1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề lịch sử Trung cận đông

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi macay3, 01/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Tình hình Iraq: ISIL và toan tính của các cường quốc

    [​IMG]

    Iraq được người Pháp và Anh tách ra khỏi Đế chế Ottoman theo Hiệp ước Sykes-Picot.


    Lằn Ranh Sykes-Picot của trăm năm trước

    Ngay giữa Thế Chiến I (1914-1918), cuối năm 1915, hai đế quốc về già là Anh và Pháp đã mật đàm và có mật ước với nhau. Một đế quốc sắp đổi chủ là nước Nga có tham dự vào mật ước đó. |

    Do hai Ngoại trưởng Anh và Pháp hoàn thành vào Tháng Năm 1916, mật ước mang tên của hai người (Sir Mark Sykes và Francois Georges-Picot) nhắm vào việc chia phần tại Cận Ðông nếu đế quốc Ottoman thất trận và tan rã. Là chân thứ ba trong thế Liên Hoành Tam Quốc (Triple Entente, Anh, Pháp, Nga), nước Nga cũng dây máu ăn phần, cho tới khi chế độ Sa hoàng tiêu vong vì “Cách Mạng Tháng Mười.”

    Nói lại cho gọn, trước đà chiến thắng trên xác chết của đế quốc Hồi giáo Ottoman, ba nước Âu Châu chia nhau vùng ảnh hưởng như chiến lợi phẩm. Họ vẽ lại bản đồ Cận Ðông, từ biển Ðịa Trung Hải vào bên trong, với những địa danh đang trở thành thời sự như Syria, Lebanon, Jordan, Iraq, Iran, Turkey, Saudi Arabia, v.v…

    Khi ấy, Hoa Kỳ vẫn đứng ngoài, chưa tham chiến mà cũng chẳng muốn liên hệ gì tới chuyện tam phân ngũ liệt tại vùng đất mà Pháp gọi là Levant, mặt trời mọc, hay ash-Sham theo tiếng Á Rập, xuất xứ của cái tên ISIL lạ hoắc!

    Ngày nay, Mỹ phải giải quyết mâu thuẫn giữa các phe các nước do lịch sử để lại!

    Lý do là mật ước Sykes-Picot đã xóa nhòa rồi đảo lộn các lằn ranh sắc tộc và tôn giáo trong thế giới Hồi Giáo, nhưng thuộc các hệ phái Sunni hay Shia, hoặc các sắc tộc Á Rập, Ba Tư, Thổ, hay Kurd. Chuyện lộn giống kéo dài cả trăm năm thành mớ bòng bong như một tổ ong có quá nhiều ong chúa.

    Hai đế quốc tàn tạ là Anh và Pháp thì đã phủi tay rũ áo. Một đế quốc mới hồi sinh từ Liên Xô đổ nát là liên bang Nga thì cố tái diễn trò mật ước năm xưa để chinh phục lại ảnh hưởng đã mất. Một siêu cường rất trẻ là Hoa Kỳ thì chỉ đòi tháo chạy khỏi tổ ong Hồi Giáo, mà vẫn bị các nước tại chỗ, như Turkey, Saudi Arabia, Iran hay Iraq, gọi giật lại.

    Họ muốn Mỹ vào duy trì cách phân vùng theo lằn ranh Sykes-Picot năm xưa của các đế quốc Âu châu. Nhưng các lực lượng Hồi giáo quá khích xưng danh thánh chiến thì đòi xóa bài làm lại.

    Xóa bằng hành động diệt chủng để thành lập một đế quốc Hồi giáo thuần chủng và tinh khôi. Khủng bố hay nổi dậy chỉ là phương pháp. Ðộng lực là chủ nghĩa dân tộc, thật ra là sắc tộc, dưới sự hướng dẫn của một hệ phái tôn giáo cực đoan, một chủ nghĩa tôn giáo nhuốm mùi Phát Xít.

    Vì cuốn băng tuyên truyền có tên là “The Destruction of Sykes-Picot” do lực lượng ISL vừa tung ra trên mạng, Hồ Sơ Người-Việt mới trở lại chuyện trăm năm. Làm sao Hoa Kỳ giải quyết nổi bài toán ấy nếu quên lịch sử nhìn từ giác độ của các nước trong cuộc?

    Chúng ta hãy điểm lại sự tính toán của các nước.

    Iran Giật Dây Rồi Ngã Vào Iraq

    Sau khi cường quốc đối thủ là Iraq đổi chủ nhờ cuộc tấn công của Hoa Kỳ năm 2003, các Giáo chủ Iran tại thủ đô Tehran có cơ hội yểm trợ hệ phái đa số là dân Shia để khuynh đảo và đẩy lui ảnh hưởng của hệ phái Sunni thiểu số tại Iraq. Theo hệ phái Shia (thiểu số trong thế giới Hồi giáo toàn cầu) và thuộc sắc tộc Ba Tư, Iran còn muốn bành trướng ảnh hưởng, cạnh tranh với thế lực Sunni và lực lượng khủng bố al-Qaeda, một mũi nhọn cực kỳ quá khích của hệ phái Sunni.

    Trước đó, năm 2001, khi Mỹ mở chiến dịch Afghanistan để truy lùng al-Qaeda và chế độ bảo trợ khủng bố là Taliban, Iran kín đáo hợp tác để nhờ tay Mỹ triệt hạ phe Sunni trong xứ láng giềng ở hướng Ðông. Có đầy tham vọng, Iran cũng nuôi quân khủng bố của mình là lực lượng Hezbollah tại Lebanon, và ra sức yểm trợ chế độ Bashar al-Assad tại Syria.

    Thành tích của Iran là vừa đánh vừa đàm với Hoa Kỳ về kế hoạch chế tạo vũ khí hạch tâm, lại vừa nuôi khủng bố của mình, vừa diệt khủng bố của đối thủ lại bảo vệ được chế độ Syria và xây dựng được thế lực của mình tại Iraq qua hệ phái Shia, dù là dị tộc thì cũng là đồng đạo.

    Nào ngờ là sau ba năm nội chiến tại Syria, từ 2011, nếu chế độ al-Assad vẫn tồn tại thì lực lượng Sunni chống Assad cũng lớn mạnh và kết tinh vào tổ chức ISIL, từ Syria tràn qua Iraq làm đảo lộn trật tự Shia của các giáo chủ tại Tehran! Lực lượng ISIL khó nuốt chửng Iraq hay tấn công Iran, nhưng vẫn làm tiêu hao công trình đầu tư và gây thêm tốn kém cho Iran. Từ thế công, các giáo chủ Iran bị vướng dây tại Iraq và rơi vào thế thủ!

    Và họ rất hài lòng khi Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ ướm lời kêu gọi hợp tác để diệt trừ ISIL. Sẽ lại lợi dụng Hoa Kỳ lần nữa.

    Nhưng Iraq cũng tiếp cận với Saudi Arabia, một cường quốc đối thủ của Iran.

    Hoàng gia Saudi và cuộc đi đêm với Putin

    Thời sự cứ viết Saudi Arabia là cường quốc dầu hỏa, đồng minh chiến lược của Mỹ và cừu thù của Iran. Sự thể rắc rối hơn vậy.

    Lãnh đạo vương quốc Saudi Arabia là hoàng gia Saudi, thuộc sắc tộc Ả Rập theo hệ phái Sunni. Ngồi trên biển dầu, họ nuôi một nhóm lý luận Sunni cực đoan nhất là phong trào Wahhabi – nhóm “linh hướng” của lực lượng al-Qaeda. Và trùm khủng bố Osama bin Laden của al-Qaeda là một trí thức thuộc một gia đình quyền thế người Saudi.

    Hoàng gia Saudi không mấy yên tâm với Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Barack Obama. Hoa Kỳ muốn tháo chạy khỏi Iraq bằng mọi giá, lại bàn giao chuyện Syria cho Nga và đàm phán riêng với Iran. Dù ít thiện cảm với lực lượng ISIL quá khích, mà họ gọi là quân khủng bố, lãnh đạo Saudi cố quậy cho nát chuyện Syria, gây rối cho Iran tại xứ Iraq và nếu cần thì nói chuyện thẳng với Liên bang Nga để ngăn ngừa ảnh hưởng của Tehran!

    Trước khi thế giới kịp bàng hoàng về sự vùng dậy của lực lượng ISIL tại Iraq, hôm mùng ba Tháng Sáu vừa qua, Tổng Thống Vladimir Putin mời ngoại trưởng Saudi đến tư thất của mình tại khu nghỉ mát Sochi để đàm đạo và nói chuyện với ngoại trưởng Nga. Họ tính những gì?

    Nội loạn Iraq sẽ thổi giá dầu lên trời, điều có lợi cho hai nước xuất cảng là Nga và Saudi Arabia. Bị cuốn hút vào hồ sơ Trung Ðông, Hoa Kỳ đành nhịn Putin về chuyện Ukraine. Bị hao mòn lực lượng tại Iraq, các giáo chủ Iran khó bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo và thách đố quyền lực Saudi. Và nước Mỹ sẽ khó quên đồng minh Saudi khi đòi đàm phán với Iran!

    Một đồng minh chiến lược khác của Hoa Kỳ cũng nhìn vào vụ khủng hoảng Iraq với mối nguy ISIL, đó là Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là xứ Turkey còn lại của đế quốc Ottoman, thành viên Hồi giáo duy nhất của Minh ước NATO.

    Turkey và mối lo Thổ dậy

    Lãnh đạo xứ Turkey Hồi giáo, thuộc sắc tộc Thổ, không thể yên tâm về tình hình Iraq tại miền Nam lãnh thổ.

    Iraq là thị trường xuất cảng lớn nhất của Turkey, sau nước Ðức. Iraq có sắc tộc Kurd tại miền Bắc giáp giới với Turkey, là lực lượng có ảnh hưởng trong vùng dầu khí, có liên hệ với dân Kurd trên đất Thổ, với khả năng vũ trang nhờ nhóm dân quân Peshmega để tự vệ và đòi quyền tự chủ thành một xứ Kurdistan.

    Lãnh đạo Turkey liên kết với lãnh đạo thiểu số người Kurd tại Iraq và rất khó chịu về hơi hướng độc tài của Thủ Tưởng Nouri al-Maliki tại Baghdad. Họ đặc biệt thất vọng với việc Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Iraq và để lại một khoảng trống cực kỳ bất ổn cho mọi người.

    Khi lực lượng ISIL vùng dậy và gây khó cho chính quyền al-Malaki tại Baghdad, Turkey càng khó yên tâm. Vừa phải đưa quân phòng thủ biên giới miền Nam, lãnh đạo Turkey tại thủ đô Ankara vừa lo ngại là trong đà suy nhược của Baghdad, các lực lượng dân quân người Kurd sẽ kiểm soát các kho dầu và càng dệt mộng với dự án thành lập xứ Kurdistan. Một nước Kurdsitan độc lập có nghĩa là dân Kurd tại miền Nam Turkey sẽ ly khai và trở thành công dân Kurdistan.

    Vừa có súng, vừa có dầu, dân Kurdistan mà nổi dậy thì sẽ là vấn đề cho Thổ Nhĩ Kỳ! Nếu Hoa Kỳ lại còn tráo trở bắt tay Iran thì xứ Turkey sẽ phải tính lại.

    Chúng ta cũng nên đọc lại lịch sử.

    Lịch sử sang trang

    Sau hơn sáu thế kỷ thống trị ngang lục địa Âu-Á, từ 1299 đến 1923, đế quốc Ottoman của dân Thổ tan rã khi Thế Chiến II kết thúc. Trên sự hoang tàn của một đế quốc thâm niên, các cường quốc Âu Châu đã chia năm xẻ bảy nên mới ra cơ sự ngày nay với dăm ba sắc tộc và cả chục hệ phái Hồi giáo trên một vùng đất có dầu.

    Còn lại trong trò chơi quái đản ấy của Âu Châu là nước Nga. Kế thừa sự nghiệp của Anh-Pháp cầu an là một siêu cường rất trẻ, là nước Mỹ.

    Ðọc lại lịch sử thì sau khi lật đổ chế độ Sa hoàng để lập ra liên bang Xô Viết, chính đế quốc Liên Xô phanh phui mật ước Sykes-Picot củ Anh-Pháp-Nga để lấy lòng các nước Hồi giáo! Kế thừa di sản Xô Viết, Putin hiểu rõ bài học lịch sử và đang tận dụng mọi đòn bẩy tại Syria, Iran, hay Saudi để gây thêm nhiễu loạn cho Hoa Kỳ đi chữa cháy. Còn mình thì bán dầu và bán súng.

    Khi lực lượng ISIL như từ trên trời rơi xuống và giết người không gớm tay rồi tung khẩu hiệu xóa bỏ lằn ranh Sykes-Picot để lập ra một Vương quốc mới, từ Lebanon qua Syria, Iraq và cả Jordan, người ta nên nhìn lại chuyện thánh chiến như trò chơi quyền lực ngàn đời của lịch sử.

    Kết luận ở đây là gì?

    Các chiến lược gia Hoa Kỳ mà có ý thức lịch sử thì nên học sử thật lẹ và hướng dẫn dư luận về những động lực sâu xa bên dưới khẩu hiệu. Ðể xác định lại quyền lợi thiết thực của nước Mỹ – và nước khác. Chuyện Trung Ðông hay Ðông Á cũng vậy mà thôi.

    Còn lại ở tại chỗ thì trong vòng đua của thần thánh – hay quỷ dữ tùy cách gọi – tử thần giữ độc quyền chân lý và dân chủ không thể có tiếng nói.

    (Hùng Tâm/ Người Việt)
    Lần cập nhật cuối: 10/07/2014
    vaputin thích bài này.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria (ISIS)

    [​IMG]


    Thành tích của Phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria (ISIS) thực hiện gần đây:

    ► Đã kiểm soát Mosul trong một cuộc tấn công sáng hôm thứ Hai.

    ► Đã trở thành nhóm khủng bố giàu nhất bao giờ hết sau khi cướp bóc $ 429.000.000 tiền mặt và vàng thỏi từ ngân hàng trung ương Mosul.

    ► Đã tấn công qua thành phố Tikrit và tấn công Samarra. ISIS cũng chiếm Fallujah và Ramadi vào tháng Giêng.

    ► đuổi lực lượng an ninh Iraq – mà Mỹ và Anh đã đào tạo và trang bị hàng tỷ dollah.

    ► thu giữ một số lượng lớn các thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp.

    ► “Giải phóng” 1.000 tù nhân từ nhà tù trung tâm Mosul .

    ► Xông vào lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ và bắt cóc 80 dân thường Thổ Nhĩ Kỳ.

    ► Bắt đầu hành quyết hàng loạt thông qua chém đầu.

    ► cưỡng bức ít nhất 500.000 người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em chạy trốn khỏi một số thành phố .

    Tóm tắt lại cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ:

    • Chi phí 4.500 nhân mạng người Mỹ
    • Chi phí 100.000 nhân mạng người Iraq
    • Không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt
    • bất ổn Trung Đông
    • Đặt đất nước và cả khu vực trong vị thế bị tàn phá bởi những kẻ cực đoan Hồi giáo.

    Các chiến binh thánh chiến của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông” đang trở thành mối quan tâm toàn cầu trong những ngày qua khi khởi động tấn công đánh chiếm hai thành phố lớn của Iraq, đe dọa cả thủ đô Baghdad khiến cả thế giới bất ngờ.

    Nguồn gốc của ISIS

    ISIS khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq – Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq theo Hồi giáo Shia và thân Mỹ. Sau rất nhiều chật vật, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến ISI đổi hướng quyết định tham chiến ở đây, một mũi tên trúng hai đích: vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể chế chung, vừa “hợp pháp hóa” chiến tranh vì kẻ thù mới không phải là Mỹ nữa mà là chính quyền phe Hồi giáo Shia của Syria. Cùng với sự chuyển hướng này, tên của ISI đổi thành ISIS (Islamic State of Iraq and Syria – Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria)

    Rất ít người biết rằng ISI đã tự động nhập với nhánh Al-Qaida ở Syria mà không hề được phép của người đứng đầu tổ chức Al-Qaida là Al-Zawahiri. Sau một tháng giữ im lặng, Al-Zawahiri đề nghị ISIS rời tổ chức. Lãnh đạo ISIS là Al-Baghdadi không thèm quan tâm, thậm chí ra tay giết luôn người đại diện đàm phán. Cực chẳng đã, vào đầu tháng 2 năm nay, Al-Qaida tuyên bố cắt lìa ISIS khỏi gốc, với lý do được cho là ISIS quá sức man rợ, đến mức một tổ chức khủng bố như Al-Qaida cũng không thể nuốt trôi.

    Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do. Al-Qaida đương nhiên không thích bị một nhánh đàn em vượt mặt. Thêm nữa, Al-Qaida không muốn ISIS dính mũi vào miếng bánh Syria, giữa tổ chức mẹ và nhánh con có khá nhiều mâu thuẫn về vùng chiếm đóng.

    Một điều Al-Qaida không ngờ là khi ISIS tách ra, 65% jihadist (chiến binh của Thượng Đế) của Al-Qaida cũng bỏ đi theo ISIS. Trong mắt những kẻ cầm súng vì một lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu, ISIS từ một nhánh khủng bố nhỏ bé đã vượt lên trên cơ Al-Qaida và trở thành kẻ cầm cờ tiên phong trong cuộc thánh chiến.

    [​IMG]

    Trùm sỏ của ISIS là Abu-Bakr al-Baghdadi hay còn gọi là Abu Dua (43 tuổi) có tên thật là Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarrai. Abu Dua từng bị lực lượng Mỹ bắt giam trong năm 2005-2009.

