1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    Để giãm Sĩtress mời các bác đọc Truyện sau đây:

    Một Câu Chuyện Cãm động hay bi thương?: Chuyện Thật Xảy Ra ở Trung Quốc:

    Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn "vui vẻ" với cô.
    Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng. Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng.
    Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường. Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…
    "Này ông kia, ông xuống xe đi!" cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: "Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?" "Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?" Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
    Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: "Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe." Cô lái xe nhăn mặt nói: "Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy."
    Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: "Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!" Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
    Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: "Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!" Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình.
    Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô
    Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: "Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?" Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
    Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng "Phục Hổ Sơn". Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng. Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!

    (người kể chuyện )

  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    :-t!!!! ...Bài viết còn dài tí xíu !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    Không giống như một người chết vì nghĩa, ngã xuống vì tình yêu thuần khiết, hành vi tự huỷ hoại bản thân có động cơ sâu xa của nó nằm ở nỗi cay đắng và căm ghét, và bướng bỉnh từ chối tha thứ.
    Vì vậy bạn có thể nghe được một ai đó nói rằng "Điều gì xảy ra nếu tôi mắc ung thư do hút thuốc?" Khi đó họ sẽ thấy tôi chịu đau khổ nhiều ra sao." Và cuộc đời không may mắn này sẽ chấm dứt.

    Khi xử lý với sự lặp đi lặp lại cơn giận "nạn nhân", thì hy vọng duy nhất của bạn là đầu tiên xử lý sự lặp đi lặp lại đang đánh bẫy bạn. Bạn không thể tha thứ cho người khác nếu vấn đề thực sự là bản thân bạn. Làm thế nào bạn có thể chấp nhận phần xấu xí của bản chất con người nếu bạn không thể nhìn thấy nó trong bản thân bạn và nếu bạn không thể chấp nhận trách nhiệm cá nhân của bạn về việc liên tục đặt bản thân bạn trước nguy hiểm?
    Nếu bạn không nhận ra sự lặp lại này, thì tất cả các lớp học quản lý cơn giận trên khắp thế giới sẽ không cứu bạn thoát khỏi những nỗ lực trong vô thức của bạn để huỷ hoại bản thân bạn khi bạn vẫn mắc kẹt trong bản sắc là "nạn nhân".

    Và khi mọi thứ được mang ra ánh sáng thì sự tha thứ đích thực có thể xảy ra.

    Tha thứ có nghĩa là bạn từ chối tiếp tục căm ghét một ai đó. Sự từ chối căm ghét này là một quyết định thuộc ý thức, từ sâu thẳm trong tim bạn, từ bỏ ham muốn đạt được sự thoả mãn của bạn khi biết người từng gây TỔN THƯƠNG cho bạn sẽ bị TỔN THƯƠNG. Lưu ý ở đây là ham muốn bí mật về sự thoả mãn giúp duy trì cơn giận vô thức còn sống và phát triển và ngăn cản sự tha thứ đích thực.

    Cũng có nhiều người phủ nhận quan điểm "sự tội lỗi". Về mặt tâm lý, sự phủ nhận này bảo vệ người đó tránh không thừa nhận những phần xấu xí của vô thức của họ. Họ chối bỏ việc thừa nhận rằng họ hoàn toàn có khả năng giáng những tai hoạ lên người khác.

    Hãy cẩn thận. Bạn không thể thoát khỏi những ảnh hưởng tâm lý của nỗi TỔN THƯƠNG và cơn giận, hoặc là bạn có thể đối mặt với tất cả cơn giận vô thức của bạn và học sự tha thứ đích thực, hoặc bạn có thể để cho chất độc BÁO THÙ chết người trở thành số phận xấu của bạn.

    "Vậy chuyện quốc phòng thì sao?" Bạn có thể thắc mắc. "Làm sao sự tha thứ và nhu cầu bảo vệ bản thân có thể hoà hợp được?" Vâng, tôi sẽ không có ý định nói qua loa về chiến lược quốc phòng, dù là thông qua bình luận hay phản đối. Tâm lý học quan tâm đến cá nhân, và tha thứ là một hành động cá nhân. Và thêm nữa, hoà bình cũng là một vấn đề của ý chí cá nhân chứ không phải của chính trị. Không có chính phủ nào có thể ra lệnh cho bạn yêu thương, và không có chính phủ nào có thể ra lệnh cho bạn căm ghét. Vì thế, cuối cùng bạn phải sống và chết với vận mệnh của ý thức của riêng bạn.

