1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề cơ bản về học thuật.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi luuthuy, 03/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Cái này thì em xin lĩnh giáo bác Cachep vậy!
    Toà lâu đài kiến thức mà bác nhắc tới ko thể 1 đời người có thể học được.Nhưng học để làm gì?Đơn giản là để hiểu biết,để có sự sáng tạo tìm ra nhưng thành tựu,nhưng triết lý mới.
    Các vấn đề cơ bản đó cũng giống như cuộc sống của bác mà ko cần thức ăn,đồ uống vậy,ko có nó,cuộc phiêu lưu vào toà lâu đài ấy là vô vọng.Lĩnh vực Hoc thuật này cũng có thể xem như là lĩnh vực của những người có tầm hiểu biết,trí tưởng tượng phong phú.Em thì chỉ nghĩ như thế thôi.
    Vậy bác giải thích hộ em đi.

    FaceHooliganno1,dhna79,Ty phu thoi gian,ALPHA3,Red-Scorpion trong những ngày đầu dựng nước​
  2. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Kính bác Cá chép,
    Em là dạng vừa học vừa làm, nhưng việc đang đi học, hay đang đi làm theo em nó cũng chẳng quan trọng lắm. Vì như bác nói: học là công việc của đời mà, ngoài chuyện đi học trên lớp thì về nhà, ra đường, vào mạng tán phét ....cũng phải học cả, nên cái sự học nó vô biên lắm. Cuộc đời con người ai chẳng có mong ước, nhưng có người mong ước đơn giản, có người mong ước quá phức tạp và cao xa. Nhưng cũng như bác đã nói trong phần triết học ấy (nếu em nói sai xin bác sửa chữa cho), con người có thể lập kế hoạch của cuộc đời dựa trên những cái mà mình đang có, những vấn đề mà mình đang gặp phải, ...lập ra kế hoạch hành động và tiến hành kế hoạch đó, ....và quá trình này lặp lại liên tục, ....cho đến khi người ta đạt được mong ước (mục đích) ....rồi lại tiếp tuc như vậy cho đến khi người ta đạt được cái mong ước cuối cùng của cuộc đời là "ra đi thanh thản". Em thì cũng đang cố gắng học theo những điều như vậy, nhưng em nghĩ mọi chuyện nó đơn giản lắm, cái gì cần thì học, không cần cao siêu, chỉ cần phục vụ tốt cho những việc mình cần làm, chỉ cần ra sản phẩm và phục vụ tốt cho cuộc sống, không bị người khác phản đối, đúng với pháp luật và đạo đức. Do vậy cái sự học của em nó đơn giản, và phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm em đang cần. Và điều em thắc mắc nhất là liệu những cái sự học đó có phải là HỌC THUẬT không, hay chỉ có những sự học mang tính cao siêu mới là học thuật, đấy là cái thắc mắc nhất của em đấy bác ạ.
    Kính bác,
    I came, I saw, and I conquer - ****** Caesar
  3. pvc1

    pvc1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2003
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    Kính bác Cá chép,
    Em là dạng vừa học vừa làm, nhưng việc đang đi học, hay đang đi làm theo em nó cũng chẳng quan trọng lắm. Vì như bác nói: học là công việc của đời mà, ngoài chuyện đi học trên lớp thì về nhà, ra đường, vào mạng tán phét ....cũng phải học cả, nên cái sự học nó vô biên lắm. Cuộc đời con người ai chẳng có mong ước, nhưng có người mong ước đơn giản, có người mong ước quá phức tạp và cao xa. Nhưng cũng như bác đã nói trong phần triết học ấy (nếu em nói sai xin bác sửa chữa cho), con người có thể lập kế hoạch của cuộc đời dựa trên những cái mà mình đang có, những vấn đề mà mình đang gặp phải, ...lập ra kế hoạch hành động và tiến hành kế hoạch đó, ....và quá trình này lặp lại liên tục, ....cho đến khi người ta đạt được mong ước (mục đích) ....rồi lại tiếp tuc như vậy cho đến khi người ta đạt được cái mong ước cuối cùng của cuộc đời là "ra đi thanh thản". Em thì cũng đang cố gắng học theo những điều như vậy, nhưng em nghĩ mọi chuyện nó đơn giản lắm, cái gì cần thì học, không cần cao siêu, chỉ cần phục vụ tốt cho những việc mình cần làm, chỉ cần ra sản phẩm và phục vụ tốt cho cuộc sống, không bị người khác phản đối, đúng với pháp luật và đạo đức. Do vậy cái sự học của em nó đơn giản, và phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm em đang cần. Và điều em thắc mắc nhất là liệu những cái sự học đó có phải là HỌC THUẬT không, hay chỉ có những sự học mang tính cao siêu mới là học thuật, đấy là cái thắc mắc nhất của em đấy bác ạ.