    Có thông tin cho rằng al-Baghdadi đã phát triển tư tưởng cực đoan trong thời gian bị giam giữ, nhưng số khác cho rằng hắn đã từng là một nhà thuyết giảng gây hận thù từ thời chính quyền Saddam Hussein. al-Baghdadi đã tốt nghiệp Đại học Baghdad và có tên trong danh sách khủng bố của Liên Hợp Quốc từ năm 2011.

    al-Baghdadi từng cạnh tranh với kẻ cầm đầu Mặt trận al-Nusra và Ayman al-Zawahiri để trở thành trùm al-Qaeda, nhưng đã thất bại trước al-Zawahiri. al-Baghdadi được cho là còn cực đoan hơn cả Osama bin-Laden và từ chối đề nghị sát nhập của al-Zawahiri mà tập trung các phần tử khủng bố ở Iraq và Syria thành lập nên nhóm riêng của mình.

    al-Baghdadi đã thu hút hàng ngàn phần tử Hồi giáo cực đoan dòng Sunni cả trong và ngoài nước gia nhập lực lượng của mình. Cuối năm ngoái, al-Baghdadi tuyên bố thành lập nhóm ISIS trên cơ sở sát nhập với một đối thủ liên kết với al-Qaeda hoạt động tại Syria là Mặt trận al-Nusra.

    Ước tính hiện ISIS có khoảng 7.000 đến 10.000 thành viên. Lực lượng này vốn là các cựu chiến binh al-Qaeda, một số là các cựu chiến binh quân đội Saddam Hussien và các cựu thành viên Ba’athists.

    “ISIS hiện đang tái hiện ý thức hệ al-Qaeda rất cao trong cộng đồng thánh chiến”, Charles Lister, của Trung tâm Doha Brookings nhận định. “Nó ngày càng trở thành một phong trào xuyên quốc gia với mục tiêu trước mắt vượt xa cả lãnh thổ Iraq và Syria.”

    Chính sách của ISIS

    ISIS hành xử rất hung bạo. Những cuộc xả súng không khoan nhượng vào người đối lập tay không và người dân vô tội khiến ai cũng rùng mình. Là một tổ chức theo Hồi giáo Sunni, ISIS khiến cộng đồng Shia ở Iraq khiếp đảm và tháo chạy. Chủ trương của ISIS với những người chống đối là: “ISIS hay là chết!”

    Điều quan trọng nhất khiến ISIS trở nên vô cùng nguy hiểm chính là việc tổ chức này không chỉ đơn giản là một nhóm khủng bố thánh chiến với tham vọng toàn cầu như Al-Qaida. ISIS không đánh rồi rút. ISIS đánh và lập nên nhà nước của riêng mình. Điều này khiến cả thế giới bất ngờ vì các tổ chức khủng bố hầu như không có tiền lệ lập quốc. Việc xuất hiện một “quốc gia khủng bố” jihadist state (quốc gia của các chiến binh thánh chiến) là cơn ác mộng không được dự đoán trước.

    Nguy hiểm hơn, quốc gia khủng bố này không nằm trong sa mạc mà bao trùm những hố dầu béo bở. Khởi đầu, ISIS chỉ nhận viện trợ từ những quốc gia dầu lửa dòng Hồi Sunni muốn lật đổ chính quyền Syria dòng Hồi Shia. Khi quân đội chính phủ bỏ chạy, ISIS tiếp quản luôn hàng triệu đôla vũ khi tối tân của Mỹ viện trợ. Thử làm một phép so sánh, khi tấn công Tháp Đôi, Al-Qaida là một tổ chức với 30 triệu đô la tiền quỹ, và được coi là giàu có. Hiện nay, túi của ISIS nặng 2 tỷ đôla.

    Chưa hết, nếu chỉ nhìn nhận ISIS như một tổ chức khủng bố đơn thuần cũng có nghĩa là sự thiếu kiến thức và đánh giá quá thấp về tầm nhìn của thủ lĩnh Al-Baghdadi. Là môt tiến sĩ Hồi giáo học, Al-Baghdadi tiếp thu tư tưởng cực đoan Wahhabism và Salafism từ Saudi. Những vùng ISIS chiếm đóng và thành lập quốc gia ngay lập tức được ban bố các đạo luật hà hà khắc của Hồi giáo cực đoan: ăn cắp sẽ bị chặt tay, hàng loạt tội bị đưa vào khung hình phạt xử chết trong đó có tội từ bỏ tôn giáo, phụ nữ phải che kín mặt khi ra đường, ai cũng phải cầu kinh 5 lần một ngày, các lăng tẩm và thánh đường dòng Hồi Shia bị phá bỏ, và âm nhạc bị cấm tuyệt đối ở nơi công cộng.

    Cùng với các đạo luật đó, các thành phố chiếm đóng nhanh chóng trở lại tình trạng ổn định và an toàn. ISIS không lặp lại các sai lầm của Al-Qaida mà lập tức trấn an dân chúng, tìm cách thu phục niềm tin của những người không chạy trốn. Tại Mosul, ngay khi quân chính phủ rút chạy, mỗi người dân được cấp một thùng gas miễn phí để nấu ăn. Khi những người dân ở đây băn khoăn làm sao họ có thể tin được ISIS, một jihadist trả lời: “Hãy cho chúng tôi thêm thời gian, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp số điện thoại. Khi mọi người cần chúng tôi sẽ lập tức giúp đỡ”.

    Nhiều nhà phân tích bất ngờ khi nhận thấy ISIS sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh gồm tòa án, lực lượng cảnh sát, trường học, và các tổ chức từ thiện. Tại vùng Al-Raqqa, ISIS xây dựng chợ, đường sá, các đường dây điện, trạm xá, bưu điện, bến xe…quản lý khí đốt để đảm bảo phân chia công bằng, cùng hàng loạt các hoạt động cứu trợ từ thiện khác, trong đó có cả những hội chợ cho trẻ con với kem và cầu trượt, các bếp ăn miễn phí cho người nghèo, và đặc biệt là mạng lưới tìm gia đình mới cho trẻ mồ côi.

    Trong tình hình nội chiến căng thẳng, ISIS nhận được sự ủng hộ của một phần dân chúng dòng Hồi Sunni khi tạo được sự yên ổn nhất định. Sự cực đoan tôn giáo của ISIS ít nhất cũng có một điểm cộng là thể hiện sự công bằng, điều mà chính quyền độc tài tham nhũng không làm được.

    Sự ổn định, công bằng, trong một quốc gia mới yên bình giữa bốn bề khủng hoảng, dù có hạn chế và tạm thời, chính là điều khiến ISIS hoàn toàn khác với các tổ chức khủng bố khác. Sự cực đoan man rợ và việc thành lập quốc gia riêng khiến ISIS trở nên bội phần nguy hiểm.

    Lựa chọn và đối sách của Hoa kì

    Tình hình Iraq hiện nay đang là một thách thức đối với Washington, khi ISIS đang trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với an ninh của Mỹ. Nếu tổ chức này tiếp tục chiếm đóng được nhiều phần lãnh thổ hơn ở Iraq, đồng thời có trong tay nguồn tài nguyên to lớn từ các mỏ dầu lớn và hàng trăm triệu USD trong các ngân hàng ở Mosul, đây sẽ thật sự là một điều hết sức nguy hiểm

    Thực tế cho thấy đội Iraq “không nhiệt tình” chiến đấu chống lại các cuộc tấn công của ISIS, có tin nói rằng hàng nghìn quân chính phủ đã bỏ chạy trước cuộc tấn công của vài trăm phiến quân

    Tình hình còn phức tạp hơn khi ISIS không phải là lực lượng duy nhất đang thực hiện các chiến dịch tấn công tại Iraq. Các lực lượng của người Kurd đã chiếm được thành phố Kirkuk, một thành phố giàu dầu lửa nằm ở biên giới giữa Iraq (trung ương) với lãnh thổ của Chính phủ khu vực Kurdistan. Từ lâu đã nổ ra những tranh chấp giữa Baghdad và cộng đồng người Kurd đối với vùng đất này, gây ra nỗi lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự giữa hai bên.

    Đối với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù trong thời gian gần đây đã có những động thái xích lại gần với cộng đồng người Kurk tại Iraq, nhưng người ta tin rằng sự thất thủ của Kirkuk sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải can thiệp, do nước này lo sợ một chính thể người Kurd độc lập sẽ đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

    Thậm chí, một số nguồn tin còn nói rằng các lực lượng Iran đã có mặt trên lãnh thổ Iraq. Về phần mình, Thủ tướng Maliki đang thúc giục Mỹ tiến hành các cuộc không kích vào phần đất mà chính quyền Baghdad mới bị thất thủ. Tuy nhiên, Washington đã bác bỏ đề nghị của Baghdad, và điều này càng gây khó khăn hơn cho chính phủ của ông Maliki khi phải đối mặt với lực lượng nổi dậy.

    Tất cả những sự kiện trên đều có liên quan đến Syria, do ISIS hoạt động ở cả Iraq lẫn Syria. Những diễn biến này đang gây lo ngại cho các nước trong khu vực: Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), còn Iran cử ông Kassem Suleiman – thuộc Lữ đoàn al-Quds đến Baghdad để phối hợp với chính quyền nước sở tại, hay nói cách khác là trợ giúp chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Maliki, giống như những gì đã làm với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

    Điều rất đáng lo ngại là lực lượng này không chỉ bao gồm các nhóm Hồi giáo thánh chiến vốn được biết đến với hình ảnh man rợ và có liên hệ với tổ chức al-Qaeda, mà còn có sự góp mặt của nhiều nhóm Hồi giáo Sunni khác, những nhóm từng là đối thủ của ISIS hoặc thậm chí đi theo hệ tư tưởng của đảng Baath – đảng của ông Saddam Hussein. Đây là lý do khiến vấn đề Iraq trở nên phức tạp hơn.

    Có một thực tế là trong suốt những năm cầm quyền vừa qua, ông Maliki đã không nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng người Sunni, trong khi phái Shi’ite của ông ngày càng chiếm đa số trong quân đội Iraq. Có rất nhiều người Iraq theo dòng Sunni không ưa ông Maliki và coi chính phủ của ông là một chính phủ chuyên chế, tay sai. Tại các vùng mà phiến quân mới chiếm đóng như Mosul hay Tikrit, nhiều người dân địa phương được cho là đã tỏ ra trung lập, hoặc thậm chí “vui mừng” trước chiến thắng của phiến quân.

    Vệc can thiệp, nếu có, của Mỹ giúp chính phủ của ông Maliki cũng sẽ tạo ra những bất lợi. Khi đó, cộng đồng người Sunni tại Iraq sẽ cho rằng Mỹ đang thiên vị một bên trong cuộc xung đột sắc tộc tại đất nước này. ISIS cũng sẽ có cớ để coi Mỹ như kẻ thù “không đội trời chung” của mình, và sẽ dồn mọi nỗ lực để tấn công vào công dân cũng như các lợi ích của Mỹ.

    Ngoài ra, nếu can thiệp vào Iraq, vô hình chung Mỹ sẽ kề vai sát cánh với Iran và thậm chí là cả chính quyền của Tổng thống Assad ở Syria. Iran là quốc gia đầu đàn của Hồi giáo Shia, đồng minh không lay chuyển của độc tài Assad dòng Hồi Shia tại Syria, đương nhiên cũng là đồng minh của chính quyền dòng Hồi Shia tại Iraq.

    Mỹ với phương châm không tham chiến, nhưng trong cuộc khủng hoảng ở Syria đã luôn phản ứng tương đối chậm chạm với các diễn biến leo thang quá nhanh tại khu vực. Syria từ một mồi lửa dân chủ kiểu Mùa Xuân Ả Rập đã trở thành địa ngục với sự tham gia và thắng thế của các nhóm khủng bố toàn cầu, đe dọa cả sự an toàn của Mỹ một khi Syria sụp đổ. Với ISIS, Mỹ và Iran giờ có một kẻ thù chung để bắt tay. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên họ hợp tác. Một kẻ thù chung trong quá khứ, Taliban, cũng đã khiến Iran cộng tác với Mỹ vào năm 2002. Lợi ích quốc gia là bàn đẩy để bản đồ đồng minh thay đổi, cùng chống lại ISIS với tư cách là một thế hệ khủng bố hoàn toàn mới và nguy hiểm gấp nhiều lần.

    Khi đó, mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Arập theo dòng Sunni sẽ bị tác động tiêu cực. Sự kiện các lực lượng người Kurd chiếm được thành phố Kirkuk sẽ làm dấy lên câu hỏi về cách tiếp cận của Mỹ đối với cộng đồng này cũng như đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Hiện nay, rất nhiều ánh mắt đổ dồn vào người Kurd. Là một dân tộc dũng mãnh nhưng chịu mất nước, người Kurd sau thế chiến thứ nhất không được thực dân Anh cho lập quốc như đã hứa, mà lãnh thổ bị chia sẻ nằm trải ra trên năm quốc gia khác nhau, trong đó có Iraq. Vùng tự trị của người Kurd luôn an toàn và phát triển, khác hẳn với phần còn lại của Iraq. Những chiến binh người Kurd nổi tiếng thiện chiến với danh hiệu “peshmerga” (kẻ đối đầu với cái chết).

    Để thuyết phục người Kurd tham chiến, chính phủ Iraq chắc chắn sẽ phải nhân nhượng các hợp đồng bán dầu, nhất là việc xem xét nhượng lại cho người Kurd thành phố dầu lửa Kirkuk từ xưa vẫn đang tranh chấp.

    Nhiều nhà phân tích tại Trung Đông đã cảnh báo về những thay đổi này và đều cho rằng việc tạo ra những thay đổi về chiến lược giữa những xung đột và bất ổn hiện nay tại khu vực sẽ là một điều rất mạo hiểm.



    Nguồn trích dẫn:

    - Ttvnol.com

    - Tham vọng của ISIS (BBC)

    - Chân dung trùm khủng bố ISIS khiến cả al-Qaeda cũng phải chào thua (giaoducnet.vn)

    - Mỹ trước những rối ren, bất ổn và nguy cơ chiến tranh tại Iraq (baotintuc.vn)
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chuyện Trung Đông, ISIL và toan tính của các tay chơi

    Tuần trước đây, ngay sau khi tiến chiếm Mosul, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISISL) lên tiếng tuyên bố “xóa bỏ nỗi nhục trăm năm của thỏa thuận Sykes–Picot”. Tuyên bố này rõ ràng có tham vọng làm thay đổi hiện trạng biên giới các quốc gia trong khu vực, và khiến cho tất cả các tay chơi cờ phải có suy nghĩ thích ứng.

    [​IMG]
    Sơ đồ quan hệ giữa các bên

    Người Kurd ở Bắc Iraq mơ độc lập

    Người Kurd được nước Anh hứa ủng hộ lập quốc nếu chống lại đế quốc Ottoman, nhưng sau đó bị bội ước, vùng đất của họ bị xả rải ra thành 4 mảnh rải ở Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Một trăm năm qua, họ chưa bao giờ ngưng mơ đến một đất nước độc lập mà họ gọi là Kurdistan.

    Từ chiến tranh Iraq, người Kurk đã cộng tác với Mỹ đổi lấy bảo trợ cho vùng tự trị Bắc Iraq, tuy nhiên vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Baghdad. Sự sụp đổ nhanh chóng của Quân đội Iraq trước ISIL là cơ hội bằng vàng để Peshmerga – dân binh người Kurk chiếm lấy thành phố dầu mỏ Kirkut mà họ luôn coi là thủ đô.

    Nhờ đường ống bơm dầu xuất khẩu đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ tự trị người Kurk có tiền để duy trì đội dân binh Peshmerga tới 200.000 tay súng. Với một thực lực như thế, thực tế người Kurd đã xé ra khỏi Iraq, tất cả những gì họ cần để trở thành một nước Kurdistan độc lập chỉ còn là vận động sự công nhận quốc tế.

    [​IMG]
    Một dân binh Peshmerga trong ca gác

    Thổ Nhĩ Kỳ đắc lợi

    Cuộc chiến đòi lập quốc 30 năm của PKK (Đảng Lao động người Kurd) ở Đông Nam Thổ cuối cùng cũng nguội đi hồi 2 năm trước, lúc cánh du kích của PKK rút về Khu vực tự trị của người Kurd ở Bắc Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập được quan hệ đối tác với chính quyền tự trị ở đấy. Trong cùng thời gian, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành cửa ngõ xuất khẩu dầu của vùng tự trị của người Kurd, và trở thành nhà bảo trợ chính trị cho vùng này.

    Cơn sóng ISIL buộc Thổ nghĩ đến việc cách ly ra khỏi bạo lực bằng một vùng đệm, thế nên Thổ sẽ tăng cường quan hệ với chính quyền tự trị. Tuy nhiên, họ sẽ phải đi rất khéo để không để vùng đất trở thành bàn đạp cho phong trào ly khai của người Kurd ở Thổ.

    Một mặt khác, nhìn rộng hơn trong mối quan hệ tranh chấp quyền lực vùng với Iran, thì nhờ Baghdad đang cần Peshmerga ngăn chặn ISIL ở phía Bắc, thì vị thế bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ là một lá bài để nói chuyện lúc cần thiết.

    Iran bị đẩy vào thế phòng thủ

    Vài năm trước đây, Mỹ rút khỏi Iraq đã để lại cho Iran một vùng ảnh hưởng rộng lớn trải dài từ Iraq qua Syria đến tận Lebanon, tưởng chừng như là một tiền đề địa chính trị trời cho để Iran có thể xưng bá trong vùng. Cuộc nội chiến ở Syria cộng thêm cơn sóng ISIL ở Iraq đã bào mòn vị thế ấy, đẩy Iran vào phòng thủ.

    Trước khi Mỹ rút khỏi Iraq, Iran từng tài trợ cho một mạng lưới dân quân Shi’ite hùng mạnh ở Iraq. Giờ đây, Iran có thể dựng lại lực lượng ấy bất kỳ lúc nào, nhưng việc đó sẽ khiến cho chính quyền Baghdad suy yếu, và nguy hiểm nhất là biến cuộc xung đột với ISIL thành xung đột tôn giáo có khả năng kéo theo các nước Hồi giáo Sunni khác.Vì lý do đấy, quyết sách của Iran vào lúc này là một mặt hỗ trợ trực tiếp cho chính quyền Baghdad, một mặt khác tìm cách kéo Mỹ cùng tham gia để tránh đổi màu cuộc chiến thành Shi’te-Sunni và tránh tiếng với các nước Arab khác trong vùng.

    [​IMG]
    Hí họa của Latuff

    Arab Saudi có cơ hội lẫn rủi ro

    Cuộc cách mạng shale gas đã giải phóng Mỹ ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu Trung Đông, thế nên Mỹ nhìn thấy việc bắt tay với Iran để thiết lập cân bằng khu vực như là một chính sách thực tế nhất. Đối với Arab Saudi, triển vọng Mỹ bắt tay Iran càng rõ, thì càng bất an, phải tính chuyện nói chuyện với Iran.

