1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 13/02/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 5​
    Nhân cách - xét theo quan điểm phân tâm học
    I - Cơ sở
    Đầu tiên, chúng ta hãy chấp nhận một giả thuyết như tiên đề : Ngay từ lúc được sinh ra, vô thức tập thể (cái mà cá nhân vói chủ yếu là ý thức không nhận biết được) một phần sẽ dần được bộc lộ dần, một phần chuyển hoá, đầu tiên thành ý thức. Chúng ta chia vô thức tập thể thành 3 loại:
    Vô thức tập thể không được nhận biết bởi ý thức(VTTT loại I)
    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành ý thức (VTTT loại II)
    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành VT cá nhân do bị dồn nén (VTTT loạiIII)
    Và nhân cách con người, không phải chí có ý thức, nghĩa là cái cá nhân nhận biết được, mà còn phần vô thức ( chỉ thấy được thông qua các giấc mơ hay các sự việc không giải thích được). Nói cho đúng hơn, nhân cách là sự vận động chuyển hoá của ý thức - vô thức để hướng tới một tổng thể.
    II - Sự hình thành nhân cách thông qua các cấu trúc tâm thần
    Đầu tiên, tôi sẽ mô tả một quá trình tạo nên cái ý thức từ vô thức:
    Vô thức tập thể chính là xuất phát từ gen. Con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ, và được thừa kế những cách tương tác với môi trường. Ví dụ như uống nước nóng thì nhổ ra...
    Những cách thừa kế tương tác đó được dựa vào xu hướng suy nghĩ được tỏ chức và thích nghi với môi trường.
    Khi mới sinh, trẻ có một búi phản xạ được vào những trả lời do kích thích gây nên. Cái này rõ ràng là do di truyền và phụ thuộc vào gen.
    VD: Sờ vào môi trẻ sơ sinh, nó mút ngay; hay đặt một ngón tay vào bàn tay nó, nó liền nắm chặt ngay. những phản xạ này là nguyên phát.
    Do những phản xạ được hoạt hoá một số lần, dần dần chúng được biến đổi đi. Chẳng hạn mồm trẻ tìm đầu vú từ những góc độ khác nhau vào những dịp khác nhau. Cùng với sự gia tăng các đồ vật có lợi cho phản xạ, các loại "mút được" tăng lên, bao gồm từ núm vú đến vải đệm...Và với sự mở rộng hành vi mút liên quan đến các đồ vật, nó cũng gia tăng sự phân biệt giữa các đồ vật đó. Một trẻ đang đói sẽ không bao giờ nhầm giữa đầu vú với ngón tay.
    Đó là cách trẻ đã bước đầu hình thành ý thức từ di truyền (có thể coi là vô thức tập thể)
    Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển về thể chất, sự gia tăng hoạt động, tiếp xúc với môi trường sống, sự tác động của gia đình, bạn bè sẽ hình thành nên ý thức.
    Tất nhiên, trong những giai đoạn quá nhỏ, trẻ hầu như chỉ có ý thức chưa đáng kể. Đồng thời không hề nhận thấy vô thức cá nhân. Vô thức tập thể thì là những cái liên quan đến những nhu cầu đơn sơ nhất và sẽ dần được chuyển hoá (VTTTII).
    Cùng với thời gian, cái phần vô thức tập thể được chuyển hoá thành ý thức(VTTTII) càng nhiều và cả các mảnh vụn không được nhận biết để chuyển hoá(VTTTI). Dường như trước khi đến giai đoạn dậy thì, Cái vô thức cá nhân lẫn vô thức tập thể không thấy xuất hiện, và ý thức chiếm phần lớn trong tâm thần, cũng là cái chi phối nhân cách trẻ.
    Tuy nhiên, trong giai đoạn dậy thì, thể chất phát triển, xung năng ngày càng lớn ( vô thức tập thể) và phần để chuyển vào ý thức vẫn hoạt động tốt trước kia giờ gặp những trục trặc đầu tiên. Chẳng hạn đang tuổi học mà lại có những ham muốn giới tính, nếu bị ngăn cản sẽ không thành ý thức, mặc dù ý thức đã nhận được nó. Hay như ý nghĩ ghét bỏ người thân ( bố chẳng hạn), cái này được ý thức nhận biết được, nhưng lương tri không cho phép (mà lương tri này chẳng qua cũng là môt kiểu đã ý thức). Như vậy, những ý thức chống ý thức và vô thức tập thể sẽ bị dồn nén thành vô thức cá nhân.
    Lâu dần, cái vô thức cá nhân cũng sẽ trở nên một nhân cách.
    Đồng thời, trong việc chuyển hoá cái vô thức tập thể, thì sẽ có những mảnh vụn vô thức tập thể bị dời ra (VTTTI), nghĩa là không thể nhận biết, do đó không chuyển hoá mà cũng không bị dồn nén do ý thức. Đó là vô thức tập thể kế thừa. Nhưng trước độ tuổi trung niên, phân này còn khá nhỏ và bị vô thức cá nhân đè nén (Nếu có một hành động kỳ quặc, thông thường nó là vô thức cá nhân). Cái này thường xuất hiện kiểu như một dạng xuất thần chứ không phải là kết quả của sự bức bí.
    Khi chúng ta trong độ tuổi thanh niên là lúc cái tôi mạnh nhất, chúng ta muốn đạt được, được trở thành - tất cả đều trong phạm vi ý thức. Lúc đó, ý thức chi phối chúng ta rất mạnh. Nhưng đới sống có tính hai mặt, cái vô thức tập thể vẫn âm thầm tác động lên chúng ta. Nếu cá nhân biến được tất cả những tham vọng...thành hiện thực thì 1 phần vô thức tập thể(VTTTI) sẽ chuyển hoá được vào ý thức nên phần bị dồn nén (vô thức cá nhân) sẽ rất nhỏ trong nhân cách. Nhưng vẫn có phần vô thức tập thể độc lập không nhận thức được hoạt động(VTTTI).
    Trong trường hợp ngược lại, vô thức cá nhân sẽ co tiếng nói đáng kể trong nhân cách.
