1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề cơ bản về học thuật.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 03/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    + trước Aristote thì Heraclitus , Zeno, Socrates và Plato đã có tư tưởng biện chứng rồi.
    +Hegel là tác giả của phép biện chứng duy tâm khách quan, phép biện chứng duy vật là do Marx và Engels xây dựng.
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 21/01/2007
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Phép biện chứng thuộc nhận thức luận của triết học. Khi áp dụng phép biện chứng trong logic thì có logic biện chứng.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46

    Nhà Bác nên xem lại Công trình duy nhất của Cao Xuân Huy là Quyển ( "Tư Tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu", Cao Xuân Huy, Nhà Xuất Bản Văn Học 1995
    {do học trò của ông là GS Nguyễn Huệ Chi sưu tập lại}
    Phần Lão Tử nhé.

  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Biện chứng của Lão Tử là biện chứng duy vật chất phác. Riêng nói về biện chứng thì rộng lắm. Ngay cả Aristotle cũng có tư tưởng biện chứng duy vật. Nhưng theo những người Marxist thì đến Marx, Enghen, Lenin, Staline mới xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy vật.
    Nhưng để đỡ tranh luận dài dòng về câu chữ thì có lẽ nên nói thế này cho rõ ràng: Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng do ...xây dựng. Như thế là ổn phải không bác?
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46

    Các Câu tô vàng : Bác có chắc như thế Không ?
    Thân Tặng Bác 2 câu này nhé:
    Cái toàn năng (toàn chân toàn thiện toàn mỹ) thì không thể tiến hoá.
    Những gì tự cho là toàn thiện đều bất thiện vì gạt bỏ tiến trình tiến hoá.

  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Bác lại bắt bẻ tôi rồi. Thế này nhé. Chúng ta đang đụng đến vấn đề chân lý ; và sự chặt chẽ logic. Dĩ nhiên tôi đồng tình với điều bác nói.
    Tôi không bao giờ cho rằng 4 người nói trên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy vật. Đấy là những người Marxist cho là như thế, chí ít là những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác mà tôi quen biết. Nhưng cũng không phải là tất cả những người Marxist đều nghĩ thế. Vì bản thân phép biện chứng duy vật luôn đòi hỏi người ta xem xét sự vật trong mối quan hệ ràng buộc với ngoại vật và luôn xem xét sự vật trong quá trình phát triển, trong sự vận động. Vậy thì bản thân lý thuyết duy vật biện chứng cũng không nằm ngoài quy luật của biện chứng pháp( suy ra từ lý thuyết của họ), tức là hôm nay thế này, ngày mai có thể khác. Do trình độ nhận thức còn hạn chế, hoặc hạn chế của lịch sử. Ngay cả Mác cũng tán thành với ý nghĩa đó. Từ đây đặt ra vấn đề là : Thế nào là trung thành với chủ nghĩa Mác? Có người thì cho rằng trung thành là giữ nguyên các giá trị kinh điển, nhưng cũng có người nói trung thành là phải luôn phát triển chủ nghĩa ấy theo tinh thần biện chứng, và như thế xảy ra 2 quá trình song song: tôn trọng kinh điển (nội dung phép biện chứng, nội dung các kết luận kinh điển nói chung của chủ nghĩa Mác) và phủ nhận kinh điển (vì bằng phép biện chứng duy vật kết hợp xem xét thực tiễn thời đại cho phép loại bỏ một số vấn đề kinh điển)....
    (Tôi không đặt vấn đề có nên trung thành hay không? mà tiện thể nói thêm cho vui thôi).
    Còn câu chữ ký của tôi mà bác bôi vàng, đương nhiên nó không là chân lý phổ quát. Nhưng khi người ta viết ra một câu không hẳn mang ý nghĩa chân lý. Đấy là chưa kể quan niệm về chân lý có khác nhau ( vấn đề này dài, nếu có thời gian bác cùng bàn cho vui).
    Chữ ký tôi viết ra nó có tác dụng với tinh thần của tôi, chí ít là trong một giai đoạn nào đó, hoặc một lúc nào đó. Những lúc nó hữu ích với tôi thì tôi gọi nó là chân lý, chân lý của/với riêng tôi. Còn đi tìm một ý nghĩa khách quan của chân lý thì tất nhiên nó không ổn rồi.
    Rất cảm ơn bác đã bỏ thời gian phản biện kẻ thô lậu này.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 13/03/2007
  7. thtd06