    Thế nên xung đột ở Iraq là một ván bài đúng lúc.

    Arab Saudi có quan hệ mật thiết với nhiều nhóm chính trị và du kích Hồi giáo Sunni đang là đồng minh của ISIL tại Anbar và Mosul. Trong tuần qua, đứng trước khả năng Iran đưa Vệ binh Cộng hòa vào Iraq, Arab Saudi ngay lập tức lên tiếng phản đối. Song song đó, họ lập tức tăng cường quan hệ với các nhóm dân quân Sunni nhằm có khả năng định hình kết quả chiến trường.

    Với lá bài đó, mọi giải pháp chính trị ở Iraq, cho dù theo sắp đặt của Mỹ hay Iran đều không thể thiếu họ.

    Tuy nhiên, Arab Saudi không phải là không có rủi ro.

    Họ đã xếp ISIL là tổ chức khủng bố, và bản thân tổ chức này xem việc đánh đổ các vương gia Arab là một trong các mục tiêu để thành lập Nhà nước Hồi giáo. Thời gian qua, tổ chức này đã rất linh hoạt vận động liên minh với các nhóm Sunni ở Iraq. Và ai có thể nói ISIL không bảo vệ được liên minh của họ?

    [​IMG]
    Hí họa của Latuff về tình cảnh của Iran và Arab Saudi trước sự nổi dậy của ISIL

    Mỹ lấy giải pháp chính trị làm đầu

    Nước Mỹ đã gần tự cung được dầu, nên lý do duy nhất mà Mỹ vướng lại vào Iraq chính là nguy cơ hình thành thiên đường khủng bố. Tuy nhiên, Mỹ sẽ chỉ để giúp phòng thủ Baghdad, chứ không phải là để đánh bại ISIL.

    Trong giai đoạn 2007, Mỹ đã dập tắt phong trào tiền thân của ISIL hiện tại nhờ liên kết với các bộ tộc Hồi giáo Sunni với lời hứa nâng đỡ chính trị và kinh nghiệm này trở thành nguyên lý bình định của Mỹ. Thế nên khi được chính quyền Baghdad cầu cứu,việc đầu tiên mà Mỹ làm là ra dấu hiệu rằng Baghdad phải mở cửa chính trị cho người Sunni và người Kurd.

    Chỉ khi đó, Mỹ mới một mặt dùng các đầu mối liên hệ với các nhóm Hồi giáo Sunni mà họ có sẵn, cộng với áp lực ngoại giao thuyết phục các nước Arab xung quanh tác động chia rẽ ISIL và các đồng minh Sunni của họ.

    [​IMG]
    Thậm chí một hí họa của Danziger còn cho rằng Mỹ âm thầm giúp ISIS, với hai tay súng ISIS nói với nhau: “Chúng ta phải thể hiện lòng biest ơn với những người đã cho mớ vũ khí ngon lành này chớ?” – “À, quá nhiều người…”, và trên vũ khí có đính nhãn là đến từ Mỹ.

    Những tay chơi chính

    Ẩn số lớn nhất hiện tại của ván cờ Iraq là chính là ISIL. Trong năm qua, dù họ đã bớt tiếng khủng bố nhờ “được” Al Quaeda khai trừ, nhưng với những chế định hà khắc trong các vùng mà họ cai quản ở Syria cùng với hành động xử tử hơn 1000 tù binh Hồi giáo Shi’ite khiến cho họ bị sợ hãi và xa lánh. Vào lúc này, nếu như họ hình thành một phong trào chính trị-quân sự có tham vọng cai trị thay vì theo đuổi quan điểm cực đoan, thì họ có thể loại bỏ bớt cho mình một số kẻ thù quan trọng, đồng thời giúp củng cố quan hệ đồng minh với các nhóm Sunni.

    Nếu làm được điều ấy, ISIL có nhiều cơ hội phát triển lực lượng, giữ được đất để hình thành một Nhà nước Hồi giáo của mình, không chỉ trên đất Iraq mà còn có thể trải qua cả vùng Levant.

    Một ẩn số lớn khác dĩ nhiên là chính quyền Baghdad. Kể từ khi Mỹ rút quân khỏi Iraq, chính quyền này đã dần thuộc về Hồi giáo Shi’ite, và điều này được coi là nguyên do khiến các bộ tộc Hồi giáo Sunni ngả sang ủng hộ ISIL. Trong những ngày qua, đã có áp lực đa phương với các phe phái để thỏa thuận xây dựng một chính quyền mang tính đại diện chung. Trước thực tế rằng quân đội Iraq không thể lấy lại miền đất đã mất vào tay ISIL mà không có sự ủng hộ của các bộ tộc Sunni, thì việc thương thảo cho quyền lợi chính trị của người Sunni sẽ trở thành điểm mấu chốt.

    Và cuối cùng, ván cờ Iraq vẫn có một kẻ thủ lợi từ xa – đấy là nước Nga. Dù rằng Nga không còn đứng chứng kiến những nét bút chì phân định biên giới, nhưng sẽ rất hài lòng khi thấy giá dầu liên tục được đẩy lên cao.

    Phạm Ngọc Hưng
    http://soi.com.vn/?p=150165
    vaputin thích bài này.
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Bất ổn ở Iraq thúc đẩy người Kurd tiến tới độc lập

    Chủ tịch cộng đồng người Kurd tại Iraq Massoud Barzani nói rằng tình hình trong nước đã làm gia tăng tính cấp thiết của việc thành lập một quốc gia độc lập cho người Kurd :

    “Ðây là một quyền tự nhiên cần phải đạt được. Phải đạt được độc lập. Tôi tin nay các điều kiện cũng thuận lợi cho độc lập.”

    Hoa Kỳ tiếp tục chống đối việc Kurd đòi độc lập. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf nói:

    “Không có sự thay đổi chính sách ở đây. Chúng tôi từng nói rằng một nước Iraq thống nhất là nước Iraq vững mạnh nhất.”

    Nhưng các nhà lãnh đạo người Kurd có một sách lược để làm Hoa Kỳ có thể chấp nhận độc lập.

    “Quan hệ đã tồn tại cho đến nay giữa Baghdad và các khu vực sẽ không bao giờ giống như trước nữa. Các khu vực không còn nằm dưới sự kiểm soát của Baghdad sẽ phải được hưởng một mức độ tự trị nào đó mà trước đây họ chưa từng có.”

    Các chiến binh chủ chiến Sunni nay tự xưng là Quốc gia Hồi giáo. Cho dù nó có thể duy trì được tình trạng này thì còn phải chờ xem, nhưng có thể họ đã tạo cơ hội cho người Kurd thực hiện giấc mơ lập quốc đã ấp ủ từ lâu, và nêu nghi vấn về tương lai của quốc gia Iraq.

    tin VOA
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Lịch sử Syria

    Nguyễn Ước

    [​IMG]

    Syria là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới

    Nôi của Kitô Giáo

    Năm ngàn năm trước, lúc Châu Âu còn sống bán khai và Châu Mỹ đang nằm trong cõi mịt mù một góc địa cầu vì mãi 4.500 sau mới được khám phá, thì tại vùng Trung Đông, trên đó có Syria, là trung tâm văn minh nhất và là nôi của văn hoá nhân loại. Lịch sử bắt đầu được ghi lại khi chữ viết xuất hiện cách đây 5.000 năm trên đất Syria mà thuở ấy là miền nam Babylonia. Trên một bia đá có ghi công trạng của một nhà cai trị chiến thắng từ vùng thấp tới vùng cao bên bờ Địa Trung Hải, và lập tức liền đó, xuất hiện địa danh Syria.

    Đối với người Kitô Giáo, Syria khiến họ liên tưởng ít nhất hai địa danh: Antiôkhia và Đamát. Theo truyền thuyết, Antiôkhia, thủ đô tỉnh Syria thuộc La Mã, là nơi Kitô Giáo và Do Thái Giáo bắt đầu tách làm hai. Chính tại đó môn đồ của Đức Giêsu bắt đầu được gọi là Kitô hữu và việc truyền giáo cho người không phải Do Thái trở thành trang trọng và rộng rãi nhất, đưa tới việc các thủ lãnh giáo hội sơ khai ban bố là người ta có thể làm Kitô hữu mà không cần điều kiện đầu tiên phải là người Do thái và các sứ đồ không còn rao giảng đạo Kitô trong hội đường đạo Do Thái. Y Sĩ Lu Ca, người có lẽ là tác giả sách Công Vụ Tông Đồ, được xem là cư dân của Antiôkhia, và có thể cuốn Phúc Âm Matthêu cũng được viết ở đây. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, Antiôkhia là thành phố lớn thứ ba trong đế quốc La Mã, sau Rôma và Alexandria.

    Đamát (Damascus) nay thủ đô của Syria với dân số 4-6 triệu người, xưa là trung tâm thương mại nổi bật của Syria và là nơi gắn liền cuộc cải giáo của Phaolô, vị tông đồ được chọn sau khi Đức Giêsu về trời và là nhà thần học kinh điển và đầu tiên của Kitô Giáo. Trước đó, Phaolô coi Kitô Giáo là một tà đạo nguy hiểm. Ông nhận từ thượng tế ở Giêrusalem một ủy nhiệm hợp pháp đi Đamát để nhổ tận gốc đức tin mới ấy. Khi gần tới thành phố, ông bị ngã xuống, mù mắt, rồi được mang vào Đamát và một môn đồ Kitô giáo làm phép lạ phục hồi thị lực cho ông. Kế đó Phaolô chịu phép rửa tội và bắt đầu rao giảng thông điệp của Đức Giêsu khắp các hội đường thành phố cho tới khi ông bị truy nã, phải trốn đi. Đamát được thành lập cách đây bốn ngàn năm trăm năm và là một thành phố cổ nhất có dân cư liên tục nhất của nhân loại.

    Nhắc lại chuyện xưa ấy để thấy Syria như một thánh địa của văn minh và Kitô Giáo nay đang là đối tượng thù nghịch của Hoa Kỳ, một nước tự xem là văn minh nhất và “kitô giáo” nhất thế giới!

    Một vài con số

    Với diện tích 185.180 csv và dân số gần 19 triệu người (so với VN 329.560 csv và trên 84 triệu người), Syria tiếp giáp phía tây với Liban và Israel, bắc với Thổ Nhĩ Kỳ, đông với Iraq và nam với Jordan. Dân chúng gồm 90.3% người A rập, 9.7% người Kurd, Armenia và các chủng tộc khác, sống tập trung dọc theo đồng bằng cận duyên ở phía tây, trên dải đất màu mỡ giữa vùng núi gần biển và sa mạc, và tại thung lũng Sông Euphrates.

    Người Syria theo Hồi Giáo hệ phái Shiite 74%; Alawite, Druze và các hệ phái Hồi Giáo khác 16%; Kitô giáo 10%; và Do Thái Giáo trong các cộng đồng nhỏ tại các thành phố lớn như Damacus, Al Qamishli và Aleppo. Ngôn ngữ chính là tiếng Ả Rập. Ngoại ngữ là Pháp và Anh. Tỉ lệ biết đọc biết viết 65%. Tỉ suất trẻ em chết yểu: 28.61/1.000 [so với VN 25.14/1.000]. Theo CIA The World Factbook, tổng sản lượng quốc gia 72.33 tỉ $US; lợi tức đầu người 3.9100$US [so với VN là 232.2 tỉ $US và 2.800$US].

    yria theo chính thể cộng hoà, đứng đầu là tổng thống kiêm chủ tịch đảng cầm quyền. Từ năm 1963 tới nay, sống dưới chế độ quân phiệt với đảng cầm quyền là Đảng Ả Rập Phục Hưng Xã Hội Chủ Nghĩa (còn gọi là Đảng Baath, của phe đa số Hồi Giáo Shiite, cùng một danh xưng với đảng của Saddam Hussein vừa cai trị Iraq). Hiến pháp qui định tổng thống phải là người Hồi Giáo. Ông có toàn quyền bổ nhiệm viên chức chính phủ các cấp.
    Tài nguyên thiên nhiên của Syria gồm dầu hỏa, phốt phát, quặng nhôm, mỏ muối, đá hoa cương… Kỹ nghệ chính là khai thác dầu, dệt, chế biến hàng hóa, rau trái. Canh nông trồng lúa mì, bông, dầu ô liu. Chăn nuôi trừu, bò… Bạn hàng chính là Đức, Ý, Pháp, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Lục.

    Vùng đất tranh chấp và đô hộ

    Tuy vương quốc Ả Rập Syria chỉ mới tuyên bố độc lập năm 1920, nhưng Syria, như đã nói, là một vùng đất có lịch sử lâu đời nhất. Mấy chục năm trở lại đây, các nhà khảo cổ đã chứng minh Syria là một trong các văn minh cổ đại nhất trong lịch sử thế giới, và có cư dân từ năm 5.000 trước Công Nguyên. Cuộc khai quật tại thành phố Ebla miền bắc Syria cho thấy từ năm 2.500 tới 2.400 trước CN, từng hiện hữu tại đây một vương quốc của chủng tộc Semitic trải dài từ Biển Đỏ phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ tới phía đông vùng Lưỡng Hà. Thời đó, đã có thành phố đông tới 260.000 dân và nay còn những bia đá mà khi đọc được hết, người ta sẽ biết thêm các nền văn minh trước đó nữa.

    Năm 1.800 trước CN, vua người Assyri là Shamshi-Adad I thành lập kinh đô Shubat Enlil, nay là thành phố Tell Leilan tại đông bắc Syria. Vùng đất Đại Syria bao gồm Liban, Israel, Jordan và Syria ngày nay là một vùng đất xung khắc và chiến tranh triền miên trong Thế giới A Rập. Sự xung đột ấy kéo dài suốt thời Trung Cổ và cho tới thời hiện đại.

    Khoảng năm 1.500 trước CN, người Ai Cập chinh phục xứ Syria Cổ Đại, rồi sau đó, tới lượt những người đô hộ mới như Do Thái, Armenia, Assyri, Babylon, Ba Tư… Tới năm 333 trước CN, nó lệ thuộc Đại Đế Alexander khi một tướng lãnh của Đại đế chọn Antiokhia làm kinh đô. Tiếp theo là cuộc tranh giành giữa quân Seleucid và Ptolemy của Ai Cập cho tới năm 64 trước CN. Kế đó, Syria trở thành một tỉnh của Đế Quốc La Mã. Bốn trăm năm sau, khi Đế Quốc La Mã tan rã rồi sụp đổ, Syria trở thành một tỉnh Byzantine và kéo dài suốt 250 năm.

    Thành đất thánh của Hồi Giáo

    Sự xuất hiện của Hồi Giáo trong thế kỷ thứ bảy lại làm thay đổi vận mệnh Syria. Năm 636 sau CN, Syria lại bị chinh phục. Lần này bởi người Ả Rập Hồi Giáo và khi Damacus trở thành nơi ngự trị của nhiều vua Hồi Kha-líp đầy quyền uy thì nó là kinh đô của Đế Quốc Hồi Giáo Umayyad. Sau đó, Syria lại bị cai trị bởi một đế chế Hồi Giáo khác là Abbasid.

    Tới cuối thế kỷ 11, các đạo quân Thập Tự Chinh của cCâu Âu đi đánh Hồi Giáo, giành lại Giêrusalem rồi tràn sang chiếm khu vực Tiểu Á và sáp nhập Syria vào vương quốc Kitô Giáo Giêrusalem. Vào cuối thế kỷ 12, Salah al-Din (Saladin) đánh bại Thập Tự Quân, cai trị Syria và làm sụp đổ vương quốc Giêrusalem. Người Ả Rập biến Syria thành trung tâm thương mại cho đế quốc ngày càng phát triển của họ nhưng chẳng bao lâu, người Syria lại bị cướp phá tàn tệ bởi quân Mông Cổ. Kể từ năm 1516, Syria trở thành một tỉnh của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ cho tới Thế Chiến Thứ Nhất, lúc ấy, người Thổ phải rút khỏi Syria vì sự liên minh của người Pháp, Anh và Ả rập. Tuy vậy, duới thời Ottoman, đã xuất hiện mạnh mẽ những phong trào yêu nước của người Syria.

    Lời hứa của đế quốc trắng.

    Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918) bùng nổ. Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe Đức, Áo-Hung và Bulgaria vì thế các nước Đồng Minh Anh, Pháp dẫn dụ người Ả Rập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ bằng lời hứa khi chiến tranh kết thúc sẽ cho quốc gia của họ độc lập. Tháng 1.1916, chính phủ Anh cam kết với quốc vương Hồi Giáo ở Mecca là Hsein ibn Ali rằng nếu A Rập tham chiến với đồng minh thì sẽ bảo đảm độc lập của các vùng đất Ả Rập cho tới đường biên giới phía bắc của Syria ngày nay và Iraq. Tháng Năm năm đó, Anh và Pháp bí mật ký hiệp ước chia nhau cai trị các vùng đất bị lệ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó, vùng Syria ngày nay và Liban bị chia cho Pháp và Palestin cùng Jordan bị chia cho Anh.

    Vương quốc Ả Rập Syria được thành lập năm 1920 dưới quyền vua Faysal, thuộc dòng họ Hashemite mà về sau cai trị cả Iraq. Triều đại của ông chỉ kéo dài được vài tháng thì kết thúc vì quân của ông bại trận khi đánh với thực dân Pháp tại Maysalun. Từ đó, người Pháp chiếm đóng đúng theo bản mật ước với Anh và bắt đầu giai đoạn bất ổn, Pháp phải đánh dẹp các phong trào khởi nghĩa của dân chúng Syria. Năm 1939, nổ ra Cuộc Thế Chiến Thứ Hai. Nước Pháp rơi vào tay Đức và Syria nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Vichy thân Đức cho tới khi lại bị quân Anh và quân Nước Pháp Tự Do chiếm đóng, loại bỏ ảnh hưởng của Vichy. Vào tháng Bảy năm 1941 và Syria thành căn cứ quân sự của phe Đồng Minh. Thế Chiến Hai kết thúc, các phong trào giải phóng dân tộc càng lúc càng quyết liệt, biến thành đấu tranh toàn diện, buộc quân Anh phải bình định, sau đó, Pháp phải di tản năm 1946 và để Syria trong tay một chính phủ cộng hoà do nhân dân đưa lên.