    Từ những điều này, chỉ có duy nhất một sự thật: Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi bản thân bạn. Nếu bạn muốn thế giới CÔNG BẰNG hơn, hãy đối xử CÔNG BẰNG với thế giới ngay cả khi bạn bị đối xử bất công. Nếu bạn muốn thế giới tử tế hơn, hãy đối xử với thế giới bằng sự tử tế và đáp trả mỗi sự xúc phạm bằng một phúc lành. Cho thế giới thấy những hành động đẹp của bạn—rằng bạn sẵn sàng sống theo những gì bạn nhận là tin theo
    (còn tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    :-t!!!! ...Bài viết còn >>>>tí xíu !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(

    CÁC CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI:
    Về 1 số V/đề trị liệu tâm lý và sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ đối với sự thiếu vắng bố mẹ


    CƠN GIẬN BỊ Ẩn GIẤU Đ/VỚI NGƯỜI CHA


    Khi một người cha vắng mặt – về tinh thần hoặc thể lý – trong một gia đình, thì sự thiếu vắng của ông ta gây ra một sự thiếu vắng cá nhân trong đứa con. Thiếu sự hiểu biết về cách thức thế giới này hoạt động, thiếu tin tưởng vào người khác, và thiếu tin tưởng vào bản thân chúng, đứa trẻ – dù chúng là gái hay trai – trở nên bất an, bối rối và mất hết. Chúng thiếu tự tin. Chúng thiếu một tương lai đầy ý nghĩa. Chúng thiếu cuộc sống. Tất cả chỉ vì cha chúng vắng mặt.

    Nhớ rằng, tất cả sự thiếu vắng này là kết quả từ việc thiếu một người cha, trong nhiều trường hợp, là trong vô thức.

    Một số người thật sự lụn bại – về mặt cảm xúc và xã hội—bởi thiếu vắng một người cha, và cuộc sống của họ trở nên không bình thường và mắc kẹt.
    Nhưng những người khác thì có thể duy trì được một vẻ ngoài có trách nhiệm; họ có công việc, họ kết hôn và họ có con. Nhưng bên dưới cái vẻ bình thường là một sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ bị chôn vùi. Đây là những những căn nguyên xấu xa của hết triệu chứng này tới triệu chứng khác của cơn giận bí mật đối với người cha.

    Trong vô thức, sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ bị bóp méo vì thật khó cho đứa trẻ nổi giận với một người cha, người mà chúng vẫn khao khát một dấu hiệu tình yêu. Để bảo vệ bản thân chúng khỏi vấn đề nan giải này, vô thức của chúng tìm ra một giải pháp tài tình cho cơn giận nguy hiểm: không làm gì cả.
    Nghiện ngập (như nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá, nghiện ăn, chơi game, phim ảnh khiêu dâm, cờ bạc…) cho phép chúng cảm thấy đầy đủ khi chúng thực sự trống rỗng, do đó chúng không cảm nhận gì cả.
    Thích tranh cãi ngăn chúng không chấp nhận sự thật rằng cha đã thất bại trong việc yêu thương chúng, do đó chúng không chấp nhận gì cả.
    Đi họp/ gặp mặt trễ ngăn không cho chúng phải chờ đợi, do đó chúng không chờ đợi gì cả.
    Tính trơ trẽn (cho dù là ăn mặc hở hang, xăm mình, xỏ lỗ tai) ngăn không cho chúng tôn trọng cơ thể mình, do đó chúng không tôn trọng điều gì cả.
    Rối loạn học tập ngăn chúng không khám phá một thế giới dường như ẩn giấu với chúng, do đó chúng không khám phá điều gì cả.
    Rối loạn tinh thần (thường được thể hiện bởi tính hay quên đồ đạc hoặc gặp khó khăn với toán) ngăn chúng không tham gia vào những dấu hiệu và những biểu tượng của cuộc sống, do đó chúng không tham gia vào điều gì cả.
    Sự trì hoãn ngăn không cho chúng bước ra thế giới mà chúng không biết làm thế nào để thương lượng, do đó chúng không hoàn thành điều gì cả.
    Ám ảnh tì`nh dục (cho dù là những tưởng tượng tì`nh dục tự tạo, phim s3x, thèm muốn hoặc hành vi tì`nh dục) ngăn không cho chúng trải nghiệm sự thân mật cảm xúc, do đó chúng không thân mật với điều gì cả.
    Sự hoài nghi ngăn chúng không phải tin tưởng vào một thế giới mà chúng sợ hãi, do đó chúng không tin tưởng vào điều gì cả

    Cuối cùng, tất cả những cái "không gì cả" đó dẫn đến sự không có gì của cái chết. Một mặt, cái chết là cái chết về biểu tượng, khiến cho trẻ tàn tật về cảm xúc, đó như hình phạt dành cho cơn giận của bé. Mặt khác, cái chết là cái chết thật- thông qua hành vi tự làm hại bản thân từ từ hoặc thông qua hành động tự tử—bằng cách nào đó đứa trẻ làm cho bản thân nó trở thành "người mất tích", nhằm tránh né sự thật là cha nó từng mất tích suốt cuộc đời trẻ.

