1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    :drm!!!! . !!!....:drm1
    (tiếp)
    Về tác giả:

    Raymond Lloyd Richmond, có bằng tiến sỹ về tâm lý lâm sàng và được cấp phép (psy 13274) hành nghề trị liệu ở bang California. Trước khi có bằng tiến sỹ, ông đã học lấy bằng M.A về nghiên cứu tôn giáo và một bằng M.S.E về tham vấn, và một bằng M.S về tâm lý lâm sàng. Ông đã hoàn thành chương trình Sau tiến sỹ về Tâm lý học Sức khoẻ.

    Trong quá trình học của ông, ông được dạy về phân tâm học trường phái Lacanian, trị liệu tâm động học, thôi miên và trị liệu nhận thức-hành vi. Kinh nghiệm lâm sàng của ông bao gồm can thiệp khủng hoảng; điều trị về lạm dụng tì`nh dục, thân thể và cảm xúc thời thơ ấu; TỔN THƯƠNG tâm lý và rối loạn stress sau sang chấn PTSD; và điều trị các chứng rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng và loạn thần

    Tiến sỹ Richmond đã viết và duy trì một website vì cộng đồng (GuideToPsychology.com) về việc thực hành tâm lý lâm sàng; website này không có quảng cáo.

    Notes:

    1. Jacques Lacan, "Aggressivity in psychoanalysis." In Écrits: A selection, trans. Alan Sheridan (New York: W. W. Norton, 1977), pp. 8–29.

    2. William Shakespeare, Macbeth, Act V, Scene I.

    3. In ancient times, the term victim referred to an animal offered in sacrifice. But in popular modern usage, the term victim refers to someone who (a) loses something against his will or (b) is cheated or duped. Thus, when we lose our possessions in a flood, for example, or are attacked by a robber, we are, in being called a "victim," imputed feelings of victimization.

    4. Maker, A. H., Kemmelmeier, M., & Peterson, C. (2001). Child ***ual abuse, peer ***ual abuse, and ***ual assault in adulthood: A multi-risk model of revictimization. Journal of Traumatic Stress, 14, 351–368.

    5. William Shakespeare, Hamlet, Act III, Scene IV.

    6. St. Teresa of Avila, "The Book of Her Life." In The Collected Works of St. Teresa of Avila, Volume Two, trans. K. Kavanaugh and O. Rodriguez (Washington, DC: ICS Publications, 1980). See ch. 32, no. 6:
    "From this experience [the vision of hell] also flow the great impulses to help souls and the extraordinary pain that is caused me by the many that are condemned. . . . It seems certain to me that in order to free one alone from such appalling torments I would suffer many deaths very willingly."

    7. American Psychiatric Association: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth E***ion. Washington, DC: American Psychiatric Association, 1994, Appendix I.

    8. Geen R.G., Stonner D., & Shope G.L. (1975) The facilitation of aggression by aggression: evidence against the catharsis hypothesis. Journal of Personality and Social Psychology, 31(4):721-6.
    Mallick, S. K. & McCandless, B. R. (1966). A study of catharsis aggression. Journal of Personality and Social Psychology, 4.
    Tavris, C. (1984). Feeling angry? Letting off steam may not help. Nursing Life, 4(5):59-61.

    • Rubi dịch _ HoaiLong bổ sung

    Nguồn: GuideToPsychology.com
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    THA THỨ CHO KẺ THÙ
    THA THỨ là điều rất dễ nói, nhưng lại rất khó thực hiện.

    Vào thời hậu thế chiến thứ hai bên Âu Châu. Cô Corry Tenbum, 1 người sống sót từ trại tập trung Đức quốc xã đã đi khắp nơi để giảng thuyết về sự THA THỨ và hòa giải. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, gia đình của cô Cory Tenbum sinh sống tại Hòa Lan nhờ cửa tiệm làm đồng hồ. Khi quân đội Đức quốc xã chiếm Hòa Lan thì gia đình cô dấn thân trong việc trợ giúp cho những người Do Thái. Hậu qủa, có người chỉ điểm và gia đình cô bị bắt vào trại tập trung. Cuối cùng chỉ còn một mình cô còn sống sót trong trại tập trung mà thôi. Liền sau thế chiến thứ hai, cô đi khắp Âu Châu để giảng thuyết về sự THA THỨ và hòa giải.

