1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    (TT)
    Nếu như Descartes định đề hoá tính vuông góc của các trục toạ độ trên mặt phẳng và độ dài các đơn vị trên các trục như nhau thì fecma (Fermat) đã can đảm khước từ các nhu cầu này; cuối cùng, giá trị toạ độ của Descartes nhất thiết phải dương ,trong khi đó ở fecma (Fermat) toạ độ có tể dương hoặc âm.

    Và nếu như ngày nay ta nói chỉ về toạ độ Descartes chứ không khi nào nói về toạ độ "fecma (Fermat)" là vì CHÂU ÂU tiếp nhận phương pháp toạ độ hoàn toàn từ tay Descartes, trong khi đó công trình hoàn thiện hơn về mặt toán học của fecma (Fermat) thời bấy giờ ít được biết đến .tình tiết nghịch thường cuối cùng này không chỉ liên quan với sự nổi tiếng hơn hẳn của Descartes - nhà TRIẾT HỌC UYÊN THÂM VÀ NHÀ KHOA HỌC CHUYÊN NGHIỆP - so với LUẬT GIA BÌNH THƯỜNG fecma (Fermat), mà còn liên quan với thuật ngữ toán học của Descartes, hệ thống ký hiệu và cách viết các công thức (nói chung ,hầu như là những ký hiệu ta sử dụng ngày nay) hoàn thiện hơn hẳn thuật ngữ và ký hiệu cổ xưa từ thời françois viète(1540 -1603) của fecma (Fermat).

    Sau cùng nếu có thể can đảm coi Descartes như 1 nhà vật lý hay 1 nhà HÌNH học so với người xây dựng lý thuyết số fecma (Fermat),
    Thì ngược lại, bên cạnh 1 trong những ông tổ của vật lý thực nghiệm hiện đại và ông tổ của xác xuất (# tiếp nối sau này là thống kê) & HÌNH học xạ ảnh blexơ (Blaise Pascal) thì ông rõ là 1 nhà LOGIC và 1 nhà đại số .

    Cũng có thể phát biểu những điểm trên về trường hợp HÌNH học giải tích & lý thuyết xác xuất & thống kê được Descartes và fecma (Fermat) & B. Pascal(*) xây dựng hầu như đồng thời (và dĩ nhiên đối lập nhau).

    Nguồn gốc những nhận xét đáng tiếc của Descartes coi thường các công trình của B. Pascal (*) , chính những nhận xét này đã làm cho nhóm các nhà bác học của bố blaise Pascal(*)là Etienne Pascal(*)(1588 -1651) và của Roberval (1602 - 1679) đang khâm phục những thành đạt của chàng trai Pascal, có thái độ thù địch với Descartes.

    (Còn tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp theo)
    Lời phi lộ:
    Xác suất là một bộ phận của toán học nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên. Nói một cách đại khái thì hiện tượng ngẫu nhiên là hiện tượng ta không thể nói trước nó xảy ra hay không xảy ra khi thực hiện một lần quan sát.
    Cũng như các ngành khoa học khác, lý thuyết xác suất thống kê phát triển do những yêu cầu của thực tiễn,
    nó phản ánh dưới một dạng trừu tượng những quy luật riêng cho những biến cố ngẫu nhiên có đặc tính đám đông.
    Những quy luật đó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong vật lý và trong các phạm vi khác của khoa học tự nhiên,
    trong khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật quân sự, trong kinh tế học và ngay cả ngành Tâm Lý học v.v...

    Lý thuyết xác suất ra đời vào nửa cuối thế kỷ 17 khi hai nhà toán học vĩ đại của nước Pháp là Blaise Pascal (1623-1662) và Pierre de Fermat (1601-1665) đã trao đổi thư từ với nhau để bàn về một số bài toán liên quan đến trò chơi may rủi.
    Pierre de Fermat và Blaise Pascal là những người đầu tiên đặt nền móng cho học thuyết về xác suất vào năm (1654).
    xung quanh cách giải đáp một số vấn đề rắc rối nẩy sinh trong các trò chơi cờ bạc mà một nhà quý tộc Pháp đặt ra cho Pascal.

