1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tiêu cực của Tuyên Quang

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi ado_HN, 27/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhtqlk47

    thanhtqlk47 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Tuyên Quang đang phát triển nhưng là một trong top năm tỉnh đứng đầu từ cuối lên. Còn Việt Nam vân nằm ở cuối danh sách phát triển, chỉ hơn được châu Phi và bằng một số nước đang phát triển khác như Băng La Đét.
    Giáo dục Tuyên Quang ngày một khá thêm, nhưng có rất nhiều em lớp 11 không biết cộng, kể cả thị xã.Các huyện số người đỗ đại học hàng năm có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Chỉ bằng một xã của các tỉnh thành khác.
    Hàng năm thu ngân sách của TQ không bù nổi chi. Phải xin trợ cấp nhiều từ Trung Ương. Thu ngân sách chỉ khoảng gần 200tỷ, chưa bằng nổi 1/5 Vĩnh Phúc.Tức là chỉ bằng một khoảng một huyện của Vĩnh Phúc.
    Nhiều người bảo chưa làm được gì cho tỉnh thì đừng chê. Mình nghe cũng xấu hổ lắm. Nhưng nhiều bác đã không làm màbòn rút, phá hoại tỉnh mình rồi lại khen mình thì không thể chấp nhận được.
    Tuyên Quang kém phát triển là do con người, đặc biệt là lãnh đạo. Mình cũng muốn về TQ cống hiến lắm, nhưng đang đợi Tuyên Quang lên thủ đô cái đã. Không thì chẳng làm được gì.



  2. rangkhenh1285

    rangkhenh1285 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    đúng vậy!! chị mình thực tập ở một trường thị xã về kêu học sinh hỗn không chụi nổi. một lớp có it nhất một cô nữ sinh vào đời sớm và đến trường chỉ vi_bố_mẹ,hoc_vi_bố_mẹ.
    còn một trường huyện như mình các cô bé nhìn mặt còn non choẹt vậy mà thấy thanh niên nam ăn chơi nói chẳng ra sao,thật buồn.Nhìn các em thấy mình ngày xưa bằng tuổi sao đúng là tuổi thần tiên, chỉ học và chơi ,giận hờn bạn bè vu vơ,các em bây giờ anh tao thế này anh mày thế kia.
    ngoài giáo dục minh thấy còn nhiều lắm. thử đi từ HN về Hà giang xem đâu có công an đứng đường .Tuyên quang nhà mình,híc các chú phơi mặt ra vất vả quá
    muốn xin dấu xã hay huyện cũng cả vấn đề,ấy thế mà quen ai thi xong nhanh lắm.
    bây giờ nữa là văn hoá: đã vùng sâu xa rùi mà lại bóp chẹt:đang có quyêts đình 20 000/ máy tính nếu mở dịch vụ.Ở thủ đô có 60 000 chẳng cần biết mở bao nhiêu
    vậy là sao??????
    mình định chẳng bới lên lam j nhưng buc súc quá
  3. tq12ak70

    tq12ak70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã từng nghe tuyên quang có những giai thoại về giáo dục không ở đâu có được (vì trò này chỉ có ở TQ thôi, cáh đây khoảng 3 năm) Câu nói thưa cô "em cụp" thế mà cô giáo bảo " cụp cũng lên" ( Trong một buổi dự giờ xoá mù chữ thì phải, có đoàn cán bộ ở Tw về, để khoe thành tích của tỉnh nhà các lãnh đạo không biết của sở hay trường đã nghĩ ra cách là khi cô giáo ra câu hỏi thì tất cả hs đều phải giơ tay phát biểu và trả xin trả lời chỉ có điều cách giơ tay xin phát biểu có hơi khác nhau em nào biết thì giơ thẳng bàn tay, em nào không biết thì cũng giơ nhưng bàn tay cụp vào. Trong lúc giản bài do cô giáo quá say sưa với bài giảng nên túm nhầm một em "tay cụp" và mặc dù cho em hs đó đã xin : Thưa cô, em cụp
    còn một số giai thọai nữa , khi nào TL rảnh tui kể cho nghe, mà những chuyện tui kể thhì những người trong nghành GD TQ đều biết cả mà ( hỏi mẹ của TL chắc bác cũng biết đấy)
  4. meoiconseve