    Một hôm, sau buổi thuyết trình tại Franfurt, miền nam nước Đức thì một người tiến lên ca ngợi cô về bài thuyết trình thật hay. Nhưng Cory như chết điếng người khi nhận ra người đàn ông đến đưa tay ra sắp bắt lấy tay cô chính là người lính Đức quốc xã canh trại tập trung đã giam giữ cô và gia đình. Cô bỗng chốc nhớ lại tất cả những hành động bỉ ổi xúc phạm đến phẩm giá con người, nhất là phẩm giá của những nữ tù nhân trong trại mà anh lính này đã làm ngay trước mắt cô ngày trước. Cory lúng túng không kịp giơ tay ra bắt lấy tay của người đã hành hạ mình. Lúc đó, cô mới thấm thía câu nói: "Nói dễ, làm khó" Và cô nhận ra ngay cả chính cô cũng chưa thật sự THA THỨ cho người đã xúc phạm đến mình trước đây.

    Kinh nghiệm của cô Cory có thể cũng là kinh nghiệm của mỗi người chúng ta hôm nay, dù hình thức có khác đi, nhưng tựu trung nội dung vẫn như nhau. Nói về sự THA THỨ, khuyên kẻ khác THA THỨ thì rất dễ nói, nhưng khi phải trực tiếp đối diện với kẻ thù xúc phạm đến mình, phải thực hành việc THA THỨ một cách cụ thể cho người đang đứng trước mặt mình thì quả thật là khó khăn vô cùng. Có thể, chúng ta cũng không vượt qua được những cảm xúc lúc đó như Cory.

    THA THỨ là một cử chỉ anh hùng, là một nỗ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên của cá nhân mình, phản ứng thường tình của con người,
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    Vì sao sự TRẢ THÙ lại ngọt ngào?

    Nhiều người trong chúng ta cảm thấy hả hê mỗi khi TRẢ THÙ được ai đó. Nhờ công nghệ hiện đại ngày nay, các nhà khoa học đã có thể lý giải được nguyên nhân của hiện tượng này.

    Kết quả một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động của bộ não cho thấy con người chúng ta luôn có cảm giác thỏa mãn mỗi khi được trừng phạt người khác về những hành vi không hay mà họ đã làm với mình. Các nhà khoa học khám phá ra rằng chính sự trông đợi được tận hưởng cảm giác hả hê này mới là động lực thúc giục hành vi TRẢ THÙ của chúng ta.

    Chi tiết cuộc nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí Science, góp phần lý giải ham muốn TRẢ THÙ của con người. Các nhà khoa học gọi đó là "sự trừng phạt vị tha": tại sao chúng ta luôn muốn trách cứ hoặc trả đũa những kẻ đã lợi dụng mình, vi phạm các nguyên tắc xã hội hoặc làm sụp đổ lòng tin của chúng ta, kể cả khi việc TRẢ THÙ chẳng mang lại lợi lộc gì về mặt vật chất cho chúng ta cả?

    "Khi một người bị lừa dối hoặc phản bội, họ ngay lập tức bị chìm ngập trong những cảm xúc tiêu cực", nhà khoa học Ernst Fehr phát biểu. Ông là Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế học thuộc trường Đại học Zurich (Thụy Sỹ) và là một thành viên của nhóm nghiên cứu. "Người đó sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn nếu kẻ phản bội không bị trừng phạt bởi những gì họ vừa gây ra" - Ernst Fehr tiếp lời.

    Xã hội loài người không giống như thế giới của các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Xã hội chúng ta được xây dựng dựa trên sự phân công lao động và sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa những nhóm người không nhất thiết phải cùng huyết thống. Fehr và các cộng sự cho rằng, cảm giác hả hê thỏa mãn mỗi khi trừng phạt người khác thực chất lại là một trong những chất keo gắn kết mọi người với nhau.

    "Các bằng chứng lý thuyết lẫn thực nghiệm đều cho thấy hành vi trừng phạt vị tha là một cách đảm bảo sự suôn sẻ trong các hoạt động hợp tác và phối hợp lẫn nhau giữa những người không quen biết nhau", Fehr giải thích. "Con người khó lòng làm việc với nhau nếu không có các quy định về thưởng phạt. Mọi sự hợp tác chỉ có thể diễn ra tốt đẹp khi những kẻ gây rối được trừng trị đích đáng".

