1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề về kỹ thuật chế tạo và chọn lựa Kính Thiên Văn

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi thanhc3, 22/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Kính phân kì tiêu cự từ khoảng 5-10cm có thể dùng làm barlow. Tiêu cự nhỏ hơn thì dùng làm kính thiên văn có độ phóng đại nhỏ (<30x) làm ống nhòm rất tốt với ưu điểm ảnh cùng chiều với vật.
    Có một số cách ước lượng tiêu cự của kính phân kì sưu tầm được như sau.
    Vậy ta có 1 số cách.
    1-Cách ghép thấu kính: ghép với 1 thấu kính hội tụ đã biết tiêu cự tìm tiêu cự cả hệ (hội tụ) và suy lại tiêu cự của thấu kính phân kì. (Bài viết của Thohry ở trang 1)
    2-Cách của bạn ntqd sử dụng, soi bóng của thấu kính lên 1 tờ giấy vẽ sẵn 1 đoạn 2D=2 lần đường kính thấu kính di chuyển sao cho đường kính của vùng sáng bóng thấu kính trên tờ giấy = 2D. Khoảng cách từ thấu kính đến giấy là f
    [​IMG]
    3-Cách này vừa search được.
    [​IMG]
    Cho ánh sáng song song như ánh sáng mặt trời chẳng hạn chiếu qua thấu kính. Trên tấm bảng cắm 2 cái đinh ghim. Vẽ đường bóng của các đinh nghim trên tấm bảng. Sau đó xác định vị trí giao của 2 đường thẳng bóng ta có đó là vị trí f.
    Cách này chưa thử nhưng có lẽ với thấu kính có D nhỏ khó thực hiện được.
    4-Sử dụng một băng giấy có kẻ 3 vạch chia chiều rộng băng thành 4 khoảng đều nhau. Nhìn băng giấy qua kính, di chuyển kính cho đến khi mép ảnh băng giấy trùng với 2 vạch ngoài trên băng.Như vậy thì ảnh đúng bằng 1/2 vật, khi đó băng giấy sẽ nằm tại tiêu cực của thấu kính.
  2. ThinhOLD