    Hiện tại chưa có chẩn đoán tâm thần cho tập hợp các triệu chứng này, vì vậy tôi đã đặt tên: Ira Patrem Latebrosa (CƠN GIẬN BỊ CHE DẤU ĐỐI VỚI NGƯỜI CHA). Đây là một sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ trước người cha bị che giấu mà một người khổ sở vì nó sẽ chối bỏ sự tồn tại của nó. Nhưng nó thực sự tồn tại, và bằng chứng trên chứng minh điều đó, như những vết chân trên tuyết tiết lộ sự hiện diện của một con vật đang ẩn nấp gần đó.
    (còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    :-t!!!! ...Bài viết còn >>>>tí xíu !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    (tiếp)
    TÓM TẮT

    Hãy nhớ rằng sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ không phải là điều gì đó mà bạn có thể "thoát khỏi". Chừng nào bạn còn sống thì sẽ có những lúc bạn bị xúc phạm và cảm thấy TỔN THƯƠNG, bạn sẽ bị lôi kéo vào những tưởng tượng TRẢ THÙ trong vô thức.

    Tuy nhiên, khi bạn nhận ra bạn đang cảm thấy TỔN THƯƠNG, thì bạn có một sự lựa chọn. Bạn không bị buộc phải chấp nhận một cách mù quáng việc rơi vào chuyện TRẢ THÙ trong vô thức.

    Mặt khác, bạn không cần phải "nổi giận." Bạn không cần phải trở nên bạo lực. Nếu bạn nói với bản thân, "Vâng, tôi bị TỔN THƯƠNG. Nhưng tôi chẳng thể làm gì được, ngoại trừ việc từ chối đáp trả TỔN THƯƠNG bằng TỔN THƯƠNG, đáp trả tội lỗi bằng tội lỗi," khi đó bạn có thể cảm thấy từ bi đối với người làm bạn TỔN THƯƠNG, và bạn có thể THA THỨ.

    Có một bí mật lớn mà các nhà triết học đã biết từ lâu. Và nó là một bí mật vì nó quá rõ ràng đến nỗi chẳng ai buồn chú ý đến nó. Hãy xem bản chất của nước, một chất yếu mềm và tầm thường tự do trôi chảy quanh mọi chướng ngại vật. Nếu bạn sống một cuộc đời "khiêm tốn" như dòng nước thì ngay cả hàm răng của quỷ không thể cắn bạn. Nhưng bạn càng cứng rắn, tự mãn về sức mạnh của bạn để trả đũa những sự xúc phạm, thì càng có nhiều con quỷ túm chặt bạn—và một khi chúng tóm được bạn thì bạn không thể thoát khỏi, bất kể bạn đeo bao nhiêu súng trên vai.

    Vì vậy bạn càng từ bỏ "bản sắc" của bạn – bạn càng sống khiêm tốn – thì bạn ít cần đến sự phòng vệ; và bạn càng ít phòng vệ thì bạn càng có ít lý do để nổi giận.

    Mặt khác, tất cả điều này không loại trừ khả năng có thể có những lúc mà bạn phải đứng lên để bảo vệ bản thân hoặc bảo vệ người khác và nói ra điều gì đó về sự xấu xí mà mọi người muốn phớt lờ hoặc chối bỏ. Im lặng – để tránh không bị người khác xúc phạm – cũng là một nỗi sợ_TổnThươg tình yêu và rơi vào xu hướng BÁO THÙ.
    Sau tất cả, bạo lực không là gì ngoài một nỗi sợ_TổnThươg tình yêu. Và khi bạn sợ_TổnThươg tình yêu thì bạn tìm đến nơi nào? Lòng kiêu hãnh. Lòng kiêu hãnh để bảo vệ bản thân bạn.

    Trong những trường hợp đó – dù là trong gia đình, bạn bè hoặc nơi làm việc – khi bạn cảm nhận về bất kì điều gì, bạn cần cởi mở bày tỏ những cảm xúc đó.

    Chìa khoá cho tất cả chuyện này là bạn nói ra ngay khi bạn cảm nhận nỗi TỔN THƯƠNG mơ hồ đầu tiên—và điều này có nghĩa là bạn phải rất giỏi trong việc nhận ra cảm giác bị TỔN THƯƠNG ngay từ đầu. Bạn phải nói ra trước khi nỗi TỔN THƯƠNG chuyển thành sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ và có cơ hội biến thành thứ gì đó mang tính huỷ hoại. Bạn không cần phải hiểu tại sao bạn đang cảm nhận những gì bạn đang cảm nhận vào lúc đó; chỉ cần truyền đạt những cảm nhận của bạn trong hiện tại.