    meoiconseve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Thưa bà con! Nhân có topic này tôi xin đưa lên một sự việc khá nhức nhối ở tỉnh ta như dưới đây. Kính mong được sự ủng hộ và giúp đỡ của bà con để làm sáng tỏ vấn đề. Đặc biệt mong được sự giúp đỡ từ các thành viên công tác trong các lĩnh vực báo hình và báo viết, những thành viên công tác trong các cơ quan hành chính của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
    Vấn đề tôi muốn đề cập đến chính là việc bồi thường và giải phóng mặt bằng để thi công xây dựng đường trên quốc lộ 37- đường vào suối nước nóng - ở tỉnh ta.
    Công tác đo đạc, thẩm định tài sản và đất đai trên những phần mà quốc lộ 37 và hành lang của nó đi qua đã được tiến hành từ rất rất lâu, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết, mà nguyên nhân chủ yếu chính là việc đền bù không "thỏa đáng" cho người dân nên người dân không chịu ký.
    Tôi mong mọi người hiểu từ "thỏa đáng" ở đây theo nghĩa là đền bù đúng đủ, chứ không phải nhiều.
    Căn nguyên sâu xa dẫn đến việc bà con không chịu ký là do cách làm việc của các cán bộ thực hiện việc đo đạc và thẩm định đất đai nhà ở.
    Cách làm việc của các cán bộ này là mập mờ, không nhất quán và có nhiều điểm đáng nghi ngờ. Cụ thể như sau:
    1. Không có sự rạch ròi giữa đất thổ cư và đất nông nghiệp:
    Bà con ta đều là nghề nông nên về vấn đề này không thể nắm rõ. Bà con không biết định nghĩa chính xác từng từ từng chữ thế nào là đất nông nghiệp, thế nào là đất thổ cư và nó được quy định trong văn bản nào, ban hành ngày nào, sửa đổi vào năm bao nhiêu. Nhưng có điều chắc chắn những mảnh đất mà bà con dùng để ở và đã được ghi trong sổ đỏ từ lâu thì không thể là đất nông nghiệp. Nó phải là đất thổ cư. Thường thì vùng đất thổ cư này sẽ tương đối rộng. Vậy mà khi đo đác các cán bộ lại bắt ép rất vô lý, nhiều miếng là đất thổ cư lại bảo là đất nông nghiệp. Nhiều gia đình thấy sự vô lý nên không chịu ký. Các cán bộ này đã hăm dọa bà con thay vì giải trình một cách minh bạch vấn đề. Ở những gia đình cứng rắn thì các cán bộ này chẳng làm gì được, nhưng họ lại có những hành động mà theo tôi là chẳng "quân tử" chút nào. Họ nhìn mặt bắt hình rong, nhằm nhiều gia đình khi có chồng đi vắng thì vào đo đạc dọa nạt, người vợ hoảng quá ký bừa.
    Tại sao các cán bộ này làm như vậy? Họ làm vị lợi ích quốc gia ư? Nếu đúng thế thì sao cách làm việc của họ lại mờ ám thế. Nếu tôi là ShelockHome thì tôi đoán thế này: Vì tiền bồi thường cho đất thổ cư là cao hơn đất nông nghiệp nên nếu bắt người dân ký nhận được đất của họ chủ yếu là đất nông nghiệp, trong khi báo cáo lên trên mà báo cáo chủ yếu đất của người dân là đất thổ cư, thì cán bộ có thể lấy được số tiền chênh lệnh từ tiền bồi thường của nhà nước. Có lẽ họ sẽ cầm tiền này để làm từ thiện????
    2. Các cuộc họp đã được tiến hành đúng chưa?
    Việc giải đáp các thắc mắc của bà con hoặc phổ biến một điều gì đôi khi cũng được mang ra họp. Trong các cuộc họp đó cũng có ghi biên bản đàng hoàng. Nhưng các điều khoản thống nhất thì cần phải được kiểm tra lại trong biên bản cuộc họp, sau đó là mọi người cùng ký nhận. Nhưng bà con ta thì đâu có biết nguyên tắc là phải vây. Cứ họp xong, thấy bảo được đáp ứng nguyện vọng là sướng rồi, và ra về. Thế là biên bản có ghi thế nào thì trời mới biết được. Còn ký nhận thì lấy một số cán bộ ký là được.
    3. Nhà nước ta thay đổi nhiều quy định trong vòng một tháng?
    Chắc chắn là không rồi. Ấy vậy mà xoay kiểu này không được thì các chàng cán bộ lại mượn quyết định này quy định kia để nói chuyện với người dân. Lúc thì họ bảo là được đền bù thế này, lúc thì bảo phải đền bù thế kia. Nói chung là người dân cứ hoa hết cả mắt lên.
    À, mà đôi khi các chàng chơi bài ngửa thế này mới hay chứ. Họ bảo rằng "thôi thì mỗi bên thiệt một chút!". Hơ hay thiệt đó, họ đi làm việc công đã có nhà nước trả công, còn nhà nước làm đường qua nhà dân thì nhà nước bồi thường. Có ai lấy của ai đâu mà thiệt với chả lời?
    4. Rồi thì vân vân và vân vân...
    Nói tóm lại là bà con đợt này chẳng thể yên được. Chỉ biết làm đơn và làm đơn. Mà kể cũng lạ, những hôm đại hội Đảng thì không thấy cán bộ nào đi đo, thế mà hễ hết đại hội là lại tò tò đến rồi...
    Câu chuyện chẳng biết khi nào có hồi kết....
  5. cho_xu_beo_mum_mim