    Xung đột dai dẳng với Do Thái

    Trước đó hai năm, từ năm 1944, đã có phong trào “Đại Syria”, vận động thành lập một nước “Ả Rập Syria” gồm Liban, Syria, Jordan và Palestin. Nhiều người Syria chống lại phong trào ấy; họ sợ rằng làm như thế sẽ khiến cho Syria đánh mất bản sắc quốc gia của mình. Tuy thế, phong trào vẫn thành công lớn vì đã thành lập Liên đoàn Ả Rập nhằm ngăn chận việc thành lập một quốc gia Do Thái trên vùng đất Palestin. Là nước trong khối Ả Rập lại có chung đường biên giới với Israel, Syria không thể tránh khỏi cuộc xung đột với Do Thái, nhất là khi Phong Trào Lập Quốc Do Thái cương quyết đòi lại phần lãnh thổ đã phân tán vào các nước láng giềng kể từ ngày quốc gia Do Thái tan rã gần hai ngàn năm trước và người Do Thái phiêu lạc khắp bốn phương trời.

    Năm 1948, xảy ra cuộc chiến tranh Ả Rập-Do thái, quân đội Syria đứng về phía Ả Rập. Quân Ả Rập không đạt được thắng lợi nào nên tới tháng 7 thì đình chiến.Từ tháng Giêng tới tháng 5 năm 1951, Syria và Do thái đụng độ nhiều trận vì xung đột biên giới, cuối cùng tạm lắng dịu nhờ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc can thiệp và lập vùng phi quân sự giữa hai nước.

    Trong hai cuộc chiến Do Thái-Ả Rập năm 1967 và năm 1973, Syria đóng vai trò rất tích cực. Năm 1973, trước khi tán thành cuộc ngưng bắn do LHQ đề nghị, Israel xua quân chiếm cao nguyên Golan của Syria và giữ riết tới ngày nay. Nói chung, suốt bốn cuộc chiến tranh Do Thái-Ả rập, Syria càng đánh càng mất đất, mãi tới năm 1974, do dàn xếp của Kissenger, Syria mới thu hồi lại đất, kể cả thị trấn bỏ hoang Quneitra mất năm 1967, ngoại trừ cao nguyên Golan.

    Vào giữa thập niên 1970, Syria phái khoảng 20.000 quân sang yễm trợ người Hồi Giáo Liban trong cuộc nội chiến với người Công Giáo Liban do Israel hỗ trợ. Năm 1982, quân Israel xâm lăng Liban và trong thời gian chiếm đóng thường xuyên đụng độ với quân của Syria. Tới cuối năm 1982, cùng với quân Israel, quân Syria rút ra khỏi Beyrout nhưng vẫn còn đóng rải rác tại vùng quê.

    Trong thập niên 1990, tiến trình hoà bình giữa Israel và Palestin bế tắc làm suy yếu quan hệ ngoại giao giữa Syria và Do Thái. Đối phó với thế liên kết ngày càng mạnh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Do Thái, Syria bắt đầu cải thiện bang giao với Iraq và liên minh với Iran. Tới tháng 12.1999, thương thuyết giữa Syria và Israel tái tục sau bốn năm gián đoạn nhưng rồi lại bế tắc vì Syria đòi Israel thảo luận chi tiết việc trao trả cao nguyên Golan. Tới tháng 5.2000, Israel rút quân khỏi miền nam Liban nhưng không chịu rút quân khỏi cao nguyên Golan.

    Đảo chánh triền miên và thân đế quốc đỏ

    Trở lại thời kỳ sau Thế Chiến Hai, Syria mới ổn định được 3 năm thì tới ngày 30.3.1949, xảy ra cuộc đảo chính và Tướng Husni al-Zaim lên nắm quyền. Rồi chỉ năm tháng sau, chế độ mới này bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính khác; Tướng Zaim bị xử tử. Tới tháng 11 cùng năm, tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử quốc hội lập hiến. Lại nổ ra cuộc đảo chính thứ ba vào tháng 12, lần này người lên cầm quyền là Đại Tá Adeeb al-Shishali, cựu chỉ huy trưởng an ninh cảnh sát. Tới tháng 9 năm 1950, quốc hội lập hiến hoàn tất hiến pháp và bầu quốc trưởng lâm thời Hashim al-Atasi làm tổng thống.

    Ngày 29.11.1951, Shishali lại làm một cuộc đảo chánh khác. Tổng Thống Atasi từ chức. Shishashi và đồng bọn lập chính phủ. Sang năm 1953, ông ban hành một bản hiến pháp mới. Ông nghiêm cấm các quyền dân sự, cai trị đất nước với cung cách độc tài quân phiệt. Tới tháng 3.1954, một cuộc đảo chánh lật đổ Shishashi, phục hồi Tổng Thống Atasi, quốc hội và bản hiến pháp 1950.

    Kể từ năm 1954, Syria bắt đầu càng ngày càng chống phương Tây và theo đuổi chính sách thân Liên Bang Sô Viết. Năm 1955, Syria cực lực phản đối Hiệp Ước Bagdad thành lập liên minh giữa Anh và Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan. Tháng 7.1956, Quốc Hội Syria thành lập một ủy ban chính thức thảo luận việc thành lập một liên bang với Ai cập. Cuộc tấn công của Israel, Pháp và Anh vào Ai Cập tháng 11 và 12.1956 làm tăng thêm lòng hận thù của Syria đối với phương Tây. Suốt năm 1957, Syria nhận viện trợ ngày càng nhiều của Mạc Tư Khoa. Tháng 11.1957, Liên Sô chấp thuận viện trợ cho Syria các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở trên một quy mô lớn. Năm 1958, Syria cùng Ai Cập lập Cộng Hòa Ả Rập Thống Nhất với Abdel Nasser của Ai Cập làm tổng thống nhưng đến ngày 29.9.1961, Syria rút lui vì một cuộc cách mạng nổ ra trong xứ mình.

    Năm 1963, đảng Baath Ả Rập Xã Hội Chủ Nghĩa nắm chính quyền. Tháng 11.1970, Tướng Hafez al-Assad làm tổng thống. Ông đề xướng một cuộc vận động hiện đại hoá, bao gồm một chuỗi những thay đổi về kinh tế và xã hội, và ban hành một bản hiến pháp mới vào năm 1973. Tổng Thống al-Asad thắng thêm một nhiệm kỳ bảy năm vào năm 1985. Tới năm 1990, ông bác bỏ việc hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập và qua năm 1991, ông lại đắc cử tổng thống lần thứ tư với số phiếu 99,98%.

    Đi với phương Tây và đổi mới

    Chiến tranh lạnh kết thúc, Syria ngày càng ổn định và càng ngã về phía phương Tây. Trong cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh năm 1991, Syria là nước Ả Rập đầu tiên kết án Iraq xâm lăng Kuwait và gởi quân sang giúp Saudi Arabia để đề phòng Iraq tấn công.

    Tháng 8.1994, Mặt Trận Quốc Gia Cấp Tiến đương quyền thắng cuộc phổ thông đầu phiếu nhưng chỉ có 49% cử tri đi bầu. Tháng 7.1995, Tổng Thống al-Assad tham dự hội nghị các nước A rập nhằm phối hợp một chiến lược chung để thương thuyết với Israel. Năm 1997, khi quân đội Mỹ đe dọa can thiệp quân sự vào Iraq, Syria cố ý không gia tăng mối quan hệ với Iraq. Năm 1999, al-Assad đắc cử tổng thống lần thứ bảy cho một nhiệm kỳ 5 năm. Trong diễn văn tranh cử, ông nhấn mạnh chính phủ cần “sinh lực mới” để đẩy mạnh các cải cách kinh tế.

    Tổng Thống al-Assad từ trần ngày 10.6.2000, và con trai ông được quốc hội chọn kế vị kiêm tổng tư lệnh quân đội kiêm chủ tịch đảng Baath. Trong hai năm đầu chấp chánh, ông phóng thích hàng trăm tù chính trị bị cha ông giam giữ, tuy thế, vẫn còn khoảng 1.000 người trong nhà tù. Chế độ báo chí rất hạn chế. Khắp Syria có 4 nhật báo bằng tiếng A rập: 2 tại Damascus, 1 tại Aleppo và 1 tại Hama. Tờ độc nhất bằng tiếng Anh, do chính phủ kiểm soát và bị kiểm duyệt gắt gao là Syria Times.

    Syria trong đấu trường Iraq

    Từ ngày chế đô Saddam Hussein bị lật đổ đến nay, Iraq trở thành một trận địa cuốn hút các dân quân Hồi Giáo cực đoan từ nhiều nơi kéo đến, tham chiến như là những người nổi dậy từ nhân dân Iraq. Hoa Kỳ cáo buộc Syria là vùng đất dung dưỡng và là con đường xâm nhập của các cảm từ quân Hồi Giáo. Theo tổ chức Quan Sát Nhân Quyền – Human Rights Watch. Syria có những quan hệ lâu đời với Hezbollah và là nguồn cung cấp chính về vũ khí cho tổ chức dân quân ấy. Từ tháng 3.2003 tới nay, Hoa Kỳ áp lực Syria kiểm soát các nhóm cực đoan và từ chối không để làm nơi trú ẩn cho các lãnh tụ Iraq của chế độ Hussein đào thoát. Ngày 4.10.2003, Do Thái tấn công một địa điểm gần thủ đô Damascus mà họ gọi là trại khủng bố. Từ ngày 11.5.2004, Hoa Kỳ cấm vận có giới hạn Syria, với lời cáo buộc rằng Syria cho phép các cảm tử quân mượn đường xâm nhập Iraq. Ngày 14.2.2005, Thủ Tướng Rafik al-Harin của Lebanon bị ám sát bở bom nổ từ một chiếc xe tải đã xúc tác làm thành những cuộc biểu tình khổng lồ của người Liban chống Syria. Syria không nhận trách nhiệm về vụ ám sát đó, và họ rút gần hết quân đội ra khỏi Lebanon, chỉ để lại một số nhân viên tình báo. Hiện có khoảng 200.000 người Syria sống ở Lebanon. Cuộc chiến Israel-Hezbollah tại Lebanon mấy tháng trước đây lại làm nổi bật vai trò của Syria.

    Áp lực của Mỹ và lập trường thù nghịch của Israel lại khiến chính quyền Syria có thêm ngụy cớ để vi phạm nhân quyền. Nhà nước Syria cơ bản là một nhà nước toàn trị, giới hạn hầu hết các quyền của dân chúng, đặc biệt quyền tự do bày tỏ và tự do lập hội. Chế độ độc đảng Syria tìm cách ngăn chận mọi nỗ lực hình thành một xã hội dân sự. Người có những vận động cho một chế độ cởi mở hơn thường bị bắt và đều bị đưa ra xét xử tại Tòa Án Tối Cao An Ninh Quốc Gia. Từ đầu năm 2006 tới nay, theo tường trình của tổ chức Quan sát nhân quyền, đã có hơn 26 nhà hoạt động bị bắt giữ. Trong số những người bị bắt, có các nhân vật nổi tiếng như nhà văn Ali al-Abdullah và con trai là Muhammad; nhà văn Michel Kilo, Luật Sư Anwar al Buni,v.v. Họ là những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, thậm chí, đôi khi chỉ ký kiến nghị yêu cầu chính phủ Syria cải thiện bang giáo với Lebanon. Cũng như tại Việt Nam, trong tất cả các trường hợp, kẻ đứng ra thực hiện vụ bắt là lực lượng an ninh quốc gia. Và việc bắt bớ diễn ra theo cách chính quyền sử dụng quyền lực và vũ khí để bắt cóc nhân dân, vì thân nhân phải chờ tới một thời điểm mà chính quyền cảm thấy thuận tiện, mới được cơ quan an ninh thông báo cho biết người mất tích hiện bị giam giữ ở đâu và do ai giam giữ.
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Yemen- đất nước kì thú

    [​IMG]

    Lý Tùng Hiếubiên dịch

    (Theo National Geographic, 4/2000)

    Là một đất nước mà đa phần diện tích là núi non và sa mạc nằm ở phiá dưới cùng của bán đảo Ả-rập, Yémen nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng rất phong phú về văn hoá, lịch sử và phong cảnh thiên nhiên. Cũng là một đất nước Hồi giáo nhưng do có truyền thống độc lập, xã hội Yémen khác hẳn các nước láng giềng.

    Lịch sử Yémen có truyền thống 3.000 năm nhưng Cộng hoà Yémen là một quốc gia non trẻ. Nước này được thành lập năm 1990 trên cơ sở thống nhất hai quốc gia: Cộng hoà Ả-rập Yémen – làm chủ vùng núi và bờ biển phía Tây, từng là một phần của đế quốc Ottoman – và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yémen – kiểm soát miền Đông và Nam đất nước từ khi giải phóng khỏi thực dân Anh năm 1967 và theo mô hình nhà nước cộng sản. Người ta có thể tìm thấy nơi đây những yếu tố của một xã hội phong kiến lẫn các đặc điểm của một xã hội hiện đại.

    Ở bên ngoài thành phố cổ Saada thuộc miền cực Bắc Yémen, một ngày của tù trưởng Othman Hussein al-Fayed của bộ lạc Abdein bắt đầu như thường lệ. Ngay từ sáng sớm, sân nhà ông không ngớt người của bộ lạc đến nhờ ông phân xử các vụ tranh chấp, từ chuyện vợ chồng cãi cọ cho đến vụ giết người. Othman năm nay mới 28 tuổi, được bầu làm tù trưởng từ một năm nay nhờ nổi tiếng là đứng đắn và phán xét nhanh chóng, nổi tiếng đến độ trong sân nhà ông người ta thấy có cả người của các bộ lạc khác. Những người đến đây để vũ khí bên ngoài cửa, bước vào trong tiền sảnh chờ đến phiên mình.

    Othman đang giải quyết một vụ khó khăn. Một người tên Bachir đã giết người khi đang cố đòi nợ cách đó vài tháng. Bachir bị cảnh sát bắt giam nhưng vượt ngục và đến nhà tù trưởng nhờ che chở. Để được che chở, anh ta đã tế trước ngưỡng cửa nhà tù trưởng một số cừu, bò và đặt khẩu súng của mình vào trong máu, một cử chỉ truyền thống khi xin trú ẩn. Othman đã dẫn anh ta đến nhà tù và nói với cảnh sát rằng anh ta từ nay trở đi là tù nhân của mình và chỉ có ông mới có thể quyết định số phận của anh ta. Tù trưởng giải thích: “Đây là một vụ tế nhị. Trước tiên phải xem chuyện nợ nần này có thật hay không. Khi Bachir đến đòi nợ, gia đình người kia đã dùng súng bắn chỉ thiên để đuổi anh ta. Anh ta bắn trả và giết chết một người. Gia đình nạn nhân hiện đang đòi kết án tử anh ta”. Othman cho biết rằng ông sẽ giam Bachir trong một năm, chờ cho gia đình nạn nhân bình tĩnh trở lại và nguội bớt lòng khao khát trả thù. Khi đó, ông sẽ thương lượng với họ về giá cả bồi thường, Bachir sẽ được tự do và… huề cả làng. Một người nước ngoài, khi nghe chuyện, không khỏi thắc mắc hỏi lại: “Nhưng nếu chính quyền muốn áp dụng pháp luật bằng mọi giá và muốn trừng phạt tên sát nhân?”. Tù trưởng và những người xung quanh không khỏi ngạc nhiên: “Nhưng anh ta đang được tù trưởng bảo vệ mà. Điều này sẽ là một sự lăng nhục và toàn bộ lạc sẽ nổi dậy chống chính quyền”.

    Ở những nước Trung Đông khác, lực lượng cảnh sát đầy quyền uy của nhà nước thực thi chính xác pháp luật hay lệnh của chính quyền trung ương hoặc của gia đình cai trị. Nhưng tại Yémen, đất nước có 17 triệu dân nhưng tới 50 triệu vũ khí này, tình hình diễn tiến khác hẳn. Đó là một đất nước có truyền thống độc lập theo kiểu các bộ lạc nguyên thủy, một đất nước mà chính phủ vô hiệu hoá hệ thống mạng điện thoại để các bộ lạc nổi loạn không sử dụng nó để liên lạc với nhau, một nơi mà lệ làng được áp dụng tự do như câu chuyện trên. Nằm tuốt biên giới phía Nam của bán đảo Ả-rập, phía Nam Arabie Saou***e và phía Tây của Oman, nhưng Yémen khá tách biệt với những nước Trung Đông giàu vì dầu mỏ hoặc tham gia chiến tranh khu vực liên miên. Theo lời một đại sứ Hà Lan, Yémen giống với châu Âu của thế kỷ 16. Người ta có thể tìm thấy ở đây những công tước, bá tước, những cuộc chiến tranh, mối thâm thù và cả ma quỷ.

    Yémen chia ra làm ba vùng khác nhau: vùng đồng bằng duyên hải, vùng núi và sa mạc. Đại đa số dân Yémen là người Ả-rập và theo Hồi giáo. Phiá Tây là đồng bằng duyên hải, khí hậu nóng bức nên da người dân ở đây sậm hơn và nhà ở lợp mái rơm. Phía sau đồng bằng này là các dãy núi và cao nguyên, vùng độc chiếm của những bộ lạc Yémen. Các bộ lạc này kéo dài đến biên giới với Arabie Saou***e phía Bắc và vịnh Aden phía Nam. Thủ đô Sanaa nhét trong một đồng bằng nhỏ xíu nằm giữa những dãy núi này. Nơi đây, dân số đã tăng gấp mười trong ba thập niên qua và người ta phải lấn đến sườn những ngọn núi bao quanh nó.

