1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề về du học Canada

Chủ đề trong 'Canada' bởi emerald79, 17/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Học bổng tại Canada có gì mới mẻ, có gì hấp dẫn?

    Học bổng tại Canada có gì mới mẻ, có gì hấp dẫn?@};-@};-@};-

    Ngày càng nhiều các trường đại học và cao đẳng của Canada khuyến khích học sinh bằng cách cung cấp học bổng cho sinh viên mới nhập học. Nếu bạn không sợ lạnh và ngại gửi hồ sơ , hãy đón xem những gợi ý dưới đây ngay nhé, rất bổ ích đấy!
    Các bạn có thể tìm thông tin về tiêu chuẩn cũng như thời hạn học bổng của các trường trong trang web của các trường tại phần hỗ trợ về tài chính. Sinh viên Việt Nam có thế tham gia vào các chương trình học bổng .

    Hello, dưới đây là chương trình học bổng của Canada dành cho cộng đồng Pháp ngữ

    Chương trình học bổng của Canada dành cho cộng đồng Pháp ngữ(PCBF), do Cơ quan phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ. Như các teen du học đã tìm hiểu ở những bài trước, chúng ta biết Canada là đất hai ngôn ngữ Anh và Pháp đúng không nào? Vì vậy chương trình này đặc biệt dành cho sinh viên của các nước đang phát triển hiện là thành viên của cộng đồng Pháp ngữ có mong muốn học đại học hoặc cao đẳng tại Canada bằng tiếng Pháp.

    Chương trình chào đón tất cả các công dân Việt Nam sống liên tục ở Việt Nam. Các bạn sống tại một trong các nước được nhận chương trình PCBF cũng có cơ hội nhận được học bổng với điều kiện trong vòng một năm trước thời điểm nộp đơn phải sống tại Việt Nam và có mặt ở Việt Nam vào thời điểm nộp đơn.

    Các bạn đã có đơn xin nhập cư tại Canada, hoặc đã được phép nhập cư, hoặc có vợ hoặc chồng đã được phép nhập cư thì hồ sơ sẽ không được chấp nhận. Với những bạn đã từng nhận được học bổng của chương trình này chỉ có thể nộp hồ sơ xin học bổng mới sau khi đã trở về Việt Nam sống hai năm tất nhiên điều kiện thành thạo tiếng Pháp là không thể thiếu.

    Tại Việt Nam, CIDA phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo tuyển chọn 10 ứng viên cho hệ sau đại học( thạc sỹ và tiến sỹ) và 4 ứng viên cho hệ đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật và dạy nghề( chương trình học một hoặc hai năm). Số lượng học bổng có thể thay đổi hàng năm.

    Nguồn gốc: sưu tầm>:D:D<
  2. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Canada có những loại học bổng gì?

    Canada có những loại học bổng gì?@};-@};-@};-


    Tôi là sinh viên của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đang học về ngành Công nghệ thông tin, tôi muốn hỏi về chương trình học bổng của Canada. Canada có những học bồng gì và làm thế nào mới có thể xét học bổng? (Dương Minh, mn_demonhunters@... )

    - Trả lời của cô Nguyễn Ngọc Đông Nghi, đại diện Trung tâm Giáo dục Canada (CEC) Việt Nam:

    Một số trường của Canada dành các học bổng vа phần thưởng cho các sinh viên xuất sắc. Giá trị và hình thức học bổng tại mỗi trường khác nhau. Học bổng mang tính cạnh tranh cao và mọi thủ tục do trường trực tiếp xét.

    Dưới đây là một số trường có học bổng dành cho du học sinh ở các cấp độ Trung học, ngôn ngữ, cử nhân cao đẳng, ĐH và sau ĐH.

    - Học bổng dành cho Trung học.

    - Học bổng của các chương trình ngôn ngữ.

    - Học bổng dаnh cho khóa ngắn hạn và cử nhân CĐ.

    - Học bổng dành cho chương trình ĐH.

    - Học bổng dành cho chương trình sau ĐH.

    Nhiều tổ chức khác nhau tại Canada có những chương trình học bổng nhưng thông thường là dành cho sinh viên ĐH và các giáo sư, những người đang học hay đang nghiên cứu một chủ đề chuyên biệt; "Canada học" hay "Nghiên cứu về Canada" cũng là một lãnh vực được cung cấp nhiều học bổng.

    Học sinh cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp về tài chính tại đất nước của mình thông qua các tổ chức tư nhân hay chính phủ dành cho du học. Dưới đây là một số học bổng của Canada:

    - Học bổng dành cho những sinh viên nào muốn hoàn tất chương trình học tại Canada.

