1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 13/02/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2

    Cảm ơn Ndungtuan đã góp ý. Đúng là viết vội nên hơi ẩu.
    Riêng về dùng cái vô thức hay vô thức thì trong các sách dịch mà tôi đọc, dịch giả dùng cái vô thức (trong cùng ngữ cảnh), nên tôi cũng dùng theo mà không chú ý lắm.
    Tôi thấy bạn cũng có lý, khi nói cái, thường người ta hay nói tới vật ... xác định được, hay cái cụ thể, hay để phân biệt (như các dịch giả VN thường dịch cái Ấy, cái Tôi, cái Siêu Tôi khi dịch Freud). Trong khi vô thức, thì lại không xác định, mà cũng lại không biết giống, nên cách dùng tốt hơn là để nguyên vô thức chuyển ngữ từ tiếng Anh.( không như cái siêu tôi trong tiếng Pháp là le sur moi, không biết có đúng kô?) Hơn nữa trong văn cảnh trên, nếu không dùng cái hữu thức thì cũng không dùng cái vô thức để đảm bảo nhất quán.
    Tóm lại, việc sửa của bạn đặt lại vấn đề sử dụng từ ngữ rất hay, và đã làm cho bài của tôi từ ngữ nhất quán, chính xác hơn
    Cảm ơn vì đã tham gia.
     
  2. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Một vài sơ đồ tâm lý thông thường:
    Hãy hình dung các suy nghĩ trong một thời gian 1 tiếng đồng hồ của nhân vật X tôi lấy làm ví dụ:
    Về gia đình: Con mình sáng nay bị đau bụng.--->Chiều không biết có đỡ không. ...
    Về công việc: Chiều nay lại phải lập kế hoạch---> Các con số hôm qua chưa chuẩn lắm----> Lại mệt đây
    Về quan hệ: Anh Nam nhà mình dạo này có vẻ hơi sao nhãng việc nhà----> KHông biết có bồ mới không?
    Về tương lai: Mình đã già rồi----> KHông có hứng thú với cái gì mới cả----> Khả năng tư duy, trí nhớ sa sút tệ....
    Tham vọng :
    (1)Muốn có chứng chỉ IELTS ---->(2)Định học thêm tiếng Anh---->(3)Định chọn một nơi học tốt, một cách học hiệu quả với TG hạn hẹp----->(4) Tìm nguồn thông tin về học tiếng Anh.
    Đế tham vọng này biến thành hành động dựa vào nhiều nhân tố:
    a- (1)có đủ lớn hay không
    b- Ý thức khả năng cá nhân để đạt được (1)
    c -Các trở ngại trong việc thực hiện các ---->
    a,b,c phụ thuộc vào những kinh nghiệm quá khứ tương tự.
    Nếu trong quá khứ hay thành công, hoặc còn trẻ (a) sẽ chiếm ưu thế trong đầu. Muốn điều gì thường có cảm xúc sung sướng kèm theo với việc đạt điều đó.
    Nếu nhiều lần thất bại (b) sẽ chiếm ưu thế
    Nếu lười nhác và khả năng lập kế hoạch kém thì (c) sẽ không rõ ràng...
    Nếu trong trường hợp (a) không nhiều và không chiếm ưu thế, thì thông thường bạn sẽ rơi vào trạng thái an phận, suy nghĩ theo lối mòn, cuộc sống ít cái mới.
    Chỉ cần bạn phá vỡ một trong các sơ đồ suy nghĩ mô tả trên về công việc, mối quan hệ...hay tìm mỗi sơ đồ mới cho mỗi ngày, bạn sẽ thấy cuộc sống mới mẻ và thú vị hơn.
    Thậm chí cải thiện được rất nhiều trong trường hợp trầm cảm.
  3. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Một vài sơ đồ tâm lý thông thường:
    Hãy hình dung các suy nghĩ trong một thời gian 1 tiếng đồng hồ của nhân vật X tôi lấy làm ví dụ:
    Về gia đình: Con mình sáng nay bị đau bụng.--->Chiều không biết có đỡ không. ...
    Về công việc: Chiều nay lại phải lập kế hoạch---> Các con số hôm qua chưa chuẩn lắm----> Lại mệt đây
    Về quan hệ: Anh Nam nhà mình dạo này có vẻ hơi sao nhãng việc nhà----> KHông biết có bồ mới không?