    Brian Knutson, nhà tâm lý học công tác ở Đại học Stanford (Palo Alto, California) miêu tả hiện tượng này là "một hành vi cảm xúc tinh tế, hay nói trắng ra là sự sung sướng trên nỗi đau của kẻ khác".
    (còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Kết quả nghiên cứu từ máy xạ hình PET (Positron Emission Tomography)

    Các nhà khoa học đã theo dõi sự tuần hoàn máu trong não bộ của các đối tượng nghiên cứu bằng kỹ thuật PET (ghi hình cắt lớp positron). Họ tiêm một dịch lỏng vô hại có thể hiện hữu trên màn hình PET vào mạch máu của các đối tượng nghiên cứu để theo dõi sự lưu thông máu trong não. "Các dòng máu lên não tập trung ở một vài vùng não nhất định, hấp thu nhiều ô-xy và hoạt động mạnh mẽ hơn những vùng não khác", nhà nghiên cứu Dominique de Quervain tường thuật. Ông là nhà thần kinh học thuộc Đại học Zurich.

    Nhóm nghiên cứu yêu cầu các đối tượng nghiên cứu là nam giới tham gia một trò chơi mà trong đó, người chơi có nhiệm vụ trao đổi tiền cho nhau. Nếu một người chơi nào đó dùng các hành vi gian lận để nhận được nhiều tiền hơn người khác và bị phát hiện, Anh/cô ta sẽ phải chịu phạt. Các nhà nhiên cứu dùng thiết bị PET để theo dõi các hoạt động trong não bộ của những người chơi trong suốt quá trình tham gia.

    Khi người gian lận bị phát hiện, hầu hết những người chơi khác đều đồng ý phải có hình phạt cho anh chàng này, kể cả khi hành động TRỪNG PHẠT đó khiến họ phải mất đi một phần số tiền mình kiếm được. Nhờ đó mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra một vùng não hoạt động nhiều nhất trong suốt quá trình những người chơi thực hiện hình phạt lên kẻ gian lận: đó là vùng vân lưng (dorsal striatum). Nhiều nghiên cứu khoa học trước đó cũng thống nhất rằng đây chính là vùng não chịu trách nhiệm cho những cảm giác vui sướng và hả hê của con người trong cuộc sống.

    Quá trình theo dõi não bộ bằng kỹ thuật PET cũng cho thấy mối tương quan giữa hoạt động não của một người với mức độ TRỪNG PHẠT mà người đó muốn áp đặt lên kẻ gian lận: Những người nào có vùng vân lưng trong não hoạt động mạnh hơn thì sẵn sàng chịu bỏ ra nhiều tiền hơn để được áp dụng hình phạt nặng hơn lên kẻ gian lận.

    "Chúng tôi thu được một kết quả tuyệt vời rút ra từ cuộc nghiên cứu này: Tính chất đa dạng trong hoạt động của vùng vân lưng chính là một yếu tố quyết định sự khác biệt trong hành vi của mỗi con người", nhà nghiên cứu Fehr phát biểu. "Những người nào có vùng vân lưng kém linh hoạt thì không mấy quan tâm đến việc TRỪNG PHẠT người khác".

    Sự cân bằng cảm xúc
    Theo nhà tâm lý học Knutson đến từ Đại học Stanford, TRỪNG PHẠT có thể là một hành vi vô tình hoặc tàn nhẫn đối với nhiều người. Nhưng trong một nghiên cứu của mình, Knutson đã có một sự lý giải bất ngờ về hành vi nghe có vẻ nhẫn tâm này, "Chỉ có đam mê mới sản sinh ra hành vi TRẢ THÙ. Những người lý trí, máu lạnh và toan tính thực sự không thích TRẢ THÙ".

    Nhà khoa học Fehr cũng đồng tình rằng đam mê đóng một vai trò đáng kể trong hành vi TRỪNG PHẠT hay TRẢ THÙ. "Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại không có dấu hiệu nào cho thấy đam mê tác động lên lý trí trong hành vi TRỪNG PHẠT", ông nói. "Kỳ thực, tôi tin rằng cuộc nghiên cứu này đã cho thấy rằng con người chúng ta dùng lý trí để quản lý những cảm xúc của mình", ông nói.

    Công trình nghiên cứu của Fehr đã chứng minh rằng hoạt động của vùng vân lưng trong não phản ánh những cảm giác hả hê hài lòng của con người mỗi khi được TRỪNG PHẠT ai đó vì những hành vi xấu xa hoặc vượt khỏi chuẩn mực xã hội của họ. Mức độ hoạt động của vùng vân lưng càng mạnh, con người càng háo hức với hành vi TRẢ THÙ.

    Tuy nhiên, bên cạnh vùng vân lưng, còn có một vùng não khác cũng linh hoạt trong suốt quá trình nghiên cứu là vùng tiền não thùy (prefrontal cortex). Vùng não này được kích hoạt khi các đối tượng nghiên cứu cân đo đong đếm được mất giữa việc TRỪNG PHẠT kẻ gian lận và số tiền họ phải bỏ ra để làm việc đó.