    Những khái niệm quan trọng như xác suất và kỳ vọng toán đã được dần dần kết tinh trong những bài viết của Pascal và Fermat về những vấn đề liên quan đến các trò chơi may rủi, những vấn đề này không nằm trong khuôn khổ của toán học thời bấy giờ.
    Trong thư với Fermat, PASCAL đã đặt nền tảng cho các lý thuyết về xác suất. Điều này bao gồm thư từ năm chữ cái và xảy ra vào mùa hè năm 1654. Họ coi là vấn đề con xúc xắc (dice), đã được nghiên cứu bởi Cardan, và vấn đề điểm cũng được xem xét bởi Cardan và, khoảng thời gian đó, Pacioli và Tartaglia. Vấn đề con xúc xắc (dice) hỏi bao nhiêu lần một phải ném một cặp xúc xắc (dice) trước khi một trong những dự kiến một đôi sáu trong khi các vấn đề của các điểm hỏi làm thế nào để chia cổ phần, nếu một trò chơi của xúc xắc (dice) là không đầy đủ.
    Thông qua giai đoạn thư này Pascal không khỏe. Trong một trong những lá thư đến Fermat bằng văn bản trong tháng 7 năm 1654 ông viết

    ... mặc dù tôi vẫn còn nằm liệt giường, tôi phải cho bạn biết rằng tối hôm qua tôi đã đưa ra lá thư của bạn.
    Fermat, PASCAL đã giải quyết được vấn đề của các điểm cho một trận cầu thủ hai nhưng không phát triển đủ mạnh các phương pháp toán học để giải quyết nó cho ba hoặc nhiều người chơi.
    Những vấn đề do Pascal và Fermat nêu ra được tiếp tục giải quyết bởi các nhà toán học khác như Huygens, Bernoulli, De Moivre, Laplace, Poisson và Gauss.
    Ngày nay lí thuyết xác suất đã trở thành một ngành toán học quan trọng, được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kinh tế, y học, sinh học va ...

    Christian Huygens (1657) được biết đến như là người đầu tiên có công trong việc đưa xác suất thành một vấn đề nghiên cứu khoa học.


    (Còn tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    Có thể nói thời thanh thiếu niên là thời kỳ tài năng của Blaise Pascal nở rộ. Vào năm 17 tuổi, Pascal đã nảy ra một ý tưởng táo bạo là làm máy tính.
    Ý tưởng này xuất phát từ sự chia sẻ công việc của ông với người cha của mình. Ông không muốn người cha phải mất quá nhiều thời gian và công sức vào việc tính toán phức tạp trong công tác tài chính. Một chiếc máy tính tự động sẽ giúp ích rất nhiều cho cha của mình. Năm năm sau, ý tưởng đó đã trở thành sự thật. Blaise Pascal đã chế tạo thành công chiếc máy tính kỹ thuật số đầu tiên để giúp cha mình với công việc của mình thu thuế, làm được bốn phép tính số học rất tin cậy.
    Dĩ nhiên, nó chưa được nhanh nhạy lắm. Ông làm việc trên đó trong ba năm giữa 1642 và 1645.

    Các thiết bị, được gọi là Pascaline, giống như một máy tính cơ học của những năm 1940.
    Điều này, gần như chắc chắn, làm cho Pascal là người thứ hai phát minh ra một máy tính cơ khí (sau Wilhelm Schickard đã sản xuất trong năm 1624 nhưng không hoàn thành được việc xây dựng trước ddó).

    Có những vấn đề mà Pascal phải đối mặt trong thiết kế của máy tính là do việc thiết kế các loại tiền tệ Pháp tại thời điểm đó (khác xa hệ thập phân ngày này chúng ta sử dụng).
    Đã có 20 sols trong Livre một và 12 deniers trong một sol. Hệ thống tiền tệ nầy vẫn lưu hành ở Pháp cho đến năm 1799 ở Anh, nhưng một hệ thống với bội tương tự lưu hành kéo dài cho đến 1971.
    Pascal có nhiều khó khăn hơn để giải quyết vấn đề kỹ thuật để làm việc với hệ thống với bội này của Livre thành hơn 240 ông sẽ có nếu có sự phân chia theo hệ thập phân ngày nay cho 100.

    Tuy nhiên sản xuất của các máy bắt đầu vào năm 1642 nhưng, như Adamson viết sau này,

    Vào năm 1652, 50 nguyên mẫu đã được sản xuất, nhưng số máy đã được bán, và sản xuất máy tính số học Pascal ngừng vào năm đó.