    Về tương lai: Mình đã già rồi----> KHông có hứng thú với cái gì mới cả----> Khả năng tư duy, trí nhớ sa sút tệ....
    Tham vọng :
    (1)Muốn có chứng chỉ IELTS ---->(2)Định học thêm tiếng Anh---->(3)Định chọn một nơi học tốt, một cách học hiệu quả với TG hạn hẹp----->(4) Tìm nguồn thông tin về học tiếng Anh.
    Đế tham vọng này biến thành hành động dựa vào nhiều nhân tố:
    a- (1)có đủ lớn hay không
    b- Ý thức khả năng cá nhân để đạt được (1)
    c -Các trở ngại trong việc thực hiện các ---->
    a,b,c phụ thuộc vào những kinh nghiệm quá khứ tương tự.
    Nếu trong quá khứ hay thành công, hoặc còn trẻ (a) sẽ chiếm ưu thế trong đầu. Muốn điều gì thường có cảm xúc sung sướng kèm theo với việc đạt điều đó.
    Nếu nhiều lần thất bại (b) sẽ chiếm ưu thế
    Nếu lười nhác và khả năng lập kế hoạch kém thì (c) sẽ không rõ ràng...
    Nếu trong trường hợp (a) không nhiều và không chiếm ưu thế, thì thông thường bạn sẽ rơi vào trạng thái an phận, suy nghĩ theo lối mòn, cuộc sống ít cái mới.
    Chỉ cần bạn phá vỡ một trong các sơ đồ suy nghĩ mô tả trên về công việc, mối quan hệ...hay tìm mỗi sơ đồ mới cho mỗi ngày, bạn sẽ thấy cuộc sống mới mẻ và thú vị hơn.
    Thậm chí cải thiện được rất nhiều trong trường hợp trầm cảm.
  4. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!!
    Trong thời gian qua, có một số bạn đã liên hệ với tôi theo địa chỉ mail khanhlq75@yahoo.com (nick dumb cũ).
    Rất cảm ơn sự hợp tác của các bạn.
    Để tiếp tục công việc đưa ứng dụng tâm lý trong cuộc sống cũng như chữa các bệnh liên quan đến tâm lý - tâm thần như nhiễu tâm ám ảnh, hoang tưởng, tâm thần phân liệt - trầm cảm, hưng trầm cảm, các vấn đề phát triển tâm lý trẻ em...,rất mong sự góp ý và tham gia nhiệt tình hơn nữa của các bạn.
    Cũng với mong muốn đưa kiến thức tích luỹ trong nhiều năm về lĩnh vực tâm lý - tâm thần vào việc giúp đỡ mọi người, tôi sẵn lòng nhận tư vấn mọi vấn đề liên quan đến tâm lý - tâm thần như nêu trên.
    Mọi liên hệ xin thực hiện qua địa chỉ trên.
    Thân mến!!
  5. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!!
    Trong thời gian qua, có một số bạn đã liên hệ với tôi theo địa chỉ mail khanhlq75@yahoo.com (nick dumb cũ).
    Rất cảm ơn sự hợp tác của các bạn.
    Để tiếp tục công việc đưa ứng dụng tâm lý trong cuộc sống cũng như chữa các bệnh liên quan đến tâm lý - tâm thần như nhiễu tâm ám ảnh, hoang tưởng, tâm thần phân liệt - trầm cảm, hưng trầm cảm, các vấn đề phát triển tâm lý trẻ em...,rất mong sự góp ý và tham gia nhiệt tình hơn nữa của các bạn.
    Cũng với mong muốn đưa kiến thức tích luỹ trong nhiều năm về lĩnh vực tâm lý - tâm thần vào việc giúp đỡ mọi người, tôi sẵn lòng nhận tư vấn mọi vấn đề liên quan đến tâm lý - tâm thần như nêu trên.
    Mọi liên hệ xin thực hiện qua địa chỉ trên.
    Thân mến!!
  6. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý học về sự đồng cảm.
    Sự đồng cảm là việc cảm thấy được những cảm xúc, tâm trạng của người khác, và hưởng ứng nó trên bản thân mình. Người xưa thường ví sự đồng cảm giữa mẹ và con như : Mỗi lần nó kêu , lòng tôi như cắt lại.
    Ai đã làm mẹ, chắc hẳn sẽ có tình cảm này.
    Nhưng chẳng nhẽ, phải khi ta rất lớn, là bố mẹ, ta mới có thể, đặt mình trong tâm trạng người khác hay sao?