    (còn tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    :-t!!!! ...Bài viết còn >>>>xíu xíu !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    (tiếp)
    Khi bạn nói ra, ghi nhớ một sự thật tâm lý-xã hội quan trọng: Bạn không thể kiểm soát được hành vi của người khác.

    Do đó, đừng nói những câu như "Có gì sai trái ở bạn vậy?" hoặc "Sao bạn không nhạy cảm thế?" hoặc "Bạn không nên làm điều đó!" Nói như vậy xuất phát từ một nỗi thất vọng vì người khác không làm những việc bạn muốn Anh/cô ta làm, và nó không có lợi cho sự bình an và hoà hợp: nó gây ra căng thẳng làm bạn bị tăng huyết áp, và nó làm người kia kháng cự và đối địch.
    Vì vậy, khi bạn có thôi thúc nói lên điều gì đó, hãy hỏi bản thân bạn muốn điều gì xảy ra.
    Nếu câu trả lời của bạn là " Tôi muốn cô ấy…" thì khi đó bạn có thể đã có động cơ sai.
    Nhưng nếu câu trả lời của bạn là "Tôi chỉ muốn làm sạch lương tâm mình.
    Cô ấy làm gì sau đó là quyền của cô ấy," thì bạn có lẽ đang làm điều đúng.

    Nhiều người không thích nghe "sự thật" về bản thân họ, và họ thường sẽ tự vệ bằng cách công kích. Họ có thể buộc tội bạn, ví dụ, ngay cả nếu những lời nói của bạn tập trung vào các cảm xúc của bạn.

      1. "Tôi thật sự đau lòng khi biết bạn không giữ lời hứa với con bạn. Trẻ em cần tin tưởng vào bố mẹ chúng, và nếu bạn không giữ lời hứa, nó có thể khiến con bạn cảm thấy bất an và chống đối."
    "Đừng có đánh giá tôi! Bạn là ai mà dám dạy bảo tôi cách nuôi dạy con?"
    Khi bạn nói ra, làm vậy vì lương tâm của bạn, vì bạn tin một điều gì đó là sai; còn chuyện người khác làm gì với thông tin đó là quyền của Anh/cô ta.

    Nhiều người có thể nổi giận với bạn vì bạn sống trung thực và thẳng thắn, và bạn có thể cảm thấy muốn thoái lui, giữ im lặng không nói lên sự thật. Khi không nói cho ai đó biết điều gì đó thì bạn sẽ bị mắc bẫy trong sự thoả mãn mang tính BÁO THÙ khi xem người khác chịu đau khổ vì hành vi sai trái của họ. Vì vậy nếu bạn chóng lại thôi thúc thoái lui, thì khi đó bạn sẽ tìm thấy tự do. Bạn sẽ khám phá ra một phần của bản thân mà bạn có thể tin tưởng dẫn dắt bạn qua những cuộc tranh luận mà không gây TỔN THƯƠNG cho bản thân hoặc người khác—vì bạn sẽ được thúc đẩy bởi tình yêu mong điều tốt đẹp đến với người khác chứ không phải bởi cơn giận và sự TRẢ THÙ vô thức để bảo vệ bản sắc của bạn.

    Một ai đó xúc phạm bạn, bạn cảm nhận nỗi đau, bạn nói ra nếu cần thiết và bạn THA THỨ. Nhưng sau khi làm tất cả chuyện này, bạn có thể vẫn còn cảm nhận một số kích thích cảm xúc còn rơi rớt lại. Bạn làm gì? Cố gắng để cho những giọt TỔN THƯƠNG cuối cùng tan thành nỗi buồn sâu sắc cho toàn thế giới.


    1. Lưu ý ở đây là, dù nỗi buồn khác với việc đổ lỗi, thì một phản ứng lành mạnh trước sự xúc phạm và bực tức đòi hỏi bạn phải cảm nhận nỗi đau mà người khác gây ra cho bạn. Cảm nhận nỗi đau vì lợi ích của sự trung thực cảm xúc. Cảm nhận nỗi đau vì lợi ích của sự lành mạnh của bạn. Cẩn thận đừng chối bỏ thực tế về những gì đã xảy ra. Nhưng cũng cẩn thận đừng đổ lỗi cho người khác vì bạn cũng có khả năng tâm lý gây TỔN THƯƠNG họ như họ đã gây TỔN THƯƠNG bạn. Buồn vì bản chất của loài người bao gồm cả nỗi buồn về khả năng có thể trở nên độc ác và gây hấn của bạn.
    (còn tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    :-t!!!! ...Bài viết còn >>>>xíu xíu !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X((tiếp)
    Cuối cùng, lưu ý là ngay cả nếu bạn THA THỨ cho một ai đó vì làm bạn TỔN THƯƠNG thì điều này không tự động đồng nghĩa rằng bạn cũng GIẢNG HOÀ với người đó. GIẢNG HOÀ—nghĩa là mối quan hệ giữa bạn và người khác đã được sửa chữa—đòi hỏi ba việc cùng với sự THA THỨ của bạn.
    Đầu tiền, nó đòi hỏi người đó nhận ra việc gây TỔN THƯƠNG cho bạn và thừa nhận lỗi lầm. Thứ hai, nó đòi hỏi người đó hối hận, ăn năn vì nó.
    Thứ ba, nó đòi hỏi người đó sửa chữa, khắc phục, làm việc gì đó để sửa lỗi.