    Yémen là xứ sở của bạo lực với số vũ khí nhiều gần gấp ba lần số dân. Tại chợ al-Talh, một chợ rất lớn họp hàng tuần ở ngoại ô Saada, người ta nhận thấy vô số chủng loại vũ khí bày bán khắp nơi, từ súng kalachnikov được người Yémen rất ưa chuộng cho đến khẩu Mauser bắn phát một của Đức có từ thế kỷ 19. Ở đây đinh tai nhức óc với tiếng các thương buôn ca ngợi quảng cáo món hàng chết người của mình, tiếng trả giá xen lẫn với tiếng súng nổ đì đùng của khách mua thử hàng bằng cách bắn chừng… vài loạt. Trên quầy một cửa hàng, người ta thấy hàng chữ câu khách “Đấng tiên tri đã dạy: Hãy dạy con của các ngươi cách bơi, cách bắn và cách leo lên lưng ngựa”. Đến đây, du khách còn có thể được chào mời mua 3 con dao găm chạm trổ với giá 4000 franc hay lựu đạn 20 franc một trái. Nhưng lựu đạn có vẻ không bán chạy cho lắm. Một thương nhân vừa cho biết “Không có nhu cầu” vừa luôn tay dán nhãn “Made in USA” lên lô súng của Brazil. Ngược lại, các loại súng đã trở thành vật bất ly thân của đàn ông Yémen. Trang phục truyền thống của họ không thể thiếu vắng một khẩu súng cầm tay (thường là khẩu kalachnikov), một con dao găm giắt ở thắt lưng và chiến khăn quấn đầu. Thật ra, dao găm, người Yémen gọi là djambia, chỉ là một biểu tượng quan trọng của nam tính, hầu như chẳng bao giờ dùng với tư cách vũ khí. Nhưng súng thì khác: nó không chỉ là vũ khí để tấn công hay tự vệ mà còn là một phương tiện để thể hiện… sự tức giận. Vì vậy, nếu đến Yémen, bạn có chứng kiến cảnh người ta bắn nhau suốt 4 tiếng đồng hồ sau một chặp cãi cọ cũng đừng lấy đó làm lạ.

    Một đặc điểm của người Yémen là ghiền qât – một chất kích thích giống như ma tuý tạo cảm giác hưng phấn dễ chịu khi nhai, bị cấm ở các quốc gia Ả-rập láng giềng. Theo những thống kê chính thức, qât – luôn luôn được ưu tiên trồng tại đất nước hiếm hoi đất nông nghiệp này – là trụ cột của nền kinh tế quốc nội, chiếm đến 30% tổng sản lượng. Trữ lượng nước của Yémen cạn kiệt, một phần là do nền văn hóa này. Đến 80% dân cư trưởng thành của Yémen nhai qât, và phần lớn đời sống thường nhật của họ xoay quanh các nghi lễ nhai qât. Sau khi làm việc đến trưa, đàn ông Yémen tụ tập lại để ăn trưa, sau đó mua qât, nhai suốt buổi chiều rồi mới về nhà. Ở nhà, vợ họ cũng đang nhai như họ.

    Một người Yémen nghèo khó cũng có thể chi hết phân nửa thu nhập của mình cho qât. Tại chợ Hassaba chuyên bán qât ở Sanaa, người ta thấy một cửa hàng quảng cáo: “Hãy nhai, xả hơi, và thành công sẽ đến với bạn!”. Qât cũng có đủ chủng loại và giá tiền. Dân nhà giàu thường lui tới khu đường Agriculture ở Sanaa, tại đây một nhúm qât đủ nhai một buổi chiều có thể có giá 40 hoặc 50 đô la. Người ta gọi đây là “chợ của con ông cháu cha và của bọn trộm cắp”. Chỉ có ở Hadramite, do địa thế ở đây thấp và khí hậu nóng, người ta không nhai qât. Một người Hadramite khinh bỉ nói: “Ở đây chúng tôi không nhai, chỉ có cừu mới nhai”. Người ta nói rằng người Yémen biết đến qât nhờ một mục đồng: anh này nhận thấy bầy dê của mình bị kích thích khi nhai nó. Khi anh ta thử nhai thì nhận thấy nó làm tăng thêm sinh lực, nhờ vậy mà anh ta có thể thức suốt đêm để cầu nguyện.

    Giống như các quốc gia Hồi giáo khác, Yémen cũng là đất nước của đàn ông. Phụ nữ ở đây gần như chỉ dành thời gian cho nhau cho nên cuối cùng họ chỉ nói một phương ngữ mà người ngoài rất khó hiểu. Họ chỉ để cho những đàn ông thân cận thấy được gương mặt của mình, không đi làm, không lái xe. Đại đa số phụ nữ ở đây mặc đồ đen từ đầu đến chân, chỉ để hở một khe nhỏ cho thấy đôi mắt đen tuyền của họ. Ở Aden, vào thời còn chế độ cộng sản, nhờ những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-xít trong chế độ cũ mà phụ nữ ở đây đã đốt bỏ các khăn trùm đầu. Ngay nay, sau khi hai nước thống nhất, lập tức khuôn mặt, tóc tai hay bất kỳ bộ phận nào có thể thấy được trên cơ thể phụ nữ đều biến mất, trừ những nhà thuộc cộng sản nòi.

    Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, phụ nữ cũng lái xe hay tham gia vào các công việc của chính phủ. Nhờ ảnh hưởng của tivi và giáo dục, thứ ngôn ngữ bí mật của họ dần dần biến mất. Rõ ràng sự hiện đại đã dần dần làm thay đổi cánh phụ nữ ở đây, kể cả những người bảo thủ nhất. Tại Viện Bảo tàng Sayun, một nhóm phụ nữ trùm khăn kín chen chúc trước nơi trưng bày các dụng cụ nhà bếp truyền thống vẫn còn được sử dụng phổ biến cách nay chừng 30 năm. Một phụ nữ trẻ vừa mới tốt nghiệp Trường Đại học Ohio, đang thảo một danh mục điện tử của những vật được trưng bày cho địa chỉ tương lai trên mạng của viện. Phụ nữ Yémen cũng được quyền bầu cử.



    [​IMG]

    Lịch sử

    Từ thời Cổ đại, vùng này đã có những mối quan hệ với các nền văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ba Tư và văn minh Ấn Độ. Xứ sở này được Hồi giáo hóa và thuộc quyền kiểm soát của triều đại Abbasid từ thế kỉ 7. Từ năm 1508 đến năm 1648, lãnh thổ do người Bồ Đào Nha kiểm soát, sau đó lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ thuộc đế quốc Ottoman, nhưng đến năm 1741 Ahmah ibn Sa’id đã đánh đuổi người Thổ Nhĩ Kỳ. Hậu duệ của Quốc vương (Sultan) Ahmah cai trị Oman đến ngày nay.

    Quốc gia này sớm phát triển về lãnh vực thương mại nhờ vị trí địa lí thuận lợi, có ảnh hưởng rộng lớn khắp các vùng tại vịnh Ba Tư và một số vùng ven biển ở phía đông châu Phi trong hai thế kỉ 17 và 18. Từ thế kỉ 19, Oman liên kết chặt chẽ với Anh thông qua hiệp ước kí kết năm 1891. Năm 1920, lợi dụng sự sụp đổ của đế quốc Ottoman, Bắc Yemen tuyên bố độc lập và các Imam (Giáo trưởng Hồi giáo) duy trì quyền cai trị đến năm 1962. Trong khi đó, Nam Yemen vẫn thuộc quyền bảo hộ của đế quốc Anh cho đến năm 1967.

    Bắc Yemen

    (Cộng hòa Ả Rập Yemen) Năm 1962, cuộc đảo chính quân sự được sự trợ giúp của Ai Cập đã lật đổ vị Giáo trưởng Hồi giáo với sự ra đời của nền cộng hòa. Phái bảo hoàng, do Ả Rập Xê Út yểm trợ, đã tiến hành cuộc chiến chống lại những người cộng hòa và quân đội Viễn chinh Ai Cập. Năm 1972, cuộc chiến tranh giữa hai miền Yemen bùng nổ và kết thúc bằng một hiệp ước dự kiến thống nhất đất nước nhưng vẫn không có hiệu lực. Năm 1974, Đại tá Ibrahim al-Hamdi lên nắm quyền và thành công trong việc thực thi quyền lực của chính phủ trung ương trên toàn lãnh thổ Bắc Yemen. Cuộc mưu sát Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Yemen (1978) đã dẫn đến việc cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao, cuộc chiến tranh giữa hai nước lại bùng nổ. Trung tá Ali Abdullah Saleh được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng thống. Năm 1980, Saleh kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Xô, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út, cải thiện các mối quan hệ với Nam Yemen. Tái đắc cử năm 1983 và năm 1988, Saleh đã kí kết với Nam Yemen một hiệp ước nhằm thực hiện tiến trình thống nhất đất nước năm 1989 và có hiệu lực năm 1990.

    Nam Yemen

    (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen) Từ năm 1962, Nam Yemen thuộc quyền bảo hộ của Anh. Cuộc đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng dân tộc, đã dẫn đến việc tuyên bố độc lập năm 1967. Năm 1970, Salim Ali Rubayyi xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Năm 1978, Rubayyi bị quân đội lật đổ. Ali Nasir Muhammad kiêm nhiệm lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Năm 1986, Muhammad bị lật đổ và cuộc nội chiến kéo dài 15 ngày đã làm cho 12.000 người thiệt mạng. Abu Bakr al-Attas trở thành nhà lãnh đạo mới và tạo mối quan hệ thân thiện với Bắc Yemen.

    Thống nhất

    Sau cuộc họp thượng đỉnh tại Adan ngày 22 tháng 5 năm 1990, sau nhiều năm thương thuyết, hai vị nguyên thủ quốc gia cùng nhất trí thống nhất đất nước và tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa Yemen. Ali Saleh trở thành Tổng thống. Những căng thẳng giữa hai miền Nam và Bắc đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh năm 1994. Chiến thắng của lực lượng miền Bắc củng cố thêm quyền lực Tổng thống và đảng do Saleh cầm quyền.
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Cách mạng Iraq năm 1958

    Chỉ vì giòng Hachémite mà ở giữa thế kỷ XX, dân chúng Iraq còn lầm than, điêu đứng hơn dân chúng Pháp giữa thế kỷ XVIII.

    Mà đâu phải là Allah đầy ải họ. Hơn hết cả các dân tộc khác trên bán đảo Ả Rập, họ có nhiều tài nguyên nhất: Có rừng núi, đồng cỏ, nhiều ruộng cày, nhiều sông rạch, lại có nhiều mỏ dầu nữa. Nền kinh tế của họ quân bình nhất. Phong cảnh đẹp mê hồn, tới nỗi thánh kinh đã đặt vườn Eden ở lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate của họ. Mỗi năm có đủ bốn mùa: Mùa xuân trời trong, nắng ấm, dưới đất cây cỏ trổ hoa tưng bừng đủ các loại, đủ các màu; trên trời chim và **** ở đâu bay về từng đám, cánh lông rực rỡ, tiếng hót ríu rít, y như mở một cuộc hội để đón các thiên thần vậy. Cảnh càng đẹp bao nhiêu thì nỗi lầm than của dân chúng càng nổi bật bấy nhiêu. Đời sống của họ vẫn như ở thời trung cổ: Vẫn những cái chòi mái bằng lá, vách bằng sậy (xứ đó rất nhiều sậy) cất trên đất sét nện, chỉ có mỗi một phòng vừa là chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ tiếp khách, chỗ nấu nướng, ăn thì ăn độn, bữa đủ bữa thiếu, uống thì có nước sông, và rận, rệp thì lúc nhúc, tới nỗi có kẻ phải bảo: "Chính phủ mà không diệt được rận, rệp thì rận, rệp sẽ tiêu diệt chính phủ".

    Các sử gia thời cổ đều khen miền Mésopotamiè, tức Iraq, đất cát phì nhiêu, nuôi được ba chục triệu người. Hiện nay người ta còn thấy di tích nhiều con kênh cũ và đoán rằng có việc dẫn thủy nhập điền thời cổ phát triển lắm.

    Những kênh đó cạn từ thời nào, ruộng bỏ hoang từ thời nào, chúng tôi không biết đích xác, chỉ biết năm 1957 Iraq không nuôi nổi sáu triệu nạn dân vì tổ chức xã hội rất lạc hậu.

    Theo các nhà chuyên môn, ở Iraq có thể trồng trọt được 12 triệu héc-ta, như vậy là nhiều lắm so với Ai Cập, vì Ai Cập chỉ có 3 triệu héc-ta để nuôi 24 triệu dân. Nhưng trước cuộc cách mạng năm 1958, thực sự chỉ có 2 triệu rưỡi héc-ta là trồng trọt (khoảng 1/5 còn 4/5 bỏ hoang); mà theo tục hưu canh (ruộng cứ làm một năm lại cho nghỉ một năm), thì 2.500.000 héc-ta đó cũng chỉ bằng 1.250.000 héc-ta ở Việt Nam, như vậy không đủ nuôi 6.500.000 dân. Cho nên dân chúng gần như bị nạn đói kinh niên. Đi khắp đồng quê Iraq, đâu đâu cũng thấy một cảnh rất buồn tẻ: rất ít vườn tược, nhiều ruộng bỏ hoang, dân chúng thờ ơ, mệt nhọc, không có tinh thần phấn khởi.

    Hỏi nguyên do tại đâu thì mọi người đều đồng thanh đáp rằng tại phong kiến và thực dân gây nên. Trước khi Anh chiếm Iraq, đất cát thuộc về nhà vua, triều đình chia từng lô lớn cho các bộ tộc mướn cày cấy để đóng thuế; thành thử không có chủ đất tá điền, chỉ có những cộng đồng canh tác.

    Từ năm 1932, người Anh thay đổi hẳn chế độ đó, cho các bộ tộc làm chủ vĩnh viễn những đất mà triều đình đã cho mướn; mà điều này mới tai hại nhất, quyền tư hữu đó không phải là ban cho toàn thể bộ tộc, mà cho người đại diện cheikh, tức như tộc trưởng (đạo luật chia đất năm 1932).

    Bọn cheikh này bỗng nhiên thành lãnh chúa, còn nông dân trước kia tự do, bây giờ thành nông nô, sướng khổ, no đói đều nhờ cheikh cả. Sau đó còn có vụ chia đất công nữa; nhà cầm quyền muốn chia cho ai tùy ý, không có quy tắc gì nhất đinh. Và chỉ bắt đóng một thứ thuế tượng trưng, không nói là cho hẳn, mà nói là cho mướn vĩnh viễn. Năm 1954, người ta đạc điền và đạc tới đâu là các nhà có quyền thế trong mỗi miền ghi ngay tên mình, tên vợ con, anh em mình vào địa bộ (y như ở Việt Nam thời Pháp thuộc ở Nam Kì), và bỗng nhiên thành chủ nhân một khoảnh đất mênh mông. Hậu quả của vụ đó là 268 địa chủ chiếm hết 73% đất đai, 27% còn lại thuộc về 25.000 địa chủ khác, tính ra mỗi địa chủ này chỉ được từ 1 đến 5 héc-ta.

    Có chừng mươi địa chủ lớn nhất, chiếm kẻ 280.000 héc-ta, kẻ 150.000 héc-ta, ít nhất cũng là 100.000 héc-ta. Ở phương bắc, có những lãnh chúa làm chủ 30, 40 làng, y như những ông vua nhỏ.

    Không những vậy, sau đạo luật chia đất năm 1932, người Anh còn cho ra một đạo luật nữa về bổn phận và nghĩa vụ của nông dân, để cột nông dân với chủ điền: Nông dân nào thiếu nợ chủ điền thì không được phép bỏ chủ điền mà đi làm chỗ khác. Thực không khác chế độ nông nô thời Trung cổ châu Âu.

    Dĩ nhiên dưới chế độ đó, tình cảnh bọn lãnh canh thực điêu đứng: Chủ điền đặt ra những lệ thực nghiêm khắc để họ không sao thoát li mình được, chỉ vừa đủ sống, nghĩa là không chết đói, để suốt đời làm nô lệ cho mình.

    Họ lập giao kèo, nhưng giao kèo không trực tiếp: Họ ký với bọn trung gian, bọn serkal, tức như bọn cặp-rằn ở nước mình, rồi bọn này ký với nông dân; thành thử hoa lợi không phải chia hai mà chia bốn: 40% hoa lợi cho chủ điền (cheikh), 2-3% cho cặp-rằn, 17-18% về "thuế dùng nước" và thuế đóng cho cheikh, 40% về nông dân. Nhưng nông dân đâu dược hưởng hết 40% này, còn phải trả tiền chuyên chở lúa tới lẫm của chủ. Phải trả số tiền chủ cho vay để làm mùa (số tiền này bằng 1/4 hay 1/5 số hoa lợi của họ, nghĩa là 10% hay 8% mùa màng). Vì vậy họ chỉ còn được hưởng không tới 30% hoa lợi của ruộng; mà cũng không được hưởng tròn nữa vì nông dân nào cũng suốt đời thiếu nợ chủ điền, phải trả lời - lãi suất có thể tới 100% một năm - rút cuộc sau một năm làm lụng, họ chỉ còn được hưởng 10% có khi 8%, 5% mùa màng của họ gặt được.

    Thường thường họ được tính sáu héc-ta để cày cấy; vợ chồng con cái chung sức nhau làm, năng suất rất kém (làm gì có lúa giống tốt, có phân bón, nông cụ lại thô sơ) nên gặp năm mất mùa, họ phải ăn mày hoặc ăn trộm. Thế là chủ điền lại được dịp đặt ra một thứ thuế nữa, thuế "bảo hiểm ăn trộm" để lấy tiền nuôi bọn lính gác đeo khí giới đi tuần suốt đêm ngày trong mùa gặt.

    Giao kèo chỉ ký từng năm một; hết hạn, nông dân phải năn nỉ, đút lót bọn cặp-rằn để được ký thêm một hạn nữa. Đúng là chính sách " phân phát nông dân cho đất " chứ không phải phân phát đất cho nông dân. Như vậy làm sao nông dân yêu thửa ruộng của họ được, có thửa nào là của họ đâu. Làm sao mà họ không oán chủ điền và cặp-rằn. Chính quyền Iraq biết tâm trạng nông dân lắm, nên cấm các người ngoại quốc đi thăm làng mạc, chuyện trò với nông dân; miền phương Nam luôn luôn có quân đội canh gác, phải có giấy phép, người ngoại quốc mới được vào thăm và phải có cảnh sát dẫn đi. Ở trong điền, nông dân hoàn toàn thuộc quyền chủ điền: Chủ điền có quyền đánh đập, phạt vạ, bỏ tù theo luật lệ riêng trong điền cũng y như trong các đồn điền cao su ở nước ta thời Pháp thuộc.