    Kính bác,
    I came, I saw, and I conquer - ****** Caesar
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Thử thay cachep trả lời bài của bác một chút nhỉ.
    Học thuật là kiến thức thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu.
    Nếu cứ đối chiếu như vậy thì rõ ràng một thuật toán cộng cũng được coi là học thuật rồi.
    Mọi người nghĩ sao.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Thử thay cachep trả lời bài của bác một chút nhỉ.
    Học thuật là kiến thức thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu.
    Nếu cứ đối chiếu như vậy thì rõ ràng một thuật toán cộng cũng được coi là học thuật rồi.
    Mọi người nghĩ sao.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ ta nên quay lại chủ đề được đặt ra ban đầu.
    Quay lại chuyện học của chúng ta trên quan điểm điều khiển học (hy vọng các bạn cũng như tôi dùng nó như công cụ học& sống của mình chứ đừng coi nó là con ngáo ộp CaChep rêu rao !). Xã hội loài người, từng con người đều là 1 hệ điều khiển, trong đó sự học của con người là quá trình thông tin giữa các thành phần của hệ điều khiển lớn hơn là xã hội.
    Từ nguyên lý phản hồi âm của 1 hệ điều khiển ta suy ra 4 đặc điểm của sự học trong 1 hệ thống:
    1) Hệ thống phải có khả năng tự theo dõi, khảo sát và nhận biết các trạng thái quan trọng nhất của bản thân mình & môi trường. Ví dụ chúng ta phải nhận biết được về thực tế bản thân, về môi trường, trong đó có các tình trạng tri thức của mình khác quan, tình trạng tri thức của toàn nhân loại.
    2) Hệ thống phải biết gắn thông tin/tri thức nhận được với các tiêu chuẩn hoạt động (kể cả hoạt động học) để định hướng cho hành vi tương lai
    3) Quan trọng hơn, hệ thống phải có khả năng phát hiện những sai lệch đáng kể đối với các tiêu chuẩn này (VD, không ai khác trong sự học suốt đời của mỗi người, ta nên tự biết tìm ra điểm yếu của sự học của mình)
    4) Hệ thống phải biết đề ra các biện pháp sửa đổi khi xuất hiện các chênh lệch với các tiêu chuẩn của hệ thống.
    Có 4 đặc điểm này thì sẽ hình thành nên quá trình liên tục trao đổi tri thức giữa hệ thống (cá nhân, xã hội, toàn loài người) và môi trường của hệ thống, cho phép bám sát mọi thay đổi và có những biện pháp thích hợp.
    Bây giờ ta quay lại việc học hiện nay của chúng ta và tôi nêu lại ý nghĩa của Học thuật (ngữ cảnh của Box này)
    Đa số, việc học của các bạn, cả chính tôi trước kia đề theo Quy trình học theo vòng đơn. Nó quay vòng của 3 giai đoạn chính sau, với sự chuẩn bị tiêu chuẩn cho cuộc sống, cho sự học dường như là đã cố định từ bao giờ hoặc giả mù mờ chẳng rõ ràng lắm:
    Giai đoạn 1: Quá trình nhận biết, khảo sát tỉ mỉ và khảo sát kỹ mình & môi trường sống, môi trường tri thức
    Giai đoạn 2: So sánh thông tin/tri thức nhận được với tiêu chuẩn sống và học của mình
    Giai đoạn 3: Quá trình đề ra biện pháp để sống và học phù hợp hơn
    Một quy trình sống và học sâu sắc hơn, nâng tầm hơn phải là Quy trình học theo vòng kép: có nghĩa là phải nhìn lại để phán xét và để điều chỉnh tính hợp lý của các tiêu chuẩn cho sự học và cuộc sống cuộc đời mình.
    Một giai đoạn mới xuất hiện thêm vào quy trình đơn:
    Giai đoạn 2a: Quá trình xem xét các căn cứ tin cậy (cứ liệu thực tế và tri thức quan trọng) xác định và điều chỉnh chính các tiêu chuẩn đánh giá, mục đích lâu dài cho sự học và sự sống.
    Nếu không có giai đoạn 2a chúng ta sẽ có một quy trình học theo vòng đơn là khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm so với những tiêu chuẩn đã định. Chủ yếu là mức độ thành công trước đó được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra các mức độ hiện tại. Nhưng như thế chỉ dừng lại như một bộ não động vật cao cấp.
    Những việc xem xét, tổng kết rút kinh nghiệm hay dành thời gian phân tích các tiếp cận, cách học, cách hiểu, cách làm để đổi mới chính là hoạt động ở giai đoạn 2a. Ở 1 hệ thống, thì để nâng được lên mức tự học vòng kép chỉ khi hệ thống đó nhận thức được và quy định việc xem xét, phê phán các chuẩn mực-tiêu chuẩn, quy định/tri thức tưởng như là đúng vĩnh viễn ?" nó chỉ có ở những tổ chức khuyến khích sự đổi mới và tranh luận thường xuyên.