    Trong cả hai trường hợp, ở trước độ tuổi trung niên, chúng ta ít nhận thấy vai trò của vô thức tập thể trong nhân cách vi hoặc là chúng đã chuyển hoá được thành ý thức, hoặc là chuyển thành vô thức cá nhân và vô thức cá nhân sẽ lấn át vô thức tập thể. Còn phần những mảnh vụn vô thức tập thể (VTTTI) chưa đáng kể
    Cùng với thời gian, chúng ta càng tiếp xúc, càng trải đời, cái vô thức tập thể loại không chuyển hoá thành ý thức (VTTTI) ngày càng nhiều. Đúng là một cách vô thức, đột nhiên, một ngày nào đó, chúng ta thấy diện quan tâm đã hướng ra ngoài cái tôi mà về phía cái tổng thể của cuộc sống. Điển hình là ta ít quan tâm hơn tới TY, ăn mặc... mà quan tâm đến chính trị, tôn giáo, trái đất...
    Như vậy sau khi đã cô sức để ý thức về bản thân, để thể hiện mình(ý thức) thì chúng ta sẽ dần tự biết và điều chỉnh phù hợp. Lớp vô thức cá nhân đè lên vô thức tập thể sẽ bị làm nhỏ đi.
    Từ những nhận xét này, chúng ta thấy vô thức tạo ra những nội dung không chỉ cho những người liên quan mà còn cho cả những người khác, trên thực tế là cho số lớn con người và có lẽ là cho tất cả.
     
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 6
    Sự xuất hiện của phân tâm học là để giải thích và chữa các ca nhiễu tâm. Nhưng nhiễu tâm thì lại có nhiều kiểu và nhiều nguồn gốc. Trong phần này, tôi chỉ nói đến những nhiễu tâm mà con nguời có thể ngăn ngừa, hạn chế :
    Mặc cảm ơ - đíp với vấn đề về giáo dục con trẻ
    Theo Freud thì mặc cảm này là do đứa con thường có khuynh hướng ràng buộc với cha hay mẹ về mặt tính dục. Thế nhưng, nếu mở rộng quan điểm của Freud, ta có thể lý giải như sau:
    - Ngay từ trước khi được chào đời, đứa trẻ đã có một khoảng thời gian thông thường là 9 tháng 10 ngày trong bụng người mẹ. Do vậy, có có thể coi là một bộ phận của người mẹ đang dần được tách ra. Việc tách ra lúc sinh chỉ là tách ra về mặt cơ học. Để đứa trẻ là một thực thể độc lập hoàn toàn, có cá tính...cần phải nhiều thời gian nữa, tuỳ theo sự phát triển của đứa trẻ.
    Có thể thấy rằng, ngay khi được thụ thai rối mới sinh, đứa trẻ đã hầu như luôn tiếp xúc và được sự che chở của người mẹ. Rồi quá trình bú mẹ, lớn lên, trẻ luôn có xu hướng phụ thuộc vào người mẹ để cảm thấy thoả mãn, an toàn... Điều này là rất thực tế và hiển nhiên, trẻ có khuynh hướng gần và cần người mẹ. Nếu chấp nhận giả thuyết về tính dục xuất hiện từ rất sớm thì với một đối tượng đầu tư( của năng lượng tính dục) gần như duy nhất và hoàn hảo( người mẹ), việc yêu và gắn bó với người mẹ là điều có thể giải thích được.
    Theo tôi, vấn đề mặc cảm ơ đíp tuỳ thuộc vào các nhân tố sau:
    - Năng lượng tính dục của trẻ xuất hiện từ tuổi nào (3,4 tuổi hay sớm hoặc muộn hơn....)
    - Trẻ là người có xu hướng hướng ngoại hay hướng nội, hay các xu huớng tâm lý được di truyền ( vô thức tập thể) ở mức độ nào. Nếu trẻ được tiếp nhận nhiều vô thức tập thể qua di truyền, ở mức độ không chỉ là các phản xạ sinh học như bú...mà còn là các khuynh hướng như muốn được an toàn, yêu thương...thì việc trẻ gắn bó mật thiết với người mẹ nhiều là điều có thể chấp nhận được. Nếu trẻ có xu hướng hướng ngoại, đối tượng đầu tư năng lượng tính dục(libido) sẽ được phân tán, do đó có thể mặc cảm ơ đíp khó xuất hiện hơn.
    - Một giả thuyết nữa là nếu trong trường hợp di truyền, đứa trẻ được thừa hưởng từ bố nhiều hơn hay mẹ nhiều hơn. Mặc cảm ơ đíp dễ xuất hiện trong những đứa trẻ nếu là nam thì sẽ được kế thùa nhiều từ người bố, còn nếu là nữ thì ngược lại. Một tình yêu kiểu ơ đíp trong trường hợp này là một bản sao hay sự thoái lui về mặt thời gian của một tình yêu giữa bố và mẹ.
    Sự logic ở đây là nếu bố nó đã yêu mẹ nó vì mẹ nó hợp với bố nó thì đứa trẻ, do được kế thừa, mà theo lập luận của phân tâm, không phải mọi cái di truyền đều được ý thức nhận biết, sẽ đã có khuynh hướng yêu mẹ nó từ bé rồi ...
    Cũng từ những lập luận trên, có thể thấy việc kết luận mặc cảm ơ đíp là vô lý hoàn toàn cũng như việc bảo nó là có ở tất cả, đều là những phán đoán cực đoan. Có thể có, và khi thoả mãn một số điều kiện cả về mặt chủ quan cũng như khách quan, mặc cảm ơ - đíp sẽ xuất hiện.
    Vì vậy, trong giáo dục trẻ, việc quan trọng là che chở, yêu thuơng nhưng cũng cần định huớng để trẻ sớm tự lập, có tích cách riêng. Có thể thấy nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều đồ vật, đến một độ tuổi nhất định nên cho trẻ ngủ riêng, yêu thương nhưng không để sự yêu thương của mình khiến trẻ cảm thấy được làm hộ và thoả mãn mọi thứ...
    - Tập cho trẻ phát triển tư duy sớm như tập đếm, tập xếp hình. Bởi vì chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ trẻ con thì đã có ý thức đâu, dạy làm sao tiếp thu được. Chúng chỉ cần ăn, ngủ, chơi là chính.