    1. Do đó quan điểm tôn giáo "cầu nguyện cho kẻ thù của bạn" có thể được hiểu về mặt tâm lý là hy vọng rằng người đã gây TỔN THƯƠNG cho bạn cuối cùng sẽ nhận ra hành vi tiêu cực của anh ấy và ăn năn, để được cứu thoát khỏi những hậu quả nguy hại của cơn giận của Anh/cô ta—trái ngược với mong muốn của bạn đối với sự tiêu cực của người đó khi nói, "Đi chết đi!"
    Thánh Teresa of Avila từng mơ thấy địa ngục; một nơi quá khủng khiếp, bà nói, rằng bà không muốn điều đó xảy đến với những kẻ thù xấu xa nhất của bà.[6] Hãy nghĩ về điều đó.

    NHỮNG SỰ THẬT

    Vì sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ là một vấn đề lớn trong thế giới ngày nay, sau đây là một số lời khuyên về cách quản lý cơn giận.

    * Trút giận không có hiệu quả. Dù nó có thể đem lại sự thoả mãn ngay lập tức, trút giận bằng cách la hét, có những động tác, lời nói tục tĩu, bóp còi xe, ném hoặc phá đồ, hoặc chửi rủa—không xua tan cơn giận. Trên thực tế, nó làm tăng thêm kích thích cảm xúc của bạn và thậm chí kéo dài nó.[8]

    Như tôi nói ở trên, hãy nhận ra cảm xúc TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ, nhưng bạn không hành động vì nó. Thay vào đó, hãy làm những việc sau.

    Bình tĩnh lại. Nhớ lại lời khuyên đếm đến mười trước khi nói hoặc làm bất kì việc gì khi bạn cảm thấy TỔN THƯƠNG? Vâng, nó vẫn là một lời khuyên hay. Đó là vì phản ứng đầu tiên trước sự TỔN THƯƠNG là thuần sinh lý: bạn nhận được một liều adrenaline để chuẩn bị hành động trong tình huống nguy hiểm thật sự. Nhưng khi nỗi TỔN THƯƠNG đến từ một sự kiện chỉ đem đến một mối đe doạ ngắn hạn – như khi một chiếc xe cắt ngang trước mặt bạn – hoặc đe doạ lòng kiêu hãnh của bạn hơn là đe doạ mạng sống và sự an toàn của bạn, thì khi đó adrenaline dâng lên trong người bạn không phục vụ bất kì mục đích có ý nghĩa nào.

    Nếu bạn có xu hướng bạo lực, hãy rời khỏi tình huống gây kích động ngay khi bạn cảm thấy sức ép đang dâng lên.

    Trong hầu hết trường hợp, dành chút thời gian để tập một số bài tập thư giãn như thở sâu. Khi bạn chủ ý thở chậm và sâu thì bạn đang gián tiếp nói với cơ thể rằng mọi nguy hiểm giờ đã qua đi; kết quả là cơ thể bạn sẽ dừng tiết ra adrenaline và trạng thái hoạt động sinh lý cao của bạn sẽ chấm dứt.

    Đừng dùng giai đoạn làm bình tâm lại này để chìm đắm vào những ý nghĩ tiêu cực hoặc bạn sẽ làm ti`nh hình tệ hơn. Trên thực tế, điều này dẫn đến bước tiếp theo.

    Hỏi bản thân bạn đang thực sự cảm nhận điều gì. Nhiều người ít hiểu biết về đời sống cảm xúc của họ đến nỗi họ có xu hướng gộp mọi thứ lại thành sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ. Nếu bạn xem xét kĩ hơn thì bạn có thể phát hiện thấy đằng sau cơn giận là nhiều cảm xúc khác như sự thất vọng, buồn, sợ hãi…

    Click vào link này để tải danh sách các cảm xúc có thể giúp bạn nhận diện thứ bạn đang thực sự trải nghiệm.