    Để vinh danh công trình này, Tên của ông được dùng để đặt cho một loại ngôn ngữ lập trình,mang tên là Pascal (ngôn ngữ lập trình).

    (Còn tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    (TT)
    Song song các công trình toán học đó, năm 1647-1649, Vào Khoảng thời gian tháng 10 năm 1647, Pascal bắt đầu một loạt các thí nghiệm về áp suất không khí thử nghiệm mới Về chân không & vào tháng 8/1648 Pascal quan sát thấy việc áp lực khí quyển giảm so với chiều cao và suy luận rằng có 1 chân không tồn tại trên bầu khí quyển.
    Descartes viếng thăm Pascal ngày 23 tháng 9. Chuyến thăm của Descartes chỉ kéo dài trong 2 ngày và 2 lập luận về CHÂN KHÔNG mà Descartes không tin:

    Descartes đã viết 1 cách chua cay, trong một bức thư cho Huygens sau chuyến thăm này là Pascal ... có chân không quá nhiều trong đầu.
    Pascal đã chứng tỏ sự hài lòng của ông rằng tồn tại 1 CHÂN KHÔNG dẫn đến tranh chấp với một số nhà khoa học, giống như Descartes, không tin vào chân không.

    Là người xác lập lí thuyết xác suất, một ngành toán học hiện đại có nhiều ứng dụng thực tế. Pascal cũng là một trong những người sáng lập nên môn thủy tĩnh học.
    Điều đáng nói là những cống hiến của Blaise Pascal cho khoa học hầu hết đều ở thời kỳ tuổi ông còn rất trẻ. Ông quả là người tuổi trẻ tài cao. Song thật đáng tiếc, ông đã không được tiếp tục cống hiến cho khoa học ở quãng thời gian cuối đời, mặc dù, lúc đó ông vẫn đang ở tuổi thanh xuân. Năm ông 31 tuổi, một tai nạn xe ngựa đã bất ngờ xảy ra, khiến sức khỏe của ông bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng sức khỏe như vậy khiến cho Blaise Pascal không thể dành hết sức lực và tâm huyết cho khoa học như trước. Ông buộc phải nghỉ ngơi để giữ an toàn cho tính mạng. Hơn nữa, từ giữa năm 1659, do ảnh hưởng của nhà thờ, Pascal chấm dứt hẳn mọi nghiên cứu.

    (Còn tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    (TiếP THEO)
    Suốt cuộc đời hoạt động đa dạng theo Khoa học , kỷ thuật; triết học & văn học, Pascal, nhà Khoa học thiên tài bẫm sinh , nhà kỷ thuật vượt trội ; triết học & văn học thần đồng xuất chúng này chính là biểu trưng cho sự tương tác giữa GEN và MEM văn hóa trong thời kỳ nở rộ phục hưng và khai sáng học thuật tại fương tây
    Ông đã để lại cho chúng ta một số Luận điểm bất hủ vượt KHÔNG-THỜI GIAN

    Luận điểm Sự đánh cuộc: Lý tính không thể chứng minh là có Thượng đế.
    Với 'cược Pascal' ông sử dụng đối số xác suất và toán học, nhưng kết luận chính của ông là
    ... chúng ta bắt buộc phải đánh cược...
    Nếu Thượng đế không tồn tại, người ta sẽ k0 mất gì bởi tin vào ông ta, trong khi nếu ông không tồn tại, người ta sẽ mất tất cả bằng cách không tin tưởng.
    Trong khi lưỡng lự, nên đánh cuộc là có. Vì nếu thua cuộc thì chỉ mất một cuộc đời trần thế ngắn và khổ, được thì được cả Thiên đường vĩnh cửu. Khái niệm đánh cuộc có thể áp dụng cho cuộc sống hàng ngày của ta. Trước khi quyết định việc lớn hay việc nhỏ (lấy vợ, lấy chồng , ăn gì, mặc gì, đi nơi này nơi khác) ta đều phải đánh cuộc (vì chưa biết điều gì sẽ xảy ra).

    Luận điểm Giải trí (divertissement): con người luôn phải giải trí (theo nghĩa triết học) để giải thoát trí óc khỏi mối bận tâm về phận người (cái chết, tang tóc, sự vô lý của cuộc đời)..