    - Đối với những trẻ nhút nhát, chúng lại càng có khuynh hướng co mình cần che chỏ, phải có hình thức giáo dục thích hợp phát triển tính tự tin, tránh mặc cảm, để trẻ dần tiếp xúc với bên ngoài. Đối với trẻ hiếu động, ngang bướng thì có lẽ ít có vấn đề về thích nghi hơn.
    Có thể thấy với việc có tư duy duy lý từ sớm và hài hoà với phát triển cảm xúc, trẻ sẽ dễ dàng hình thành nhận thức, tính tự chủ và quan tâm đến bên ngoài nhiều hơn, do đó mặc cảm ơ - đíp cũng như sự quá lệ thuộc vào ngưòi mẹ sẽ giảm bớt nhiều.
    Về việc dùng phân tâm trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm sự bình an thật sự của tâm hồn, dung hoà giữa cái tôi với những đòi hỏi hiện thực của cuộc sống...là những vấn đề cũng rất thiết thực. Xin hẹn vào các bài sau. Mong được trao đổi.
     
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 6
    Sự xuất hiện của phân tâm học là để giải thích và chữa các ca nhiễu tâm. Nhưng nhiễu tâm thì lại có nhiều kiểu và nhiều nguồn gốc. Trong phần này, tôi chỉ nói đến những nhiễu tâm mà con nguời có thể ngăn ngừa, hạn chế :
    Mặc cảm ơ - đíp với vấn đề về giáo dục con trẻ
    Theo Freud thì mặc cảm này là do đứa con thường có khuynh hướng ràng buộc với cha hay mẹ về mặt tính dục. Thế nhưng, nếu mở rộng quan điểm của Freud, ta có thể lý giải như sau:
    - Ngay từ trước khi được chào đời, đứa trẻ đã có một khoảng thời gian thông thường là 9 tháng 10 ngày trong bụng người mẹ. Do vậy, có có thể coi là một bộ phận của người mẹ đang dần được tách ra. Việc tách ra lúc sinh chỉ là tách ra về mặt cơ học. Để đứa trẻ là một thực thể độc lập hoàn toàn, có cá tính...cần phải nhiều thời gian nữa, tuỳ theo sự phát triển của đứa trẻ.
    Có thể thấy rằng, ngay khi được thụ thai rối mới sinh, đứa trẻ đã hầu như luôn tiếp xúc và được sự che chở của người mẹ. Rồi quá trình bú mẹ, lớn lên, trẻ luôn có xu hướng phụ thuộc vào người mẹ để cảm thấy thoả mãn, an toàn... Điều này là rất thực tế và hiển nhiên, trẻ có khuynh hướng gần và cần người mẹ. Nếu chấp nhận giả thuyết về tính dục xuất hiện từ rất sớm thì với một đối tượng đầu tư( của năng lượng tính dục) gần như duy nhất và hoàn hảo( người mẹ), việc yêu và gắn bó với người mẹ là điều có thể giải thích được.
    Theo tôi, vấn đề mặc cảm ơ đíp tuỳ thuộc vào các nhân tố sau:
    - Năng lượng tính dục của trẻ xuất hiện từ tuổi nào (3,4 tuổi hay sớm hoặc muộn hơn....)
    - Trẻ là người có xu hướng hướng ngoại hay hướng nội, hay các xu huớng tâm lý được di truyền ( vô thức tập thể) ở mức độ nào. Nếu trẻ được tiếp nhận nhiều vô thức tập thể qua di truyền, ở mức độ không chỉ là các phản xạ sinh học như bú...mà còn là các khuynh hướng như muốn được an toàn, yêu thương...thì việc trẻ gắn bó mật thiết với người mẹ nhiều là điều có thể chấp nhận được. Nếu trẻ có xu hướng hướng ngoại, đối tượng đầu tư năng lượng tính dục(libido) sẽ được phân tán, do đó có thể mặc cảm ơ đíp khó xuất hiện hơn.
    - Một giả thuyết nữa là nếu trong trường hợp di truyền, đứa trẻ được thừa hưởng từ bố nhiều hơn hay mẹ nhiều hơn. Mặc cảm ơ đíp dễ xuất hiện trong những đứa trẻ nếu là nam thì sẽ được kế thùa nhiều từ người bố, còn nếu là nữ thì ngược lại. Một tình yêu kiểu ơ đíp trong trường hợp này là một bản sao hay sự thoái lui về mặt thời gian của một tình yêu giữa bố và mẹ.
    Sự logic ở đây là nếu bố nó đã yêu mẹ nó vì mẹ nó hợp với bố nó thì đứa trẻ, do được kế thừa, mà theo lập luận của phân tâm, không phải mọi cái di truyền đều được ý thức nhận biết, sẽ đã có khuynh hướng yêu mẹ nó từ bé rồi ...
    Cũng từ những lập luận trên, có thể thấy việc kết luận mặc cảm ơ đíp là vô lý hoàn toàn cũng như việc bảo nó là có ở tất cả, đều là những phán đoán cực đoan. Có thể có, và khi thoả mãn một số điều kiện cả về mặt chủ quan cũng như khách quan, mặc cảm ơ - đíp sẽ xuất hiện.
    Vì vậy, trong giáo dục trẻ, việc quan trọng là che chở, yêu thuơng nhưng cũng cần định huớng để trẻ sớm tự lập, có tích cách riêng. Có thể thấy nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều đồ vật, đến một độ tuổi nhất định nên cho trẻ ngủ riêng, yêu thương nhưng không để sự yêu thương của mình khiến trẻ cảm thấy được làm hộ và thoả mãn mọi thứ...
    - Tập cho trẻ phát triển tư duy sớm như tập đếm, tập xếp hình. Bởi vì chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ trẻ con thì đã có ý thức đâu, dạy làm sao tiếp thu được. Chúng chỉ cần ăn, ngủ, chơi là chính.
    - Đối với những trẻ nhút nhát, chúng lại càng có khuynh hướng co mình cần che chỏ, phải có hình thức giáo dục thích hợp phát triển tính tự tin, tránh mặc cảm, để trẻ dần tiếp xúc với bên ngoài. Đối với trẻ hiếu động, ngang bướng thì có lẽ ít có vấn đề về thích nghi hơn.
    Có thể thấy với việc có tư duy duy lý từ sớm và hài hoà với phát triển cảm xúc, trẻ sẽ dễ dàng hình thành nhận thức, tính tự chủ và quan tâm đến bên ngoài nhiều hơn, do đó mặc cảm ơ - đíp cũng như sự quá lệ thuộc vào ngưòi mẹ sẽ giảm bớt nhiều.