    Thách thức những ý nghĩ tiêu cực của bạn. Cách chúng ta suy nghĩ liên quan nhiều đến cách chúng ta cảm nhận, vì vậy thay đổi những ý nghĩ của bạn từ xu hướng căm ghét, tiêu cực sang xu hướng bình tâm, tích cực là điều cơ bản trong việc quản lý cảm giác TỔN THƯƠNG và xúc phạm.
    (còn tiếp)
  7. dontworryhd

    dontworryhd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    7
    :-D nhiều kiến thức hay quá o_O
    "• Sự trì hoãn ngăn không cho chúng bước ra thế giới mà chúng không biết làm thế nào để thương lượng, do đó chúng không hoàn thành điều gì cả."
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    TIÊU CỰC: "Cái xe bỏ đi này (chửi thề)! Chúng ta sẽ đi trễ!"
    TÍCH CỰC: "OK. Lốp bị xì hơi. Chúng ta không thể làm gì để ngăn ngừa nó. Hãy quên chuyện đến đúng giờ và và xem xét việc thay lốp xe."
    Hoặc tìm kiếm một lời giải thích hợp lý:

    VÔ LÝ: "Một tên ngu ngốc! Anh/cô ta biết đây là một cuộc họp quan trọng. Tại sao Anh/cô ta lại đi trễ?"
    HỢP LÝ: "Có thể Anh/cô ta bị tai nạn giao thông. Có thể xe họ bị xì lốp. Ai biết được? Chúng ta sẽ biết được lý do vào thời điểm thích hợp."

    Chảy quanh chướng ngại vật. Đa số mọi người cảm thấy thất vọng khi có ai đó hoặc thứ gì đó ngăn cản họ. Và đa số phản ứng lại cảm giác thất vọng bằng việc muốn thoả mãn ngay lập tức, buộc "chướng ngại vật" biến đi – hoặc nếu nó không đi, thì nguyền rủa và xúc phạm nó.

    Đáp ứng lành mạnh với sự thất vọng đòi hỏi một thái độ khác hơn là sự thoả mãn.

    Khi cảm thấy thất vọng, hãy ngồi xuống, thư giãn và chờ đợi. Nói với bản thân những câu sau:
    "Khi sự việc phát triển, tôi sẽ, thông qua việc lắng nghe lời chỉ dẫn từ vô thức của tôi, thích nghi với những hoàn cảnh đang thay đổi và phát triển cùng với chúng."
    "Có thể tôi không lấy được thứ tôi muốn khi tôi muốn nó; tôi tin sự việc sẽ kết thúc vào thời điểm tốt đẹp của nó, vì lợi ích cao nhất của tôi, chừng nào tôi giữ được bình tĩnh và bình an."
    "Có thể tôi không lấy được thứ tôi muốn, nhưng, giữ được sự bình tâm và chú ý, tôi có thể khám phá ra một điều gì khác tôi cần còn nhiều hơn thứ tôi nghĩ mình muốn."

    Nhìn sự việc từ quan điểm của người khác.

    Bạn đã bao giờ từng tình cờ bước xuống đường để băng qua một con đường và một tài xế rẽ góc suýt đụng phải bạn? Nó đủ để làm bạn chửi thề và nện vào xe Anh/cô ta, đúng không? Bây giờ hãy tưởng tượng bản thân bạn là một tài xế, đang lái xe ở một khu vực bạn không quen, hơi bối rối, xe ở khắp nơi. Bạn dừng xe ở một góc phố, định rẽ phải. Bạn nhìn xung quanh, trái, phải, trái lại lần nữa. Không có ai cả. Bạn bắt đầu rẽ. Và sau đó – Anh/cô ta xuất hiện từ đâu thế? Một người đi bộ bước ngay trước xe bạn và bạn vừa mới thấy Anh/cô ta!

    Hãy nghĩ về nó. Ai sai- người lái xe hay người đi bộ? Hmm . . . Có thể là cả hai? Nó tuỳ thuộc vào liệu bạn đang lái xe hay bạn là người đi bộ, đúng không?

    Và đó là vấn đề quan điểm. Dù có một số người thật sự ích kỷ và vô tâm, thì đôi khi một người chỉ là đang bị sao lãng và bối rối, không ác ý cản trở bạn. Nhìn từ góc độ khác được gọi là thấu cảm, và nó có thể rất thành công trong việc giúp bạn bình tĩnh lại, và khuyến khích tác phong lịch sự.

    Khi con người gặp khó khăn để hiểu được cảm xúc và do đó thiếu khả năng thấu cảm, nó được gọi là alexithymia.

    •(còn tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    :-t!!!! ...Bài viết còn >>>>tí xíu !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    (tiếp)
    Đặt câu hỏi—khi tình huống liên quan đến người mà bạn biết và đang có mối quan hệ. Khi bạn hiểu cách thực hiện điều đó thì nó có thể tương đối đơn giản để THA THỨ cho một người xa lạ vì bạn thậm chí không cần phải nói gì. Nhưng bạn có thêm một trách nhiệm khi ai đó bạn biết làm bạn TỔN THƯƠNG. Bạn phải đặt những câu hỏi để hiểu được nguyên nhân tâm lý của vấn đề; nếu bạn không hỏi thì khi đó sự TỔN THƯƠNG sẽ tiếp tục lặp lại, và ngay bây giờ bạn sẽ bị trầm cảm nặng.