    thtd06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0

    To neweco
    Tư duy biện chứng là siêu phương pháp tư duy .Cách tư duy của nó là vừa phân tích vừa tổng hợp,vừa diễn giải vừa quy nạp.....tất cả yếu tố liên quan để hiểu biết rõ vấn đề .Tuy nhiên trên thực tế ít ai lám đươc bỏi vì ko tính hết các yếu tố liên quan,thậm chí ko hiểu đúng,ko xác định đâu là yếu tố then chốt,yếu tố trung tam của vấn đế.Cho nên dẫn đến giải pháp sai lầm và kết quả ngược.
    Bạn cần đóng nhiều vai: vừa là người bảo vệ vần đề vừa là người phản biện, vừa là trong cuộc vừa là ngoài cuộc,vừa là lãnh đạo vừa là nhân viên...để xét giải quyết vấn đề.

    Hơn nữa các yếu tố ,các mặt của ván đề luôn trong trạng thái động,biến đổi và tương tác với nhau,nên vấn đề càng trở nên phức tạp.Vì vậy giải pháp phải hết sức linh hoạt,trì trệ là tụt hậu.
    Bạn nêu 1 vấn đề cụ thể "bạn học loại giỏi vì chăm học".
    Đây là vấn đề ko phức tạp,để đơn giản hơn tagiới hạn chỉ trong vấn đề "bạn học "thôi,ko bàn học để lám gì,vì sao học....(siêu hình một chút đấy).Bạn có muốn học giỏi hơn nữa ko?chắc là có ,(vì đa số là tham mà, bạn hãy nhớ bản chất con người là THAM,chỉ đôi khi ko THAM thôi và CHỈ RẤT RẤT ÍT người ko THAM).Vậy tư duy biện chướng giúp bạn:
    bạn hãy xác định 1yếu tố then chốt nhất đang cản trở việc học của bạn
    bạn hãy tập trung giải quyết nó,chắc chắn kết quả sẽ tốt lên
    Cứ như vậy bạn học giỏi,rồi giỏi toàn diện,rồi xuất sắc, tài,thiên tài...
    Xin lưu ý bạn vài điểm:
    -các yếu tố then chốt cản trở cóthể thay đổi qua các giai đoạn phát triển .
    -mặt trái của người tài giỏi là sự kiêu ngạo,cần hết sức tránh...
    vài dòng chia sẽ,xin các cao nhân chỉ giáo vàchúc bạn thành công.

  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Vấn đề đặt ra để bác thtd06 và các bác khác cùng suy ngẫm: Tư duy biện chứng và Tư duy phức hợp giống và khác nhau như thế nào? Hay về bản chất thì chúng là một?
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    46
    Hay quá, Qúa hay; Đây là Bằng chứng Biện cho cái Biện chứng
    Tiếp theo 2 câu:

    * Cái toàn năng (toàn chân toàn thiện toàn mỹ) thì không thể tiến hoá.
    * Những gì tự cho là toàn thiện đều bất thiện vì gạt bỏ tiến trình tiến hoá.


    Thân Tặng các Bác thêm câu này nhé:
    * Biện chứng (tích cực) là Tiến hóa lần đến Vô Cực mà đối đầu nó là cái trống rỗng
    Nói Nôm na một cách dễ hiểu và ngắn gọn (theo 1 lối Fương Đông) là câu chuyện quả trứng và con gà hay ngắn gọn hơn là Quan hệ nhân quả:

    Xem thêm Công trình duy nhất của Cao Xuân Huy là Quyển ( "Tư Tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu", Cao Xuân Huy, Nhà Xuất Bản Văn Học 1995
    {do học trò của ông là GS Nguyễn Huệ Chi sưu tập lại}
    Phần: Cái Bi kịch của sự Đồng nhất hóa[​IMG]
    [​IMG][​IMG]



    Thế Biện chứng (tiêu cực) là như thế nào nhỉ? Nhờ các bác cùng suy ngẫm:



    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 10:22 ngày 16/03/2007 [/B]
    Lần cập nhật cuối: 24/02/2014
  10. thtd06

    thtd06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    To thieulambacphai
    Bạn hãy định nghĩa Tư duy phức hợp là gì?, bản chất của nó là gì? Bởi tôi chưa được biết và ko muốn đoán mò về nó.sau đó ta sẽ so sánh ,thảo luận,suy ngẫm...
    tạm biệt,

Chia sẻ trang này