    Ở Iraq, "giá" của một nông dân rẻ mạt, rẻ hơn những cái máy rẻ nhất, rẻ hơn cả súc vật nữa. Một chủ điền đã thản nhiên tuyên bố rằng nuôi nông dân kéo cày có lợi hơn là nuôi bò, bò cày là một thứ xa xỉ phẩm, vì bò chỉ cày sáu giờ một ngày rồi phải cho nghỉ, còn người thì có thể làm việc suốt ngày và làm đủ mọi việc, chứ không "chuyên môn" như bò.

    Lưỡi cày ở Iraq vẫn y như thời Abraham, không thay đổi chút nào cả, bằng gỗ và đào những luống sâu chỉ được 20 phân.

    Không có phân vì phân hóa học thì đắt mà phân súc vật thì còn phải dùng để nấu bếp y như ở Ấn Độ: họ bằm rơm rạ, nhào với phân bò phân ngựa thành những bánh mỏng, đắp vào tường đất để phơi cho khô. Đốt lên, nó khói mù mà hôi làm sao! Tội nghiệp, xứ của họ là xứ của dầu lửa chứ! Nhưng dầu đắt quá, chỉ nhà giàu mới dám dùng. Vì vậy hễ mặt trời lặn rồi thì nhà nào nhà nấy tối om, người ta ngồi nói chuyện với nhau một lát rồi đi ngủ để đợi mặt trời mọc.

    Từ sau cách mạng 1958, chính quyền mới để ý tới họ, các nhà chuyên môn nghiên cứu đời sống của họ, làm thống kê, và thấy rằng lợi tức trung bình mỗi tháng của mỗi nông dân từ 500 tới 1.000 quan Pháp cũ, một gia đình năm sáu người, mỗi năm kiếm được từ 40.000 tới 60.000 quan Pháp cũ. Mỗi quan Pháp cũ bằng 1% quan Pháp mới hiện nay, tức bằng 0,25 VND theo hối suất chính thức bây giờ. Vậy mỗi gia đình 5 – 6 người Iraq chỉ kiếm được mỗi tháng từ 800 đến 1.200đ VN[52].

    Thiếu ăn thì nhất định là bị nhiều bệnh tật. Ít nhất là 10% dân chúng bị bệnh lao, 60% bị bệnh đau mắt hột, gần 90% bị bệnh lị, đau ruột... Đó là theo thống kê. Sự thực còn bị đát hơn nhiều vì có nhiều người đau ốm (như ho lao chẳng hạn) mà không biết, hoặc biết mà không dám khai. Làng nào cũng có cả một đoàn người mù nắm áo nhau đi thành hàng dài. Tới mùa nóng, bệnh dịch phát ở mọi nơi mà nhiều làng không có y tá. Non nửa số y sỹ trong nước đều gom nhau lại ở Bagdad.

    Trẻ sơ sinh chết tới 70%. Vậy mà dân số tăng mau vào bậc nhất thế giới: từ 3% tới 5% mỗi năm. Tuổi thọ trung bình là 25-27 tuổi, thành thử nhà nào cũng có con côi, cũng có trẻ con chết. Cứ vài năm lại có một cái tang, chỉ những khóc lóc, lo chôn cất cúng giỗ người chết cũng không còn làm ăn gì được nữa. Đời sống ở đây bùng lên như một ngọn lửa rơm rồi tàn. Chung quanh làng nào cũng có hai ba cái nghĩa địa, đâu đâu cũng có kẻ trộm. Và một sinh viên Iraq du học ở Paris năm 1957 viết một luận án tiến sỹ về nông dân Iraq, đã tả cái cảnh bi thảm của làng mạc Iraq trong mấy vần thơ dưới đây:

    Đau đớn thay cuộc đời,

    Rùng rợn thay cảnh tối tăm và chết chóc.

    Trong xóm làng thê thảm của Iraq,

    Bạn có thấy các tên ăn trộm,

    Sợ sệt chạy trốn trong bóng tối.

    Lần theo các nghĩa địa của những làng xóm bi thảm đó không?

    Năm 1952, dân quê thấy một bọn ông lớn dắt các nhà chuyên viên ngoại quốc về làng, xe pháo máy móc chật trong sân mấy chủ điền. Người ta bắt đầu mở công trường để xây cất, gọi nông dân đi làm. Họ lại công trường làm, nhưng không được trông thấy mặt mũi đồng tiền, vì tiền công của họ, hãng trả cho chủ điền hết. Một vài kỹ sư, chắc ở ngoại quốc mới về, không hiểu tục lệ, đồi trả công thẳng cho họ. Chỉ hôm trước hôm sau, thợ bỏ đi hết: Chủ điền cấm họ tới làm cho công trường. Thành thử đời sống nông dân cũng không cải thiện thêm được chút nào, chỉ có chương mục của chủ điền trong ngân hàng là tăng lên thôi.

    Tới cái nỗi nông dân mỗi lần thấy các nhà kỹ thuật về làng là lo ngay ngáy. Người ta sẽ về xây đập để dẫn nước vào ruộng ư? Chưa chắc số thu gặt sẽ tăng mà chắc chắn "thuế nước" sẽ nặng. Chính phủ càng kiến thiết ta chỉ càng làm giàu cho chủ điền, nông dân chẳng được hưởng gì cả, nhiều khi còn điêu đứng hơn nữa. Đem máy móc về làng ư? Họ sẽ thất nghiệp. Mà hễ nhân viên chính quyền về làng thì dân quê bị kiểm soát gắt gao, bị bắt lính, mất hết chút tự do mà chủ điền chưa cướp của họ. Cho nên họ sợ, kẻ nào không thiếu nợ chủ điền, trốn lên tỉnh được thì trốn. Từ 1955 đến 1958, bốn chục ngàn gia đình nông dân bỏ đồng ruộng lên tỉnh chui rúc trong những ổ chuột ở Bagdad, Bassorah, Mossoul. Thủ tướng Nouri Suid biết tình trạng đó, nhưng bảo chỉ giới chủ điền mới là những cây cột chống đỡ quốc gia, còn bọn cặn bã của xã hội, tức bọn nông dân, thì mặc chúng, không đáng quan tâm tới. Mà chính một sỹ quan cảnh sát khi nói tới nông dân, cũng bĩu môi: "Chúng là loài vật, không phải con người".

    Năm 1954-1955, người ta phân phát 2.577.500 donum mẫu Iraq (bằng một phần tư héc-ta) cho giới trung lưu: Công chức, nông dân trung bình, cựu học sinh các trường canh nông, nhưng rất cuộc những đất đó cũng thuộc về các đại điền chủ.

    Giá sinh hoạt từ 1939 đến 19S5 tăng lên gấp năm (ta nên nhớ Iraq may mắn không phải là bãi chiến trường trong Thế chiến, không chịu ảnh hưởng của chiến tranh), mà lợi tức của nông dân chỉ tăng lên gấp đôi hay gấp ba. Năm 1955, nông dân kiếm được từ 1.000 đến 2.000 quan cũ mỗi tháng mà một ký gạo giá 110 quan, một ký thịt giá 200 quan, một chiếc sơ-mi giá 1.000 quan. Nghĩa là làm quần quật mỗi tháng chỉ mua được từ 9 đến 18 ký gạo, hoặc từ 5 đến 10 ký thịt, hoặc 1 hay 2 chiếc sơ-mi. Mỗi năm họ càng nghèo thêm, làng mạc mỗi năm một điêu tàn thêm.

    Nhà ở của họ chỉ có mỗi một phòng, không bàn, không ghế. Họ ngồi ăn ngay trên mặt đất nện, thức ăn chỉ có mỗi một món canh với cơm. Trẻ con không được đi học, hình như chủ điền cấm chúng đi học, sợ thiếu người làm ruộng. Có trường, có lớp, có giáo viên ở bộ gửi về mà không có học trò. Giáo viên phải làm sổ học sinh ma để tháng tháng lĩnh lương. Thống kê năm 1955 cho biết trong nước có 95% người mù chữ, có tỉnh tỷ số đó lên tới 98 %, đàn bà nhà quê thì 100% mù chữ. Một thím nhà quê nọ ở Amara cất kỹ một tờ nhật báo - mà thím ta không biết đọc - làm gia sản để lại cho con cháu!

    Các đảng chính trị bị cấm ngặt. Nhưng một hội kín, đảng nhân dân, do Aziz Chérif thành lập, cũng hoạt động ngầm trong đám nông dân. Cả một đảng Cộng sản nữa, do Youssouf Salman Youssouf, một người bán nước đá, làm lãnh tụ bị chính quyền bắt xử tội, treo cổ ở Bagdad. Sau cuộc cách mạng 1958, nhiều đám nông dân tuyên bố với nhân viên chính quyền rằng họ "cùng quê hương với Youssouf! Xin Chúa phù hộ Youssouf".

    Nông dân tuy phẫn uất, bất bình, nhưng thiếu tổ chức, lâu lâu họp nhau từng đám hỗn độn biểu tình đòi cứu trợ cho khỏi đói, nhưng rồi vì ý kiến bất đồng hoặc vì bộ tộc khác nhau, chỉ một vài hôm là họ gây lộn với nhau, chém giết nhau, quên cả những đòi hỏi của họ, khi lính tráng tới, chẳng cần đàn áp, họ cũng tan rã hết.

    Tuy nhiên, hồi sắp có cách mạng trong nước - ngày 14 tháng 7 năm 1958 - họ đã có những tổ chức đông đảo, hơi có kỷ luật, do các cán bộ ở thành thị chỉ huy, mà triều đình Iraq không hay gì cả.

    Những nhận xét kể trên của Pierre Rossi[53] về tình cảnh khốn khổ của nông dân Iraq cũng hợp với những nhận xét của một người ngoại quốc khác, ông Wilfrid Thesinger đăng trong một tạp chí Địa lý năm 1954. Ông bảo cảnh đồng ruộng Iraq cũng vẫn là cảnh tả trong các bộ cổ sử: Cũng có những đàn sếu đàn cò, đàn chim bói cá, nhưng không biết thời cổ ra sao, chứ thời nay nông dân lúc nhúc trên bờ, những con kênh nước xanh như rêu, nổi lều bều phân người, và múc nước dưới kênh mà uống, cho nên không người nào không bị bệnh lị, bệnh hoa liễu, có kẻ bị cả hai chứng bệnh đó một lúc, có kẻ đại tiện tiểu tiện ra máu ngay trên bờ kênh, thực là ghê tởm.

    Đời sống dân thành thị

    Chúng tôi xin lấy kinh đô Bagdad làm tiêu biểu. Trước 1950, năm thành lập sở phát triển [54]của Iraq (Office du Développement), đời sống hai giới giàu và nghèo ở Bagdad không cách biệt nhau lắm, không có tình trạng chia làm hai phe thù địch nhau như ở thôn quê, không có vấn đề giai cấp. Giàu và nghèo chỉ khác nhau ở bề ngoài, giàu thì sống tương đối sung sướng hơn, nhàn nhã hơn, còn thì cả giàu lẫn nghèo cũng ít học như nhau, cũng có một lối sống như nhau, cũng ăn uống như nhau, có những thị hiếu như nhau, thân phận như nhau. Nếu cùng thuộc một bộ lạc thì họ còn nhận nhau là anh em cùng một ông tổ, thân mật với nhau nữa, không ra vẻ kẻ chủ người tớ.

    Họ cũng có những tục lệ như nhau, tôn trọng đàn bà, ăn nói nhã nhặn, có tư cách. Bọn giàu còn có tinh thần triết nhân, coi phú quý như phù vân, không khoe của cải, đi đâu thì cưỡi lừa, ngay những người có địa vị chức tước cũng xuề xòa, dễ dàng với dân nghèo. Theo tôi, có lẽ hồi đó họ còn giữ được truyền thống của tổ tiên, họ mới bị Anh bảo hộ khoảng ba chục năm (từ sau Thế chiến thứ nhất), chưa bị ảnh hưởng nhiều của văn minh phương Tây. Xã hội của họ năm 1945 cũng từa tựa xã hội của ta hồi Thế chiến thứ nhất, khi Hà Nội còn giữ được nhiều nếp cổ.

    Nhưng rồi lịch sử tiến rất mau. Từ khi thành lập sở phát triển để canh tân quốc gia, tiền bạc tuôn ra như suối (tác giả không cho biết cơ quan đó có nhận viện trợ của Anh, Mỹ hay không), người ta mới đua nhau đầu cơ, hối lộ, đồng bạc mất giá. Giá tiền năm 1958 chỉ còn bằng 1/6 năm 1940, chỉ trong một năm, từ tháng 7 năm 1955 tới tháng 7 năm 1956 đời sống đắt lên gấp đôi: Giá một ký cam từ 80 lên tới 150 quan cũ, một ký cà từ 26 tăng lên 50 quan cũ. Dân nghèo từ đó sống điêu đứng.

    Mà đồng thời, tụi tân phú gia bỏ nếp sống cổ truyền, tách biệt quần chúng mà hướng về phương Tây, sống lối sống của phương Tây. Dân nghèo cho họ là lai căng, phản bội dân tộc, bắt đầu thù oán họ như nông dân thù oán bọn lãnh chúa, và qua năm 1957 thì những người am hiểu thời cuộc đã đoán được rằng thế nào cũng sẽ có cách mạng.

    Dân số Bagdad hồi đó vào khoảng 800.000 - 900.000 người mà có khoảng 100.000 - 200.000 vào hạng công chức, tiểu tư sản trở lên, 700.000 nghèo khổ, sống chui rúc trong các ổ chuột.

    Một số giàu lớn sống như đế vương trong những biệt thự lộng lẫy, vườn trồng đầy hồng, hương thơm ngào ngạt. Trong một xứ bi thảm như Iraq, những vườn hồng đó lạc lõng như một cảnh ốc đảo, một cảnh đào nguyên. Ăn không ngồi rồi, người ta không biết làm gì cho hết ngày, gọi điện thoại hoặc tụ họp nói chuyện phiếm với nhau, rủ nhau lại nhậu nhẹt tại những khách sạn cực kỳ " up-to-date " mang những tên Mỹ, tên Pháp: Embassy, Sémiramis...Các bà đeo những hột xoàng bự, khoác những áo lông chồn bạc, hút thuốc lá thơm, uống sâm banh - 4 dinar một chai - nhảy điêu slowfox. Có ông cuộn một tấm giấy bạc 10 dinar - bằng lợi tức hàng năm của một nông dân – dốc rồi châm thuốc cho "người đẹp" y như một công tử Bạc Liêu của ta hồi 1930.

    Ăn xong, họ bước ra, để lại một luồng hương Chanel ở sau, đi coi các phim: Violettes impériales, Fanfan la Tulippe, Symphonie pastorale...

    Các bà thỉnh thoảng cũng lại thăm các cơ quan từ thiện - họ bảo là "đi thăm người nghèo" - họ họp nhau thành một đoàn hàng trăm phu nhân, "phu nhân" nào cũng lộng lẫy. Phân phát một ít quần áo cho người nghèo chụp mươi tấm hình rồi lên xe hơi về nhà. Thế là qua được một buổi.

    Trong khi đó các ông họp nhau ở câu lạc bộ Anh đánh lô tô (loto) Mỹ, uống Scoth Whisky Horse. Số xe hơi từ 1950 đến 1956 tăng lên gấp năm, giá đất tăng lên vùn vụt vì người ta đua nhau xây cất biệt thự cho mướn, một biệt thự sáu phòng tiền mướn từ 500 tăng lên tới 1.500 dinar mỗi năm, nghĩa là bằng lợi tức trong một thế kỷ rưỡi của một nông dân!

    Các ông lớn rất dốt về văn hóa, có cần gì phải hiểu biết nhiều mới làm được ông lớn. Cả năm họ không đọc được tới mười cuốn sách. Thì giờ đâu mà đọc? Việc trong bộ trong sở này, hội họp tiệc tùng này, công du này... Nhưng cũng phải làm bộ thích văn hóa, đi nghe hòa nhạc, diễn thuyết, đi xem triển lãm tranh ảnh. Dĩ nhiên họ không bao giờ phải mua giấy vào coi, luôn luôn được mời tới dự.

    Vì dốt văn hóa nên họ nghi kị văn hóa, ghét tụi làm văn hóa. Sách, báo, cái thứ đó chúa tai hại, chỉ reo rắc mầm phản loạn, phải kiểm duyệt cho gắt và thỉnh thoảng phải cho công an cảnh sát ùa vào các tiệm sách lục cho kỹ quét hết "rác rưởi" đi. Ngay tới các giáo sư cũng không dám in "tác phẩm" của mình nữa, sợ có kẻ ghen ghét, tranh giành địa vị, ton hót với chính quyền mà mình bị cái "họa văn tự".

    Cấm tuyệt không được diễn kịch, thơ ngụ ngôn của La Fontaine cũng bị kiểm duyệt, tiểu thuyết của Victor Hugo phải bán lén lút, không hiểu có phép màu nào mà phim Les Misérables của Victor Hugo lọt được ty kiểm duyệt, nhưng mới chiếu được ba ngày thì bị cấm. Người ta sợ cái vai Jean Valjean[55] không bằng sợ cái vai Cosette[56]. Còn Jean Jacques Rousseau thì là ông kẹ rồi, không ai dám nhắc tới. Rốt cuộc chỉ có Arsène Lupin[57] là được xã hội "đứng đắn" Bagdad biết kỹ hơn cả. Đi đâu cũng nghe thấy người ta kể với nhau tài xuất quỉ nhập thần của Arsène Lupin.

    Cũng có một nhóm giữ những tục cổ truyền, không thèm giao thiệp với bọn phú gia mới nổi, bạo phát đó. Có ai hỏi họ: Nghe nói ngài sắp làm bộ trưởng thì họ nổi giận liền: " Tôi mà làm bộ trưởng? Ông coi tôi là hạng người nào vậy? Bộ trưởng cho ai? Bộ trưởng nào? ". Họ đọc sách nhiều, thông thạo tiếng Ả Rập, tiếng Anh và tiếng Pháp, đọc Valéry, dịch bài thơ " Le cimetrière marin "[58].