    Về SỰ vật sự việc:
    Làm thế nào các bộ phận lại hiểu được cái toàn thể ? (B. PASCAL)

    Về cái TÂM và cái LÝ:

    Pascal viết,
    con tim có những lý lẻ riêng của nó mà lý trí không bao giờ hiểu nổi ;
    Tham Khảo:
    Các vấn đề tâm lý -lý thuyết và ứng dụng

    http://ttvnol.com/TamLy/324918/page-13

    SỰ NHẬN THỨC CỦA CON TIM: Pascal(*)nói, "Bước cuối cùng của lý luận là sự nhìn nhận có vô số điều ra ngoài vòng lý luận." Kiến thức của chúng ta ở vào khoảng giữa điều biết CHẮC CHẮN và hoàn toàn ngu dốt (#cái không biết). Pascal(*)tin điều đó.
    Điều cuối cùng là chúng ta phải biết khi nào phải xác nhận điều gì là đúng, khi nào nên nghi ngờ, và khi nào phải quy nạp vào thẩm quyền.
    Tình yêu nâng cao con người thoát khỏi sự tầm thường ~ Pascal

    Ái tình và hạnh phúc là hình với bóng, nếu biết bảo vệ thì hạnh phúc sẽ thành sự thật,
    ngườc lại nếu không biết bảo vệ thì hạnh phúc chỉ là một hình ảnh ảo tưởng không bao giờ có. ( Pascal.)

    “Con người chỉ là một cây sậy, một loại cây yếu ớt nhất trong thế giới tự nhiên,nhưng là một cây sậy biết TƯ DUY/ suy nghĩ. Một hơi nước, một giọt nước cũng đủ để giết chết họ.
    Nhưng nếu có bị vũ trụ nghiền nát, thì sự hiện diện của con người vẫn còn cao thượng hơn thế lực đã giết chết họ, bởi vì con người ý thức được cái chết của mình và biết được ưu thế của vũ trụ, trong khi đó vũ trụ là vô tri, vô giác và không hề biết được điều này.
    Vì vậy tất cả sự tôn nghiêm của con người nằm ở chỗ họ biết tư duy.
    Chúng ta cần nâng cao vị trí của mình thông qua tư duy, chứ không thông qua chiều không gian và thời gian vì [chúng là vô hạn và] chúng ta không thể lấp đầy không gian và thời gian được.
    Vì vậy chúng ta hãy nỗ lực tư duy cho tốt [to think well]; đây chính là nguyên tắc của đạo đức.” (Penseés, VI: 347

    "TƯ DUY tích cực sẽ giúp chúng ta có được một cuộc sống lạc quan và hạnh phúc" - B. Pascal

    Ngoài khó khăn về kiến thức hạn hẹp của chúng ta, Pascal(*)cũng còn ghi chú rằng lý luận của chúng ta rất dễ bị rối bời do sự cảm nhận của chúng ta và cản trở do sự đam mê của chúng ta.

    Blaise Pascal(*) trước khi chết năm 1662 đã từng nói:
    "Con người nhậy cảm cho những cái nho nhỏ, nhưng lại không nhạy cảm cho những việc quan trọng, và có bằng chứng rõ ràng về sự bất bình thường quái lạ này".
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    Về cái CHÂN và cái LÝ:

    Tham Khảo:
    Chủ đề: Các vấn đề cơ bản về học thuật:
    http://ttvnol.com/hocthuat/213548/page-17

    Pascal (*) nói: “cái chân (cái lý của sự thật - chân lý (真理) -2 từ ) bên này dãy Pyrénees là ngộ nhận ở bên kia”.
    Ngày nay cái chân ( là cái lý của sự thật) bị lu mờ và giả dối được quá nêu cao, không có lòng yêu cái chân; người ta không thể nhận biết đâu là cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) - Blaise Pascal (*).