    - Phần thưởng được trao tặng cho nghiên cứu sinh, nghiên cứu cao học hoặc sau cao học về Canada.

    - Chính phủ Canada trao tặng nhiều phần thưởng cho du học sinh để học tại Canada.

    - Chính quyền tỉnh Québec miễn giảm khoản đóng góp phụ trội cho các sinh viên học giỏi.

    - Học bổng nghiên cứu sinh và nghiên cứu phát triển chuyên biệt ngắn hạn.

    - Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC) trao tặng học bổng cộng tác nghiên cứu cho những kỹ sư, nhà khoa học triển vọng.

    - Học bổng mới được trao tặng mỗi năm cho các ứng viên tiến sĩ nổi bật trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

    Ngoài ra, thông tin học bổng, điều kiện, giá trị học bổng tại Canada được đăng tin trên website của Trung tâm Giáo dục Canada bằng tiếng Việt, em có thể tham khảo tại: www.studycanada.ca/vietnam .

    Các bạn học sinh - sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu thông tin, thắc mắc... liên quan đến các thông tin du học, kinh nghiệm du học, cách thức xin học bổng... có thể gửi về: "Hộp thư Tư vấn du học" của TS qua e-mail

    Nguồn gốc: sưu tầm >:D:D<
  3. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Học bổng toàn phần của chính phủ Canada

    Học bổng toàn phần của chính phủ Canada @};-@};-@};-

    Học bổng toàn phần được phía Canada cấp bao gồm học phí, các chi phí liên quan trong quá trình đào tạo, phí kiểm tra sức khỏe, phí visa, vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí

    Đại sứ quán Canada vừa thông báo chương trình học bổng Canada dành cho khối Pháp ngữ (PCBF) năm 2013, dự kiến cấp cho Việt Nam tối đa 16 suất học bổng toàn phần để học thạc sĩ và thực tập sinh sau tiến sĩ.

    Ứng viên không quá 35 tuổi (học bổng thạc sĩ) và không quá 50 tuổi (học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ) tính đến ngày 1.9.2013. Ứng viên học bổng thạc sĩ cần có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy dài hạn, ứng viên học bổng thực tập sinh cần có bằng tiến sĩ, thành thạo tiếng Pháp. Ứng viên phải tham dự thi viết, phỏng vấn và những người được lựa chọn sau vòng sơ tuyển phải nộp bổ sung chứng chỉ tiếng Pháp trình độ DELF B2 đạt tối thiểu 15/25 điểm cho mỗi hợp phần thi để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển trước ngày 15.3.2013. Thông tin chi tiết tham khảo tại website www.boursesfrancophonie.ca.
    Trước đó, Hôm 22-10, Bộ GD&ĐT thông báo tuyển sinh đi học tại Canada năm 2013.
    Theo đó, dự kiến tối đa 16 năm học bổng để đi học chương trình thạc sĩ trong 2 năm, thực tập sinh sau tiến sĩ trong khoảng thời gian từ 4 đến 10 tháng về các ngành khác nhau tại các cơ sở đào tạo đại học giảng dạy bằng tiếng Pháp của Canada.
    Học bổng toàn phần được phía Canada cấp bao gồm học phí, các chi phí liên quan trong quá trình đào tạo, phí kiểm tra sức khỏe, phí visa, vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí, phụ cấp khác trong quá trình học tập theo quy định của Chương trình PCBF. Các chi phí liên quan đến người phụ thuộc đi cùng (nếu có) thuộc trách nhiệm của ứng viên trúng tuyển.


    Đối tượng và điều kiện dự tuyển: người đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp.

    Không quá 35 tuổi đối với người dự tuyển học bổng thạc sĩ và không quá 50 tuổi đối với người dự tuyển học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ (tính đến ngày 01/9/2013);

    Ứng viên học bổng thạc sĩ cần có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy dài hạn và ứng viên học bổng thực tập sinh cần có bằng tiến sĩ;

    Đăng ký ngành học theo quy định của chương trình PCBF và phù hợp với ngành đã được đào tạo. Đào tạo lâm sàng về dược phẩm, y tế và nha khoa (nếu không phải là các chương trình nghiên cứu) không thuộc diện tuyển sinh của chương trình học bổng.

    Để có thông tin chi tiết về ngành học phù hợp với chương trình PCBF và các yêu cầu liên quan đến hồ sơ, đề nghị tham khảo trang web của chương trình: www.boursesfrancophonie.ca.

    Thành thạo tiếng Pháp vì ứng viên sẽ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính trong quá trình học tập.