    cho_xu_beo_mum_mim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    778
    Đã được thích:
    0
    Thế này em ạ:
    Theo quy định của Bộ TNMT, Cục QL đất đai gì gì đó, thì ở vị trí ven thị xã như An Tường, Ỷ La,... đất được cấp sổ đỏ bao gồm 2 loại đất.
    1. Đất thổ cư: Không được vượt quá 100m vuông trong phạm vi đất đai liền thổ, thuộc sở hữu bấy nay của hộ gđ.
    2. Đất thổ canh (hay gọi là đất vườn): Là phần còn lại của mảnh đất đó, tất nhiên được cấp chung 1 sổ đỏ với phần đất kia.
    Trong sổ đỏ của mỗi hộ gđ, đều có sơ đồ miếng đất đó, nhưng không phân rạch ròi chỗ nào là thổ cư, chỗ nào là thổ canh, chỉ có sự phân định lại khi có sự chuyển quyền sử dụng đất, kèm với chuyển mục đích sử dụng đất luôn.
    Do vậy, không thể nói là "mảnh đất từ lâu bà con dùng để ở, nó phải là đất thổ cư" được. Còn nếu nó vô lý, thì phải tuỳ từng trường hợp cụ thể mới xác định được nó vô lý thế nào, và có thực sự là vô lý, hay chỉ ở mức "thiếu sự hiểu biết giữa hai bên" mà gây ra thiệt thòi, hiểu lầm đáng tiếc.
    Có điều cần lưu ý, nếu đất chưa có sổ đỏ, thì ng dân thuờng phải chạy ra tìm sự hỗ trợ của Địa chính xã, huyện. Một chữ ký của cán bộ địa chính và cán bộ đo đạc, đáng giá ngàn vàng đấy.
  6. meoiconseve

    meoiconseve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn sự giải thích của cho_xu_beo_mum_mim.
    Như đã đề cập, nguyện vọng của người dân là chỉ cần cán bộ làm đúng và minh bạch. Các kết quả xác nhận sẽ chưa đủ thuyết phục người dân khi còn quá nhiều điểm mập mờ trong cách làm việc của các cán bộ.
    .......Còn nghe ngóng và chờ kết quả.......

Chia sẻ trang này