    Cái thật – đó là cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) – là cái khởi đầu mọi sự – và chính sự khởi đầu đặt căn bản trên sự thật đó, là cái duy nhất có thể đạt đến tột cùng. Nhà tư tưởng Krisnamurti nói: “Người ta không thể nào phủ nhận một sự kiện. Người ta chỉ có thể phủ nhận ý kiến về sự kiện”.
    Vậy cái chân là gì? (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật)
    Tiếng Latin là Véritas, tiếng Pháp bắt nguồn từ đó là Vérité, một cách giản dị hơn tiếng Anh gọi là Sự thật với từ Truth (1 từ) .

    cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) là sự thật! Một cách giản dị trực tiếp và hiện thực, trí óc con người (cả loài vật) chỉ tiếp nhận cái gì là thật.
    Chẳng hạn, kiến trúc là ngành cổ nhất của con người vì việc đầu tiên con người phải tìm chỗ trú hay xây dựng tổ ấm, người ta buộc phải chọn hang nào không quá ẩm mốc để khỏi viêm phổi, nơi nào an toàn không bị thú dữ, rắn rết bọ cạp tấn công, nếu dựng nhà thì phải biết cách dựng cây cột cho thẳng để nhà không xiêu vẹo, đổ nát. Khi tìm thức ăn cũng vậy, người ta buộc phải nhận biết lá nào độc, cây nào ăn được. Gặp thú hoang thì con nào vô hại, con nào phải tránh.
    Hoặc nước mát nhưng có thể gây chết đuối, lửa nóng lại làm chín thức ăn.

    :-??:-??[r2)]
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    Tóm lại, một cách thiết thân, trí óc chỉ thâu nạp những gì là thật, những bản tin thật, và những gì đã lấy ra khỏi những lớp hình thức đánh lừa, giả ngụy.
    cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) là sự thật. Nhưng sự thật đó thế nào?
    Chẳng hạn như Descartes minh giải, khi chúng ta nhúng một chiếc que xuống nước, thấy nó bị cong to ra, và ngắn lại. Nhưng sự thực không phải vậy, chiếc que vẫn thẳng, nghĩa là sự thật của nó vẫn thẳng, chỉ có con mắt của ta bị tính khúc xạ của nước đánh lừa.
    Hay từ xa, chúng ta nhìn thấy một tháp chuông nhà thờ, trông nó tròn, nhưng lại gần thì nó vuông góc, sở dĩ có sự nhầm lẫn đó vì từ xa mắt chúng ta không nhìn ra nổi cạnh góc vuông.
    Sự thật của một chiếc gậy trong tầm tay, của một tháp chuông trong tầm mắt còn có khả năng gây lạc hướng như vậy, thử hỏi những sự thật tinh vi dấu sau vô vàn hiện tượng phức tạp, hay xa xôi vời vợi như các vì tinh tú, thì còn dễ lạc hướng đến đâu?
    Bởi thế muốn tìm đến cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) , trí óc con người phải biết gạt bỏ những ảo ảnh lạc hướng, những giả trang che đậy, để tìm ra cốt lõi của sự thật. Hegel nói: “Bản chất là cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) của tồn tại”3.
    Có thể hiểu, bất cứ sự vật nào, sự thật đích thực về nó phải quy về bản chất mang sự thật của nó – đó chính là cái làm cho nó tồn tại như là cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) - và trong cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) .
    Các nhà triết học thường dẫn dụ, người ở bên này con sống thường gọi người bên kia là “bên ấy”, người bên kia lại gọi nói họ đúng là “bên này”. Bên này hay bên ấy, bên ấy hay bên này không tùy thuộc thực thể địa lý mà phụ thuộc vào chỗ đứng của mỗi bên.

    Và có một chuyện rất điển hình về cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) :
    Ngày kia, có hai hiệp sĩ tới từ hai phía đối diện, lúc gặp nhau, cùng lúc họ đều thấy một chiếc gia huy treo trên cành cây.
    Hiệp sĩ bên này nói “mặt nó bằng vàng”. Hiệp sĩ bên kia nói “mặt nó bằng bạc”. Hai bên cãi nhau, rồi lăn vào hỗn chiến.

    Sau nhiều hiệp hai người cùng ngã ngựa và ngã về hai hướng của nhau. Nhìn lên, hiệp sĩ “bạc” thấy gia huy mặt vàng, và hiệp sĩ “vàng” thấy gia huy mặt bạc. Thế là chiếc gia huy có hai mặt cả vàng lẫn bạc. Nhưng do chưa kịp nhìn kỹ cả hai phía, hai bên đã vội vàng cãi cọ và ẩu chiến lẫn nhau. Họ đánh nhau để bảo vệ “cái đúng” từ phía mình.

