1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tiêu cực của Tuyên Quang

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi ado_HN, 27/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ado_HN

    ado_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Các vấn đề tiêu cực của Tuyên Quang

    Mình nêu ra chủ đề này không phải mình không yêu quê hương. Mình chỉ muốn chúng ta hãy chỉ ra cái đúng và cái sai trong chính sách của quê huơng mình.
    Hãy nói về giáo dục thử xem!
    Chúng ta là một tỉnh phổ cập cấp 3 từ lâu rồi, thế mà xóm mình có tới 1/3 thanh niên bỏ học...
    Sinh viên TQ bị đánh giá thấp trong giảng đường ĐH! Đó là sự thật, tuy không hoàn toàn đúng!
    Hãy nói về chính sách thử xem....
  2. jenova412

    jenova412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Nói về giáo dục làm gì được co chứ.Chả nói đâu xa,mấy thằng nhóc ở xóm tui ngày xưa sao mà ngoan thế.Giờ đây bọn nó chửi cả mình ,đánh nhau ầm ỹ,yeu đương nhố nhăng... Thế gia đìng nó chả biết làm gì nữa.Nói tóm lại cũng chỉ từ gia đìng mà ra,tui mà co đứa con như vậy thì tui bóp cổ ngay từ khi lọt lòng
  3. ado_HN

    ado_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Sao tôi thấy mấy thằng nhóc đấy sao quen thế!!!
  4. jenova412

    jenova412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Cứ về Tuyên Quang,đi dạo quang hồ Tưởng niêm sẽ găp hoài à.Nhiều lắm,chiếm 80% trẻ con của tỉnh,Số còn lại thì mới sinh nên không biết được
  5. nhungayxanh

    nhungayxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì vấn đề tiêu cực trong giáo dục thì ở đâu cũng có và ở đâu cũng nảy sinh. Chính sách của tỉnh cũng có gì sai đâu, vẫn theo quy định của bộ mừ. Chất lượng thì có chút suy nghĩ thật vì theo lời tên bạn tớ nhận định thì mầm mống phát sinh từ đội ngũ giảng dạy, rất ít giáo viên có tâm huyết trong nghề. Còn chuyện đánh giá giới sinh viên Tuyên Quang trên giảng đường ĐH thì cũng đâu có gì là quan trọng, gì gì mà đánh giá chứ, học không tốt thì cố chạy cho thật tốt. Thế là OK. ... Ý tớ là chẳng có đường lối nào đánh giá được thực lực một cách nghiêm túc cả. Đâu phải riêng người Tuyên Quang. Bọn nit nhít bây giờ nó hư cũng không hẳn là đổ lỗi cho giáo viên, cho chính sách. Bản thân chúng có chịu tiếp thu đâu mà đưa đẩy. Vậy trách nghiệm thuộc về ai, chẳng về ai cả... Cốt lõi chung là thế hệ đàn anh đàn chị chưa làm tốt phận sự của mình, ví dụ như sinh viên ta về có cải thiện làm gương cho các em một cách nghiêm chỉnh bao giờ... Có ít kinh nghiệm sẵn sàng chạy ra khỏi tỉnh, điều ấy ai phủ nhận nào. Hiểu nôm na tất cả chưa có trách nghiệm một cách rõ ràng.
  6. ThuLam

    ThuLam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì nghĩa rằng GD của TQ đang trên đà phát triển, hay là đó là do tôi chỉ nhìn về phía Sơn Dương??? Tôi thấy bây giờ đội ngũ lãnh đạo đã được trẻ hoá, năng động và nhiệt tình, một chị hàng xóm nhà tôi mới ba chục tuổi đầu đã là trưởng phòng giáo dục huyện.... Chính sách đối với học sinh cũng rất tốt, chỉ thấy giáo viên càng ngày càng vất vả, mẹ tôi không có ngày nghỉ, sáng chiều đều lên lớp, thứ 7 chủ nhật lại bồi dưỡng học sinh giỏi...
    Còn tiêu cực tôi chẳng nhìn thấy đâu.
  7. ado_HN

    ado_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chẳng ai có trách nhiệm cả. Thế mới gọi là Tuyên Quang.
    Mình rất vui vì bạn Lanthu có một cái nhìn rất tốt về giáo dục của tỉnh.
    Mình cũng học SP1 ra nhưng không quay về TQ, rất đơn giản vì chính thầy và cô của mình ở trường Chuyên TQ khuyên mình.
  8. meoiconseve