    Kết quả thử nghiệm cho thấy nếu sự TRỪNG PHẠT càng làm tốn tiền của những người TRỪNG PHẠT nhiều bao nhiêu thì hình phạt thực tế càng được giảm nhẹ bấy nhiêu. "Do vậy, đây là một hành vi hoàn toàn lý trí", Fehr kết luận. "Con người luôn nghĩ đến sự được mất giữa cảm giác hả hê khi TRẢ THÙ thành công và cái giá họ phải đánh đổi để thực hiện được hành vi TRẢ THÙ đó".

    Còn theo nhà nghiên cứu de Quervain, những hiểu biết về vai trò của vùng tiền não thùy trong các hành vi TRỪNG PHẠT và TRẢ THÙ sẽ giúp cho các nhà khoa học hiểu hơn về những chứng rối loạn tâm thần liên quan đến những hành vi xã hội bất bình thường hoặc tệ nạn nghiện ngập ở con người.

    "Những khiếm khuyết về mặt chức năng trong vùng tiền não thùy sẽ dẫn đến những chứng rối loạn tâm thần mà trong đó, người bệnh không có khả năng nhận thức được hậu quả của những hành động mình gây ra", de Quervain phát biểu.

    Theo SKĐS
    Lần cập nhật cuối: 24/07/2015
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    ĐÃ YÊU, ĐÃ HẬN HÃY TRẢ THÙ

    Thế nhưng, TRẢ THÙ thế nào để người cũ tâm phục khẩu phục, để họ hối tiếc khi đã rời xa bạn mới gọi là cao tay. TRẢ THÙ để giải tỏa và xoa dịu sự TỔN THƯƠNG chẳng có gì sai. Chỉ là cách bạn làm thế nào mà thôi.

    Trong số những bộ phim tình cảm hài của nữ diên viên Meg Ryan Quá Yêu, Addicted to Love:
    tôi nhớ nhất là . Hai nhân vật trong phim, Maggie và Sam, quen nhau vì người yêu cũ của hai người giờ trở thành tình nhân. Ôm lòng HẬN THÙ với những kẻ đã yêu hết mình, họ trở thành đồng minh và cùng nghĩ kế hoạch phá hoại cuộc đời của hai người kia. Tuy nhiên, việc TRẢ THÙ bỗng vô nghĩa khi họ nhận ra trái tim đã mở cửa cho tình yêu mới.
    Nội dung phim Quá Yêu:


    Nội dung phim nói về 2 kẻ thất tình cùng theo dõi những kẻ phụ tình. Sam là một nhà thiên văn chuyên nghiệp nên "đồ nghề" về phần nhìn... trộm của anh rất lợi hại. Maggie tuy là nhiếp ảnh gia nhưng cô lại có "đồ nghề" về phần nghe... trộm chẳng thua bất kỳ tay thám tử nào. Người yêu của cả Sam và Maggie sau khi đá họ đã lao vào yêu nhau sau đắm. Trong khi Sam tìm cách lấy lại tình yêu thì Maggie muốn cho tay sở khanh nọ một trận nhớ đời.

    Hai người họ đóng đô trong tòa nhà hoang đối diện tổ của cặp uyên ương mới. Họ theo dõi từng cử chỉ, hành động, lời nói và lập biểu đồ tình yêu không sót một chi tiết. Từ đây bắt đầu xảy ra vô số chuyện hài hước.
    Bộ phim kết thúc với cả nụ cười lẫn nước mắt và đã đi tới kết thúc có hậu. Thế nhưng trong đời thực, không phải lúc nào người ta cũng có thể mau chóng tìm được một người tốt đẹp để thay thế cho mối tình đã qua. Vậy nên, có thể bạn cứ sống mãi trong sự THÙ HẬN.


    Khi hận bạn muốn TRẢ THÙ. Tới lúc đó, việc mắng nhiếc, sỉ vả trước mặt nhau vẫn còn nhẹ. Nhiều người vì sự giận dữ mà chọn cả những cách tồi tệ nhất.

    Khi ai đó làm bạn TỔN THƯƠNG điều bạn nghĩ đầu tiên là gì? Khiến họ phải đau đớn như chính bạn lúc này phải không? Dường như tất cả chúng ta ai cũng có chung suy nghĩ này bởi bản năng tự vệ của con người rất lớn.