    Thực sự thì, đối với tôi, viết về cái này cực khó, bởi tôi hấp thụ khá nhiều về cái gọi là lợi ích cá nhân, và tôi thường quan tâm đến người khác thì cũng để người ta tốt lại với mình. Nhưng tôi cho rằng mình không là thiểu số, và với những bước đi trong việc tìm hiểu trí tuệ xúc cảm, tôi đã hiểu đồng cảm với người khác là thế nào, và tác dụng của nó ra sao.
    Đồng cảm, trong chốc lát, ta đã được sống thêm một cuộc đời, vui với niềm vui của người khác, và có thể khổ cùng họ. Những trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, trầm cảm có thể rất khó trong việc đồng cảm với người khác, nó vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả. Trong TH này, sự can thiệp từ bên ngoài, là cú hích quan trọng, và là bước đầu tiên của việc phá vỡ lề thói trên. Rất nhiều những hiện tượng tâm lý như bạo lực,.gây hấn...là hậu quả của sự thiếu đồng cảm.
    Đắc nhân tâm chỉ thành công khi ta có sự quan tâm thực sự đến người khác. Bạn có thể coi thường một số người là nịnh bợ, nhưng nếu nhìn tích cực, những người nịnh bợ giỏi thường là những người rất có năng lực hiểu người khác. Chỉ có cái tâm mới phân biệt họ là kẻ cơ hội hay người tốt bụng.
    Nói lên ví dụ đó đê thấy nó là một trong những năng lực quan trọng để thiết lập quan hệ và thành đạt trong kinh doanh.
    Đồng cảm, còn là cơ hội để ta thoát khỏi cá nhân trong những trường hợp buồn phiền...
  7. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý học về sự đồng cảm.
    Sự đồng cảm là việc cảm thấy được những cảm xúc, tâm trạng của người khác, và hưởng ứng nó trên bản thân mình. Người xưa thường ví sự đồng cảm giữa mẹ và con như : Mỗi lần nó kêu , lòng tôi như cắt lại.
    Ai đã làm mẹ, chắc hẳn sẽ có tình cảm này.
    Nhưng chẳng nhẽ, phải khi ta rất lớn, là bố mẹ, ta mới có thể, đặt mình trong tâm trạng người khác hay sao?
    Thực sự thì, đối với tôi, viết về cái này cực khó, bởi tôi hấp thụ khá nhiều về cái gọi là lợi ích cá nhân, và tôi thường quan tâm đến người khác thì cũng để người ta tốt lại với mình. Nhưng tôi cho rằng mình không là thiểu số, và với những bước đi trong việc tìm hiểu trí tuệ xúc cảm, tôi đã hiểu đồng cảm với người khác là thế nào, và tác dụng của nó ra sao.
    Đồng cảm, trong chốc lát, ta đã được sống thêm một cuộc đời, vui với niềm vui của người khác, và có thể khổ cùng họ. Những trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, trầm cảm có thể rất khó trong việc đồng cảm với người khác, nó vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả. Trong TH này, sự can thiệp từ bên ngoài, là cú hích quan trọng, và là bước đầu tiên của việc phá vỡ lề thói trên. Rất nhiều những hiện tượng tâm lý như bạo lực,.gây hấn...là hậu quả của sự thiếu đồng cảm.
    Đắc nhân tâm chỉ thành công khi ta có sự quan tâm thực sự đến người khác. Bạn có thể coi thường một số người là nịnh bợ, nhưng nếu nhìn tích cực, những người nịnh bợ giỏi thường là những người rất có năng lực hiểu người khác. Chỉ có cái tâm mới phân biệt họ là kẻ cơ hội hay người tốt bụng.
    Nói lên ví dụ đó đê thấy nó là một trong những năng lực quan trọng để thiết lập quan hệ và thành đạt trong kinh doanh.
    Đồng cảm, còn là cơ hội để ta thoát khỏi cá nhân trong những trường hợp buồn phiền...
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Ý nghĩa cuộc đời
    Tôi hiện nay gần 30, nhưng đôi lúc đã cảm thấy mính sống đủ, trải đủ. Muốn bàn đôi chút về ý nghĩa cuộc đời.
    Có nhiều cách thức để người ta hoàn thiện nhân cách, tìm ý nghĩa cuộc đời, mà theo tôn giáo là một cách.
    Người ta có thê tìm thấy ý nghĩa thông qua việc tuân thủ các tín điều, nghi lễ và những điều tương tự...