    Thanh niên trí thức dĩ nhiên thích Sartre và François Sagan một số quá khích từ bỏ cả tổ tiên Mohamed[59] ư? Ai vậy hả? Một số nữa đứng vào phe đối lập, tổ chức các phong trào quần chúng.

    Quần chúng ở Bagdad phần lớn là nông dân không chịu được cảnh bóc lột tàn nhẫn của địa chủ, ra thành thị kiếm ăn. Mới đầu họ sống tạm trong các hầm chứa rượu, rồi cất bậy một cái chòi bằng lá, bằng tôn, ván thùng, cũng tưởng chỉ để ở tạm không ngờ hóa vĩnh viễn, và những chòi đó mỗi ngày một nhiều, lần lần xâm chiếm các khu biệt thự, cảnh sát ngăn cản cách nào cũng không được. Phạt họ một vài lần rồi cũng chán, không lẽ mỗi tuần mỗi phạt, còn đuổi họ thì họ không đi, dỡ chòi của họ hoặc kéo sập xuống thì không dám: Họ gồm 70% dân số Bagdad chứ phải ít đâu.

    Họ sống lây lất từng ngày. Đàn bà bận toàn một màu đen, tay bồng con, tay ôm rổ trứng hoặc xách mấy con gà đi mời từng nhà một. Các quán cà phê bình dân đầy nhóc bọn họ vì nhà họ làm gì có phòng khách. Bọn thất nghiệp lại đó ngồi cả buổi, chẳng uống gì cả, chỉ bàn tán và ngó các xe hơi lộng lẫy qua lại. Tới bữa họ cũng chẳng về nhà nữa, mua một cái bánh vừa đi vừa ăn, hoặc gặp một xe bán cháo thì ngồi xuống lề đường làm một tô, tối họ ngủ ngay ở vỉa hè, dưới mái hiên.

    Nhà thương nào cũng chật ních. Có khi nhà xác không đủ chỗ chứa, bọn y tá lao công khiêng những người chết không ai thừa nhận, đặt ở vỉa hè, lấy chiếc mùi-xoa trùm lên mặt. Du khách mà về khuya thường gặp những cảnh ghê tởm như vậy.

    Ở Iraq, đàn ông không đi ăn xin. Việc đó dành riêng cho đàn bà, con nít. Họ ngồi thành hai dãy dài ở trước cửa các giáo đường, y như các ngày lễ Bà Chúa Xứ ở Núi Sâm (Châu Đốc).

    Thống kê của chính phủ không cho biết, nhưng tác giả, Pierre Rossi đoán rằng ít gì cũng có một phần tư dân Bagdad hoàn toàn không có công ăn việc làm.

    Những năm 1955, 1956, nông dân trốn cảnh thôn quê, kéo nhau ra Bagdad, sống ở ngoại thành trong những khu ghê tởm không thể tả nét. Họ nằm ngồi bên cạnh những đống phân, đống rác đầy ruồi, nhặng, lẫn lộn với gà vịt, chó, heo. Cả mấy ngàn người mà chỉ có sáu cái vòi nước. Cả gia đình sống nhờ một đứa nhỏ mươi mười hai tuổi. Nó đến chợ khiêng hàng, xách hàng cho người mua người bán, kiếm mỗi ngày được từ 100 đến 150 quan cũ (bằng 30 – 40 USD lúc này 1970), lượm mót, có khi ăn cắp rau, trái cây, thịt đem về cho mẹ nấu ăn. Trung bình mỗi gia đình năm người, mà chỉ kiếm được từ 1.000 đến 1.200 USD một tháng.

    Bagdad có khoảng 56.000 công chức, 70.000 tư chức, 180.000 thợ, 50.000 lính tráng. Bọn này là giới trung lưu, đáng gọi là có phúc lắm, mặc dầu không có luật xã hội, luật lao động, không có nghiệp đoàn gì cả. Chủ muốn đuổi thợ viên lúc nào cũng được, chẳng phải bồi thường. Có một chỗ trống thì cả một đám người chen chúc nhau lại xin việc, chủ chọn người nào chịu nhận số lương thấp nhất. Được làm rồi, nhiều khi còn phải " đóng thuế " cho người môi giới nữa.

    Theo thống kê, năm 1952 lợi tức hàng năm của một lao công là 75.000 quan cũ, nhưng ít khi họ có việc làm suốt năm, trừ những tháng thất nghiệp đi, trung bình họ chỉ kiếm được 50.000 quan mỗi năm (vào khoảng 12.000 – 13.000 USD hiện nay), mỗi tháng độ 1.000USD mà giá vật thực, như trên tôi đã nói, không rẻ gì hơn ở bên ta, có phần đắt hơn nữa).

    Năm 1955, một người thợ mộc được lãnh 2.300 quan cũ một tháng, mặc dầu chính phủ đã định số lương tối thiểu là 7.500 quan. Thợ làm trong các công ty dầu lửa được 10.000 quan, như vậy là khá lắm rồi đấy.

    Nghèo thì người ta lại càng ham cờ bạc mà một thứ cờ bạc công khai là cá ngựa. Từ thời thượng cổ, dân Mésopotamie đã có tài nuôi ngựa, thời trung cổ, người Ả Rập lại giỏi cưỡi ngựa, cho nên nuôi ngựa đua là một quốc túy của người Iraq, trường đua Bagdad là chỗ tụ họp đông đảo nhất. Bọn chức, thợ thuyền tiêu nửa số lương ở trường đua. Nghèo thì người ta lại thích những món xa xỉ, không có chiếc áo mưa nhưng đồng hồ đeo tay phải là thứ tốt.

    Lạ lùng nhất là xa xỉ phẩm lại chịu thuế nhẹ hơn các mặt hàng cần thiết: Xe hơi, lụa, rượu Whisky, săm banh, bánh bích quy chỉ chịu thuế bằng 20 – 25% giá nhập cảng, còn trà, đường, cà phê, vải mà nhập cảng từ các nước khác không phải là Anh, phải đóng thuế từ 100 đến 120 %. Cơ hồ như luật pháp đặt ra để chuyên làm lợi cho nhà giàu mà bắt người nghèo đủ thứ. Đĩa hát microsillon bán rất rẻ, còn trứng thì 10 quan một quả, cà phê 1.000 quan/kg.

    Cho nên công, tư chức, thợ thuyền đại đa số mắc nợ, nợ suốt đời, nợ truyền tử lưu tôn. Như vậy mà thất nghiệp hay chỉ đau ốm thôi, mới biết làm sao? Thợ thuyền, đau ốm không được trả công mà mỗi lần đi bác sỹ phải trừ từ 2.000 tới 4.000 quan[60].

    Không phải chỉ tại chủ bóc tột họ đâu, phần lớn cũng tại năng suất của họ rất thấp, mà năng suất thấp vì không được học nghề - thiếu trường kỹ thuật, 95% dân chúng mù chữ thì mở trường kỹ thuật cho ai học - nhất là vì họ thiếu ăn.

    Luật cấm dùng trẻ em dưới 12 tuổi nhưng sở lao động có bao giờ thanh tra các xưởng đâu, nên trẻ em 10 tuổi, người ta cũng dùng. Với lại cấm chúng làm ở xưởng, như gói hàng, dán nhãn hiệu, thì chúng lại chợ, lại bến xe xách đồ, đánh giày, chứ có được đi học đâu.

    Trong các công sở, rất nhiều người ngồi không ăn lương. Làm sao được? Bọn sinh viên ở đại học ra, không lẽ để họ thất nghiệp. Công trình đèn sách 15 – 20 năm.

    Muốn đuổi dân nghèo ra ngoài châu thành, người ta đặt ra một kế hoạch chỉnh trang, phá hết các khu phố cũ kỹ để xây cất lại cho đẹp.

    Dân chúng bất bình. Người ta kiểm duyệt báo chí, cấm các cuộc hội họp. Sinh viên than thở với nhau không biết phải làm gì: Thành lập một đoàn ích để chỉ trích chính quyền một cách gián tiếp thì đoàn bị giải tán, dịch tác phẩm của Victor Hugo, Tchékov nhưng chỉ để họ đọc với nhau vì dân chúng mù chữ. Cuối cùng một số chống đối bằng cách ăn mặc lố lăng, chửi đồng, một sinh viên theo hồi giáo thấy đời là đáng buồn nôn không tìm được lối thoát, vào nhà thờ Ki Tô giáo thắp một cây nến dưới tượng thánh mẫu Marie để cầu nguyện!

    Bị cấm ngặt ở trong nước, không hoạt động được gì cả, họ xin đi ngoại quốc du học, dự các buổi hội họp quốc tế, tố cáo chính phủ họ hạn chế đại học, đàn áp sinh viên. Bộ quốc gia giáo dục phản ứng lại mạnh mẽ: 5.000 sinh viên trong nước bị phân tán đi khắp nơi, rồi người ta cúp học bổng, không cho xuất ngoại nữa, không cho gửi tiền cho sinh viên nữa.

    Sau vụ đàn áp đó thủ tướng Nouri Said mừng rỡ xoa tay. Nhưng đợt sóng chỉ hạ xuống chớ đâu đã tan. Đảng cộng sản lui vào bóng tối, hoạt động kín đáo hơn và cũng tích cực hơn. Các người ngoại quốc ở Bagdad đã thấy "có cái gì trong không khí", mà nhà cầm quyền Iraq vẫn không hay biết gì cả.

    Một năm sau, năm 1958 - cách mạng bùng nổ. Chính Nouri Said đã gây ra nó để nó chôn ông và cả dòng họ Hachémite ở Iraq.

    Nouri Said, Pierre Laval của Iraq

    Vì quyền hành ở cả trong tay Nouri Said chứ không phải ở nhà vua Fayçal II. Dòng Hachémite thật là gặp nhiều tai họa, tình cảnh Fayçal II cũng gần giống tình cảnh Hussein, anh họ của ông ở Jordani, Harrow bên Anh (sau Hussein vào trường võ bị Sandhurst). Cha Hussein bị bệnh thần kinh (thực dân Anh bảo vậy) và bị đày ở Thụy Sĩ. Hussein lên nối ngôi hồi 17 tuổi, năm 1952. Cha Fayçal II là Ghazi chết vì tai nạn xe hơi năm 1939 và Fayçal II cũng lên ngôi năm 1953, hồi 18, 19 tuổi, Abdul Ilah, một ông bác làm phụ chính.

    Nhưng tính tình hai người khác xa: Hussein cương quyết, can đảm bao nhiêu thì Fayçal II nhu nhược bấy nhiêu, mọi việc để cho Nouri Said quyết đoán hết, và quan phụ chính Abđul Ilah cũng vào hùa với Nouri Said.

    Nhân vật Nouri Said đáng là một "kì quan" trong lịch sử Ả Rập. Benoist Méchin lần đầu tiên gặp ông ta, ngạc nhiên vì thấy ông ta có những nét của Pierre Laval, vị thủ tướng Pháp quá thân Đức mà bị xử tử. Mập, lông mày rậm, nước da tai tái, khóe miệng chua chát. Và Benoist Méchin có linh cảm rằng ông ta cũng sẽ bất đắc kỳ tử.

    Không học ở Anh, cũng không sống ở Anh, không có một giọt máu Anh mà Nouri Said trung với nước Anh hơn là con nuôi của Anh hoàng, hơn cả Laval trung thành với Đức, trung tới cái mức nước Anh hoàn toàn tin cậy ở ông ta, bảo một chính phủ Iraq mà không có Said thì không thể là một chính phủ "tốt" được, và tặng ông ta huy chương cao quý nhất của Anh.

    Đó là điểm thứ nhì giống Laval. Điểm thứ ba là cũng như Laval, ông ta bất chấp dư luận, tự cho mình là sáng suốt nhất đời, chính sách thân Anh của mình là hoàn toàn đúng.

    Laval bảo: "Tôi không cần được lòng dân. Xưa kia, dân chúng hoan nghênh tôi vì hồi đó tôi không làm tròn bổn phận của tôi". Còn Nouri Said thì bảo: "Hạng người tầm thường mới liên kết với bạn. Tôi thì tư cách siêu việt để có thể liên kết với kẻ thù (tức với Thổ trong hiệp ước Bagdad). Tôi biết rằng chính sách đó thất nhân tâm, nhưng đôi khi cần hy sinh cái tiếng tăm của mình mà làm việc ích cho nước". Và theo ông ta thì làm việc ích cho nước là trung thành với Anh, đàn áp dân chúng mà ưu đãi giới quý phái, địa chủ, đại tư bản.

    Ông ta sinh năm 1888 trong một gia đình phong lưu, theo học trường võ bị Thổ ở lstambul, năm 1910 làm sỹ quan cho Thổ nhưng không được Thổ tin cậy vì ông ta gốc Ả Rập. Trong Thế chiến thứ nhất, khi quân Anh chiếm đóng Bassorah, ông ta bị bắt làm tù binh rồi được thả, và từ đó quyết tâm cộng tác với Anh, được Huân tước Kitchner tin cậy, hăng hái theo Fayçal I và Lawrence trong cuộc khởi nghĩa Ả Rập. Năm 1919, cùng với Fayçal I qua Paris, tranh biện với Clémenceau, đòi Pháp giao Syrie và Iraq cho Fayçal I cai trị. Làm cố vấn cho Fayçal I, ông ta lần lần leo được hết các cấp trong chính quyền và năm 1930, quyền ủy trị của Anh ở Iraq mãn hạn, ông ta được làm thủ tướng, rồi giữ chức đó mười năm, mười sáu lần cho tới 1958. Thực là vô địch trên hoạn lộ. Càng được giữ chức lâu ông ta càng tin rằng mình có thiên tài trị dân, chỉ đường lối của mình mới đúng, các chính khách khác đều là hạng tập sự cả.

    Nhiều người ghen ông ta, oán ông ta, nhưng hết thảy đều sợ ông ta, trong một phần tư thế kỷ, không ai dám lật ông ta cả. Thuật giữ ghế Thủ tướng của ông ta như sau: Khớp mỏ báo chí, ông ta vừa ghét vừa khinh nhà báo, có khi ăn nói thô tục với họ. Kẻ nào tỏ ý phản đối thì ông vung tiền mua chuộc, mua chuộc không được thì diệt, coi hiến pháp là giấy lộn tổ chức các cuộc bầu cử gian lận, như vậy toàn thể quốc hội là tay sai của ông.

    Vua Fayçal II phải sợ ông ta một phép, còn Anh thì triệt để ủng hộ ông. Ông ta cảnh cáo quốc dân rằng kẻ nào dám đụng tới quyền lợi của Anh thì sẽ bị tiêu diệt. Kẻ thù không đội trời chung của ông ta là Nasser. Trong vụ kênh Suez ông ta xúi Eden "đập cho cho chết hắn đi". Cả khối Ả Rập trừ vua Hussein đều ghét ông ta vì đã đi với Thổ - kẻ thù truyền kiếp của Ả Rập - mà gia nhập hiệp ước Bagdad.

    Tiền công ty dầu lửa Iraq Petroleum nộp cho Iraq ông ta dùng để mở mang kinh đô, các thị trấn lớn, và xây 15 cái đập trên sông Tigre và sông Euphrate, tạo nhiều hồ chứa nước, đào nhiều kênh dẫn và tháo nước, phí tổn 160 tỷ quan cũ, làm ba triệu rưỡi héc ta thêm màu mỡ. Nhưng không phải để làm lợi cho dân nghèo. Trong số 450.000 gia đình bần nông, may lắm có 10.000 gia đình được hưởng cuộc dẫn thủy đó, chỉ đại địa chủ là được hưởng nhiều nhất, bắt dân cày phải đóng "thuế nước" cho chúng tới nỗi dân phải ca thán: "Tới nước dưới sông mà chúng cũng chiếm nốt nữa!".

    Benoist Méchin hỏi ông ta sao không cho dân nghèo tới cày cấy những đất mới đó, ông ta đáp:

    - Chính phủ bỏ biết bao nhiêu tiền vào công việc xây đập, đào kênh, bây giờ phải cho đại địa chủ trồng trọt để sản xuất thì chính phủ mới thu thuế được chứ. Dân nghèo làm gì có tiền mua lúa giống, mua phân bón, mua nông cụ khai phá những đất đó được? Họ nghèo, lỗi có tại tôi đâu? Tôi phải thực tế, giao đất cho người nào đủ sức khai phá chứ. Chủ điền bây giờ chiếm những đồn điền lớn quá, thiếu sự quân bình, vì ai cũng phải chia gia tài đều cho các con, chỉ ba đời là các đồn điền lớn thành manh mún hết.

    - Như vậy, có trễ quá không? Dân chúng bất bình...

    Ông ta cười:

    - Ông thấy dân chúng bất bình ư? Ở đâu vậy? Chỉ có tụi chính trị gia miệng còn hôi sữa là quai miệng ra gào thét, chứ ai mà bất bình? Tôi đã có cách xử với chúng. Tôi được nhà vua tin cậy. Cảnh sát công an ở trong tay tôi. Quân đội trung thành với tôi. Mà tôi lại là tay thiện xạ. Súng của tôi để trong góc tường kia. Vậy thì thiếu cái gì nữa?

    - Thiếu sự tán đồng của dân chúng.

    - Tôi cần gì họ tán đồng tôi? Tôi cai trị họ hay họ cai trị tôi? Họ phải tuân theo lệnh tôi chứ. Bổn phận tôi là giữ trật tự và truyền thống trong nước mà!

    Nouri Said tuyên bố như vậy tháng ba thì tháng bảy bị hạ sát.

    Cách mạng 14-7-1958

    Suốt thời ông ta cầm quyền, có nhiều cuộc nông dân nổi loạn đòi cơm áo, do quân đội lãnh đạo, nhưng chỉ có một lần, năm 1936, là ông ta thấy nguy, lên phi cơ của Anh trốn qua Ả Rập, năm 1939, Anh lập lại được ảnh hưởng ở lraq. Ông ta về nước, từ đó ông ta nắm vững quân đội, cảnh sát công an, dẹp được hết các phong trào cách mạng từ khi mới manh nha, nên năm 1958 ông ta mới vững tâm, mù quáng như vậy, nhiều người ngoại quốc cảnh cáo mà ông ta chỉ mỉm cười.