    Về việc dùng phân tâm trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm sự bình an thật sự của tâm hồn, dung hoà giữa cái tôi với những đòi hỏi hiện thực của cuộc sống...là những vấn đề cũng rất thiết thực. Xin hẹn vào các bài sau. Mong được trao đổi.
     
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 7
    Các kiểu tính cách - Quan điểm phân tâm học.
    Đóng góp của Jung về hữu thức bao gồm phần quan trọng về các kiểu tính cách. Trong nỗ lực chia nhân cách thành các kiểu đã có 1 lịch sử lâu dài. Theo lối cũ, người ta thường chia làm 4 loại tính cách:
    tính cách mở, tính cách lạnh, tính nóng, tính u sầu.
    Dựa vào những kiến thức hiện đại, Jung và Kretschmer''''s chia loài người thành hai loại chính:
    Loại hướng nội và loại hướng ngoại.
    Trước 1 tình huống xảy ra, người hướng nội thường phản ứng tức thì là một tiếng "Không" trong suy nghĩ, và sau đó mới có phản ứng.
    Người hướng ngoại, trong tình huống tương tự, phản ứng tức thì,trông rất tự tin rằng mình đúng rõ ràng..
    Người hướng nội thường có phản ứng ban đầu là chối bỏ đối tượng bên ngoài, sau đó mới chấp nhận từ từ...
    Người hướng ngoại thì hướng năng lượng ra ngoài, thích thú với các trò chơi, cuộc thi sự kiện, đồ vật và con người. Anh ta thường bị thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài. Người hướng ngoại thường quảng giao và dễ thích nghi, dễ gần, thậm chí khi gặp bất đồng, người hướng ngoại thường tìm cách tiếp cận, thay vì bỏ trốn. Họ thích tranh cãi, thích áp đặt ý mình cho người khác.
    Người hướng nội, thông thường hướng năng lượng vào bên trong, tập trung vào những nhân tố chủ quan, bên trong, tưởng tượng và thường bị chi phối bởi thúc bách nội tâm. Họ thường thiếu tự tin trong quan hệ xã giao, có khuynh hướng trở nên khó gần, kô ưa hoạt động. Họ thường nhìn thấy các khuyết điểm của người khác hơn là ưu điểm, nên dễ dẫn đến hiểu nhầm người khác. Lâu dần, có thể hình thành các cách ứng xử chống đối, tâm lý mâu thuẫn, dao động trong các giá trị và cách sống.
    Ở phương Tây, người hưóng ngoại được ưa chuộng hơn. Họ thường được mô tả là cởi mở, dễ bảo. Người hướng nội thường được gán cho cái mác là coi mình là trung tâm.
    Một tính cách cân bằng bao gồm cả hai kiểu hướng nội và ngoại, nhưng thường thì một cái chiếm ưu thế, cái kia chìm vào vô thức. Không ai sống toàn vẹn một kiểu tính cách. Dù vậy, trong những khoảnh khắc nào đó, vô thức vẫn xảy ra theo một cách kô định trước.
    Chẳng hạn, một người hướng nội tính trầm và nhút nhát, bỗng nhiên lại rất nhiệt tình và lanh lợi trong những lĩnh vực mà anh ta thực sự thích, nhưng kô thể coi anh ta là hướng ngoại. Lúc hứng khởi, chẳng hạn anh ta sẽ nói huyên thuyên về 1 loài chim lạ với 1 người chả có chút hứng thú nào...
    Phần tiếp sẽ nói về những hiểu nhầm hay xảy ra giữa 1 người thiên về hướng nội và 1 người thiên về hướng ngoại.
     
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 7
    Các kiểu tính cách - Quan điểm phân tâm học.
    Đóng góp của Jung về hữu thức bao gồm phần quan trọng về các kiểu tính cách. Trong nỗ lực chia nhân cách thành các kiểu đã có 1 lịch sử lâu dài. Theo lối cũ, người ta thường chia làm 4 loại tính cách:
    tính cách mở, tính cách lạnh, tính nóng, tính u sầu.
    Dựa vào những kiến thức hiện đại, Jung và Kretschmer''''s chia loài người thành hai loại chính:
    Loại hướng nội và loại hướng ngoại.
    Trước 1 tình huống xảy ra, người hướng nội thường phản ứng tức thì là một tiếng "Không" trong suy nghĩ, và sau đó mới có phản ứng.
    Người hướng ngoại, trong tình huống tương tự, phản ứng tức thì,trông rất tự tin rằng mình đúng rõ ràng..
    Người hướng nội thường có phản ứng ban đầu là chối bỏ đối tượng bên ngoài, sau đó mới chấp nhận từ từ...
    Người hướng ngoại thì hướng năng lượng ra ngoài, thích thú với các trò chơi, cuộc thi sự kiện, đồ vật và con người. Anh ta thường bị thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài. Người hướng ngoại thường quảng giao và dễ thích nghi, dễ gần, thậm chí khi gặp bất đồng, người hướng ngoại thường tìm cách tiếp cận, thay vì bỏ trốn. Họ thích tranh cãi, thích áp đặt ý mình cho người khác.
    Người hướng nội, thông thường hướng năng lượng vào bên trong, tập trung vào những nhân tố chủ quan, bên trong, tưởng tượng và thường bị chi phối bởi thúc bách nội tâm. Họ thường thiếu tự tin trong quan hệ xã giao, có khuynh hướng trở nên khó gần, kô ưa hoạt động. Họ thường nhìn thấy các khuyết điểm của người khác hơn là ưu điểm, nên dễ dẫn đến hiểu nhầm người khác. Lâu dần, có thể hình thành các cách ứng xử chống đối, tâm lý mâu thuẫn, dao động trong các giá trị và cách sống.
    Ở phương Tây, người hưóng ngoại được ưa chuộng hơn. Họ thường được mô tả là cởi mở, dễ bảo. Người hướng nội thường được gán cho cái mác là coi mình là trung tâm.
    Một tính cách cân bằng bao gồm cả hai kiểu hướng nội và ngoại, nhưng thường thì một cái chiếm ưu thế, cái kia chìm vào vô thức. Không ai sống toàn vẹn một kiểu tính cách. Dù vậy, trong những khoảnh khắc nào đó, vô thức vẫn xảy ra theo một cách kô định trước.
