng câu của văn sẽ là : Tôi thuộc loại giỏi vì tôi đã chăm học. Hoặc nếu lấy thuộc tính "chăm học" làm trung tâm thì ta có thể hỏi "Tại sao tôi chăm học ? ". Vì tôi là người VN.
    Nhưng ta cũng có thể hiểu tư duy logic bao trùm tư duy biện chứng, hay tư duy biện chứng chỉ là 1 tập hợp con của tư duy logic. Ví dụ :
    Mệnh đề : Tất cả những người chăm học đều thuộc loại giỏi. Ta cũng có thể có 1 mệnh đề đảo : Tất cả những người thuộc loại giỏi đều chăm học.
    Kết luận : Tôi là người chăm học vậy tôi thuộc loại giỏi.
    Tôi thuộc loại giỏi vậy tôi là người chăm học. Hoặc :
    Mệnh đề : Tất cả các dòng sông đều chảy.
    Tất cả các dòng sông đều có nguồn.
    Kết luận : Cửu Long là sông vậy nó phải chảy và có nguồn. (vừa logic vừa biện chứng).
    Cũng có thể nói phép biện chứng có được từ việc quan sát một thực tại hiển nhiên để đi đến những kết luận (mệnh đề).
  8. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn, nhưng mà, hic, ...không hiểu bạn nói gì cả . Bạn có thể giải thích lại cho mình một lần nữa:
    1) Định nghĩa phép biện chứng? (nếu không phải là định nghĩa chính xác thì định nghĩa theo bạn hiểu cũng được)
    2) Bạn có thể nêu ra vài quy tắc nền tảng của phép biện chứng cho mình được không? (giống như là tam đoạn luận của logic hình thức ấy)
    3) Bạn nói là biện chứng chỉ là một phần của logic hình thức đúng không? Nhưng mà đó là phần nào nhỉ??? Bạn có thể so sánh sự giống và khác nhau của logic hình thức và phép biện chứng không?
    4) Một câu hỏi nữa: phép biện chứng là logic hay triết học?
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi đi làm xa nên không tra sách vở. Ta cứ xem đây như trò chuyện hay tranh luận vậy.
    1. Định nghĩa thì như tự điển là "...hợp với qui luật khách quan của sự vật là luôn vận động và phát triển...". Tôi định nghĩa là những nguyên nhân đã đến những điều bạn đang thấy trong hiện tại..
    2.Qui tắc : tìm nguyên nhân khách quan. Mội sự việc đều có hình, có dạng. Nếu không hình, không dạng thì nó phải có tính chất gì đó. Các số liệu về chúng. Qui luật : càng tiến về quá khứ, các sự kiện càng tách rời..
    3. Trên tôi đã nhầm : Chính biện chứng dẫn đến các mệnh đề, tức quyết định logic.
    4. Biện chứng là triết học.
  10. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Bạn tran_thang thông cảm, mình không học ngành triết nên những gì bạn nói, mình cảm thấy khó hiểu lắm.
    Ý bạn là biện chứng nghĩa là một thứ chủ nghĩa mà ở đó người ta đi tìm nguyên nhân khách quan của một sự vật, hiện tượng à?
    Ờ, nhưng mà, chẳng nhẽ là phép biện chứng chỉ đi tìm nguyên nhân thôi sao, thế còn qúa trình, kết qủa?
    À, nhưng mà nếu quan tâm đến khách quan thì có phải là chủ nghĩa duy vật không nhỉ? Theo mình hiểu thì chủ nghĩa duy tâm là chủ quan, chủ nghĩa duy vật là khách quan.
    Mà khoa học cũng thường xuyên đi tìm nguyên nhân khách quan, thế khoa học có phải là tuân theo phép biện chứng không?
    À, mà bạn có thể cho mình biết, có một thứ chủ nghĩa triết học nào đối lập với biện chứng không?
    "Càng tiến về qúa khứ, các sự kiện càng tách rời"....nghĩa là sao???
    Có lẽ mình hỏi hơi ngớ ngẩn, nhưng mà qủa thật là mình cảm thấy mù mờ lắm!

Chia sẻ trang này