    Ưu tiên ứng viên có các giải thưởng, thành tích nghiên cứu khoa học (thể hiện qua các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, hoặc báo cáo tại hội nghị khoa học cấp trường trở lên và được đăng trong kỷ yếu hội nghị hoặc tham gia đề tài nghiên cứu cấp Bộ trở lên và đề tài đó đã được nghiệm thu hoặc sử dụng).

    Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 20-11-2012 (tính theo dấu bưu điện gửi hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài).

    Hồ sơ được coi là hợp lệ nếu nộp đầy đủ hồ sơ trực tuyến (on-line) và hồ sơ giấy.

    Nguồn gốc: sưu tầm>:D:D<
  4. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo du học Canada: Trường cao đẳng Alexander và Cofederation

    Hội thảo du học Canada: Trường cao đẳng Alexander và Cofederation@};-@};-@};-

    Theo học tại Alexander College, sinh viên được trải nghiệm cuộc sống năng động khi học tại trung tâm Vancouver. Sinh viên được hỗ trợ tối đa về các vấn đề ăn ở, chuyển trường, việc làm, thị thực…
    Hội thảo giới thiệu chương trình đào tạo và tuyển sinh hai trường Cao đẳng Alexander và Cofederation tại Canada được tổ chức lúc 18h ngày 8/10 tại 138 Trần Nhân Tôn, phường 2, quận 10, TP HCM.

    Trong số các trường cao đẳng của đất nước lá phong thì hai trường Cao đẳng Confederation (thuộc tỉnh Ontario) và Alexander (Vancouver, tỉnh British Columbia) như một điển hình đại diện cho nền giáo dục tiên tiến của quốc gia này.


    Confederation College có hơn 44 năm kinh nghiệm giáo dục. Trường cung cấp các chương trình lấy chứng chỉ nghề (một năm), cao đẳng (2 - 3 năm) đến chứng chỉ sau đại học. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Thunder Bay, trường có hơn 11.800 sinh viên đang theo học.

    Trường có cơ sở vật chất hiện đại và dịch vụ hỗ trợ sinh viên ở mọi vấn đề về học thuật, đời sống và các vấn đề về thị thực. Confederation College có 8 khu học xá đặt tại 8 thành phố trong khu vực và nằm trải dài theo dọc hồ Lake Superior, giáp với biên giới Mỹ, gần tiểu bang Minnesota. Hơn 90,3 % sinh viên tốt nghiệp từ trường có việc làm trong vòng 6 tháng. Đồng thời, hơn 93,8% các nhà tuyển dụng hài lòng với các sinh viên tốt nghiệp từ trường.


    Trường có chương trình học đa dạng với nhiều ngành nghề; lớp học nhỏ, thân thiện, dễ hòa nhập, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên cao.

    Chất lượng đào tạo của trường được công nhận ở hầu hết các trường đại học hàng đầu Canada nên sinh viên có thể chuyển tiếp lên đại học. Trường có chương trình thực tập và hưởng lương giúp sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm công việc và tạo thêm thu nhập ngay cả khi chưa tốt nghiệp.

    Alexander College được quản lý bởi Hội đồng giảng viên xuất sắc với học vị cao đến từ các trường đại học và cao đẳng nổi tiếng của tỉnh British Columbia (BC). Trường chuyên cung cấp các khóa đào tạo từ dự bị đại học, chuyển tiếp đại học và cao đẳng, cao đẳng cho đến dự bị thạc sĩ với đa dạng các chuyên ngành.

    Trường có hai khu học xá tọa lạc tại thành phố Burnaby và Vancouver. Alexander College là một trong số ít các trường cao đẳng thuộc thành viên của hệ thống British Columbia Transfer System, được quản lý bởi British Columbia Council on Admissions and Transfer (BCCAT – tạm dịch: Hệ thống chấp nhận và chuyển tiếp của tỉnh British Columbia) nên hầu hết các chương trình học được đảm bảo chấp nhận vào các trường đại học thuộc tỉnh BC hoặc các trường đại học tại Canada.


    Theo học tại Alexander College, sinh viên được trải nghiệm cuộc sống năng động khi học tại trung tâm Vancouver. Sinh viên được hỗ trợ tối đa về các vấn đề ăn ở, chuyển trường, việc làm, thị thực… Các em được phụ đạo miễn phí tất cả các khóa học mà trường đào tạo. Ngoài ra, quy mô lớp học nhỏ, sinh viên sẽ nhanh chóng hòa nhập và trao đổi nhiều hơn để đạt kết quả học tập tốt nhất.