    Một cô gái đã phải hứng chịu một đòn thù độc ác hơn nhiều.
    Sau hơn 3 năm trước khi đã chuẩn bị lên kế hoạch cho đám cưới. Cô gái bỗng thấy.... hết muốn cưới, nàng muốn hoãn lại đám cưới, nhưng vị hôn phu đã quỳ xuống van xin cô đừng hoãn.
    Thấy chàng nài nỉ và buồn khổ. cô gái đã đồng ý làm đám cưới, mà không hề biết rằng nàng đã vô tình trở thành nạn nhân của một âm mưu TRẢ THÙ rất thâm độc.

    Đêm tân hôn đã không xảy ra. Đêm đó nàng ôm gối nằm một mình còn chàng thì lăn ra ngủ. Những ngày sau đó, chàng vẫn không thèm đụng đến nàng. Khi gia đình hối thúc chuyện có con, chàng làm "chuyện ấy" vài lần, nàng có thai và những chuổi ngày tiếp theo, cô ấy vẫn tiếp tục chịu đựng sự lạnh lùng một cách tàn nhẫn của người chồng....

    Chúng ta thật sự không hiểu, tại sao người ta lại tự làm khổ mình bằng cách TRẢ THÙ hèn hạ như thế, nếu đã yêu đã hận và xem việc TRẢ THÙ là một cách giải tỏa thay vì dồn nén trong lòng để rồi miệng thì nói THA THỨ, nhưng tận sâu trong đáy lòng vẫn bị sự HẬN THÙ hành hạ....

    (còn tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)

    Yêu và hận, lằn ranh thật mong manh

    Phải chăng THÙ HẬN là chuyện thường đi sau tình yêu bị TỔN THƯƠNG hoặc tan vỡ? Và chúng không có cách nào hoá giải được? Điều gì dễ TỔN THƯƠNG hơn một trái tim đang yêu.

    Càng yêu thì càng cảm thấy dễ thất vọng, càng đau đớn khi tình yêu bị đáp lại bằng những hành động phủ phàng, hay bị người tình phản bội, đôi khi, đó có thể chỉ là một lời nói dối, hay một sự vô tâm kéo dài....để cho tình yêu biến thành nỗi THÙ HẬN.

    Ngoài ra, nhìn từ góc độ tâm lý khác, cảm giác THÙ HẬN thường nảy sinh khi lòng tự trọng "cái tôi" bị TỔN THƯƠNG. Một người càng có ý thức mạnh mẽ về cá nhân, tự đề cao mình, thì nỗi THÙ HẬN khi bị phản bội, đẩy họ vào vòng xoáy giận dữ càng lớn.

    Yêu và hận, ranh giới của hai xúc cảm này rất mong manh, dù rằng hai trạng thái này hoàn toàn đối lập nhau. Đơn giản là bộ não có chung một cơ chế với hai trạng thái trái ngược này.
    Như thế đấy, chỉ trong phút chốc, sự dịu dàng, triều mến hoàn toàn tan biến và thay vào đó nhu cầu làm TỔN THƯƠNG TRẢ THÙ người kia. Tình yêu thật sâu sắc và cũng rất mong manh.

    Hãy TRẢ THÙ bằng cách sống tốt hơn

    Thật là nghịch lý là khi bạn tiếp tục tự dằn vặt bản thân, trong khi đối phương vẫn đang sống cuộc đời của họ một cách bình thường. Không những thế, càng nhìn thấy đối phương đang hạnh phúc, bạn càng thêm giận dữ.

    Bật mí với bạn một câu chuyện, có một cô gái khá xinh, lại tỏ ra hiền lành trên mức cần thiết. Trong khi các bạn rủ nhau tới các quán bar vui chơi để giảm căng thẳng, nàng chỉ luôn luôn ở nhà đóng vai con ngoan. Cô ấy luôn thể hiện mình rất mong manh dễ vỡ và cần được nương tựa.

    Có một chàng trai chẳng hề bận tâm đến tính cách của nàng. Anh ấy ra sức tân công trong nhiều ngày liền. Khi nàng ngã vào lưới tình, chàng bỗng thấy mình sai lầm, anh không tìm thấy điểm chung giữa hai người. Thế rồi, chàng nói lời xin lỗi. Cô gái kia, đã bị chàng làm TỔN THƯƠNG.

    Thế mà, cô gái ấy đã làm cho người yêu cũ thật sự khâm phục cô.
    Sau biến cố thất tình, cô ấy càng xinh đẹp và quyến rũ hẳn ra, với mái tóc được cắt cầu kỳ và chăm chút cẩn thận. Cách ăn mặc cũng sành điệu hơn trước. Lối ăn nói táo bạo nhưng lôi cuốn, khiến đàn ông mê mệt. Chưa hết, nàng đã biết tận hưởng cuộc sống. Nàng cũng vui chơi với chúng bạn ở các quán bar, quán cà phê trong những dịp họp mặt thay vì ru rú ở nhà như trước.