    Người ta cũng có thể tìm thấy ý nghĩa trong việc tin theo một vài ý tưởng trừu tượng có ý nghĩa với bản thân như: làm việc thiện, hướng mỹ hay trở nên một hình ảnh mình mong muốn : giàu có, quyền lực...
    Một ngày đẹp trời (hay xấu trời), tự nhiên người ta bỗng thấy mọi tham vọng của mình chỉ là phù du, đều là những cách để nuôi dưỡng bản ngã....
    Kể cả cái việc muốn làm điều tốt, muốn tốt với người khác đôi khi cũng chỉ là cách để được khen hay tự hài lòng. Hay muốn giúp người khác chỉ là sự bóp méo của cái ngã quyền lực - muốn mình có ích cho cuộc đời, nhiều người cần mình...
    Rồi ta bỗng cân đo được hầu như mọi tình cảm, mọi cảm xúc, mọi phẩm chất của con người: cao thượng, thấp hèn, nhậy cảm, khô khan, thông minh, yếu đuối...
    Ta bỗng thấy ta cũng giống mọi người, và mọi người đều giống nhau, kể cả thiên tài, cả vĩ nhân...
    Họ giống nhau ở mẫu số chung - CON NGƯỜI - ( kể cả các TH cực đoan). Ta ngộ về con người - về cuộc đời - như nó thế -
    Ta cũng chỉ là một version phần mềm mà ta đã thuộc khi dùng quá nhiều. Ta là bài toán đã được giải - và khi giải bài toán cái Tôi, ta cũng giải luôn bài toán loài người.
    Ta lật lại những ước mơ trong sáng nhất thời thơ ấu, và đó là ý nghĩa của đời ta - Tình yêu con người.
     
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Ý nghĩa cuộc đời
    Tôi hiện nay gần 30, nhưng đôi lúc đã cảm thấy mính sống đủ, trải đủ. Muốn bàn đôi chút về ý nghĩa cuộc đời.
    Có nhiều cách thức để người ta hoàn thiện nhân cách, tìm ý nghĩa cuộc đời, mà theo tôn giáo là một cách.
    Người ta có thê tìm thấy ý nghĩa thông qua việc tuân thủ các tín điều, nghi lễ và những điều tương tự...
    Người ta cũng có thể tìm thấy ý nghĩa trong việc tin theo một vài ý tưởng trừu tượng có ý nghĩa với bản thân như: làm việc thiện, hướng mỹ hay trở nên một hình ảnh mình mong muốn : giàu có, quyền lực...
    Một ngày đẹp trời (hay xấu trời), tự nhiên người ta bỗng thấy mọi tham vọng của mình chỉ là phù du, đều là những cách để nuôi dưỡng bản ngã....
    Kể cả cái việc muốn làm điều tốt, muốn tốt với người khác đôi khi cũng chỉ là cách để được khen hay tự hài lòng. Hay muốn giúp người khác chỉ là sự bóp méo của cái ngã quyền lực - muốn mình có ích cho cuộc đời, nhiều người cần mình...
    Rồi ta bỗng cân đo được hầu như mọi tình cảm, mọi cảm xúc, mọi phẩm chất của con người: cao thượng, thấp hèn, nhậy cảm, khô khan, thông minh, yếu đuối...
    Ta bỗng thấy ta cũng giống mọi người, và mọi người đều giống nhau, kể cả thiên tài, cả vĩ nhân...
    Họ giống nhau ở mẫu số chung - CON NGƯỜI - ( kể cả các TH cực đoan). Ta ngộ về con người - về cuộc đời - như nó thế -
    Ta cũng chỉ là một version phần mềm mà ta đã thuộc khi dùng quá nhiều. Ta là bài toán đã được giải - và khi giải bài toán cái Tôi, ta cũng giải luôn bài toán loài người.
    Ta lật lại những ước mơ trong sáng nhất thời thơ ấu, và đó là ý nghĩa của đời ta - Tình yêu con người.
     
  10. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Thì ra ở đây có nhiều bạn cùng sở hữu nhiều nick khác nhau, trong cuộc sống đã có quá nhiều phức tạp rồi, thêm một hay bớt một phức tạp khác có ảnh hưởng gì lớn đâu?
    Hôm nay tôi quyết định dùng ngày nghĩ của mình để khám phá các section của trang này. Liệu thế có nhàm chán lắm không nhỉ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này