    Chi phí học tập thấp nhưng học sinh vẫn đảm bảo được chuyển tiếp các trường đại học hàng đầu tỉnh BC và Canada. Học sinh được phép làm bán thời gian trong thời gian học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, sinh viên được ở lại Canada làm việc trong 3 năm và xin định cư.
    Nguồn gốc: sưu tầm>:D:D<
  5. AndyNgo

    AndyNgo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản, gọn, hay. Thanks.
  6. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn AndyNgo đã quan tâm tới bài viết của mình. Mình cũng thấy bài viết tuy đơn giản nhưng đầy đủ và xúc tích.
  7. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Apply học bổng du học Canada 2012 – 2013 tại OIC

    Apply học bổng du học Canada 2012 – 2013 tại OIC@};-@};-@};-


    Ontario International College (OIC) là trường trung học tư thục nằm tại Toronto, Canada với nhiều khoá học được soạn giảng đặc biệt dành riêng cho những học sinh quốc tế đam mê học tập. Kể từ khi thành lập cho tới nay, OIC đã khẳng định được vị trí của mình trong việc giúp học sinh được nhận vào những trường đại học hàng đầu Canada và Mỹ.


    OIC là trường tư thục được kiểm tra, giám sát khắt khe và được bộ giáo dục tỉnh Ontario công nhận, uỷ quyền đào tạo OSSD (Bằng tốt nghiệp Trung học tỉnh Ontario), chứng chỉ UP lớp 11 và 12 (Dự bị đại học), Dự bị cao học (Dự bị thạc sĩ) và chương trình Anh ngữ ESL cho các học sinh trên toàn thế giới.


    Nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm ngôi trường giáo dục quốc tế, trường Ontario International College và Công ty tư vấn du học New Ocean phối hợp trao các suất học bổng du học trị giá 20% - 30% tại hai Campus Toronto và Vancouver.



    Hạn chót nhận hồ sơ: 31/12/2012.



    Hồ sơ xét học bổng:

    - Bảng điểm THPT

    - Hộ chiếu

    - Ảnh

    - Chứng chỉ tiếng Anh (nếu có)

    - Bằng khen, Giấy khen (nếu có)

    - Chương trình xét tuyển học bổng


    Các trường đại học học sinh theo học sau khi tốt nghiệp


    University of Toronto

    University of Waterloo

    York University

    University of Western Ontario

    McMaster University

    Queen’s University

    University of British Columbia McGill University

    University of Ottawa

    Ontario College of Art and Design

    Ryerson University

    University of Ontario Institute of technology

    University of Alberta

    University of Manitoba



    Ưu điểm của OIC

    - Nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm

    - Môi trường học tập đa quốc gia

    - Chất lượng giáo dục tốt

    - Được chứng nhận bởi bộ trưởng Giáo dục Ontario

    - Dịch vụ tư vấn học sinh miễn phí

    - Xây dựng chương trình trao đổi văn hoá giữa các sinh viên

    - Có nhiều lựa chọn nhà ở

    - Thời gian nhập học linh hoạt

    - Sĩ số lớp học nhỏ, có giáo viên hướng dẫn cho từng học sinh

    Nguồn gốc: sưu tầm>:D:D<
  8. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Giáo dục Canada-Vừa học vừa chơi vẫn thoải mái

    Giáo dục Canada-Vừa học vừa chơi vẫn thoải mái@};-@};-@};-
    Vừa học vừa chơi vẫn thoải mái

    Lần đầu tiên trong đời, các con tôi được đến trường vào lúc 9 giờ sáng, vì thế, các cháu có thể ngủ thật sâu, đảm bảo sức khỏe và tinh thần minh mẫn trước khi đến trường.

    Các cháu không cần mang theo bất kỳ một loại sách vở nào, không phải mua sách vở, đồ dùng học tập. Thứ duy nhất mà chúng tôi phải sắm là cặp sách và thứ duy nhất phải mang theo hàng ngày trong cặp là snack (đồ ăn vặt) và đồ ăn trưa.

    Các cháu thường học các môn học bắt buộc như: tiếng Đan Mạch, tiếng Anh, các môn Lịch sử, Xã hội.

    Ngoài ra các cháu còn được học các môn chính như Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lý, Địa lý, Sinh vật, Hóa, Giao thông, Giới tính, Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thiết kế, Mộc, Kinh tế gia đình….

    Lớp học bắt đầu từ lúc 9h15, sau đó nghỉ giải lao, ăn trưa và kết thúc buổi học lúc 12h30. Ai có tiền thì đăng ký cho bé ở lại trong câu lạc bộ trong trường đến tối.

    Tại câu lạc bộ (cho trẻ nhỏ) và SFO (cho trẻ lớn hơn), các cháu có các giáo viên bộ môn hướng dẫn và tham gia các trò chơi, giải trí, kèm theo nấu nướng và ăn thêm một bữa phụ.