    Box học thuật đã được hình thành tự phát và topic này phải thảo luận và đưa ra được những đặc trưng riêng của mình. Mình gợi ý là hoạt động của chúng ta nhắm đến phục vụ sự hoàn thiện cái giai đoạn 2a vừa nêu để việc học của chúng ta uyển chuyển hơn theo vòng kép. Đó cũng là việc học nhưng đúng hơn là nhìn lại việc học của chúng ta.
    Mặc dù chưa kết thúc trao đổi về ~ vấn đề cơ bản của học thuật nhưng mình có thể nhận xét như sau.
    Mình post những bài viết với ý nghĩa không chỉ đơn thuần là thông tin đời thường và nghĩ rằng có thể ảnh hưởng nào đó đến sự học của các bạn như định hướng, như điều chỉnh việc học của mình (phần giai đoạn 2a ấy), nhưng đa số các bạn thấy nó không cần thiết, muốn có cái gì ăn ngay, áp dụng ngay. Liệu có phải các bạn vào Học thuật không với tinh thần học thuật mà chỉ là muốn đọc tin như ở những trang tin thông thường ?!

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ ta nên quay lại chủ đề được đặt ra ban đầu.
    Quay lại chuyện học của chúng ta trên quan điểm điều khiển học (hy vọng các bạn cũng như tôi dùng nó như công cụ học& sống của mình chứ đừng coi nó là con ngáo ộp CaChep rêu rao !). Xã hội loài người, từng con người đều là 1 hệ điều khiển, trong đó sự học của con người là quá trình thông tin giữa các thành phần của hệ điều khiển lớn hơn là xã hội.
    Từ nguyên lý phản hồi âm của 1 hệ điều khiển ta suy ra 4 đặc điểm của sự học trong 1 hệ thống:
    1) Hệ thống phải có khả năng tự theo dõi, khảo sát và nhận biết các trạng thái quan trọng nhất của bản thân mình & môi trường. Ví dụ chúng ta phải nhận biết được về thực tế bản thân, về môi trường, trong đó có các tình trạng tri thức của mình khác quan, tình trạng tri thức của toàn nhân loại.
    2) Hệ thống phải biết gắn thông tin/tri thức nhận được với các tiêu chuẩn hoạt động (kể cả hoạt động học) để định hướng cho hành vi tương lai
    3) Quan trọng hơn, hệ thống phải có khả năng phát hiện những sai lệch đáng kể đối với các tiêu chuẩn này (VD, không ai khác trong sự học suốt đời của mỗi người, ta nên tự biết tìm ra điểm yếu của sự học của mình)
    4) Hệ thống phải biết đề ra các biện pháp sửa đổi khi xuất hiện các chênh lệch với các tiêu chuẩn của hệ thống.
    Có 4 đặc điểm này thì sẽ hình thành nên quá trình liên tục trao đổi tri thức giữa hệ thống (cá nhân, xã hội, toàn loài người) và môi trường của hệ thống, cho phép bám sát mọi thay đổi và có những biện pháp thích hợp.
    Bây giờ ta quay lại việc học hiện nay của chúng ta và tôi nêu lại ý nghĩa của Học thuật (ngữ cảnh của Box này)
    Đa số, việc học của các bạn, cả chính tôi trước kia đề theo Quy trình học theo vòng đơn. Nó quay vòng của 3 giai đoạn chính sau, với sự chuẩn bị tiêu chuẩn cho cuộc sống, cho sự học dường như là đã cố định từ bao giờ hoặc giả mù mờ chẳng rõ ràng lắm:
    Giai đoạn 1: Quá trình nhận biết, khảo sát tỉ mỉ và khảo sát kỹ mình & môi trường sống, môi trường tri thức
    Giai đoạn 2: So sánh thông tin/tri thức nhận được với tiêu chuẩn sống và học của mình
    Giai đoạn 3: Quá trình đề ra biện pháp để sống và học phù hợp hơn
    Một quy trình sống và học sâu sắc hơn, nâng tầm hơn phải là Quy trình học theo vòng kép: có nghĩa là phải nhìn lại để phán xét và để điều chỉnh tính hợp lý của các tiêu chuẩn cho sự học và cuộc sống cuộc đời mình.
    Một giai đoạn mới xuất hiện thêm vào quy trình đơn:
    Giai đoạn 2a: Quá trình xem xét các căn cứ tin cậy (cứ liệu thực tế và tri thức quan trọng) xác định và điều chỉnh chính các tiêu chuẩn đánh giá, mục đích lâu dài cho sự học và sự sống.