    Các triết gia cũng xác định, chưa nói đến những gì to tát và huyền bí, chỉ cần đặt một bao diêm trước mặt, chúng ta cũng không thể nào nhìn thấu cả sáu mặt của bao diêm, bởi lẽ ánh mắt của ta chỉ rọi từ một phía. Vậy thì cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) dù chỉ là nhận thức của chúng ta đồng nhất với hữu thể, nhưng chính chúng ta còn chưa đồng nhất với nhau – nghĩa là chưa mang “giá trị có ý nghĩa chung” thì làm sao có thể thâu hái cái chân ( cái lý của sự thật) phổ quát như là công lý?

    Đó mới chỉ là thái độ sai lầm tự nhiên, nông nổi, bồng bột, tuy vậy vẫn là vô tư. Nhưng có một thái độ nguy hiểm hơn, đó là cách con người cố tình che đậy cái chân ( cái lý của sự thật) , đánh lạc hướng sự thật, thậm chí giết người diệt khẩu mong vùi chôn cái chân (cái lý của sự thật) .

    Trước một tòa án cũng vậy, không phải lúc nào sự việc cũng được xử theo công lý, đúng người, đúng tội, mà sự thật đã bị rất nhiều thế lực của tiền tài, quyền vụ khủng bố bóp méo. Rõ hơn, trong tương quan giữa ông chủ và người làm thuê, ông chủ thì muốn bóc lột nhiều hơn, người làm thuê thì muốn ăn bớt công đoạn, bớt nguyên liệu… giá trị sản phẩm là cái hai bên hội tụ nhưng bị phân thân thành hai vụ lợi, thử hỏi làm sao họ có thể nhất trí được về sự thật “công ăn việc làm”?
    [r2)][r2)]~X~X
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    Nhà văn Pháp St Exupéry nói: “cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) cho kẻ này là xây dựng, nhưng cho kẻ kia nó lại là sử dụng”.
    Chẳng hạn, như chúng ta biết ngay khi phát hiện về nguyên tử được tìm kiếm, thì nhiều thế lực chưa vội vàng xây dựng nó cho dân sinh mà lập tức sử dụng nó như một thuốc nổ siêu công phá để tàn hại con người, răn đe đối phương.
    Nhưng muốn tiến đến sự thật, đặc biệt là sự thật bởi chủ tri con người và cho con người.
    Tại sao cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) luôn đòi hỏi hai thành phần sự vật (WHAT) và chủ tri (WHERE) Bởi vì:
    Sự vật: Là đối tượng tự thân cung cấp cho con người “địa chỉ” hiểu biết về chính nó.
    Chủ tri: Là nhận thức của con người định hướng tìm hiểu bản chất của sự vật. Thế giới không có con người, thế giới vẫn tồn tại một cách khách quan, nhưng vô cảm – vô tri, bởi vì theo các triết gia thì “thế giới chỉ có ý nghĩa trong và bởi tinh thần” (le monde n’a de sens que dans et par l’esprit) 8.
    Con người không còn cách nào khác hơn là xúc tiến lý trí của mình mong tiếp cận – thâu tóm sự thật của đối tượng.
    Các nhà thực chứng, nghĩa là những con người chủ trương nắm bắt sự thật bằng Chứng – Nghiệm – Thực, như Leibniz và Hume đã đưa ra hai điều thật:
    Những cái tiên thiên (priori) được hiểu (tổng quát sơ bộ) nhắm đến kinh nghiệm và sự dị bịệt hoá (differentiate) / phân tích (analytic).
    Những cái hậu thiên (prosterior) và còn là sự tổng/Tích hợp (synthetize) 4.
    Cái tiên thiên (priori) nghĩa là đứng trước một sự vật, bằng giác quan, như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, con người mở đầu tiếp nhận nó (tổng quát sơ bộ), sau đó có kinh nghiệm về nó và trí óc phân tích /dị bịệt hoá (differentiate) để phân loại, phân hạng, phân biệt…
    Còn “hậu thiên” là con người tổng/Tích hợp mọi phân tích của mình để tìm ra sự thật. Từ những nhà thực chứng, có thể rút ra:
    Thí nghiệm, thể nghiệm, ứng nghiệm, trải nghiệm là cách mà con người muốn đi vào để tìm ra cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) .