    Tại đây học sinh có cơ hội phát triển tình bạn với tất cả bạn bè trong trường, tăng khả năng giao tiếp và ngoại ngữ. Thường khi về đến nhà, các cháu mang theo sách mượn từ thư viện trường để đọc, có rất nhiều thời gian, không có bài tập về nhà, đến trường không lo điểm số cao thấp, vì không có việc chấm điểm.

    Nhà trường ở Đan Mạch được xét như là một thiết chế nghiêm chỉnh, độc lập, tôi có thể chọn cho các cháu học ở trường công ( 100% miễn phí, kể cả giáo dục bậc cao như: đại học, cao học…), trường tư ( gần như miễn phí, vì chính phủ đã tài trợ gần như hoàn toàn), hoặc ở nhà…

    Các cháu sẽ được đưa đón tận nhà nếu như đúng tuyến xe buýt của trường. Nếu không, các cháu sẽ có thẻ xe buýt, tàu điện hàng năm để đi lại miễn phí.

    Hệ thống giao thông công cộng cũng như an ninh ở Đan Mạch khá tốt. Có lần mải chơi, hai con tôi xuống tàu, còn lại một cháu còn ngồi lại trên tàu, khi tôi đang lo lắng tìm cháu, thì khoảng 15 phút sau cảnh sát thông báo đã chở cháu về nhà an toàn…

    Đó chỉ là một trong những điều khác biệt, chưa kể phúc lợi xã hội dành cho trẻ em như tiền trợ cấp hàng tháng cho đến khi trưởng thành, hay hệ thống y tế....

    Sau đó, chúng tôi chuyển đến Canada, tại đây chương trình học phong phú hơn nhiều so với Đan Mạch.

    Các cháu học từ 9h15–15h. Năm học cũng bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 6 và không phân chia học kỳ.

    Lớp học có 1 giáo viên chính, một giáo viên phụ chính và nhiều giáo viên phụ khác, sĩ số khoảng 20–30 học sinh/lớp.

    Chương trình học ở đây gồm có tiếng Anh, tiếng Pháp, Toán, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Xã hội học, Giáo dục thể chất…. Sau giờ học, gia đình nào có điều kiện thì cho các cháu tham gia các chương trình ngoài giờ, tùy theo độ tuổi, các môn học như:

    Nữ công gia chánh (đan lát, thêu thùa, nấu nướng, bảo mẫu ( babysister)…)

    Thể dục thể thao ( yoga, thể dục nhịp điệu (aerobic), thể dục máy, golf, tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, khúc côn cầu ( hockey), đấm bốc, luyện thể hình, cầu lông ( badminton), võ thuật ( Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), trượt băng, nhảy ( khiêu vũ, múa bụng, múa Trung Hoa, múa hiện đại, múa ba lê , karaoke, party dance , hiphop, jazz, bơi lội, chèo thuyền (canoeing), kayaking, sơ cấp cứu, cứu hộ,…

    Nghệ thuật và các môn học khác: Vẽ các thể loại, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc (dương cầm (piano), guitar, organ, vĩ cầm (violin), thổi sáo, chơi trống, luyện thanh…), drama (học cách diễn xuất trước ống kính từ những câu chuyện truyền thống, đọc thơ, kịch câm, hát hò…) thủ công ( xếp hộp, làm thiệp, xếp hình origami, nặn đất sét nghệ thuật, …), viết văn, làm thơ...

    Tất cả những môn học ngoài giờ kể trên đều phải đóng tiền để tham gia, tuy nhiên, các cháu cũng được hỗ trợ một tài khoản riêng chuyên dùng thanh toán cho các hoạt động này. Vì thế, nếu điều kiện kinh tế có hạn, thì gói ghém, chọn lọc kỹ cũng tiết kiệm được phân nửa.

    Ngoài ra, hàng tuần, nhà trường thường có các hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, thăm viện bảo tàng, khám phá tài nguyên…, bọn trẻ cần phải đóng tiền để có thể tham gia các hoạt động này, thường từ 5USD đến 30USD mỗi lần

    Học phí miễn phí, sách mượn từ thư viện trường, hàng năm các cháu phải mua sắm dụng cụ học sinh, giấy, tập, thường không đáng bao nhiêu tiền.

    Tại trường, có căn tin, hàng tháng các cháu đóng tiền ăn khoảng 50-60 USD. Cha mẹ có thể cùng con chọn ăn những món ăn bản xứ để được nấu theo yêu cầu nếu muốn. Sau đó thì được phát một thẻ căn tin, đến giờ ăn trưa, các cháu sẽ mang khay của mình ra lấy phần ăn, tráng miệng. Tương tự, ai muốn con của mình có snack thì phải đăng ký mua để cháu lót dạ trong giờ chơi.