    Nếu không có giai đoạn 2a chúng ta sẽ có một quy trình học theo vòng đơn là khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm so với những tiêu chuẩn đã định. Chủ yếu là mức độ thành công trước đó được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra các mức độ hiện tại. Nhưng như thế chỉ dừng lại như một bộ não động vật cao cấp.
    Những việc xem xét, tổng kết rút kinh nghiệm hay dành thời gian phân tích các tiếp cận, cách học, cách hiểu, cách làm để đổi mới chính là hoạt động ở giai đoạn 2a. Ở 1 hệ thống, thì để nâng được lên mức tự học vòng kép chỉ khi hệ thống đó nhận thức được và quy định việc xem xét, phê phán các chuẩn mực-tiêu chuẩn, quy định/tri thức tưởng như là đúng vĩnh viễn ?" nó chỉ có ở những tổ chức khuyến khích sự đổi mới và tranh luận thường xuyên.
    Box học thuật đã được hình thành tự phát và topic này phải thảo luận và đưa ra được những đặc trưng riêng của mình. Mình gợi ý là hoạt động của chúng ta nhắm đến phục vụ sự hoàn thiện cái giai đoạn 2a vừa nêu để việc học của chúng ta uyển chuyển hơn theo vòng kép. Đó cũng là việc học nhưng đúng hơn là nhìn lại việc học của chúng ta.
    Mặc dù chưa kết thúc trao đổi về ~ vấn đề cơ bản của học thuật nhưng mình có thể nhận xét như sau.
    Mình post những bài viết với ý nghĩa không chỉ đơn thuần là thông tin đời thường và nghĩ rằng có thể ảnh hưởng nào đó đến sự học của các bạn như định hướng, như điều chỉnh việc học của mình (phần giai đoạn 2a ấy), nhưng đa số các bạn thấy nó không cần thiết, muốn có cái gì ăn ngay, áp dụng ngay. Liệu có phải các bạn vào Học thuật không với tinh thần học thuật mà chỉ là muốn đọc tin như ở những trang tin thông thường ?!

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Ở đây thì ai cũng muốn học hỏi thôi cachep à. Có điều, kiến thức của bác ko phải là dễ tiếp thu ngày một ngày hai, mà cần phải có thời gian để học hỏi tìm hiểu, suy nghĩ thấu đáo mới ứng dụng được.
    Anh em học thuật thì cũng biết bác là người có tài nên tranh thủ bác rỗi phải hỏi bác thật nhiều, ko khi bác chạy mất thì hỏi ai.
    Mà tranh thủ hỏi bác, nếu bác nói là học trên tinh thần học thuật thì có nghĩa là gì? và nói chung thì tinh thần học thuật là gì vậy? Cám ơn bác
    Chúc bác cuối tuần vui vẻ.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Ở đây thì ai cũng muốn học hỏi thôi cachep à. Có điều, kiến thức của bác ko phải là dễ tiếp thu ngày một ngày hai, mà cần phải có thời gian để học hỏi tìm hiểu, suy nghĩ thấu đáo mới ứng dụng được.
    Anh em học thuật thì cũng biết bác là người có tài nên tranh thủ bác rỗi phải hỏi bác thật nhiều, ko khi bác chạy mất thì hỏi ai.
    Mà tranh thủ hỏi bác, nếu bác nói là học trên tinh thần học thuật thì có nghĩa là gì? và nói chung thì tinh thần học thuật là gì vậy? Cám ơn bác
    Chúc bác cuối tuần vui vẻ.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    luuthuy có biết tại sao cái mình viết khó hiểu 0? 1 khách quan là do chủ đề là chủ đề triết học. Và chủ quan là nền giáo dục của chúng ta đã 0 dạy chúng ta thao tốt với các khái niệm - khái niệm khoa học. Giờ đây các bạn đã qua khỏi trường phổ thông nhưng lại chỉ tư duy như tư duy kinh nghiệm của ~ người chưa từng được học ở nhà trường (một sai sót chết người chỉ từ sơ suất của người biên soạn chương trình !) Vậy nên lẽ ra đọc xong là các bạn hiểu thì... banh cứ nghĩ xem ~ thứ mình viết có khó hiểu quá chăng ?!
    Và cũng vì thế ~ câu hỏi đặt ra cũng lại quay lại ~ kiến thức xa xưa? À cũng tiện thể đây mình sẽ không trả lời ~ câu hỏi tranh thủ. Câu trả lời đã có thể có từ các tranh luận gần đây.
    Và cũng tranh thủ nói luôn CaChep không phải là "người có tài". Hihi, xuất hiện mệnh đề sai ở ~ người ít tuổi đời là chuyện thường. Thế mới biết đường đời còn rộng mở thênh thang...

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !

Chia sẻ trang này