    Chẳng hạn, một người hướng nội tính trầm và nhút nhát, bỗng nhiên lại rất nhiệt tình và lanh lợi trong những lĩnh vực mà anh ta thực sự thích, nhưng kô thể coi anh ta là hướng ngoại. Lúc hứng khởi, chẳng hạn anh ta sẽ nói huyên thuyên về 1 loài chim lạ với 1 người chả có chút hứng thú nào...
    Phần tiếp sẽ nói về những hiểu nhầm hay xảy ra giữa 1 người thiên về hướng nội và 1 người thiên về hướng ngoại.
     
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 8 ​
    (tiếp)
    Sự khác nhau giữa hướng nội và hướng ngoại dường như được biểu hiện trong giai đoạn rất sớm của cuộc sống, do đó có thể dựa vào đó để nói là do bẩm sinh. Người ta có thể nhìn thấy cả người hướng ngoại và hướng nội trong cùng 1 gia đình, nhưng thật không may cho người hướng nội, đôi lúc họ bị cái bóng của những người anh chị em hướng ngoại của mình che lấp.
    Dấu hiệu sớm nhất của người hướng ngoại là thích nghi một cách nhanh chóng, và rất chú ý tới bên ngoài, đặc biệt là những đối tượng tác động lên chúng. Chúng không hề e dè, cứ lớn và sống với sự tin tưởng. Chúng dễ chấp nhận, theo cách thức tự do. Nhìn từ ngoài, chúng có vẻ phát triển nhanh hơn trẻ hướng nội, vì chúng ít thận trọng, và đưong nhiên, ít sợ hãi. Có cảm tưởng như kô có rào cản giữa chúng và đối tượng bên ngoài, nên chúng có thể chơi đùa tự do và học hỏi thông qua đó. Chúng rất thích chơi để học, thích mạo hiểm, có khuynh hướng cực đoan khi chơi. Chúng bị cuốn rũ bởi tất cả những gì bí mật.
    Kiểu hướng ngoại dễ thân thiện với cả gia đình và nhà trường. Chúng được mô tả là "ngoan", "dễ bảo" và thường thì được đánh giá cao hơn năng lực thực tế, nhất là trong những lúc khởi đầu, khi năng lực của chúng gây được ấn tượng tốt.
    Trẻ hướng nội thì hay xấu hổ và nhút nhát. Chúng ngại rơi vào các hoàn cảnh mới, thậm chí tiếp cận đồ vật lạ với thái độ thận trọng, đôi khi cả sợ hãi. Chúng thích chơi một mình, thích sở hữu riêng hơn là chơi và sở hữu với bạn bè. Bởi vì biết là hướng ngoại được ưa thích hơn, những trẻ hướng nội thường hay lo âu trước bố mẹ, nhưng thực tế thì chúng cũng "bình thường" và thông minh như những đứa trẻ khác. Chúng hay trầm ngâm và nghi ngờ, thường có một cuộc sống tưởng tượng phong phú. Điều chúng cần nhất có lẽ là thời gian để phát triển những sở đoản, và học cách sống thoải mái như ở nhà trong XH.
    Những người hướng ngoại trưởng thành thì dễ gần, họ dễ giao lưu và thích thú với xung quanh. Họ thích tổ chức, kết bạn, hội hè. Thường thì họ nhanh nhẹn và xét toàn cục, họ có ích; đấy là kiểu người thích hợp với kinh doanh và hoạt động xã hội. Những trí thức hướng ngoại có nhiều phẩm chất tương đồng, và họ thường làm việc tập thể rất có hiệu quả; tạo những mối quan hệ tốt...
    Người hướng ngoại lạc quan và nhiệt tình nhưng sự nhiệt tình đó không phải bao giờ cũng tốt. Cũng như vậy, họ có thể dễ dàng tạo và huỷ bỏ các mối quan hệ 1 cách nhanh chóng.
    Điểm yếu của người hướng ngoại là khuynh hướng thiển cận và phụ thuộc vào việc tạo ra các ấn tượng mạnh, trong đó họ vừa là nguời diễn, vừa là khán giả. Họ kô thích một mình, và ít suy ngẫm, do đó ít khi tự phê. Do đó, họ thường quyến rũ bên ngoài hơn là gia đình, nơi họ bị nhìn thực đúng với thực chất hơn. Bởi vì họ dễ được XH chấp nhận, nên họ cũng dễ dàng chấp nhận đạo đức cũng như sự phê phán, và dễ sống theo khuôn phép, truyền thống; do đó họ là những người tuyệt đối cần thiết và hữu dụng cho bất cứ cộng đồng nào.
    Người hướng nội, không thích giao du và thường cảm thấy cô đơn trong chỗ đông người. Họ thuờng nhậy cảm và sợ bị cười, nhưng họ thường kém năng lực trong giao tiếp, cư xử. Họ thường vụng về, trực tính, tỉ mẩn, đôi lúc đến nực cười. Họ thường sống rất có lương tâm, bi quan, khó tính, và thường ít bộc lộ những phẩm chất tốt nhất của mình, do đó thường dễ bị hiểu nhầm. Bởi vì họ thường chỉ nhìn thấy những điều gần với mình, thiện chí với mình, nên họ thường kém quan sát, và do vậy, kém thành đạt hơn người hướng ngoại. Bởi vì thường kô sử dụng sức lực để gây ấn tượng với người khác,hoặc lãng phí thông qua các hoạt động XH vô bổ, nên họ thường có những kiến thức ít phổ thông, và có thể phát triển một số năng khiếu trên mức trung bình.
    Người hướng nội thường ở trạng thái tốt nhất khi 1 mình, hay trong 1 nhóm nhỏ những người quen. Họ thích triết lý và sách vở, ít hứng thú với các hoạt động. Họ thường có cái nhìn phê phán hơn là chấp nhận. Họ hay dị ứng với những cái được tung hô. Cách nhìn phê phán độc lập và ít tuân thủ khuôn phép có thể có giá trị nếu được hiểu đúng và được dùng. Bù lại sự thiếu linh hoạt họ có thể là những nguời bạn tốt và trung thành.