    Người cầm đầu cuộc cách mạng 1958 là một đại tá 37 tuổi, rất bảnh bao tên là Abdul Salam Aref. Ba giờ sáng ngày 14-7 trong khi thành Bagdad còn đang ngủ say, ông với vài chiếc xe thiết giáp chở độ ba chục người chiếm đài phát thanh và nha bưu điện, đồng thời hai chiếc xe jeep chở hai chục người tới trước hoàng cung, nổ một loạt súng. Lính gác bắn lại vài phát lấy lệ rồi qua phe cách mạng.

    Hoàng gia bừng tỉnh dậy thấy điện thoại đã bị cắt mà đài phát thanh oang oang bố cáo nhân dân: "Đây là tiếng nói của nước Cộng hòa Iraq. Ngày hôm nay là ngày chiến thắng vẻ vang của chúng ta. Kẻ thù của Allah và chúa công của hắn[61] đã bị giết, thây phơi ngoài đường, tiếp theo là bản quốc ca Marseillaise của Pháp.

    Cả hoàng gia ngơ ngác: mình còn sống đây mà sao chúng báo tin mình chết. Họ bước xuống nhà dưới, bị quân cách mạng dồn hết ra vườn, bắt đứng quay mặt vào tường, một loạt liên thanh nổ, vua Fayçal II, phụ chính đại thần Abdul Ilah và tất cả các người trong cung bị giết hết, không một ai thoát.

    Dân chúng ôm nhau nhảy múa, cười, khóc như điên như cuồng ùn ùn kéo tới hoàng cung, kẻ vác đinh ba, người cầm dao, búa, tính phanh thây nhà vua và Abdul Ilak. Hàng ngàn tấm hình Nasser dán khắp các đường phố, thây Fayçal II được quấn vào tấm thảm vùi một chỗ nào đó. Abdul Ilah chịu cảnh thê thảm hơn: Thây chém đứt làm mấy khúc, bêu ở trước bộ quốc phòng. Như vậy chưa lấy gì làm ghê rợn.

    Nouri Said bốn giờ sáng hay tin vội trốn khỏi dinh của ông ta. Tại sao lần này ông ta không trốn vào sứ quán Anh như mấy lần trước mà trốn vào một nhà bạn thân, rồi tới một giáo đường? Giữa trưa ngày 15, ông ta cải trang làm đàn bà, tính trốn ra khỏi thành thì bị một em nhỏ nhận được mặt, gọi lính lại. Viên đại tá Wasfi Tafer, sỹ quan phụ tá của ông ta, tặng ông ta một tràng liên thanh. Tafer chính là người tin cẩn nhất của ông ta, là người hoạt động nhất trong nhóm cách mạng mà ông ta không hay. Thây ông ta được chở về bộ Quốc phòng. Con trai ông là Sabah đến nhận thây, bị hạ sát tức thì. Quân đội vùi lén thây hai cha con Said. Nhưng đêm hôm đó dân chúng tới nghĩa địa đào thây Said lên, cột vào sau một chiếc xe máy dầu rồi mở máy cho xe kéo lết thây đi khắp các đường phố, để rớt lại chỗ này một khúc thịt, chỗ kia một lớp da, chỗ nọ một đốt xương. Thật dã man kinh khủng. Hơn cả cuộc cách mạng của Pháp nữa!

    Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chỉ dưới triều Louis XIII, trong vụ xử tử Thống chế Concini dân chúng mới oán nhà cầm quyền tới vậy[62].

    Trong khi Aref đảo chính ở Bagdad, tướng Kassem chỉ huy một đạo quân ở Baakoubd để tiếp ứng nếu cần. Trưa ngày 14, Kassem mới vào Bagdad. Cuộc cách mạng tổ chức thật bí mật, chỉ có một nhóm nhỏ sỹ quan và nhiều lắm là hai chục nhà trí thức, giáo sư, sinh viên hay trước.

    Kassem giữ chức tổng thống kiêm bộ trưởng bộ quốc phòng, Aref làm phó tổng thống kiêm bộ trưởng bộ nội vụ. Họ tuyên bố tôn trọng tài sản của ngoại nhân, thảo một hiến pháp lâm thời, nhận rằng quốc gia Iraq là một thành phần của dân tộc Ả Rập, sẽ theo đường lối trung lập...

    Liên Xô và Trung Quốc nhìn nhận ngay nước cộng hòa Iraq. Rồi tới Mỹ, và cả Anh nữa. Nouri Said chẳng còn sống để mà nghe Sứ thần Anh là Huân tước Michaei Wright tuyên bố: "Cuộc cách mạng Iraq có lợi cho Anh". Mau mắn nhất là công ty dầu lửa Iraq Petroleum. Ngay ngày 14-7 họ đã nhã nhặn cảm ơn cách mạng bảo vệ các giếng dầu cho họ và khúm núm xin trả lại dân tộc Iraq những khu nào đã nhượng cho họ mà họ chưa kịp khai thác. Duy có Pháp mặc dầu được các nhà cách mạng Iraq coi như bậc thầy (cũng lựa ngày 14-7, cũng phát thanh bản Marseillaise, cũng giết vua...) thì không hiểu sao, cứ làm thinh, tới năm 1962 mà vẫn chưa thừa nhận nước Cộng hòa Iraq.

    Chia rẽ trong nội bộ

    Khác hẳn với Ai Cập, nhóm sỹ quan cách mạng Iraq mới cầm quyền đã chia rẽ nhau, thanh toán lẫn nhau. Phó Tổng thống Aref thân Nasser còn tổng thống Kassem nghịch Nasser. Đa số không ưa Ai Cập, vì từ trước người Iraq vẫn tự hào rằng chính họ mới đáng lãnh đạo khối Ả Rập, bây giờ họ lại tự hào thêm rằng cuộc cách mạng của họ " tiến bộ " hơn của Ai Cập, vang lừng hơn.

    Từ 1958 tới 1962 chỉ là lịch sử chống đối nhau của hai phe Aref và Kassem, chỉ trong một năm rưỡi, tới đầu 1960, nội các Kassem đã phải cải tổ bốn lần, nên họ chẳng làm được gì cả mà trong nước thêm hỗn loạn, chỉ hò hét và xuống đường[63].

    Kassem thắng, đưa Aref đi làm đại sứ ở Bonn (CHLB Đức). Aref đi rồi tự ý về, bi bắt giam xử tội, được tha, đảng của Aref nổi dậy chống, bị đàn áp mấy lần. Kassem ngại bị Ai Cập tấn công hoặc phá rối, tỏ tình thân thiện với Hussein, vì Jordani là bức thành ngăn Iraq và Ai Cập. Lạ cho ông vua Hussein, Ibn Séoud là kẻ thù của ông cố ông ta (Ibn Séoud có lần nói: Phải diệt cho hết cái ổ bò cạp đó, tức dòng Hachémite), mấy năm trước ông ta sẵn sàng quên mối thù đó mà năn nỉ Saud viện trợ, bây giờ Kassem đã diệt cả họ hàng Fayçal II, cũng là kẻ thù của dòng Hachémite, mà ông cũng sẵn sàng "bỏ qua" và liên kết với Kassem.

    Yên phía đó rồi, Kassem xin viện trợ quân sự của Nga. Vì biết ơn ai bây giờ? Dân chúng còn thù Anh, chẳng lẽ lại hạ mình xuống xin Anh? Mỹ thì cũng một giuộc với Anh mà nhận viện trợ của Mỹ thì sẽ bị Anh phá. Nga tặng ông ta một số khí giới, đảng cộng sản trong nước hoạt động mạnh lên. Hiệp ước viện trợ Iraq được Liên Xô ký ngày 15-3-1959 thì 9 ngày sau, Iran rút ra khỏi hiệp ước Bagdad.

    Tháng 10 năm 1959, Kassem bị ám sát hụt (bốn viên đạn ở vai và bàn tay). Tòa đem xử 73 người đều ở trong phe thống nhất tức phe thân Nasser, có lẽ là oan uổng hết. Đập mạnh rồi ông ta lại xoa dịu, đầu năm 1960, đổi chính sách: Thân thiện với Ai Cập và xa lánh Liên Xô, cấm đảng Cộng sản Iraq hội họp. Chắc ông ta thấy rằng đảng thân Nasser hết thế lực rồi, mà đảng Cộng sản đang lấn lướt.

    Chẳng có gì thay đổi cả

    Lộn xộn như vậy thì chính quyền cách mạng còn làm được gì nữa, cho nên trong ba bốn năm đầu chẳng có cải cách nào được thực hiện đến nơi đến chốn. Ngay cải cách quan trọng nhất mà chính quyền cách mạng nào cũng phải nghĩ tới trước hết, tức cải cách điền địa.

    Ngày 30 tháng 9 năm 1958 tức hai tháng mới sau ngày đảo chính, đạo luật cải cách điền địa được ban bố.

    Theo luật, điền chủ chỉ được giữ một diện tích canh tác tối đa là 250 héc-ta nếu là ruộng có công cuộc dẫn thủy, và 500 héc-ta nếu là ruộng không có công cuộc dẫn thủy. Số ruộng dư phải khai báo để chính phủ lấy lại phân phát cho nông dân: Mỗi người được từ 7 đến 15 héc-ta nếu là ruộng có công cuộc dẫn thủy, hoặc từ 15 đến 30 héc-ta nếu là ruộng không có công cuộc dẫn thủy. Không phải là phát không, phải trả trong kỳ hạn 20 năm, chính phủ sẽ lấy số tiền đó bồi thường cho chủ điền.

    Luật còn định lại cách thức giao kèo với tá điền, và định cách tổ chức các hợp tác xã, thành lập nông tín cuộc với số vốn là 500.000 dinar (không rõ một dinar bằng bao nhiêu quan Pháp, chỉ bốn dinar mua được một chai săm banh) để giúp nông dân mua lúa giống. Nghĩa là chính quyền tỏ vẻ săn sóc cho nông dân chu đáo.

    Đảng cộng sản Iraq hơi bất bình vì chủ điền còn giữ được nhiều ruộng quá, nhưng nghĩ như vậy đã là tiến bộ nên chỉ phản đối qua loa. Nông dân tin tưởng, bỏ châu thành, trở về đồng ruộng.

    Nhưng chẳng bao lâu họ thất vọng. Cải cách điền địa chỉ có trên giấy tờ, không thực hiện được. Vì chính quyền gặp rất nhiều nỗi khó khăn. Trước hết là không có đủ bản đồ. Công việc đạc điền chỉ là mới bắt đầu, mà lại làm rất cẩu thả vì thiếu nhà chuyên môn, ranh giới ruộng đất sai be bét.

    Lẽ nữa là nhân viên chính quyền sai về làng thực hiện việc chia đất bị các chủ điền mua chuộc hoặc dọa dẫm, nên không làm được gì cả. Họ về làng, làm gì có khách sạn, đành phải vào ở nhờ nhà các chủ điền, nhà nông dân chật hẹp, dơ dáy quá, làm sao ở nổi. Chủ điền cung cấp cho họ đủ thứ: Từ thức ăn, thức uống tới các phương tiện chuyên chở, cả lao công, kẻ hầu người hạ nữa. Ta nên nhớ ở Iraq có nhiều điền trang mênh mông gồm mấy làng, chủ điền nuôi lính và có khí giới. Thầy ký nào ở tỉnh tới với một chiếc va li và một cây thước cuốn, nếu dại dột mà muốn phỏng vấn, điều tra thì một là mất chức hai là toi mạng.

    Muốn cho công cuộc cải cách có kết quả thì chính quyền phải mạnh. Mà nông dân lúc đó chưa được tổ chức, chính quyền chưa dám đối phó với các lãnh chúa. Luật mới ban ra, bọn chủ điền nhao nhao lên phản đối, kêu nài. Phải thành lập các tòa án đặc biệt để xét các đơn kêu nài của chủ điền. Tòa án phải điều tra, có khi cả năm mới xong và thảo được một bản phán nghị. Phán nghị đó đâu đã được thi hành ngay, phải đưa lên một ủy ban trưng thu và định giá xét lại, ủy ban này xét xong lại trình quyết nghị là một ủy ban nữa, ủy ban cải cách điền địa, ủy ban này trình lên một ủy ban nữa, rồi một ủy ban nữa gồm tất cả các bộ để quyết định có nên cấp phát đất đó cho một nông dân nào không. Như vậy có biết bao nhiêu là thủ tục che chở quyền tư hữu của các đại điền chủ và luật cải cách điền địa chỉ có danh mà không có thực.

    Cho nên đảng cộng sản đã chỉ trích chính phủ là cố ý "phá hoại cuộc cải cách", là "giết nông dân" y như bọn phong kiến và thực dân thời trước. Họ tố cáo bọn chủ điền là vẫn nắm quyền sinh sát nông dân, dùng mọi âm mưu chia rẽ, thao túng các tổ chức nông dân, mua chuộc, gian lận trong các cuộc bầu cử ban chấp hành các tổ chức nông dân.

    Riết rồi chính Kassem cũng tự hỏi không biết có thể và có nên thực hiện cuộc cải cách điền địa đó không, vì muốn thực hiện đến nơi đến chốn thì phải phá hẳn tổ chức cũ của xã hội, làm xáo trộn hết từ lối sống tới lối làm việc, lối sản xuất, cả lối suy tư nữa. Ngay đảng cộng sản cũng tự thú là bất lực, chưa tới lúc vì xã hội chưa chín mùi để có thể cách mạng triệt để, nên họ chỉ phản đối ngoài miệng. Rốt cuộc người ta đồng tình để cho cuộc cải cách điền địa chìm dần.

    Vậy ở đồng ruộng không có gì thay đổi, trừ vài cuộc hội họp của ủy ban này ủy ban nọ. Trái lại, ở Bagdad và các thị trấn lớn, bộ mặt thay đổi hẳn. Phụ nữ Iraq đã xé khăn choàng mặt từ lâu rồi, sau cuộc cách mạng của Mustapha Kémal ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bây giờ họ mới thực là được giải phóng. Họ tự giải phóng họ. Sau ngày 14.7.1958, cũng như phụ nữ Pháp nám 1789, họ hăng say lạ lùng, tự cảm thấy mình là mẹ của các nhà cách mạng, nếu không phải là mẹ của cách mạng, họ cũng vác gậy lại hoàng cung để trị bọn phong kiến, rồi họ bận quân phục biểu diễn ở các đường phố, lên diễn đàn hô hào đòi đủ các quyền công dân. Họ vào đoàn dân quân, kiểm soát thẻ kiểm tra, lục soát các xe cộ.

    Một tiến bộ nữa là ngôn luận được tự do. Đủ các khuynh hướng từ cực hữu qua cực tả, và các người ngoại quốc đều phải nhận rằng từ Istambul tới Aden, từ Le Caire tới Téhéran, không đâu báo chí phát triển tưng bừng, ngôn luận cởi mở như ở Bagdad. Nhưng từ 1960, phong trào đó bắt đầu bị nén xuống.

    Bồng bột nhất là sự phát triển về giáo dục, nhưng chỉ riêng về cấp đại học. Người ta xây cất một khu đại học vĩ đại để tiếp nhận 14.000 sinh viên, gửi đi du học ngoại quốc ba ngàn sinh viên trong năm 1959, phái rất nhiều đoàn đi dự các cuộc hội thảo của sinh viên các nước Âu, Á, đón rất nhiều giáo sư ngoại quốc tới dạy, mở nhiều thư viện, nhập cảng và xuất bản rất nhiều sách.

    Tóm lại chỉ thành thị, đặc biệt là sinh viên và sỹ quan là được hưởng nhiều hơn cả, còn tình cảnh thợ thuyền cũng như nông dân không được cải thiện bao nhiêu: Công trình kỹ nghệ hóa tiến rất chậm, chỉ mới phát triển được về điện. Thành thử nhiều người đã thất vọng, càu nhàu: Chẳng có gì thay đổi cả còn tệ hơn trước nữa, trước khốn khổ nhưng còn có được chút hy vọng, bây giờ tới hy vọng cũng mất."

    Trích từ sách Bán đảo Ả rập

    Nguyễn Hiến Lê
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    [​IMG]

    Tất cả những gì đi ngược lại niềm tin của Nhà nước Hồi giáo Isis đều bị tàn phá

    “Lúc đầu Isis đối xử tốt với người dân để thu hút người dân đi theo họ. Isis cho người dân những gì họ cần bởi vì họ đã chịu quá nhiều thống khổ dưới chế độ của ông Assad,”

    “Một khi Isis đã thành công trong việc lôi kéo người dân thì họ sẽ thay đổi 180 độ – từ chỗ đối xử tốt trở nên tàn bạo và khắc nghiệt. Hoặc là anh theo tôi hoặc là anh chống lại lại tôi chứ không có chuyện đứng giữa.”

    Ở tất cả các thành thị và làng mạc mà Isis chiếm được, họ thực thi một phiên bản rất cứng rắn của Luật Sharia: đàn ông phải để râu cằm, phụ nữ phải trùm kín mặt và tất cả mọi người đều phải tuân thủ.

    “Tất cả những gì đi ngược lại với niềm tin tôn giáo của họ đều bị cấm. Bất cứ ai đi theo những gì mà họ bác bỏ thì sẽ bị xem là kẻ bội giáo và sẽ bị xử tử,”

    “Nhà nước Hồi giáo đã đưa vào những người từ các nước khác hay người có quốc tịch khác vốn tuổi đời còn rất trẻ để họ có thể tẩy não và nhồi nhét vào đầu họ những triết lý của Isis,”

    “Và như thế họ kiểm soát các vùng đất, không phải bằng dân địa phương mà bằng lực lượng của chính họ và bằng những người mà họ đã huấn luyện sẵn cho công việc này.”

    Các chiến binh thánh chiến của Isis muốn quay trở lại điều mà họ xem là ‘đạo Hồi thuần khiết’ từ thời của Nhà tiên tri Muhammad. Họ tin vào sự diễn giải theo đúng những gì kinh Koran viết.

    Người đứng đầu Nhà nước Hồi giáo, ông Abu Bakr al-Baghdadi, giờ đây đã tự xưng mình là ‘caliph’, tức là hậu duệ của Nhà tiên tri Muhammad. Ông yêu cầu tất cả người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới thề trung thành với ông ta

    (BBC)
    vaputin thích bài này.

Chia sẻ trang này