    Tránh những câu hỏi mang tính buộc tội ("Bạn lại đi trễ! Bạn gặp ai khác, đúng không?") hỏi những câu hỏi mở, tránh câu hỏi đóng với một câu trả lời Có hoặc Không đơn giản và hãy đặt những câu hỏi không phê phán để gợi ra những cảm xúc thật. Sau đây là vài ví dụ:

    "Điều gì làm bạn khó chịu?"
    "Bạn cần gì?"
    "Bạn thất vọng về chuyện gì?"
    "Bạn đang lo lắng điều gì?"
    "Bạn muốn gì?"
    "Tôi có thể giúp gì?"

    Đừng cho phép bản thân chìm đắm trong sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ. Buông bỏ sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ và những ý nghĩ về việc TRẢ THÙ sau khi bị xúc phạm có thể là rất khó vì những ý nghĩ TRẢ THÙ là điều tự nhiên. Nhưng như đã nói ở trên, ngay cả các chất độc cũng là thứ tự nhiên – và những ý nghĩ về BÁO THÙ cũng giống như chất độc trong tâm trí và trái tim bạn gây TỔN THƯƠNG cho bạn hơn bất kì ai khác.

    Do đó, khi bạn thấy bản thân quay cuồng vì bị xúc phạm, cố gắng tránh khỏi những ý nghĩ BÁO THÙ bằng những ý nghĩ tích cực. Lặp lại câu thần chú ("Giữ bình tĩnh." "Công lý cuối cùng sẽ được thực thi." "An tâm.") hoặc đọc kinh. Tâm trí bạn sẽ liên tục muốn quay về với nỗi TỔN THƯƠNG, và bạn có thể phải ngăn ngừa những ý nghĩ về việc BÁO THÙ trong nhiều giờ đồng hồ sau khi bị xúc phạm. Mặt khác, sự cân bằng tâm lý và thể chất của bạn sẽ bị phá vỡ; bạn sẽ bị sao lãng, không thể tập trung, có xu hướng sa vào đánh giá, và dễ bị tai nạn.

    Sự CÔNG BẰNG ở đâu? Phát triển một niềm tin triết lý vào sự CÔNG BẰNG đóng một vai trò to lớn cho khả năng không đắm chìm trong cơn giận. Những người tin rằng sự CÔNG BẰNG phải đến từ tay họ sẽ luôn mắc kẹt trong cơn giận nạn nhân. Tuy nhiên, nếu bạn tin rằng sự CÔNG BẰNG nằm ở thứ gì đó ngoài bạn—như "nghiệp" hoặc Phán xét của Chúa—khi đó bạn có thể tin rằng người phạm lỗi với bạn sớm hay muộn sẽ phải trả giá cho những tội lỗi của họ; sự tin tưởng vào một công lý lớn hơn bản thân bạn sẽ giải thoát bạn khỏi sự nô lệ vô thức vào một cuộc đời liên tục cảm thấy TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ và thù địch.

    Xem xét những lựa chọn thay thế. Còn có một lựa chọn khác để kiểm soát những cảm giác TỔN THƯƠNG và xúc phạm theo cách lành mạnh: bệnh tật. Nghiên cứu y khoa và lý thuyết phân tâm học từ lâu đã nhận ra sự thù địch và giận dữ kinh niên, cho dù là cơn giận không được nhận ra, bị kìm nén hoặc trút giận, có thể là các yếu tố nguyên nhân trong bệnh hen suyễn, rối loạn tự miễn dịch, bệnh động mạch vành, u nang, trầm cảm, đau đầu, đau tim, huyết áp cao, mất ngủ, rối loạn đường ruột, rối loạn tì`nh dục, đau lưng dưới, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, chứng hoang tưởng, và ung thư.

    •(còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.041
    Đã được thích:
    46
    :-t!!!! ...Bài viết còn >>>>tí xíu !!! Các Bác kiên nhẫn !!!....~X(
    (tiếp)
    GIẢI THÍCH CÁ NHÂN

    Sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ luôn luôn là một phản ứng trước một số kiểu xúc phạm hoặc gây TỔN THƯƠNG. Nhưng khi bạn xem xét kỹ hơn phản ứng này thì bạn có thể thấy sự túc giận không phải là phản ứng duy nhất trước sự TỔN THƯƠNG.

    Phản ứng nguyên thuỷ và ngay lập tức trước sự xúc phạm hoặc gây TỔN THƯƠNG là một KÍCH THÍCH SINH LÝ CỦA HỆ THẦN KINH GIAO CẢM. Tim bạn đập nhanh. Huyết áp của bạn tăng. Tuy nhiên, những cái đó chỉ là những phản ứng phòng vệ tức thì giúp chúng ta chuẩn bị hành động để đáp lại mối đe doạ.

    Sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ không chỉ về CẢM GIÁC KÍCH THÍCH SINH LÝ; sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ là một phản ứng đặc biệt trước kích thích đó dựa vào sự căm ghét và thù địch. Về cơ bản, sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ là một mong ước gây TỔN THƯƠNG cho một ai đó vì người đó đã gây TỔN THƯƠNG cho bạn. Sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ có thể là một ý nghĩ hoặc một mong ước làm TỔN THƯƠNG người khác. Theo ý nghĩa này, sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ là một điều "xấu" vì nó là một sự tấn công tình yêu, vì tình yêu là sự sẵn sàng làm điều tốt đẹp cho người khác chứ không phải là mong ước làm hại họ.

    Khi bạn được bảo hãy cảm nhận cơn giận của bạn trong buổi trị liệu tâm lý, thì bạn không phải được bảo hãy làm chuyện gì đó sai trái về đạo đức. Cũng như bạn không đuọc khuyến khích "nổi giận" bằng cách la hét, nguyền rủa, ném đồ, phá đồ hoặc đánh ai đó. Thay vào đó, bạn được bảo hãy nhận ra một điều gì đó vốn đã nằm sẵn trong bạn, để bạn có thể chấm dứt việc tự lừa dối bản thân về thực tế của riêng bạn.

    Vậy hãy xem xét "một điều gì đó" có thể là những gì.

    Việc bạo hành trẻ em luôn gây ra những cảm xúc bị TỔN THƯƠNG và xúc phạm ở đứa trẻ, và hầu như chắc chắn sự TỔN THƯƠNG sẽ dẫn đến một cảm xúc căm ghét và ham muốn TRẢ THÙ. Trên thực tế, ngay cả đối với nhiều sự thất vọng bình thường, không phải do bạo hành, trong thời thơ ấu sẽ kích thích những cảm xúc TỔN THƯƠNG và TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ.
    Nhưng vì trẻ em thường không được dạy cách bộc lộ những cảm xúc thù địch đó theo cách lành mạnh (và bởi trẻ không được dạy về ý nghĩa tâm lý của sự TỨC GIẬN,-THÙ HẬN &TRẢ THÙ, và vì trẻ không được dạy về ý nghĩa tâm lý của sự THA THỨ và sửa lỗi), nên trẻ nhanh chóng học được, thông qua nỗi sợ và tội lội, cách che giấu những cảm xúc thật của chúng trước bố mẹ.

    Tuy nhiên, vấn đề tâm lý lớn nhất đó là chính những cảm xúc không được bộc lộ đó – cơn giận "xấu xa" – bị tống vào vô thức, ở đơ chúng tiếp tục phát triển trong bóng tối, giống như mốc trên tường. Cơn giận có thể bị che giấu khỏi ý thức, và nó có thể bị che giấu khỏi mọi người. Nhưng nó không thể bị che giấu trước vô thức của bạn.

    Cơn giận vô thức, bất kể bạn cố gắng phủ nhận nó nhiều như thế nào, sẽ tiếp tục làm hại đến những mối quan hệ liên nhân cách của bạn (mối quan hệ liên nhân cách là mối quan hệ giữa người với người).
    Khi cơn giận này mưng mủ bên trong bạn thì bạn gần như không có khả năng trao đi tình yêu đích thực cho bất kì ai. Ngay bây giờ, khi những chuyện khó khăn xảy đến với bạn, bạn rơi ngay vào cơn giận thời thơ ấu.

    Vì vậy, nếu bạn trải qua quá trình chữa lành này, bạn sẽ học cách giải phóng cơn giận bị che giấu của bạn khỏi nhà tù bí mật, đen tối. Bạn cũng sẽ được giải phóng khỏi những thứ khác. Bạn sẽ thoát khỏi cảm giác nạn nhân và thoát khỏi việc âm thầm đổ lỗi cho bố mẹ bạn, vì chừng nào bạn còn tiếp tục che giấu cơn giận của bạn thì bạn vẫn còn tàn tật về cảm xúc và chừng nào bạn vẫn còn tàn tật về cảm xúc thì bạn đang ném sự ốm yếu, bất lực của bạn vào mặt bố mẹ bạn để kết tội họ.

    Một khi bạn thừa nhận cái cốt lõi của cơn giận của bạn và hiểu được nó và chấm dứt cái ham muốn vô thức làm hại bố mẹ bạn thì bạn có thể THA THỨ cho bố mẹ. Khi đó bạn sẽ được chữa lành và bạn có thể dâng tặng tình yêu đích thực trong tim bạn cho toàn thế giới.

    •(còn tiếp)

Chia sẻ trang này