    Mối quan hệ của nàng giờ đây rất rộng rãi.
    Nàng cũng chớp được cơ hội thăng tiến khi được cấp học bỗng ngắn hạn ở Úc.
    Về nước, nàng được thăng chức, và còn rất hạnh phúc bên một anh chàng trông rất là điễn trai.

    Quả thật, cách TRẢ THÙ của nàng rất ngọt ngào. Và giờ đây, mỗi khi gặp lại người cũ, nàng cũng có đôi chút bối rối nhưng tự tin nhiều hơn. Trong mắt nàng đã cho thấy sự tự hào, tuyệt nhiên chẳng có chút THÙ HẬN nào. Bí quyết, để quá khứ đau buồn ra đi là tập trung vào nhu cầu của riêng bạn trong hiện tại.


    (còn tiếp)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Bất kể ai trong đời cũng ít nhất một lần trải qua cảm giác bị TỔN THƯƠNG này.
    Bởi nếu không va chạm nhau thì làm sao chúng ta có thể hiểu và cảm thông cho nhau được?
    Người đời ai cũng muốn giành phần thắng về mình nhưng nếu làm người khác TỔN THƯƠNG để có được phần thắng đó thì liệu có nên không?

    Đau đớn

    Nếu đã từng bị TỔN THƯƠNG vì một điều gì đó chắc hẳn bạn biết cảm giác ấy khó chịu và đau đớn đến nhường nào. Nó như những mũi kim đâm vào tâm can bạn, khiến bạn day dứt khó chịu vô cùng. Cảm giác bị TỔN THƯƠNG, lừa dối đó là cảm giác đau đớn nhất mà mỗi con người phải đối mặt trong cuộc sống của mình. Nhiều người đã từng nói rằng, nỗi đau về tinh thần lúc nào cũng đau đớn và dai dẳng hơn nỗi đau về thể chất. Bởi vết thương trên da thịt có thể lành theo năm tháng dù vết sẹo còn mãi với thời gian. Nhưng nó không dai dẳng và đau đớn như vết thương do tinh thần để lại.

    Có một người vì sự phản bội của người vợ cũ trước đó 30 năm mà suốt đời căm hận phụ nữ, không dám đặt niềm tin vào người vợ kế của mình. Ông ta chỉ tin vào tiền và chính bản thân ông ta. Điều đó đã gây nên không ít sóng gió trong gia đình và suốt 30 năm trời không một ai trong gia đình đó có cuộc sống hạnh phúc. Chỉ khi những vết thương cũ được chính ông ta xoa dịu và làm lành lúc đó mọi chuyện mới thay đổi. Bạn thấy chưa, sự TỔN THƯƠNG nào cũng gây ra sự đau khổ cho những người gánh chịu và cả những người xung quanh nữa.

    Trả đũa

    Khi bị TỔN THƯƠNG điều chúng ta thường làm đó là trả đũa những kẻ đã làm cho chúng ta đau đớn. Cho dù họ là ai và chúng ta đã từng yêu, tin tưởng họ đến nhường nào thì nhất định chúng ta phải làm họ đau khổ như chúng ta đã từng phải gánh chịu. Rất nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi sự TỔN THƯƠNG mà người khác gây ra cho chúng ta quá lớn. Nhiều người không kiềm chế được cảm xúc của mình đã gây ra những sai lầm không thể cứu vãn được.

    Bởi nỗi đau tinh thần rất khó có thể phải mờ nếu người bị TỔN THƯƠNG không biết cách xoa dịu vết thương đó. Nhiều người dùng hết cuộc đời để trả đũa người làm cho mình bị TỔN THƯƠNG mà quên mất rằng chính mình cung trở thành con người khác.

    Luôn THÙ HẬN và căm ghét những người xung quanh. Nếu bạn chỉ biết trả đũa người đã làm bạn TỔN THƯƠNG thì phải chăng bạn cũng đâu khác gì họ: Cũng chỉ biết đem lại sự đau đớn và khổ cực cho những người xung quanh.