    Cũng giống như ở Đan Mạch, học sinh không mặc đồng phục đến trường. Học sinh và thầy cô giáo thường mặc đồ bình thường, thoải mái để đi học/đi làm. Riêng những dịp đặc biệt như ngày chống bắt nạt, ngày vì môi trường, vì động vật..., thì cả trường phải mặc những bộ quần áo hoạt hình, hoặc quần áo cùng màu trong ngày đó.

    Cũng như Đan Mạch, luật pháp Canada không cho phép trẻ em ở nhà một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Điều này bước đầu có thể khiến cho người mới đến từ Việt Nam cảm thấy gò bó. Ở Việt Nam, chúng ta có thể để con trẻ ở nhà và chạy ra ngoài một lát, tuy nhiên, ở Canada thì không được phép.

    Canada và Đan Mạch đều có hệ thống thư viện đồ sộ và phong phú, gần nơi tôi ở có một thư viện mới khai trương.

    Thư viện này rất lớn và đẹp, có quầy phục vụ ăn uống nhẹ, cuối tuần, các con tôi thường đến thư viện chơi, mượn sách vở, băng đĩa, chơi game, kết bạn mới. Nếu tìm không thấy loại sách, băng đĩa… cần thiết thì có thể đặt thư viện mang về, thông thường thì từ 2 ngày đến 1 tuần là người ta sẽ thông báo cho mình đến nhận.

    Học sinh thường bắt đầu trở về nhà trong khoảng thời gian 17h – 21h, tùy theo đăng ký học thêm môn học tùy chọn nào.

    Vì thế, tùy điều kiện sức khỏe của trẻ, kinh tế gia đình cũng như giờ giấc làm việc của cha mẹ, để chọn đăng ký cho các cháu những lớp học phù hợp nhất.>:D:D<
  9. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cần làm những gì khi mới đến Canada?

    Cần làm những gì khi mới đến Canada?@};-@};-@};-

    [​IMG]

    Chào mừng quý vị đến với Ontario, Canada!
    Chuyển tới một đất nước mới có thể là việc không dễ dàng. Bỏ lại sau lưng bạn bè và đôi khi cả gia đình cũng là một việc khó khăn. Có nhiều điều có thể khác với đất nước nơi quý vị vừa ra đi. Trường học, vấn đề chăm sóc sức khỏe, công việc và luật pháp, tất cả dường như rất xa lạ tùy thuộc vào nơi xuất xứ của quý vị. Việc thích nghi với cuộc sống mới tại Ontario có thể phải mất nhiều thời gian, đặc biệt nếu quý vị không có các thông tin đúng và không biết những việc cần làm.
    Những Ngày Đầu Tiên (First Days) được nhóm nhân viên của tổ chức Định Cư biên soạn. Tài liệu này giải đáp các thắc mắc quan trọng nhất của những ngưới mới tới và giúp họ đi những bước đầu tiên để biến Ontario thành quê hương mới của mình.
    First Days trình bày về những việc quý vị cần biết trong hai tuần đầu tiên tới Ontario. Tài liệu này sẽ không giải đáp mọi thắc mắc về cuộc sống tại Ontario mà chỉ giúp quý vị trong những bước đầu tiên. Quý vị có thể tiếp cận để tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác, và chúng tôi sẽ nói thêm về những nguồn này trong phần
    sau.
    Một số người đã có bạn bè ở đây, là những người có thể giúp họ trong một số vấn đề quan trọng và giải thích cho họ về cuộc sống tại Canada. Điều này có thể thực sự hữu ích, nhưng đừng quên đọc cuốn cẩm nang hướng dẫn để bảo đảm là quý vị hiểu tất cả những điều quan trọng này. Quý vị có thể không có bạn bè chờ đón quý vị, vì vậy có rất nhiều việc quý vị cần phải tự làm lấy. Cũng có nhiều việc quý vị có thể làm trước khi tới Ontario.
    Trong những tuần đầu tiên tại Canada, quý vị có nhiều việc để làm. Quý vị cần phải hoàn tất nhiều mẫu đơn của chính phủ. Các mẫu đơn này sẽ giúp quý vị có được những dịch vụ có tên còn xa lạ với quý vị, ví dụ như SIN, OHIP, CCTB... Quý vị không bắt buộc phải trả tiền cho các mẫu đơn này. Quý vị thường có thể tải xuống từ Internet. Quý vị không cần phải trả chi phí giúp điền mẫu đơn. Quý vị có thể được giúp đỡ miễn phí tại các cơ quan tái định cư. Quý vị có thể tìm hiểu về cách thức liên lạc với những cơ quan này trong cuốn cẩm nang này.
    Cuốn cẩm nang này được chia thành bốn mục chủ đề. Trong đó sẽ có một danh sách đánh dấu những việc quý vị cần làm trong những tuần đầu mới tới Ontario. Các mục trong cuốn cẩm nang này sẽ giải thích chi tiết hơn về các vấn đề này. Mỗi mục sẽ có thêm thông tin cho quý vị. Có các mạng liên kết đến những bài viết dài hơn trên trang web, và thông tin về những nơi quý vị có thể được giúp đỡ. Quý vị có thể tải xuống và in các mẫu đơn quan trọng từ trang web.
    Những việc cần làm trong vài tuần đầu tiên:
    Quý vị có thể quyết định những việc cần làm trước. Quý vị có thể không cần phải làm tất cả các việc đó. Ví dụ, nếu quý vị không có con cái, quý vị không cần phải tìm trường gần nhà. Có một số việc mà quý vị cần làm ngay như xin thẻ y tế hoặc số bảo hiểm xã hội (Social Insurance Number). Có thể là quý vị có bạn bè hoặc người nhà sống trong thành phố nơi quý vị muốn tới định cư. Họ sẽ giúp quý vị rất nhiều. Họ có thể chỉ dẫn quý vị tới các nơi cần thiết trong thành phố và giúp quý vị tìm nơi cư trú. Họ cũng có thể giúp quý vị tìm hiểu về cộng đồng mới của quý vị.