    Thật không may là hai kiểu người này có xu hướng nhìn thấy những mặt xấu của nhau; người hướng ngoại coi kẻ hướng nội như là kẻ lấy mình là trung tâm và đần độn; người hướng nội nhìn kẻ hướng ngoại là hời hợt, không chân thành.
     
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 8 ​
    (tiếp)
    Sự khác nhau giữa hướng nội và hướng ngoại dường như được biểu hiện trong giai đoạn rất sớm của cuộc sống, do đó có thể dựa vào đó để nói là do bẩm sinh. Người ta có thể nhìn thấy cả người hướng ngoại và hướng nội trong cùng 1 gia đình, nhưng thật không may cho người hướng nội, đôi lúc họ bị cái bóng của những người anh chị em hướng ngoại của mình che lấp.
    Dấu hiệu sớm nhất của người hướng ngoại là thích nghi một cách nhanh chóng, và rất chú ý tới bên ngoài, đặc biệt là những đối tượng tác động lên chúng. Chúng không hề e dè, cứ lớn và sống với sự tin tưởng. Chúng dễ chấp nhận, theo cách thức tự do. Nhìn từ ngoài, chúng có vẻ phát triển nhanh hơn trẻ hướng nội, vì chúng ít thận trọng, và đưong nhiên, ít sợ hãi. Có cảm tưởng như kô có rào cản giữa chúng và đối tượng bên ngoài, nên chúng có thể chơi đùa tự do và học hỏi thông qua đó. Chúng rất thích chơi để học, thích mạo hiểm, có khuynh hướng cực đoan khi chơi. Chúng bị cuốn rũ bởi tất cả những gì bí mật.
    Kiểu hướng ngoại dễ thân thiện với cả gia đình và nhà trường. Chúng được mô tả là "ngoan", "dễ bảo" và thường thì được đánh giá cao hơn năng lực thực tế, nhất là trong những lúc khởi đầu, khi năng lực của chúng gây được ấn tượng tốt.
    Trẻ hướng nội thì hay xấu hổ và nhút nhát. Chúng ngại rơi vào các hoàn cảnh mới, thậm chí tiếp cận đồ vật lạ với thái độ thận trọng, đôi khi cả sợ hãi. Chúng thích chơi một mình, thích sở hữu riêng hơn là chơi và sở hữu với bạn bè. Bởi vì biết là hướng ngoại được ưa thích hơn, những trẻ hướng nội thường hay lo âu trước bố mẹ, nhưng thực tế thì chúng cũng "bình thường" và thông minh như những đứa trẻ khác. Chúng hay trầm ngâm và nghi ngờ, thường có một cuộc sống tưởng tượng phong phú. Điều chúng cần nhất có lẽ là thời gian để phát triển những sở đoản, và học cách sống thoải mái như ở nhà trong XH.
    Những người hướng ngoại trưởng thành thì dễ gần, họ dễ giao lưu và thích thú với xung quanh. Họ thích tổ chức, kết bạn, hội hè. Thường thì họ nhanh nhẹn và xét toàn cục, họ có ích; đấy là kiểu người thích hợp với kinh doanh và hoạt động xã hội. Những trí thức hướng ngoại có nhiều phẩm chất tương đồng, và họ thường làm việc tập thể rất có hiệu quả; tạo những mối quan hệ tốt...
    Người hướng ngoại lạc quan và nhiệt tình nhưng sự nhiệt tình đó không phải bao giờ cũng tốt. Cũng như vậy, họ có thể dễ dàng tạo và huỷ bỏ các mối quan hệ 1 cách nhanh chóng.
    Điểm yếu của người hướng ngoại là khuynh hướng thiển cận và phụ thuộc vào việc tạo ra các ấn tượng mạnh, trong đó họ vừa là nguời diễn, vừa là khán giả. Họ kô thích một mình, và ít suy ngẫm, do đó ít khi tự phê. Do đó, họ thường quyến rũ bên ngoài hơn là gia đình, nơi họ bị nhìn thực đúng với thực chất hơn. Bởi vì họ dễ được XH chấp nhận, nên họ cũng dễ dàng chấp nhận đạo đức cũng như sự phê phán, và dễ sống theo khuôn phép, truyền thống; do đó họ là những người tuyệt đối cần thiết và hữu dụng cho bất cứ cộng đồng nào.
    Người hướng nội, không thích giao du và thường cảm thấy cô đơn trong chỗ đông người. Họ thuờng nhậy cảm và sợ bị cười, nhưng họ thường kém năng lực trong giao tiếp, cư xử. Họ thường vụng về, trực tính, tỉ mẩn, đôi lúc đến nực cười. Họ thường sống rất có lương tâm, bi quan, khó tính, và thường ít bộc lộ những phẩm chất tốt nhất của mình, do đó thường dễ bị hiểu nhầm. Bởi vì họ thường chỉ nhìn thấy những điều gần với mình, thiện chí với mình, nên họ thường kém quan sát, và do vậy, kém thành đạt hơn người hướng ngoại. Bởi vì thường kô sử dụng sức lực để gây ấn tượng với người khác,hoặc lãng phí thông qua các hoạt động XH vô bổ, nên họ thường có những kiến thức ít phổ thông, và có thể phát triển một số năng khiếu trên mức trung bình.
    Người hướng nội thường ở trạng thái tốt nhất khi 1 mình, hay trong 1 nhóm nhỏ những người quen. Họ thích triết lý và sách vở, ít hứng thú với các hoạt động. Họ thường có cái nhìn phê phán hơn là chấp nhận. Họ hay dị ứng với những cái được tung hô. Cách nhìn phê phán độc lập và ít tuân thủ khuôn phép có thể có giá trị nếu được hiểu đúng và được dùng. Bù lại sự thiếu linh hoạt họ có thể là những nguời bạn tốt và trung thành.
    Thật không may là hai kiểu người này có xu hướng nhìn thấy những mặt xấu của nhau; người hướng ngoại coi kẻ hướng nội như là kẻ lấy mình là trung tâm và đần độn; người hướng nội nhìn kẻ hướng ngoại là hời hợt, không chân thành.