    Một số luận điểm về chân lý nổi tiếng của Pascal.
    Luận điểm Hai vô cực (Les deux infinis): “con người không thể hiểu được chân lý bằng lý tính và khoa học. Con người bồng bềnh giữa 2 vô cực: so với mặt trời, vũ trụ, con người chỉ là hạt bụi, óc tưởng tượng không quan niệm nổi cái vô cực lớn đến thế nào, cũng như đối với cái cực nhỏ như nguyên tử? Không ai có khả năng nhìn thấy cái vô cực là nơi mình sẽ chìm vào".
    Luận điểm Hai vô cực phù hợp với khuynh hướng khoa học hiện đại (biết giới hạn vật lý tinh cầu và khoa học nguyên tử). Nó cũng khiến ta nhớ đến tương đối luận của Trang Tử.
    Xin kể thêm vài luận điểm của Pascal:
    Phân biệt hai loại người đầu óc khác nhau (đầu óc hình học: esprrit de géométrie, nặng về lý tính và óc tế nhị: esprrit de finesse, nặng về trực giác, tình cảm.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    Xin chỉnh sửa đoan này:

    >>>......
    Những cái tiên thiên (priori) được hiểu (tổng quát sơ bộ) nhắm đến kinh nghiệm và sự dị bịệt hoá (differentiate) / phân tích (analytic).
    Những cái hậu thiên (posteriori) và còn là sự tổng/Tích hợp (synthetize /Integrate) 4.
    Cái tiên thiên (priori) nghĩa là đứng trước một sự vật, bằng giác quan, như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, con người mở đầu tiếp nhận nó (tổng quát sơ bộ), sau đó có kinh nghiệm về nó và trí óc phân tích /dị bịệt hoá (differentiate) để phân loại, phân hạng, phân biệt…
    Còn “hậu thiên” là con người tổng/Tích hợp (synthetize /Integrate) mọi phân tích của mình để tìm ra sự thật.
    Từ những nhà thực chứng, có thể rút ra:
    Thí nghiệm, thể nghiệm, ứng nghiệm, trải nghiệm là cách mà con người muốn đi vào để tìm ra cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) .

    Chúng ta có thể đúc kết và rút ra 2 tiến trình trong quá trình tam đoạn tư duy:
    - Tiến trình dị bịệt hoá (differentiate) / phân tích (analytic) trong qui trình tiên thiên (a priori).
    -Tiến trình tổng/Tích hợp (synthetize /Integrate) trong qui trình hậu thiên (a posteriori)

    [r2)][r2)][r2)]
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    46
    Về Fương diện triết; trong “Từ điển triết học phương Tây hiện đại”, triết gia Moore chỉ ra: “cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) phải là sự phù hợp của phán đoán với bằng chứng và nhiệm vụ của triết học là phân tích bản chất của sự phù hợp đó” 5.
    Con người dùng nhận thức của mình để tìm hiểu sự vật – thật sự như là sự vật, là con đường từ lý trí chủ quan gặt lấy cái chân khách quan.

    Đến đây, chúng ta đang đi vào trung tâm của vấn đề cái chân. Ngay buổi rạng sáng của triết học Hy Lạp, Parménide đã xác định: “Trên con đường cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) , người ta tuyên bố sự đồng nhất của hữu thể và tư duy” 6.

    Theo cách đó, thì khi tư duy có khả năng đồng nhất nhận thức của mình với bản chất của sự vật, nói cách khác, khi tư duy và sự vật tìm được tiếng nói chung về bản chất của sự vật, thì cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) xuất hiện.
    Một cách đồng tình, Aristote cũng xác định: “cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) tương xứng, xứng thể giữa thức và thể.”

    Kế tiếp đó Hegel cũng khẳng định tính tất yếu của tồn tại cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) trong và với ý thức: “Cái gì thực là cái có lý, cái gì có lý là thực”.
    Hegel còn chỉ rõ hơn, ngay cả khi ý thức chưa xuất hiện để thấu hiểu bản chất sự vật, thì bản thân sự vật vẫn thai nghén cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) tự thân của nó. >>

    Trong “Bút ký triết học”, Lenin đã lĩnh hội về cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) như sau: “cái chân (chân lý (真理) -2 từ là cái lý của sự thật) đó là cái khách quan, đó là quan hệ độc lập với người quan sát. Trên thực tế đó là cái được mọi người thừa nhận, đó là cái làm đối tượng cho kinh nghiệm phổ biến, cho sự đồng ý phổ biến”(trang 494)

Chia sẻ trang này