    meoiconseve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Về giáo dục tỉnh nhà, mình xin có một vài ý kiến đóng góp như sau:
    1. Về chính sách giáo dục:
    Chính sách giáo dục do ai đưa ra? Do các bác trên UBND tỉnh đưa ra. Nó được đưa ra theo chính sách giáo dục của nhà nước, và được vận dụng sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh nhà. Vậy thì khi nhìn từ trung ương xuống thì chính sách đó đã đúng chưa????
    Mình thấy nó tương tự như câu chuyện sau: "Có một bà mẹ tham ăn và một đứa con nhỏ. Bố đi ăn cỗ về có mang về một con cá nhỏ. Mẹ sẽ chặt làm đôi và mỗi mẹ con mỗi người sẽ lấy một phần. Hàng xóm thì bảo mẹ phải nhường con phần đuôi. Vậy là để tránh hàng xóm dị nghị, bà mẹ chặt cho con phần đuôi. Như vậy là trong mắt hàng xóm đó là người mẹ tốt. Nhưng trong mắt người con thì sao? Mẹ sẽ là tốt nếu mẹ chặt lui lên đầu, để con có cái đuôi nhiều thịt. Mẹ sẽ là không tốt nếu cho con một mẩu đuôi con con".
    Mình thấy ở tỉnh ta cũng vậy thôi. Chúng ta tập trung vào chạy theo thành tích để đạt phổ cập này, để thu giải quốc gia kia. Vậy là trong mắt "hàng xóm", trong mặt nhà nước chúng ta làm đúng. Nhưng trong mắt nhân dân tỉnh nhà, trong mắt "đứa con" khi phải ăn cái đuôi nhiều xương thì nghĩ sao?
    Tại sao một đứa bé bỏ học từ lớp 3 đến nay đã 8 năm mà lại bắt nó tốt nghiệp lớp 9? Còn gì đơn giản hơn là bắt nó vứt trâu đó và vào ngồi vào lớp bổ túc này một lúc. Sau 3 tháng như vậy, đưa cho nó một tờ giấy mà những người biết chữ gọi là bằng tốt nghiệp, còn thằng bé thì đọc chẳng ra tờ giấy viết cái gì?
    Hay đơn giản như việc luân chuyển cán bộ. Tại sao biết rằng lượng giáo viên đã thừa mà vẫn còn đứng ra tổ chức các lớp hệ B, lớp cử tuyển. Tại sao giáo viên trong trường đang thiếu mà vài người sinh viên đã tốt nghiệp vẫn phải chờ, chờ một năm, hai năm.v.v... Hay vì trong quá trình chờ họ quên mất cái "việc gì đó" chưa làm?
    Chúng ta đôi khi trách móc thầy cô dạy không nhiệt tình. Nhưng với đãi ngộ như vậy liệu có an tâm công tác khi hai đứa con cô ở nhà không biết tháng này xoay học phí và tiền sách ở đâu.v.v...
    Các bác mỗi người công tác ở cương vị cao chỉ khoảng 5 năm. Năm năm không đủ cho các bác làm các việc lớn. Thế là các bác chọn việc đơn giản và dễ để làm. Sao không có bác nào cố gắng xây dựng cho tỉnh ta một nếp học. Chẳng hạn như tỉnh đầu tư cho mỗi trường một tháng vài tờ "Toán học và tuổi trẻ". Nhà trường sẽ phát cho lớp và khuyến khích em nào gửi bài giải được đăng sẽ được 10 điểm toán 15 phút chẳng hạn...
    Hoặc tại sao có thể bỏ ra rất nhiều tiền cho việc giải trí, lại không thể nâng cao mức thưởng cho các em đạt học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, hay cho những người đạt giải sáng tác văn thơ.v.v...
    Tại sao có thời gian đi chùa tỉnh này tỉnh nọ, mà không có thời gian về một trường tiểu học ở cấp xã xâu xa thăm các cháu. Các cháu chỉ cần nhìn thấy các bác về thôi, đã cảm thấy đời nó khác lắm rồi.
    2. Về việc sinh viên đi học đại học không được đánh giá cao: Thực chất của vấn đề này như sau, mình thấy các tỉnh khác cũng có sinh viên hư hỏng, nhưng do số lượng sinh viên của họ đông nên số lượng tốt cũng đông. Còn tỉnh ta, lèo tèo vài sinh viên đi học đại học, chủ yếu tập trung vào sư phạm, ngoại ngữ. Ví như Bách Khoa tôi thì khoá tôi học có tất thẩy 10 ông Tuyên Quang, có đến 6 ông hư hỏng thì sao người ta không đánh giá thấp.
  9. jenova412

    jenova412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    ---> toàn bộ chúng ta hư hỏng,dậy mấy thằng em không được thì bắt đầu đánh đập.Không sướng tay ta bắt đầu chửi-----------> vô đầu nó
  10. trovecatbui_tq

    trovecatbui_tq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    mình thấy bạn phân tích như vậy thưc ra nếu mà nhìn một cách qua loa thì thấy có vẻ đúng .nhưng nếu mà phân tích kĩ thì chưa đúnglắm.bạn đâu có biết rằng ko phai các bác chỉ co thời gian đi thăm chùa ma ko thử đi thăm các truòng học vùng xã đâu.mình lại thấy ngược lai.họ có đi thăm các trưong học vùng sâu vùng xa đấy chứ thời gian đi thăm chùa ko có đâu.hơn nữa chính sách của tỉnh nhà đưa ra nhưng nhưng người dưới cấp cơ sơ lại ko làm đúng và có khi lai co lám nhưng ma ko làm cho tròn trách nhiêm thôi.vì những người lãnh đạo đâu phải chỉ có mỗi viẹc ngồi phòng máy lạnh và ra chỉ thị đâu.bạn cũng biết đó mỗi cưong vị chỉ do một người đảm trách mà số lưeowng công việc thì lại quá nhiều.nhà nước chỉ quy dịnh một ngày làm 8 tiéng và một tuàn nghỉ thứ7 nhưng mà lãnh đạo tỉnh ta ko có ngày nào mà ko làm quá số thời gian đó cả ko những chỉ quá một hai tiéng.thu7 chủ hật khi mọi người quây quần bên gia đình thì họ vẫn phải đi làm nhưng những điều này thì người dân lại ít biết.nhưng dù sao cung đã có nhưng thay đổi lớn đó là trường chuyên đa và đang xây môt ngôi trưòng ba tầng mới toanh.va trường dân tộc nội trú tinh cung đang được cấp cho địa diẻm mới là ở bên nông tiến ngay gần cây xăng nông tiên đó

Chia sẻ trang này