    ThinhOLD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi chủ topic cho tôi lệch đường ray chút. Hiện nay, tôi có việc phải tráng bạc lại 3 gương phẳng diện tích mỗi cái khoảng 2.5cm2 trên đế mica. 3 cái này ở trong một cái máy quang phổ dùng cho SV thực tập đã 20 năm rồi, bị mốc nên phản xạ rất kém.
    Nhờ các bạn chỉ giùm địa chỉ để có thể tráng lại gương. Đọc trên net thì tôi thấy cũng khá đơn giản nhưng đi mua hóa chất và chai lọ lích kích quá. CLB thiên văn thì chắc có bạn đã tự làm gương, hi vọng ai đó có thể giúp mình.
    Xin cảm ơn nhiều.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đã nhẵn chi tiết cho bạn những người bạn có thể liên hệ qua PM.
    Tôi sẽ xóa bài này khi bạn đã liên hệ được để khỏi loãng topic.
    Thân
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mô phỏng khả năng quan sát của kính thiên văn.
    Rất nhiều người trước khi mua hoặc bắt tay vào chế tạo kính thiên văn đều muốn biết kính thiên văn của mình có thể nhìn thấy được những gì. Đây là câu hỏi rất khó để trả lời chính xác cho người mới tìm hiểu kính thiên văn vì khả năng nhìn của một kính thiên văn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tiêu cự vật kính,thị kính, độ mở ống kính... chất lượng và công nghệ chế tạo.
    Tôi xin giới thiệu chương trình mô phỏng kính thiên văn scopesim có thể giúp bạn đánh giá sơ bộ về khả năng nhìn với các thông số của kính thiên văn mà mình định mua hay chế tạo với các thiên thể dễ quan sát nhất như: Mặt Trăng, Sao Mộc, Sao Thổ và cụm sao Tua Rua (Pleiades). Chương trình cho cái nhìn khá chính xác về độ rộng của vùng quan sát được(thị trường) và kích thước của thiên thể khi nhìn qua kính, tuy nhiên chi tiết các hình ảnh sẽ chỉ là gần đúng với thực tế quan sát của bạn vì tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng vật liệu chế tạo của kính.
    Hướng dẫn sử dụng.
    Sau khi vào trang web http://www.scopesim.com bạn có thể sử dụng 2 công cụ mô phỏng online là:
    - Telescope Calculator: Mô phỏng khả năng nhìn của một kính thiên văn.
    - Telescope Comparison: So sánh khả năng nhìn của hai kính thiên văn, chương trình demo trên web chỉ cho phép so sánh giữa một số loại kính có sẵn.
    Chức năng Telescope Calculator
    Các thông số cần xác định:
    Focal length(mm): Độ dài tiêu cự của vật kính hoặc gương chính với kính phản xạ tính bằng mm
    Aperture(mm): Độ mở của kính, được xác định bằng đường kính của vật kính hoặc gương chính tính bằng mm
    Eyepiece: Thị kính, chọn lựa các loại thị kính có sẵn kèm theo kính thiên văn của bạn.
    Các thông số đặc trưng cho một thị kính (đã được điền với các thị kính có sẵn)
    + Focal length(mm): Độ dài tiêu cự thị kính
    + Apparent FOV (Field Of View): Trường nhìn biểu kiến của một thị kính
    Barlow: Ống tăng độ phóng đại thường kèm theo kính thường có thông số 2x giúp tăng gấp đôi độ phóng đại.
    Preview / Large View: Chọn Large View để xem vùng nhìn thực tế qua kính, vùng màu đen sẽ là khoảng nhìn được thực tế khi bạn nhìn qua kính thiên văn.
    Object data: Các thiên thể quan sát chương trình cho phép mô phỏng với: Moon(Mặt trăng), Jupiter(Sao Mộc), Saturn(Sao Thổ), Mars(Sao Hỏa), Pleiades(Cụm sao Tua Rua).
    + Size(ArcSec): Kích thước thực tế của thiên thể trên bầu trời tính bằng giây góc. Ở các thiên thể trên thông số này đã điền sẵn.
    + Percent FOV: tỉ lệ % diện tích quan sát của thiên thể trên vùng nhìn.
    Result: Kết quả phân tích với các thông số bạn đã chọn
    + Magnification: Độ phóng đại của kính. Công thức tính = tiêu cự vật kính/ tiêu cự thị kính. Chú ý độ phóng đại hữu dụng = 2 lần đường kính vật kính. Ví dụ kính có đường kính vật kính là 60mm thì độ phóng đại tối đa mà ảnh vẫn có chất lượng tốt là 120 lần.
    + Focal Ratio: Tỉ lệ tiêu cự, tính bằng tỉ lệ tiêu cự vật kính / đường kính vật kính
    + True Field (ArcMin): Trường nhìn thực tế khi nhìn qua kính (vùng màu đen) = trường nhìn biểu kiến của thị kính/ tiêu cự vật kính.
    + Field Stop: Thông số đặc trưng của thị kính giới hạn vùng nhìn biểu kiến.
    + Exit Pupil: khoảng cách đặt mắt nhìn từ thị kính tốt nhất để nhìn thấy được trọn ảnh. Công thức tính = tiêu cự thị kính/ tỉ lệ tiêu cự
    Để hiểu rõ các thông số trên các bạn cần tìm hiểu thêm về thị kính
    http://www.astrosurf.com/luxorion/reports-epsuggestions.htm
    Ví dụ cho khả năng nhìn của kính thiên văn F70076 là loại kính thiên văn phản xạ nhỏ phổ biến của Trung Quốc, các bạn có thể mua với giá khoảng 1,5 triệu.
    F70076 có tiêu cự gương chính là 700 mm và đường kính gương là 76mm
    Kính kèm 3 thị kính: H 20mm, H 12,5mm, SR 4mm
    Chú ý thông số của thị kính: gồm chữ cái viết tắt của dạng cấu tạo và thông số tiêu cự
    H 20 là thị kính cấu tạo kiểu Huyghen có tiêu cự 20mm, tương tự H12,5 là thị kính Huyghen có tiêu cự 12.5mm
    SR 4 là thị kính cấu tạo kiểu Ramsden có tiêu cự 4mm
    Cả 2 loại thị kính này đều có trường nhìn biểu kiến <30 độ. Ta sẽ chọn 30 độ để tính toán.
    Một số kính của TQ hiện nay đã sử dụng thị kính loại Kellner có kí hiệu K cho vùng nhìn lớn hơn, khoảng 40 độ.
    Chọn đối tượng quan sát là Mặt Trăng với thị kính H20 ta có thể nhìn được
    [​IMG]
    Sao Thổ nhìn với thị kính SR4. Lưu ý với thị kính 4mm cho độ phóng đại là 175 lần đã vượt quá độ phóng đại hữu dụng(152 lần) của kính nên ảnh thực tế sẽ bị nhòe mờ.
    [​IMG]
    Một ví dụ khác để so sánh về khả năng nhìn của các kính thiên văn. Kính thiên văn Orion SkyView Pro 150mm mà bạn Nguyễn Đình Đôn, orion_constellation, vừa mới mua.
    http://www.vietastro.org/forum/showthread.php?t=1863
    Kính này có thông số:
    Tiêu cự gương chính 1800mm, đường kính gương 150mm
    Độ phóng đại hữu dụng tối đa có thể được là 300 lần.
    Thị kính nhỏ nhất kèm theo của kính khi mua là loại Plossl 10mm. Ta có thể mua thêm thị kính 6mm để đạt hết khả năng của kính với độ phóng đại 300.
    Chọn thị kính Plossl 6mm. Thị kính loại Plossl có trường nhìn biểu kiến là 52 độ.
    Ảnh có thể nhìn được.
    [​IMG]
    Với kính tự chế, bạn có thể dùng để mô phỏng độ lớn ảnh có thể quan sát được, còn độ sắc nét của ảnh và thị trường quan sát rất khó xác định trước với vật kính và thị kính chế.
    Nguyễn Tuấn

Chia sẻ trang này