     
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 9
    Phân biệt giữa bản năng và vô t hức tập thể
    Mình thử tham gia trong việc phân biệt giữa cái bản năng và vô thức theo sự hiểu biết của mình xem sao nhé. Mong các bạn góp ý:
    "Một đặc điểm trong vô thức tập thể là nguồn gốc di truyền của nó - không giống như vô thức cá nhân đến từ kinh nghiệm cá nhân. Vô thức tập thể được tạo nên bởi các cổ mẫu (archetype), đó là các hình thức tiền tồn hay những hình thức nguyên thuỷ. Jung cho rằng các bản năng [những xu hướng bẩm sinh không biết] rất gần với các cổ mẫu, đến mức mà trên thực tế thì có một lý do đủ độ tin cậy khi cho rằng các cổ mẫu là những hình ảnh vô thức của chính những bản năng, hay nói cách khác chúng là khuôn mẫu của các hành vi bản năng."
    (Trích từ cuốn "Jung đã thực sự nói gì" . Tác giả Bùi Lưu Phi Khanh. NXB Văn hoá thông tin 2002)
    Với định nghĩa nói trên, có thể coi vô thức tập thể được tạo ra(lấy chất liệu) từ bản năng dưới hình thức các kiểu, các kiểu này gọi là cổ mẫu. Hiểu nôm na thì vô thức tập thể được hiểu như là sản phẩm đầu ra, đầu vào là các bản năng, các bản năng này được nhào nặn theo cái khuôn là các cổ mẫu.
    Thực tế thì bản năng thường được coi như cái nguyên sơ, khi một cá nhân sinh ra, anh ta đã có bản năng được qui định theo gen di truyền. Nhưng để thành vô thức, tức là nó đã phải trải qua một quá trình được định hướng nhờ các cổ mẫu. Và khi thành vô thức, được gọi là vô thức, nó thường được gắn (đi kèm với) một kết cục.
    Còn bản năng, có thể ngầm ẩn bên trong một cá nhân mà không bao giờ bộc lộ. Có những người có thể kìm chế bản năng suốt đời. Còn khi một một người làm một hành động mà anh ta không kiểm soát được, thông thường nó liên quan trực tiếp đến vô thức, cái vô thức đó được sinh từ bản năng.
    Nhưng trong ngôn ngữ thông thường, một hành động theo bản năng thường là một hành động chống ý thức, tức là vẫn có hiện diện của ý thức, nhưng ta không theo nó, mà theo cái nhu cầu của bản năng. Chẳng hạn như hành động cưỡng hiếp phụ nữ. Trong khi đó, một hành động vô thức thường là hành động không có sự hiện diện của ý thức, và ta hoàn toàn bất ngờ, như những giấc mơ, phút xuất thần của nghệ sĩ, và một hành động tàn ác phi nhân tính mà chính bản thân người đó sau đó cũng thấy khó hiểu như phút lên cơn của một người mắc chứng tâm thần (có thể lấy ví dụ là hành động của kẻ giết người hàng loạt), hay như một cú sét ái tình, có thể yêu một người trước đây ta không hình dung nổi sẽ yêu ngay lần gặp đầu tiên.
    Có thể tạm đưa ra sơ đồ :
    (1) Bản năng ----------->Vô thức tập thể---------->Ý thức + phần dồn nénI(ý thức không nhận thức được) + phần dồn nénII (ý thức lúc đầu chấp nhận hay nhận thức được nhưng do không được thoả mãn hay do sự cấm kỵ của nhiều yếu tố nên bị dồn nén)
    (2) Phần dồn nén II ------->vô thức cá nhân ========> Ý thức(một phần)
    (A)
    (3) Phần dồn nén I---------> vô thức tập thể ========> Ý thức(một phần)
    (B)
    Lưu ý:
    * ------- : Đó là xu hướng tất yếu. Phép biến đổi này là gần như hoàn toàn.
    ** ==== : Đó là xu hướng có thể biến đổi nhờ sự tác động chủ quan của con người. Phép biến đổi này không hoàn toàn, nghĩa là chắc chắn vẫn còn vô thức can nhân(A) và vô thức tập thể (B).
    *** Sản phẩm cuối trong sơ đồ (1) là cấu trúc của tâm thần của con người.
     
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 9
    Phân biệt giữa bản năng và vô t hức tập thể
    Mình thử tham gia trong việc phân biệt giữa cái bản năng và vô thức theo sự hiểu biết của mình xem sao nhé. Mong các bạn góp ý:
    "Một đặc điểm trong vô thức tập thể là nguồn gốc di truyền của nó - không giống như vô thức cá nhân đến từ kinh nghiệm cá nhân. Vô thức tập thể được tạo nên bởi các cổ mẫu (archetype), đó là các hình thức tiền tồn hay những hình thức nguyên thuỷ. Jung cho rằng các bản năng [những xu hướng bẩm sinh không biết] rất gần với các cổ mẫu, đến mức mà trên thực tế thì có một lý do đủ độ tin cậy khi cho rằng các cổ mẫu là những hình ảnh vô thức của chính những bản năng, hay nói cách khác chúng là khuôn mẫu của các hành vi bản năng."
    (Trích từ cuốn "Jung đã thực sự nói gì" . Tác giả Bùi Lưu Phi Khanh. NXB Văn hoá thông tin 2002)
    Với định nghĩa nói trên, có thể coi vô thức tập thể được tạo ra(lấy chất liệu) từ bản năng dưới hình thức các kiểu, các kiểu này gọi là cổ mẫu. Hiểu nôm na thì vô thức tập thể được hiểu như là sản phẩm đầu ra, đầu vào là các bản năng, các bản năng này được nhào nặn theo cái khuôn là các cổ mẫu.
    Thực tế thì bản năng thường được coi như cái nguyên sơ, khi một cá nhân sinh ra, anh ta đã có bản năng được qui định theo gen di truyền. Nhưng để thành vô thức, tức là nó đã phải trải qua một quá trình được định hướng nhờ các cổ mẫu. Và khi thành vô thức, được gọi là vô thức, nó thường được gắn (đi kèm với) một kết cục.
    Còn bản năng, có thể ngầm ẩn bên trong một cá nhân mà không bao giờ bộc lộ. Có những người có thể kìm chế bản năng suốt đời. Còn khi một một người làm một hành động mà anh ta không kiểm soát được, thông thường nó liên quan trực tiếp đến vô thức, cái vô thức đó được sinh từ bản năng.