    • Tìm nơi cư trú
    • Xin số bảo hiểm xã hội (SIN)
    • Xin thẻ y Tế (OHIP)
    • Xin trợ cấp thuế do có con (Child Tax Benefit)
    • Mở tài khoản ngân hàng
    • Tìm hiểu về vấn đề tìm việc làm
    • Tìm cơ quan định cư gần nhà nhất
    • Tìm trung tâm y tế cộng đồng gần nhà nhất
    • Tìm trung tâm tìm việc làm gần nhà nhất
    • Tìm thư viện công cộng gần nhà nhất
    • Tìm hiểu về các quyền của quý vị với tư cách là nhân viên và người thuê nhà
    • Tìm hiểu cách cho con đi học
    • Lấy bản đồ đường phố và tìm hiểu về các lộ trình xe buýt
    • Tìm lớp tiếng Anh cho quý vị và gia đình quý vị
    • Tìm hiểu về những nơi mua sắm
    • Tìm kiếm thông tin trên www.settlement.org

    Chi phí định cư tại Canada là bao nhiêu?
    Chi phí này có thể cao hơn quý vị nghĩ. Sở Di trú và nhập tịch Canada (Citizenship and Immigration Canada) yêu cầu quý vị phải xuất trình “bằng chứng về tài sản” khi quý vị tới nơi. Họ muốn quý vị chứng minh rằng quý vị có đủ tiền để chu cấp cho bản thân và gia đình sau khi quý vị tới Canada.
    Tuy nhiên, số tiền họ yêu cầu có lẽ không đủ để giúp quý vị duy trì mức sống như trước kia tại đất nước của mình. Nhiều người mới đến không tìm được việc làm trong nhiều tháng. Quý vị sẽ phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh cuộc sống mới ở đây theo cách mình muốn.
    Khi tìm được nhà chung cư, quý vị phải trả tiền thuê nhà cho tháng đầu tiên và tháng cuối cùng trước khi quý vị dọn vào. Một số căn hộ có sẵn đồ đạc, nhưng đa số thì không. Quý vị phải mua đồ đạc cho căn hộ. Quý vị có thể phải mua cả quần áo mùa đông, trả chi phí đi lại, dịch vụ điện thoại, thực phẩm, thuốc men, giải trí... Danh sách những khoản chi phí cần phải trả thường rất dài.
    Các khoản chi phí tại các thành phố khác nhau không phải lúc nào cũng giống nhau. Quý vị nên tìm hiểu mức chi phí sinh hoạt tại thành phố nơi quý vị muốn định cư. Hãy cố gắng mang theo càng nhiều tiền càng tốt để giúp quý vị sống dễ dàng hơn trong những tháng đầu tiên.
    Nguồn gốc: sưu tầm>:D:D<
  10. hoalyly19790

    hoalyly19790 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Những nguyên nhân bạn bị từ chối cấp visa du học canada

    NHỮNG NGUYÊN NHÂN BẠN BỊ TỪ CHỐI CẤP VISA DU HỌC CANADA@};-@};-@};-

    Hiện nay, Canada đang rộng cửa để đón du học sinh quốc tế sang học tập nơi đây. Chính phủ Canada đã có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh có được kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH với thời gian là 3 năm không phân biệt tỉnh bang. Song song với việc này thì việc xét hồ sơ xin thị thực nhập cảnh và cấp visa đã có tiến trình nhanh hơn để đảm bảo đúng thời gian nhập học của sinh viên học sinh (SVHS).