    Ăn miếng trả miếng chưa bao giờ là một phương pháp đúng đắn trong cuộc sống cả, bởi chúng ta sống cần phải hiểu và cảm thông cho nhau. Vậy nên, nếu ai đó làm bạn TỔN THƯƠNG đừng bao giờ nghĩ đến việc TRẢ THÙ người đó hay ôm hận trong lòng, mà hãy dành thời gian cho việc trả đũa đó để sống một cuộc sống thật vui tươi và hạnh phúc.
    (còn tiếp)
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    LÀM GÌ KHI BẠN bị TỔN THƯƠNG

    Có người từng nói rằng: nếu ai đó làm tôi bị đau một, tôi sẽ trả họ lại gấp 10 lần. Nhưng liệu khi bạn làm cho họ bị đau khổ, thất bại và ê chề tủi nhục liệu bạn có cảm thấy vui sướng không? Nhiều người dành quá nhiều thời gian vào việc làm cho người khác khổ đau mà quên mất rằng chính họ cũng đang bị nỗi đau cắn xé. Bởi họ không biết cách làm mình hạnh phúc, chỉ chìm đắm trong đau đớn nên họ mới không quên được vết thương cũ.

    Thời gian qua đi, bạn cũng nên học theo nó, tự làm lành vết thương của chính mình. Đừng tiêu tốn thời gian vào việc trả đũa những ai đã gây đau đớn cho mình. Hãy sống một cuộc đời thật hạnh phúc để chứng minh với họ rằng, dù họ có đối xử với bạn thế nào đi chăng nữa bạn cũng chẳng quan tâm và bạn luôn luôn sống hạnh phúc. Đó mới là cách TRẢ THÙ hữu hiệu nhất. Không chỉ làm cho mình hạnh phúc mà còn khiến cho họ day dứt mãi mãi về những gì họ đã dành cho bạn.

    Đừng chỉ biết ôm hận vì những vết thương cũ, đừng gặm nhấm nỗi đau đã qua đi hãy biết sống và trân trọng những gì mình đang có và sống một cuộc đời thật hạnh phúc bạn nhé.

    Đừng lãng phí thời gian của cuộc đời vào việc oán hận một ai đó. Bởi vì sự oán hận ấy sẽ biến thành những mũi dao nhọn đâm ngược trở lại vào tim chúng ta.
    Rất nhiều người vẫn cho rằng, sự TRỪNG PHẠT lớn nhất, sự BÁO THÙ lớn nhất dành cho những người đã gây TỔN THƯƠNG cho chúng ta chính là nhìn thấy một ngày họ đứng dưới miệng vực cầu xin sự THA THỨ, hay chính là sự oán hận dành cho họ đến cuối đời. Nhưng thực ra đâu phải như vậy, càng trải qua mọi chuyện chúng ta sẽ càng cảm thấy, cách tốt nhất để TRỪNG PHẠT một ai đó chính là lãng quên sạch bách mọi thứ về họ đi.

    Tại sao chúng ta phải nặng lòng dằn vặt tìm cách oán hận? Tại sao chúng ta phải nghiến chặt răng mỗi ngày chỉ để nghĩ xem làm thế nào mới khiến những người đã từng làm khổ chúng ta, phải chịu đau đớn khổ sở như ở dưới địa ngục? Suy nghĩ ấy hoàn toàn sai, nó không khiến bạn hả hê hay nhẹ lòng, mà chỉ kéo bạn xuống hố sâu hơn mà thôi.

    Cuộc đời ngắn ngủi, dành quá nửa thời gian vào những việc như lo lắng, mệt mỏi, bất an, áp lực, buồn bã cho cuộc đời của chính mình chưa đủ hay sao? Hà tất phải giằng co thua thiệt, cố gắng tìm cách trả đũa lẫn nhau?

    Ngày hôm nay có thể chúng ta bị ai đó làm TỔN THƯƠNG, có thể bị họ làm cho điêu đứng, ngã gục, nhưng tuyệt đối, đừng dành quá nhiều thời gian vào việc căm hận, nó sẽ chỉ khiến cho chúng ta càng trở nên nhỏ bé so với bản ngã của mình, nó sẽ chỉ khiến chúng ta càng mệt mỏi và TỔN THƯƠNG.

    [​IMG]
    Còn oán hận, còn thương thù, thì có nghĩa là còn nghĩ đến, còn quan tâm. Tại sao lại phải cố gắng dõi theo những người vốn đã khiến chúng ta phải chịu nhiều thương tổn, khiến chúng ta phải dành quá nhiều thời gian để vực dậy bản thân để tiếp tục sống một cuộc sống khác đi và trưởng thành dần lên?

    Đừng lãng phí thời gian của cuộc đời vào việc oán hận một ai đó. Bởi vì sự oán hận ấy sẽ biến thành những mũi dao nhọn đâm ngược trở lại vào tim chúng ta. Đó là lúc chúng ta tự nguyện nhận lấy một sự TRỪNG PHẠT mà chính chúng ta còn mơ hồ không rõ.