    Nhưng trong ngôn ngữ thông thường, một hành động theo bản năng thường là một hành động chống ý thức, tức là vẫn có hiện diện của ý thức, nhưng ta không theo nó, mà theo cái nhu cầu của bản năng. Chẳng hạn như hành động cưỡng hiếp phụ nữ. Trong khi đó, một hành động vô thức thường là hành động không có sự hiện diện của ý thức, và ta hoàn toàn bất ngờ, như những giấc mơ, phút xuất thần của nghệ sĩ, và một hành động tàn ác phi nhân tính mà chính bản thân người đó sau đó cũng thấy khó hiểu như phút lên cơn của một người mắc chứng tâm thần (có thể lấy ví dụ là hành động của kẻ giết người hàng loạt), hay như một cú sét ái tình, có thể yêu một người trước đây ta không hình dung nổi sẽ yêu ngay lần gặp đầu tiên.
    Có thể tạm đưa ra sơ đồ :
    (1) Bản năng ----------->Vô thức tập thể---------->Ý thức + phần dồn nénI(ý thức không nhận thức được) + phần dồn nénII (ý thức lúc đầu chấp nhận hay nhận thức được nhưng do không được thoả mãn hay do sự cấm kỵ của nhiều yếu tố nên bị dồn nén)
    (2) Phần dồn nén II ------->vô thức cá nhân ========> Ý thức(một phần)
    (A)
    (3) Phần dồn nén I---------> vô thức tập thể ========> Ý thức(một phần)
    (B)
    Lưu ý:
    * ------- : Đó là xu hướng tất yếu. Phép biến đổi này là gần như hoàn toàn.
    ** ==== : Đó là xu hướng có thể biến đổi nhờ sự tác động chủ quan của con người. Phép biến đổi này không hoàn toàn, nghĩa là chắc chắn vẫn còn vô thức can nhân(A) và vô thức tập thể (B).
    *** Sản phẩm cuối trong sơ đồ (1) là cấu trúc của tâm thần của con người.
     
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Bài 10 : Tâm trí là gì?​
    Tâm trí là gì?
    Khi con người sinh ra, có hình hài thể chất, và trong đó có hệ thần kinh. KHi bị kích thích, nhờ có hệ thần kinh, con người có cảm giác: đau, lạnh, nóng...
    Dần dần con người biết phân biệt các kích thích. Tứ đó lựa chọn để tránh những kích thích gây cảm giác khó chịu, và tìm kiếm, nghĩ cách đạt được những cảm giác dễ chịu
    Cái chọn, nghĩ cách đó là bước đầu của tư duy( thingking)
    Dần dà, khi phát triển lên, các cảm giác(sense) được gia cố lâu và lặp tại trong tâm trí tạo nên cảm xúc và tâm trạng(feeling). Đồng thời có một dạng luôn ngầm ẩn đó là trực giác( intution)
    Như vậy, cảm giác, tư duy, tâm trạng, trực giác là bốn thành phần của tâm trí. Đó cũng là biểu hiện nhìn thấy được của tâm trí( bản thân tâm trí kô nhìn thấy được)
    Còn một biểu hiện khác của tâm trí: Đó là với mỗi cảm xúc, cảm giác, tư duy khác nhau, đều có một vùng não với những tế bào não tương ứng hoạt động. Chẳng hạn như lo sợ, giận giữ, mơ mộng, ...Đó là biểu hiện về thể chất của tâm trí.
    Kô có gì đối lập với tâm trí. Hệ thần kinh là tổ chức quan trọng nhất của tâm trí.( Nhưng kô phải là tất cả. Để hình thành tâm trí còn phải có máu,...)
    Như vậy, cảm giác rồi sau đó là cảm xúc là khởi thuỷ của các hình thức tư duy trong tâm trí( mà tôi gọi trên là lý trí)
    Khi các nhà theo Phật học muốn đạt tới "NGỘ", một trạng thái của tâm trí mà họ gọi là vô tâm trí, phi thời gian, họ đã thủ tiêu tâm trạng( ý chí, tưởng tượng), lọc đi cái nguồn của tư duy( cảm xúc, cảm giác: Vì nhờ tưởng tượng mình được sung sướng, được dễ chịu, người ta mới tham vọng, mói ý chí, mới tư tưởng...). KHi đó tư duy( thinking) còn tồn tại, nhưng dưới dạng trực nhận ( có nguồn gốc là trực giác). Họ gọi đó là niết bàn. Tất nhiên, như thế thì làm gì có đấu tranh. Tôi đâu có nói Đức phật đấu tranh. Bên trong là từ của tôi. Đức Phật kô có bên trong, bên ngoài. Tất cả, tâm trí rỗng, tâm thể, cũng như cây cỏ, hoa là, đều là MỘT.
    Nhưng để đi tới cái đó, Đức Phật cũng đã từng có lý trí, ham muốn thôi thúc,ham muốn đạt tới cái gì đó, ham muốn trốn cuộc đời, ham muốn tự mình chứng nghiệm chân lý ( điển hình qua tác phẩm Câu truyện của Dòng sông). Và do đó, vô hình lý trí theo kiểu đó) để bỏ đi những kiểu tư duy( thinking) có nguồn gốc từ cảm giác, cảm xúc, chỉ còn lại tư duy "trực thức".
    Ỏ đây, kô cắt cảm giác, cảm xúc, mà cắt bằng cách nói cái muốn đạt được là vô nghĩa, vì nó không phải là tay, không phải là chân, cũng kô phải là đôi đũa thần. Nó đơn thuần chỉ là tuởng tượng.
    Như vậy, chặt đi cảm giác, cảm xúc bằng một con đường khá hoàn hảo. Vì chỉ có khát vọng , động lực, ham muốn...tức là tưởng tượng ta mới có nhiều cơ hội, một cách chủ động đạt đến cái cảm giác, cảm xúc mà ta mong muốn. (Lý tưởng cũng là một loại cảm xúc được kết tinh. NGười ta hướng đến lý tưởng vè nó có giá trị cảm xúc đẹp.) Tất nhiên, không phải là mất hết cảm xúc, cảm giác, nhưng theo cách trực thức( tính trực giác nhiều), và cũng kô mất tư duy, mà ngược lại, lên một loại tư duye gọi là NGỘ( kô có động lực từ cảm giác, cảm xúc quá khứ).
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này