    Tuy nhiên, về phía phòng Di Trú ở Tổng Lãnh Sự Quán Canada tại Việt Nam họ vẫn có những tiêu chí để chọn lọc học sinh và sinh viên thật sự có trình độ học tập cao và khả năng tài chính vững mạnh để đảm bảo có được kết quả hoàn hảo như cả hai mong muốn.

    Bên cạnh những hồ sơ hội đủ điều kiện để du học Canada thì vẫn còn một số hồ sơ bị từ chối vì chưa thể hiện đủ và đúng khả năng học tập cũng như tài chính của gia đình, phần lớn vì thiếu giấy tờ chứng minh và khi bổ sung nộp lại thì khả năng được cấp visa là rất cao.

    Để tránh trường hợp bị từ chối hồ sơ do thiếu thông tin, chúng tôi xin đưa ra một vài lỗi mà các hồ sơ bị từ thối thường mắc phải.

    1. Trình độ học vấn của SVHS không tốt: Các điểm số trong 3 năm học gần nhất hầu hết là dưới trung bình hoặc do lịch sử học tập trước đây đã từng nghỉ học ngang tại trường trong nước hoặc một nước khác mà không có lý do chính đáng.

    2. Không có kế hoạch học tập rõ ràng: Người nộp đơn không nêu rõ kế hoạch học tập hoặc chương trình học, ngành học và khóa học chưa thuyết phục, chưa hợp lý dẫn đến việc người xét hồ sơ nghĩ đến những lý do tiêu cực và nghi ngờ mục đích sang Canada để du học của mình.

    3. Không đủ tài chính Hồ sơ không đủ tài chính theo như yêu cầu của phòng di trú LSQ Canada tại Việt Nam.

    4. Không đủ giấy tờ chứng minh tài chính Phần lớn các gia đình đều có chuẩn bị nhiều trong việc tài chính cho con em du học nhưng thường nộp thiếu giấy tờ để chứng minh điều này hoặc không thể hiện hết các nguồn thu nhập và tài sản mình có nên người xét chưa thấy được sự ổn định trong thu nhập và nguồn tài chính không đủ cho việc du học của SVHS. Đối với các gia đình có doanh nghiệp, thường thiếu các hợp đồng, hóa đơn mua bán hoặc sổ tay ghi chép để chứng minh thu nhập thực tế vì biên lai thuế phần lớn là không phản ánh được thu nhập thật sự của doanh nghiệp.

    5.Không chứng minh được khả năng quay về VN sau khi học.Lỗi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc chọn ngành học, khả năng tài chính, tài sản gia đình và không chứng minh được điều gì sẽ khiếm mình trở về sau khi hoàn thành khóa học tại Canada,

    6. Không khai có người thân trực hệ ở Canada: Những hồ sơ không khai có người thân tại Canada do lo sợ ảnh hưởng đến kết quả Visa thường bị từ chối vì lý do không trung thực. Lưu ý rằng, việc có người thân ở Canada hay không đều không ảnh hưởng đến kết quả visa của người nộp đơn. Nhất thiết phải khai ngay cả khi họ không phải là người giám hộ hoặc tài trợ về tài chính.

    7. Không khai đủ người thân ở Canada: Những hồ sơ không khai tên người thân do đã lâu không liên lạc hoặc vì những lý do khác cũng có thể bị từ chối visa với lý do không trung thực.

    8. Người thân không đủ tài chính để tài trợ cho học sinh: Đôi khi thu nhập của người thân không đủ điều kiện để tài trợ cho học sinh thì cũng kéo theo hồ sơ bị từ chối vì tài chính yếu.

    9. Hồ sơ không trung thực: Những hồ sơ bị phát hiện khai thông tin gian dối, không đúng với thực tế, hoặc giấu thông tin ví dụ như không khai việc đã từng bị từ chối đi Canada bằng bất kỳ hình thức nào của người nộp đơn hoặc của các thành viên trong gia đình như ba, mẹ, anh, chị em.

    10. Không hiểu rõ những yêu cầu, thủ tục khi làm hồ sơ

    Điều này cũng là lỗi quan trọng khi nộp hồ sơ, trước khi nộp hồ sơ hay chuẩn bị hồ sơ, người nộp đơn nên đến các văn phòng công ty HKPS để được tư vấn hồ sơ để hoàn chỉnh hơn.

    Nguồn gốc: sưu tầm>:D:D<

Chia sẻ trang này