    (còn tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp)
    Hãy lãng quên hết đi!

    Vẫn biết lãng quên những người đã để lại những vết thương lớn trong cuộc đời chúng ta là việc rất khó khăn. Bởi vì chỉ cần nhìn vào vết thương đó, chúng ta sẽ lại nhớ đến đã từng đau đớn thế nào, đã từng phải trải qua những lần khóc cạn nước mắt thế nào, đã từng phải sống khổ sở ra sao. Thế nhưng, hãy lấy nó làm cái đà để bước lên, chứ đừng lấy nó làm mục tiêu để sống chỉ với lòng oán hận.

    Thời gian, sẽ làm nhòe mờ đi tất cả. Khi nỗi đau của ngày hôm nay sẽ trở thành quá khứ đã xa tít tắp ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi mà chúng ta đã tự đứng lên và tiếp tục chạy một quãng đường dài, đến khi nhìn lại sẽ thấy những khoảng thời gian đã từng đau đớn đến chết đi sống lại, hóa ra cũng chỉ là một điểm rất nhỏ trong ký ức. Những ai đã từng làm TỔN THƯƠNG chúng ta, chúng ta đã lãng quên họ từ bao giờ.

    Đừng lãng phí thời gian của cuộc đời vào việc oán hận ai đó, bởi vì sự TRỪNG PHẠT lớn nhất dành cho họ chính là lãng quên, và coi như họ đã biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc sống của mình…

    Yêu và hận, lằn ranh mong manh


    Phải chăng THÙ HẬN là chuyện thường đi sau tình yêu bị TỔN THƯƠNG hoặc tan vỡ?
    Và chúng không có cách nào hóa giải được?
    Điều ấy thực ra cũng dễ hiểu, có điều gì dễ TỔN THƯƠNG hơn một trái tim đang yêu.

    Bạn càng yêu thì càng dễ cảm thấy thất vọng, càng đau đớn khi tình yêu của mình bị đáp lại bằng những hành động phũ phàng. Chẳng phải chỉ là chuyện bị phản bội, có khi đó chỉ là một lời nói dối hay một sự vô tâm kéo dài… Tình yêu đã trở thành THÙ HẬN.

    Ngoài ra, nhìn từ góc độ tâm lý khác, cảm giác HẬN THÙ nảy sinh khi lòng tự trọng, cái “tôi” bị TỔN THƯƠNG: Một người càng có ý thức mạnh mẽ về cá nhân, càng tự đề cao mình thì nỗi HẬN THÙ khi bị người yêu bỏ càng lớn. Câu hỏi: “Sao anh/cô dám làm thế với tôi?” là câu hỏi thường trực sau chia tay và đẩy họ vào vòng xoáy giận dữ. Khi ấy, tình yêu dành cho người còn lại không mạnh bằng tình yêu dành cho chính bản thân mình.

    Dưới con mắt của các nhà khoa học, ranh giới giữa hai xúc cảm này thực ra rất mong manh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não con người có chung cách hoạt động với cảm xúc THÙ HẬN và yêu đương, dù hai trạng thái cảm xúc này hoàn toàn đối lập nhau

    (còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    46
    (tiếp)
    Giáo sư Semir Zeki tại University College London, Anh, đã cho thực hiện một nghiên cứu với 17 người. Ông cho họ lựa chọn một người họ ghét nhất, đa số chọn người yêu cũ và đồng nghiệp.

    Một kết quả thú vị khác: Khi dùng máy quét não (PET) quan sát các mạch thần kinh hoạt động lúc những người tình nguyện nhìn vào chân dung người họ ghét, các nhà khoa học thấy mạch thần kinh phản ứng với cảm giác ghét cũng giống như phản ứng với tình yêu. Kết quả nghiên cứu có lẽ đã phần nào giải thích được tại sao ngay từ trạng thái lãng mạn của tình yêu, người ta đã ngay lập tức chuyển thành nỗi THÙ HẬN. Đơn giản là bộ não có chung một cơ chế với hai trạng thái trái ngược này.

    Như vậy đấy, chỉ trong phút chốc, tình yêu thương dạt dào đã trở thành những xúc cảm tiêu cực. Sự dịu dàng, trìu mến hoàn toàn tan biến và thay vào đó, người ta chỉ còn nhu cầu làm TỔN THƯƠNG, TRẢ THÙ người kia. Tình yêu sâu sắc mà cũng rất mong manh.

    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này